Xu Hướng 3/2023 # Phân Biệt Thu Nhập Và Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp # Top 5 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Biệt Thu Nhập Và Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Thu Nhập Và Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để quản trị tốt doanh nghiệp và sử dụng dòng tiền hiệu quả thì cần phải nắm và phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính trong 1 thời gian nhất định. Tuỳ từng thời kỳ còn có thể xuất hiện thu nhập bất thường như tiền nhượng bán thanh lý tài sản cố định.

Khi có thu nhập, quỹ tiền tệ của doanh nghiệp tăng. Trong toàn bộ chu trình kinh doanh nhờ có thu nhập mà chi phí (vốn) bỏ ra được bù đắp hay tái tạo và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Ứng với các mặt hoạt động của doanh nghiệp có các khoản thu nhập sau:

Doanh thu bán hàng hay doanh thu tiêu thụ

Đây số tiền thu được từ việc bán thành phẩm hàng hoá, dịch vụ trong 1 thời kỳ. Sản xuất kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp phi tài chính nên doanh thu bán hàng là bộ phận chính của thu nhập doanh nghiệp.

Doanh thu bán hàng ngoài ý nghĩa nêu trên, nó còn quan trọng trong việc chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận. Ngược lại nếu sản phẩm khó tiêu thụ thì doanh thu không đủ bù đắp chi phí, có thể dẫn đến giải thể hay phá sản.

Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính

Đây là khoản thu nhập do hoạt động đầu tư tài chính đem lại, gồm các khoản tương ứng với hoạt động tài chính như sau:

Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán: lãi được trả, chênh lệch giữa giá bán và mua.

Thu nhập từ hoạt động liên doanh: lãi được trả, lãi giữ lại tăng vốn góp liên doanh.

Thu nhập về cho thuê tài sản: tiền thuê thu được.

Thu lãi tiền cho vay, lãi bán chịu hàng hoá.

Thu lãi bán ngoại tệ. 

Thu lãi kinh doanh bất động sản.

Thu nhập bất thường

Là khoản thu nhập không mang tính thường xuyên và hầu hết không dự tính trước được, có thể do chủ quan hay khách quan đưa tới. Vì có tính khác biệt này so với 2 khoản thu nhập thông thường ở trên nên còn được gọi là thu nhập đặc biệt. Bao gồm các khoản sau:

Thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản, chủ yếu là tài sản cố định

Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng

Tiền thuế nhà nước hoàn trả 

Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

Thu nhập kinh doanh của những kỳ trước bị bỏ sót hay ghi nhầm sổ kế toán…

Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận hay lợi tức hay lãi là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí tạo ra thu nhập đó trong 1 thời kỳ (thường là quý, nửa năm, năm). Nếu chênh lệch âm thì kết quả kinh doanh là lỗ.

Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có lợi nhuận chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã bù đắp được chi phí bỏ ra và có tích luỹ. Lợi nhuận kỳ này cao hơn kỳ trước biểu hiện hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn hoặc giá thành sản phẩm giảm, hoặc các hoạt động đầu tư tài chính hiệu quả hơn. Lợi nhuận tăng góp phần cơ bản tăng hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh là thu lợi nhuận, có lợi nhuận mới trả lãi được cho người góp vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển.

Muốn nâng cao lợi nhuận cần tăng doanh thu và giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị sản phẩm. Một trong các biện pháp tăng doanh thu là hạ giá thành sản phẩm, qua đó ta thấy hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng. Phương pháp phân tích tài chính sẽ giúp tìm ra các biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.

Giống như thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp có 3 loại

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính

Lợi nhuận bất thường.

Trong đó lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là quan trọng nhất.

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Phương Pháp Kế Toán Đối Với Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp?

Đối tượng chịu thuế TNDN là thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của tổ chức sản xuất kinh doanh.

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thu theo pháp luật quy định. Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng là người chịu thuế TNDN:

Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.

Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và các cá nhân sản xuất kinh doanh có mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa, hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ.

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Phương pháp kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.

+ Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp trong năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm nộp phải lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Mức thuế TNDN phải nộp = Tổng thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN %

Lưu ý: Tổng thu nhập chịu thuế được xác định theo luật thuế TNDn hiện hành, còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo các chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra tổng thu nhập chịu thuế như sau:

Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.

Các khoản điều chỉnh tăng và giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) thuế thu nhập doanh nghiệp đối với kế toán tại DN được xem là một khoản chi phí phải trả trước khi xác định lợi nhuận giữ lại DN. Việc kế toán ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí theo chuẩn mực kế toán có những nguyên tắc khác với các xác định thuế TNDN. Vì vậy mỗi năm kế toán có thể tạo ra các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

+ Các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Ví dụ ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính vào một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác.

+ Các khoản chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ vào chênh lệch tạm thời chịu thuế để tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả ghi vào chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại.

+ Cuối năm tài chính DN phải xác định “Thuế thu nhập hoã lại phải tra” (nếu có) theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành.

+ Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số thuế thu nhập được hoàn nhập trong năm được ghi giảm số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.

+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

+ Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 -Lợi nhuận chưa phân phối ( TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và số dư đàu năm của TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

===================

Nếu bạn có muốn bổ sung kiến thức về thuế, kế toán tổng hợp có thể tham gia một Lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Trung tâm kê toán Hà Nội

Doanh Thu Là Gì? Doanh Thu Thuần Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Doanh Thu Và Thu Nhập

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc các khái niệm cơ bản trong kinh doanh. Doanh thu là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập

Doanh thu là gì?

Khái niệm doanh thu

Doanh thu có tiếng anh là “sales revenue”. Doanh thu là giá trị của tất cả doanh số bán hàng hóa và dịch vụ được công ty công nhận trong một giai đoạn. Doanh thu (cũng được gọi là Doanh thu, Doanh thu hoặc Thu nhập) tạo thành sự khởi đầu của Báo cáo thu nhập của công ty và thường được coi là Dòng trên cùng của một doanh nghiệp. Các chi phí được khấu trừ từ doanh thu của công ty để đạt đến Lợi nhuận hoặc Thu nhập ròng .

Chúng ta cũng có thể hiểu như sau: Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Công thức tính doanh thu

Công thức doanh thu có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào doanh nghiệp. Đối với doanh số bán sản phẩm, nó được tính bằng cách lấy giá trung bình mà hàng hóa được bán và nhân nó với tổng số sản phẩm được bán. Đối với các công ty dịch vụ, nó được tính bằng giá trị của tất cả các hợp đồng dịch vụ, hoặc bằng số lượng khách hàng nhân với giá trung bình của dịch vụ.

Doanh thu = Số đơn vị bán x Giá trung bình

hoặc là

Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá trung bình của dịch vụ

Các công thức trên có thể được mở rộng đáng kể để bao gồm chi tiết hơn. Ví dụ, nhiều công ty sẽ lập mô hình dự báo doanh thu của họ cho đến cấp độ sản phẩm riêng lẻ hoặc cấp độ khách hàng cá nhân.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong kế toán, doanh thu được ghi nhận khi lợi ích và rủi ro của quyền sở hữu đã được chuyển từ người mua sang người bán hoặc khi việc cung cấp dịch vụ đã hoàn tất.

Lưu ý rằng định nghĩa này không bao gồm bất cứ điều gì về thanh toán cho hàng hóa / dịch vụ thực sự được nhận. Điều này là do các công ty thường bán sản phẩm của họ bằng tín dụng cho khách hàng, nghĩa là họ sẽ không nhận được khoản thanh toán cho đến sau này.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được bán theo tín dụng, chúng được ghi nhận là doanh thu, nhưng vì chưa nhận được thanh toán bằng tiền mặt, nên giá trị cũng được ghi lại trên bảng cân đối kế toán dưới dạng các khoản phải thu .

Khi thanh toán tiền mặt cuối cùng được nhận sau đó, không có thu nhập bổ sung được ghi nhận, nhưng số dư tiền mặt tăng lên và các khoản phải thu giảm.

Doanh thu thuần là gì?

Tổng hợp khái niệm về doanh thu thuần

Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm trừ doanh thu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất nhập khẩu.

Doanh thu thuần là là doanh thu trước thuế( trước khi đóng thuế cho nhà nước).

Doanh thu thuần là doanh thu từ hoạt động buôn bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ đơn thuần.

Công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

Doanh thu thuần không phải là doanh thu cuối cùng doanh thu mang về lợi nhuận, tìm doanh thu thuần để giúp doanh nghiệp tính được lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – Chi phí bán hàng

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – thuế phải nộp cho nhà nước.

Cách nhận biết doanh nghiệp kinh doanh lời hay lỗ

Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp lỗ.

Doanh số là gì?

Doanh số là số lượng sản phẩm được bán ra trong 1 tháng, 1 quý hay 1 năm của một doanh nghiệp. Doanh số bán hàng là tổng số tiền do hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm số tiền đã thu tiền và chưa thu tiền. Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng không thuộc doanh thu. Ví dụ: Bán hộ, bán hàng nhận ký gửi.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu đơn giản như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập là gì?

Doanh thu thường được gọi là dòng trên cùng vì nó nằm ở đầu báo cáo thu nhập.

Dòng trên cùng đề cập đến doanh thu hoặc tổng doanh thu của công ty. Số doanh thu là thu nhập mà một công ty tạo ra trước khi bất kỳ chi phí nào được đưa ra. Do đó, khi một công ty có “tăng trưởng hàng đầu”, công ty đang trải qua sự gia tăng doanh thu hoặc doanh thu gộp.

Thu nhập hoặc thu nhập ròng là tổng thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty. Khi các nhà đầu tư và nhà phân tích nói về thu nhập của một công ty, họ thực sự đề cập đến thu nhập ròng hoặc lợi nhuận cho công ty.

Thu nhập ròng được tính bằng cách lấy doanh thu và trừ các chi phí kinh doanh như khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác.

Thu nhập ròng xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và là thước đo quan trọng về lợi nhuận của công ty.

Cũng như doanh thu là dòng hàng đầu; thu nhập ròng là điểm mấu chốt hoặc con số “dưới cùng” trên báo cáo thu nhập của công ty.

Cụ thể hơn, điểm mấu chốt là thu nhập của công ty sau khi tất cả các chi phí đã được khấu trừ vào doanh thu. Những chi phí này bao gồm chi phí lãi vay cho các khoản vay, chi phí chung và hành chính, thuế thu nhập và chi phí hoạt động như tiền thuê nhà, tiện ích và bảng lương. Điểm mấu chốt của một công ty cũng được gọi là lợi nhuận ròng.

Có thể tồn tại các dòng thu nhập bổ sung thêm vào thu nhập, có thể bao gồm tiền lãi tích lũy từ các khoản đầu tư hoặc tiền từ việc bán tài sản vật chất hoặc vô hình, chẳng hạn như thiết bị hoặc trái phiếu.

Kinh Nghiệm Kinh Doanh Nhà Trọ Thu Lợi Nhuận Cao Năm 2022

Kinh doanh nhà trọ là gì?

Kinh doanh nhà trọ, phòng trọ là hình thức mua đất xây nhà cho người khác thuê ở. Và họ sẽ trả tiền phòng hàng tháng, hoặc thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại. Mô hình kinh doanh này ngày nay đặc biệt phát triển mạnh tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, trường học…Đây đang là xu hướng đầu thư thu hút được nhiều sự quan tâm bởi hệ số an toàn cao, hiệu quả kinh tế lớn. Thực tế đã có nhiều người giàu lên nhờ kinh doanh nhà trọ cho thuê này.

Những mô hình kinh doanh nhà trọ phổ biến hiện nay

Mô hình kinh doanh nhà trọ giá rẻ: Nếu sở hữu một nguồn đất đai rộng lớn, đầu tư xây dựng cho thuê, nhiều chủ nhà ăn nên làm ra từ mô hình kinh doanh nhà trọ giá rẻ. Loại phòng trọ này có giá khoảng từ 1,3 – 1,5 triệu đồng/ tháng, phòng rộng có thể ở được 3 – 4 người nên chi phí rất hợp lý đối với sinh viên hay những người có thu nhập thấp. Nhưng có 10 phòng trọ như thế này, chủ trọ cũng có bình quân từ 13 – 15 triệu đồng.

Mô hình kinh doanh nhà trọ giá trung bình: Loại mô hình này dành cho những người đi làm có thu nhập ổn định, nhưng chưa đủ tiền để mua nhà. Họ muốn thuê những khu yên tĩnh, điều kiện sinh hoạt tương đối ổn. Thường mỗi phòng trọ, nhà trọ có diện tích từ 25 – 50 m2. Được trang vị đầy đủ cơ sở vật chất như: máy nóng lạnh, điều hòa, ti vi, tủ lạnh…Với mức giá từ 3,5 – 6 triệu đồng/ tháng.

Mô hình kinh doanh nhà trọ cho thuê cao cấp: Mô hình này là sự phát triển nối tiếp của loại hình trung bình. Nhưng được các chủ nhà đầu tư ngày càng nhiều, chăm chút kĩ lưỡng từ nội thất căn nhà cho đến chất lượng dịch vụ. Mô hình kinh doanh nhà trọ này thường là những nhà nguyên căn, chung cư có diện tích rộng, sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi…Và mức giá cao hơn từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

4 lợi ích khi đầu tư kinh doanh nhà trọ

Thu lời nhanh: Kinh doanh nhà trọ đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn khi tốc độ tăng dân số nhanh, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên lượng nhu cầu về nhà ở rất lớn. Một khi đã xây dựng xong, có khách ở là chủ nhà trọ nghiễm nghiên thu lợi nhuận về cho mình. Ít thì khoảng từ vài triệu đồng, nhiều thậm chí lên đến cả trăm triệu đồng/ tháng.

Doanh thu ổn định: Bất chấp điều kiện lên xuống, biến động của thị trường bất động sản, kinh doanh nhà trọ là mô hình ổn định bởi hàng tháng, chủ nhà cho thuê phòng lúc nào cũng thu vào số tiền đều đặn. Hơn nữa, giá phòng trọ cho thuê cũng ngày càng tăng theo mức sống của con người. Hơn nữa, chuỗi phòng trọ cho thuê được xem là hình thức đầu tư rất ít rủi ro vì tránh mất giá đồng tiền. Chống được lạm phát và nguy cơ xuống giá ngay cả khi thị trường bất động sản gặp khó khăn.

Cơ hội gia tăng giá trị bất động sản: Từ chuỗi phòng trọ cho thuê, đầu tư kinh doanh nhà trọ bên cạnh thu nhập thu về hàng tháng. Giá bất động sản cũng sẽ tăng theo thời gian. Nếu đất sốt, bạn có thể bán đi với giá hời.

Có được trải nghiệm thực tế về đầu tư bất động sản: Những trải nghiệm như: nhận định thị trường, sàng lọc người thuê, quản lý bất động sản, xử lý thủ tục pháp lý…sẽ giúp bạn có một góc nhìn sát sao, thực tiễn và vững chắc trước khi tiến hành những thương vụ đầu từ tiếp theo.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ hiệu quả, sinh lời cao

Không phải chỉ cần xây nhà lên, có khách tới thuê là bạn đã hoàn thành được sứ mệnh kinh doanh nhà trọ hiệu quả. Đằng sau đó còn có rất nhiều điều phải tính toán mới mang đến lợi nhuận cao nhất. Vậy kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ hiệu quả đó là gì?

Xác định rõ đối tượng, hình thức để xây nhà trọ

Bạn cần kinh doanh nhà trọ cho đối tượng nào thuê? Thuộc phân khúc giá rẻ, trung bình hay cao cấp? Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp xây dựng phù hợp nhất. Nếu là đối tượng thuê nhà là những cá nhân có thu nhập cao, hộ gia đình. Thì vị trí nhà trọ của bạn phải ở gần trung tâm, trường học, chợ, siêu thị… Nên đầu tư xây nhà trọ cao cấp, trang bị đầy đủ nội thất tiện nghi. Còn nếu vị trí đất ở xa trung tâm, đất hạn hẹp diện tích, bạn nên xây dựng mô hình nhà trọ giá rẻ và trung bình là hợp lý nhất. Xây nhà rồi phân chia thành từng phòng cho thuê, có thể cho thuê từng phòng hoặc thuê nguyên căn đều rất ổn.

Tính toán dự trù nguồn vốn thích hợp

Lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà trọ chi tiết

Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ muốn chắc chắn, bạn phải có kế hoạch đầu tư xây dựng thật kĩ lưỡng. Những chi tiết đó bao gồm: xây dựng công trình, đất đai, chi phí phát sinh, tiến độ xây dựng…để giảm rủi ro về tài chính. Chi phí này bạn có thể dựa vào bản vẽ xây dựng, giá dựng móng, giá vật liệu xây dựng, chi phí nội thất hiện tại để ước lượng. Cũng không nên đầu tư số lượng phòng lớn ngay từ đầu, mà chỉ nên bắt đầu với 10 – 20 phòng, Khi chia thành các giai đoạn nhỏ, bạn sẽ dễ xử lý các công việc nhanh chóng hơn.

Đầu tư kĩ vào chất lượng hạ tầng

Quảng bá phòng trọ và tìm kiếm khách hàng

Quảng bá phòng trọ và tìm kiếm khách hàng là kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ hiệu quả mà bất cứ chủ đầu từ nào cũng phải cân nhắc. Nếu lợi thế địa điểm nhà trọ của bạn ngay trung tâm thì cực kì dễ dàng và thuận lợi rồi. Bạn chỉ cần treo tấm biển nhỏ là khách trọ có thể tìm đến với bạn ngay. Nhưng nếu nhà trọ của bạn ở trong ngõ, hẻm hay xa các trung tâm, hoặc bạn đang đầu tư hệ thống phòng trọ quy mô lớn. Thì chắc chắn vấn đề tiếp cận khách hàng tiềm năng là không hề dễ dàng gì. Kinh nghiệm cho bạn là:

Thiết kế một website cho thuê phòng trọ: Lợi ích của việc sử dụng những trang web đăng tin cho thuê phòng trọ, nhà trọ dễ nhận thấy nhất là ưu thế kinh doanh thương mại điện tử. Bạn có thể sử dụng trang web để cung cấp các địa chỉ nhà trọ của mình để quảng bá, đảm bảo được về độ tin cậy với đầy đủ những thông tin cần thiết mà người thuê muốn biết như: giá phòng bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, cấu tạo sàn nhà, trần nhà, ảnh chụp toàn khu trọ, khu vệ sinh, các khoảng cách di chuyển có thuận tiện hay không… Bên cạnh đó là những ý kiến và yêu cầu mà bạn muốn đặt ra cho khách thuê. Nhớ chụp ảnh thật đẹp, có mô tả rõ ràng, chi tiết cùng các khuyên mãi đi kèm, số điện thoại liên hệ…

Tiếp cận khách hàng qua Facebook: Kinh doanh nhà trọ qua Facebook có thể nói là vô cùng hiệu quả khi hàng ngày có hàng triệu lượt truy cập vào kênh thông tin quảng bá này. Tạo một fanpage, cập nhật thông tin hàng ngày, đồng thời tham gia vào các nhóm cho thuê phòng trọ. Tại đây, bạn có thể rao tin trên các nhóm, có liên kết về website/ fanpage.

Quảng bá thông qua các trang rao vặt bất động sản: Những cái tên như: chúng tôi alonhadat, chúng tôi rongbay.com…là nơi bạn có thể quảng bá thông tin nhà trọ của mình một cách rộng rãi. Chỉ cần đăng kí tài khoản là bạn có thể bắt đầu đăng tin. Một vài trang có thể mất phí nhưng không nhiều. Có thể có cơ chế duyệt tin trước kho hiển thị, bạn chỉ cần cung cấp thông tin theo đúng yêu cầu là được thôi.

Luôn tỏ thái độ niềm nở với khách hàng

Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ ngoài giá cả, chất lượng không thể thiếu thái độ của chủ trọ. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc người đi thuê có muốn thuê nhà trọ của bạn hay không. Nếu gặp chủ trọ vừa khó tính, vừa cau có thì chắc chắn người thuê không muốn lưu lại bất cứ một phút giây nào cả. Hãy niềm nở, thân mật, vui vẻ với khách trọ, tuyệt đối không nên tỏ thái độ khinh thường cho dù đối tượng khách thuê là ai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Thu Nhập Và Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!