Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Still, Yet Và Already Chỉ Thời Gian được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Ý nghĩa
Still, yet và already có thể cùng được dùng để nói về những điều đang diễn ra hay được mong đợi xung quanh hiện tại. Tóm lại: – still được dùng để nói về những điều vẫn đang tiếp tục và chưa dừng lại. – yet được dùng để nói về những điều được mong đợi. – already được dùng để nói về điều gì đó đã xảy ra trước hoặc sớm hơn.
2. Still
Still được dùng để chỉ một điều gì đó chưa kết thúc. Ví dụ: She’s still asleep. (Cô ấy vẫn đang ngủ.) Is it still raining? (Trời vẫn mưa à?) I’ve been thinking for hours, but I still can’t decide. (Tôi đã suy nghĩ hàng giờ liền nhưng tôi vẫn chưa thể quyết định)
3. Yet
Chú ý rằng yet được dùng để chỉ điều gì đó được mong đợi mà vẫn chưa xảy ra (nhưng chúng ta nghĩ là nó sẽ xảy ra.) Ví dụ: Is Sally here? ~ Not yet. (Sally ở đây chưa? ~ Vẫn chưa.) The postman hasn’t come yet. (Người đưa thư vẫn chưa đến.)
Trong câu hỏi, chúng ta dùng yet để hỏi liệu điều được mong đợi đã xảy ra chưa. Ví dụ: Is supper ready yet? (Bữa tối xong chưa?) Has the postman come yet? (Người đưa thư đến chưa?)
Yet luôn đứng cuối mệnh đề nhưng có thể đứng ngay sau not trong văn phong trang trọng. Ví dụ: Don‘t eat the pears – they aren’t ripe yet. (Đừng ăn quả lê – chúng vẫn chưa chín.) The pears are not yet ripe. (trang trọng hơn) (Những quả lê vẫn chưa chín.)
4. Already
Already được dùng để nói điều gì đó đã xảy ra sớm hơn mong đợi. Ví dụ: When’s Sally going to come? ~ She’s already here. (Khi nào Sally sẽ đến? ~ Cô ấy đã ở đây rồi.) You must go to Scotland. ~I’ve already been. (Anh phải đi Scotland. ~ Tôi đã đi rồi.) Have you already finished? That was quick! (Cậu đã xong rồi à? Thật là nhanh!)
Already luôn đi với động từ và đứng giữa. Nó cũng có thể đứng cuối mệnh đề để nhấn mạnh. Ví dụ: Are you here already? You must have run all the way. (Cậu đã ở đây rồi à? Cậu hẳn đã chạy suốt cả quãng đường.)
Chúng ta không đặt already trước nhóm từ chỉ thời gian. Ví dụ: When I was fourteen, I already knew that I wanted to be a doctor. (Khi tôi 14 tuổi, tôi đã biết rằng mình muốn trở thành một bác sĩ.) KHÔNG DÙNG: Already when I was fourteen… In 1970, Britain’s car industry was already in serious trouble. (Năm 1970, ngành công nghiệp xe hơi của Anh đã gặp rất nhiều khó khăn.) KHÔNG DÙNG: Already in 1970…
5. Still not hay not yet?
Still not nhìn lại quá khứ còn not yet nhìn về tương lai. Hãy so sánh: – She still hasn’t got a job. (Looking back quá khứ: she hasn’t had a job since Christmas, and this situation is continuing.) (Cô ấy vẫn không có việc.) (Nhìn lại: Cô ấy vẫn chưa có việc kể từ Giáng sinh và tình hình này vẫn đang tiếp diễn.) She hasn’t got a job yet. (Looking forward: she hasn’t got a job now, we’re hoping that she will get one.) (Cô ấy chưa có việc.) (Nhìn về tương lai: Cô ấy giờ chưa có việc, chúng tôi hy vọng cô ấy sẽ sớm tìm được.) – I still can’t speak French, after all these years of study. (Tôi vẫn không thể nói tiếng Pháp sau ngần ấy năm học.) I can’t speak French yet, but I hope I will be able to soon. (Tôi chưa thể nói tiếng Pháp nhưng tôi hy vọng tôi có thể sớm nói được.)
6. Yet hoặc already trong câu hỏi
Các câu hỏi với already thường chỉ điều gì đó đã xảy ra. Hãy so sánh: – Have you met Professor Hawkins yet? (= I don’t know whether you’ve met him. ) (Cậu gặp giáo sư Hawkins chưa?) (=Tớ không biết cậu đã gặp ông ấy hay chưa.) Have you already met Professor Hawkins? (= I think you’ve probably met him.) (Cậu đã gặp giáo sư Hawkins à?) (=Tớ nghĩ cậu có thể đã gặp ông ấy.) – Is my coat dry yet? (Áo khoác của tôi khô chưa?) Is my coat dry already? That was quick! (Áo khoác của tôi đã khô rồi à? Thật là nhanh!)
7. Các thì
Có thể dùng các thì khác nhau với cả ba từ này. Trong tiếng Anh-Anh, thì hoàn thành thông dụng với already và yet. Người Mỹ thường thích dùng các thì quá khứ. Hãy so sánh: – Have you called the garage yet? (Anh-Anh) (Anh gọi bên gara chưa?) Did you call the garage yet? (Anh-Mỹ) (Cậu gọi bên gara chưa?) – She’s already left. (Anh-Anh) (Cô ấy đã đi rồi.) She already left. (Anh-Anh) (Cô ấy đã đi rồi.)
Cả ba từ này dùng để nói đến một thời điểm trong quá khứ thay vì hiện tại. Ví dụ: I went to see if she had woken up yet, but she was still asleep. This was embarrassing, because her friends had already arrived. (Tôi đến xem cô ấy đã thức dậy chưa nhưng cô ấy vẫn đang ngủ. Điều này thật xấu hổ bởi vì bạn cô ấy đều đã đến rồi.)
9. yet có nghĩa là ‘vẫn’
Yet thường được dùng trong câu hỏi và câu nghi vấn. Nhưng đôi khi cũng được dùng trong câu khẳng định trong văn phong trang trọng với nghĩa là ‘vẫn’. Ví dụ: We have yet to hear from the bank. (= We are still waiting to hear…) (Chúng tôi vẫn chưa nghe tin gì từ ngân hàng.)
10. all ready
All ready không giống như already. Nó đơn giản có nghĩa giống như all + ready. Hãy so sánh: When’s Jane coming? ~ She’s already arrived. (Khi nào Jane đến? ~ Cô ấy đã đến rồi.) Are you all ready? ~ No, Pete isn’t. (Các cậu sẵn sàng chưa? ~ Chưa, Peter chưa.)
Phân Biệt Cách Dùng Already, Since, Just, Still Và Yet Trong Tiếng Anh Đầy Đủ Nhất
Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, người học rất dễ bị nhầm lẫn giữa các từ như: Already, Still, Yet, Since và Just, đặc biệt là khi chúng ta dùng thì hoàn thành. Đây là những từ quan trọng được sử dụng để nắm bắt cũng như nhận biết thì hiện tại hoàn thành, nhưng về ý nghĩa và cách dùng thì chúng lại gây không ít khó khăn cho những ai học ngoại ngữ.
1. Hướng dẫn cách dùng Already và Yet trong tiếng Anh
Cách dùng Already và Yet là đều được sử dụng ở thì hiện tại hoàn thành, nhưng cách dùng Already trong tiếng Anh sẽ được sử dụng ở thể khẳng định và Yet sẽ dùng ở thể phủ định.
– Already được hiểu rằng hành động đã kết thúc, đã hoàn thành.
Ex: She’ve already been to England once times, last June
– Bạn có thể đặt từ already vào cuối câu, hoặc trước động từ.
He’s finished his homework already. Anh ấy làm xong bài tập rồi.
– Trong câu hiện tại hoàn thành, cấu trúc câu có chứa “already” phải là: subject + have/has + already + past participle
Her family have already discussed about the problems happened recently
Chúng ta thường sử dụng yet trong thì hiện tại hoàn thành, hay sử dụng yet trong những câu phủ định và trong các câu hỏi .Yet cho thấy người nói đang chờ đợi 1 hành động nào đó sẽ xảy ra và Yet thường sẽ đứng ở cuối câu.
Ex: She’s hungry. Is dinner ready yet?
It’s 10 o’clock and Mary hasn’t got up yet.
Trong tiếng Anh, just có thể là tính từ, danh từ hay phó từ. Chúng ta thường gặp just đóng vai trò phó từ nhiều nhất.
Just có hàm nghĩa là công bằng, thích đáng, hợp lẽ phải, đúng đắn.
Ex: I think she got his just deserts
Tôi nghĩ cô ấy đã nhận được những gì mà cô ấy xứng đáng
– Danh từ (ít gặp): The just (danh từ, số nhiều): những người công bằng
Đây là dạng hay gặp nhất của sẽ hướng dẫn bạn cách dùng trong những tình huống thường gặp nhất.
Trường hợp 1: được sử dụng để nói 1 ai đó vừa làm 1 việc mới gần đây và thông thường ở thì hiện tại hoàn thành hay quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ đơn. Nó thường được đứng ngay trước động từ chính.
Ex: When you arrived he had only just left
Trước khi bạn đến, anh ấy vừa mới rời đi
I just saw him a moment ago
Tôi vừa mới trông thấy anh ta
Ex: I decided to learn Japanese just for fun
Tôi học tiếng Nhật chỉ để tìm niềm vui
Ex: This skirt is just her size
Ex: She’s just smart as her brother
Cô ta thông minh không kém anh trai của cô ta
Ex: Just listen to what he’s saying, will you!
Hãy nghe những gì anh ta nói đã
Ex: You probably won’t need to call, but take his number, just in case.
Ex: Try her home number, she might just be there
Thử dùng số điện thoại nhà cô ấy, cô ấy có thể ở đó
Ex: It was just an ordinary book
Ex: The clock struck six just as he arrived
3. Hướng dẫn cách dùng Since trong tiếng Anh
Since được dùng để nói về thời gian mà 1 hành động, sự kiện nào đó bắt đầu xảy ra.
Sau since có thể là một thời điểm cụ thể trong quá khứ mà sự việc đó bắt đầu diễn ra:
Ex: She have travelled abroad since she was 8.
Điều này có nghĩa là các mệnh đề chính trong câu được chia ở các thì hoàn thành
Ex: He have been playing this game since 10 o’clock.
Ex: He was sorry when the shop moved. He had worked there since I graduated.
Ex: She had been watching that drama every night since it started.
4. Hướng dẫn cách dùng Still trong tiếng Anh
Cách sử dụng của Still là để diễn tả 1 tình huống chưa được thay đổi.
Nó được sử dụng trong các câu hỏi, câu khẳng định và câu phủ định, và được đặt trước động từ trong câu.
Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy nó được dùng vào cuối câu để nhấn mạnh, đặc biệt trong hội thoại hằng ngày.
5. Bài tập về cách dùng Already, Still, Just, Yet và Since có đáp án
4. We have not seen each other………..Monday
5. I have………….realized how beautiful you are.
Comments
Giới Từ Chỉ Thời Gian At, On, In
Về cơ bản, các giới từ chỉ thời gian “at, on, in” được dùng như sau: at + clock time (giờ) in + part of day (các buổi trong ngày) on + particular day (ngày cụ thể) at + weekend, public holiday (cuối tuần, các ngày lễ lớn) in + longer period (khoảng thời gian dài)
1. At + clock time (giờ) – Ta thường dùng at trước giờ cụ thể. Ví dụ: I usually get up at six o’clock. (Tớ thường dậy lúc 6 giờ.)
– Trong giao tiếp thân mật, at thường được lược bỏ trong câu hỏi What time. Ví dụ: What time does your train leave? (Chuyến tàu của cậu rời đi lúc mấy giờ?)
2. in + part of day (các buổi trong ngày) – Ta thường dùng in trước các buổi trong ngày. Ví dụ: I work best in the morning. (Tớ làm việc năng suất nhất là vào buổi sáng.) We usually go out in the evening. (Chúng tớ thường đi chơi vào buổi tối.) three o’clock in the afternoon (3 giờ chiều)
– Lưu ý sự khác biệt giữa 2 cụm in the night (trong một buổi tối cụ thể nào đó) và at night (vào buổi tối bất kỳ). Ví dụ: I had to get up in the night. (Tớ đã phải thức dậy vào đêm hôm đó.) I often work at night. (Tớ thường làm việc vào buổi tối.)
– Trong giao tiếp thân mật, đôi khi ta sử dụng các dạng số nhiều (days, nights…) và không có giới từ đi kèm. Ví dụ: Would you rather work days or nights? (Cậu thích làm vào ban ngày hay buổi tối hơn?)
– Ta dùng giới từ on nếu đề cập đến một buổi sáng/chiều/tối cụ thể nào, hoặc để miêu tả buổi ngày hôm đó. Ví dụ: We met on a cold afternoon in early spring. (Chúng tớ đã gặp nhau vào một buổi chiều lạnh đầu xuân.)
3. on + particular day (ngày cụ thể) – Ta thường dùng on trước ngày cụ thể. Ví dụ: I’ll ring you on Tueday. (Tớ sẽ gọi cho cậu vào thứ Ba.) My birthday’s on March 21st. (Sinh nhật tớ là vào ngày 21 tháng Ba.) They’re having a party on Christmas Day. (Họ sẽ có một bữa tiệc vào ngày Giáng Sinh.)
– Trong giao tiếp thân mật, đôi khi chúng ta có thể lược bỏ giới từ on. Ví dụ: I’m seeing her Sunday morning. (Tôi sẽ gặp cô ấy vào buổi sáng Chủ Nhật.)
– Ta có thể dùng dạng số nhiều của các thứ (Mondays, Sundays…) khi muốn diễn tả những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ: We usually go and see Granny on Sundays. (Chúng tớ thường đến gặp bà vào các ngày Chủ Nhật.)
4. at + weekend, public holiday (cuối tuần, các ngày lễ lớn) – Chúng ta dùng at trước tất cả các ngày lễ như Christmas (Giáng Sinh), New Year (năm mới), Easter (lễ Phục Sinh), và Thanksgiving (lễ Tạ Ơn). Ví dụ: We’re having the roof repaired at Easter. (Chúng tôi sẽ cho người sửa mái nhà vào lễ Phục Sinh.)
– Tuy nhiên, ta lại dùng on trước 1 ngày nào đó thuộc các ngày lễ. Ví dụ: What are you doing on Easter Monday? (Bạn sẽ làm gì vào ngày thứ Hai trong lễ Phục Sinh?)
– Người Anh thường dùng at the weekend, người Mỹ lại thường dùng on. What did you do at the weekend? (Cậu đã làm gì vào cuối tuần?)
5. in + longer period (khoảng thời gian dài) Ta thường dùng in trước các khoảng thời gian dài. Ví dụ: It happened in the week after Christmas. (Việc đó đã xảy ra vào cái tuần sau ngày lễ Giáng Sinh.) I was born in March. (Tớ sinh vào tháng Ba.) Our house was built in the 15th century. (Nhà chúng tôi được xây dựng vào thế kỷ 15.) Kent is beautiful in spring. (Thành phố Kent rất đẹp vào mùa xuân.) He died in 1616. (Ông mất vào năm 1616.)
6. Các cách dùng khác của giới từ in – Giới từ in cũng có thể được dùng để nói việc gì đó sẽ xảy ra trong bao lâu nữa, hoặc sự việc nào đó cần bao lâu để xảy ra. Ví dụ: I can run 200 meters in about 30 seconds. (Tớ có thể chạy quãng đường 200m trong vòng 30 giây.)
– Cụm từ in …’s time được dùng để diễn tả việc gì đó sẽ xảy ra trong bao lâu nữa, không được dùng để nói về sự việc nào đó cần bao lâu để xảy ra. Ví dụ: I’ll see you again in a month’s time. (Tớ sẽ gặp lại cậu vào 1 tháng nữa.) It’ll be ready in three week’s time. (Nó sẽ sẵn sàng vào 3 tuần nữa.) He wrote the book in a month. (Anh ấy đã viết cuốn sách đó trong vòng 1 tháng.) KHÔNG DÙNG: He wrote the book in a month’s time.
– Trong tiếng Anh Mỹ, in có thể sử dụng giống như for trong câu phủ định để nói về 1 khoảng thời gian tính đến thời điểm hiện tại. Ví dụ: I haven’t seen her in years. (Tớ đã không gặp cô ấy trong nhiều năm rồi.)
7. Các cụm từ không dùng giới từ – Các giới từ at, on, in thường không được dùng trước các cụm từ chỉ thời gian khi có next, last, this, that, one, any (trong giao tiếp thân mật), each, every, some, all. Ví dụ: Are you free this morning? (Sáng nay cậu có rảnh không?) I’m at home every evening. (Tối nào tớ cũng ở nhà.) We stayed all day. (Chúng tôi ở lại cả ngày.) Come any time. (Hãy tới vào bất kỳ lúc nào cũng được.) I didn’t feel very well that week. (Tuần đó tớ thấy không được khỏe lắm.) Let’s meet one day. (Hãy gặp nhau vào ngày nào đó đi.)
– Những giới từ này cũng không được dùng trước yesterday, the day before yesterday, tomorrow, the day after tomorrow. Ví dụ: What are you doing the day after tomorrow? (Cậu sẽ làm gì vào ngày kia?)
– Các giới từ cũng thường được lược bỏ trong các câu hỏi bắt đầu bằng What/Which + từ chỉ thời gian, và trong các câu trả lời ngắn gọn chỉ có cụm từ chỉ thời gian. Ví dụ: What day is the meeting? (Cuộc họp là vào ngày bao nhiêu?) Which week did you say you’re on holiday? (Cậu nói cậu đi nghỉ lễ vào tuần nào ấy nhỉ?) A: What time are you leaving? (Bạn rời đi lúc mấy giờ?) B: Eight o’clock. (8 giờ.)
Phương Pháp Jit – Sản Xuất Chỉ Trong Thời Gian
Published by admin
Lịch sử
Just-in-time (JIT) được gọi là sản xuất just-in-time hoặc Toyota hệ thống sản xuất (TPS), là một phương pháp chủ yếu nhằm giảm thời gian trong hệ thống sản xuất cũng như thời gian đáp ứng từ các nhà cung cấp và khách hàng. Nguồn gốc và sự phát triển của nó là ở Nhật Bản, phần lớn là vào những năm 1960 và 1970 và đặc biệt là tại Toyota.
Các thuật ngữ thay thế cho sản xuất JIT đã được sử dụng. Sự lựa chọn của Motorola là sản xuất chu kỳ ngắn (SCM). IBM là ngành sản xuất dòng chảy liên tục (CFM), và sản xuất dòng nhu cầu (DFM), một thuật ngữ được lưu truyền từ nhà tư vấn John Constanza tại Viện Công nghệ của ông ở Colorado. Vẫn còn một sự thay thế khác được đề cập bởi Goddard, người nói rằng “Hệ thống sản xuất Toyota thường được gọi nhầm là” Hệ thống Kanban”, và chỉ ra rằng kanban chỉ là một yếu tố của sản xuất JIT.
Nhưng việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ sản xuất JIT trong suốt những năm 1980 đã phai nhạt nhanh chóng trong những năm 1990, khi thuật ngữ sản xuất tinh gọn mới được thành lập là “một tên gần đây hơn cho JIT “. Chỉ là một minh chứng cho tính phổ biến của hai thuật ngữ, hệ thống sản xuất Toyota đã và đang được sử dụng rộng rãi như một từ đồng nghĩa cho cả JIT và sản xuất tinh gọn.
Sự phát triển ở Nhật Bản
Những lý do chính xác để áp dụng JIT tại Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng. Plenert đã đưa ra bốn lý do diễn giải ở đây. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản gây dựng lại nền công nghiệp nước nhà, nhưng đứng trước rất nhiều khó khăn::
Việc thiếu tiền mặt của Nhật Bản khiến ngành công nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn
Nhật Bản thiếu không gian để xây dựng các nhà máy lớn chứa hàng tồn kho.
Các hòn đảo Nhật Bản đã (và đang) thiếu tài nguyên thiên nhiên để xây dựng sản phẩm.
Nhật Bản có tỷ lệ thất nghiệp cao, điều đó có nghĩa là các phương pháp hiệu quả lao động không phải là một con đường rõ ràng dẫn đến thành công công nghiệp.
Sự phát triển tại bờ Tây
Tin tức về JIT đã đến bờ Tây vào năm 1977 trong hai bài báo bằng tiếng Anh: một bài gọi phương pháp này là “hệ thống Ohno”, sau Taiichi Ohno , người đã phát triển nó trong Toyota. Bài báo khác, của các tác giả Toyota trong một tạp chí quốc tế, đã cung cấp thêm chi tiết. Cuối cùng, những điều đó và sự công khai khác đã được chuyển thành các triển khai, bắt đầu từ năm 1980 và sau đó nhanh chóng nhân lên trong toàn ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác.
Một sự kiện cuối năm 1980 là một hội nghị tại Detroit tại thành lập năm 1979 trong Hiệp hội sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho của Mỹ (APICS) để tìm kiếm những tiến bộ trong sản xuất. Diễn giả chính, Fujio Cho (sau này là chủ tịch của Toyota Motor Corp), trong việc giải thích hệ thống Toyota, đã tác động tới khán giả, và dẫn đến việc chuyển các bánh răng của RMG từ những thứ như tự động hóa sang JIT. Tại sự kiện đã xảy ra sự xung đột nhận thức giữa chế độ JIT mới và lập kế hoạch tài nguyên sản xuất (MRP II), một hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất dựa trên phần mềm máy tính đã trở nên nổi bật trong công nghiệp trong những năm 1960 và 1970.
Just In Time là gì?
Just In Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Tóm lược ngắn gọn nhất của JIT là: “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm”.
Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.
Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đến bán hàng. Số lượng hàng bán và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượng hàng sản xuất ra, tránh tồn đọng vốn và tồn kho hàng không cần thiết. Có những công ty đã có lượng hàng tồn gần như bằng không.
Hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết.
Just in time hướng tới mục tiêu:
– Tồn kho bằng không.
– Thời gian chờ đợi bằng không.
– Chi phí phát sinh bằng không.
Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp Just in time (JIT). Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật bản) hoàn thiện phương pháp trên và nâng thành lý thuyết Just in time – JIT.
Hãng ô tô Nhật bản Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. Đội ngũ công nhân có tay nghề thuần thục được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất theo nhiều mức công suất với nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền.
Bí quyết thành công của Toyota:
– Sản xuất tức thời – Just in time.
– Cải tiến liên tục – Kaizen.
– Luồng một sản phẩm – One pieceflow.
– Tự kiểm lỗi – Jikoda.
– Bình chuẩn hóa – Heijunka.
Tư duy luồng một sản phẩm
Sản phẩm có chất lượng: Mỗi công nhân tại từng công đoạn chính là người kiểm tra bán sản phẩm từ công đoạn trước chuyển qua. Đạt yêu cầu họ mới thực hiện công đoạn của mình. Sản phẩm có lỗi, họ loại ra khỏi dây chuyền và ấn nút báo cho toàn hệ thống để điều chỉnh lại kế hoạch.Họ đóng vai khách hàng khi nhận sản phẩm từ công đoạn trước chuyển sang và là người bị kiểm tra tại công đoạn sau.
Linh hoạt: Bất cứ thay đổi nhu cầu nào của khách hàng về sản phẩm đều có thể đáp ứng được ngay.
Tạo năng suất cao: Thực hiện luồng một sản phẩm rất ít có loại công việc không tạo ra giá trị gia tăng. Ví dụ tình trạng nguyên vật liệu bị chuyển đi chuyển lại giữa các bộ phận (như cách truyền thống). Đây là năng suất thực tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm.Số lượng sản phẩm thực hiện theo bộ phận (tư duy truyền thống) có thể rất cao, nhưng nếu sản phẩm được sản xuất quá nhiều, dư thừa, tồn kho lớn. Tốn thời gian tìm sản phẩm hỏng để sửa chữa. Đó là một sự lãng phí rất lớn.
Tăng diện tích hữu ích: Vật tư, bán thành phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất từng công đoạn. Điều đó giúp không tốn diện tích kho bãi dự trữ.
An toàn lao động cao: Sử dụng từng lô hàng nhỏ một nên không cần một quy trình an toàn đặc biệt nào.
Nâng cao nhuệ khí cho người lao động: Họ nhận thấy ngay kết quả lao động của mình, mãn nguyện với công việc.
Giảm chi phí lưu kho: Giảm chi phí vốn đầu tư kho bãi, chi phí xử lí hàng lỗi mốt tồn kho.
Nhược điểm:Toàn bộ dây chuyền ngừng hoạt động khi có một công đoạn trong dây chuyền ngừng hoạt động.
Ưu điểm:Ngoài các ưu điểm luồng một sản phẩm buộc người ta phải tư duy và cải tiến không ngừng. Họ chấp nhận ngừng sản xuất để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và buộc nhóm phải giải quyết nhằm đạt chất lượng tốt ngay từ đầu.
Nếu bạn xem tiêu chuẩn là những gì tốt nhất bạn làm hôm nay nhưng sẽ được cải thiện vào ngày mai, bạn sẽ tiến xa. Nếu bạn coi tiêu chuẩn là giới hạn, bạn sẽ ngừng tiến bộ.
Công việc chuẩn: thời gian chuẩn, trình tự chuẩn và tồn kho chuẩn. Từ đó ấn định nghiệp vụ chuẩn.
Thách thức khi thực hiện:
– Lập luồng một sản phẩm một cách hình thức. Để các thiết bị gần nhau, phương thức vẫn là sản xuất hàng loạt.
– Lập luồng một sản phẩm: khi có khó khăn, không tìm nguyên nhân khắc phục mà trở lại với cách làm truyền thống.
Điều kiện áp dụng Just in time
Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại.
Đặc trưng quan trọng của mô hình Just in time: áp dụng những lô hàng nhỏ với quy mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.
Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở quy trình tiếp theo chính là khách hàng của quy trình trước đó.
Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.
Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).
Lợi ích khi áp dụng Just in time
Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, giảm diện tích kho bãi.
Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
Linh hoạt trong thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Giảm lao động gián tiếp.
Giảm áp lực của khách hàng
Just in time trong nền kinh tế hiện nay:
Những bất ổn thị trường thường gặp
Khủng hoảng kinh tế làm giảm khả năng chi trả của khách hàng.
Cạnh tranh khốc liệt, nhiều sản phẩm thay thế có tích năng khác biệt. Khách hàng từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm cũ truyền thống.
Chiến tranh khu vực ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu, vật tư, nguyên liệu.
Chi phí chuyển đổi dây chuyền thiết bị cho sản phẩm mới quá lớn làm tăng giá thành sản phẩm và làm chậm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Toàn cầu hóa dẫn tới tạo biến động về văn hóa, lối sống, tập quán, thói quen,… nhiều dân tộc.
Tư duy mới để áp dụng hiệu quả Just in time
Các Công ty nhỏ, linh hoạt sẽ có ưu thế hơn các Công ty lớn
Công ty lớn có bộ máy điều hành công kềnh, quan liêu, thiếu linh hoạt. Khó thay đổi dây chuyền công nghệ do chi phí chuyển đổi lớn.
Giải pháp: Các Công ty lớn có xu hướng chuyển sang mở rộng hợp tác với các Công ty liên kết địa phương để sản xuất, cung ứng các phụ tùng linh kiện trong chuỗi tạo giá trị sản phẩm. Vừa giảm giá thành để sản phẩm cạnh tranh hơn, vừa có thể linh hoạt thay đổi quy trình khi muốn tạo sản phẩm mới.
VD:
Hãng Honda Việt nam đã thuê các Công ty tư nhân Việt nam sản xuất chân chống, vành xe, xích, líp theo tiêu chuẩn thiết kế Honda. Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, Honda không mất nhiều chi phí thay đổi dây chuyền mới.
Categorised in: Chuyên Mục
This post was written by admin
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Still, Yet Và Already Chỉ Thời Gian trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!