Bạn đang xem bài viết Phân Biệt “Price”, “Cost”, “Value” Và “Worth” được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Price” – /praɪs/: số tiền mua hoặc bán cái gì, giá.
“Price” có thể được đo lường bằng một đơn vị tiền tệ và có thể tăng giảm tùy theo chính sách của người bán.
Ví dụ: The price of this skirt is 200.000VND
( Gía của cái váy này là 200.000 VND)
Ngoài ra, “Price” còn được dùng như một ngoại động từ, mang nghĩa đặt giá, định giá.
Ví dụ: I’ll get my boss to price it.
( Tôi sẽ nói với ông chủ để định giá nó)
“Cost” – /kɑːst/: Gía phải trả cho một cái gì đó, chi phí.
Được đo lường cụ thể bằng các đơn vị tiền tệ và có thể tăng giảm tùy thuộc vào giá đầu vào để sản xuất sản phẩm.
“Price” và “Cost” là hai từ vựng có thể dùng thay thế cho nhau chỉ số lượng tiền cần trả khi trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, nghĩa của “Cost” rộng hơn. Ngoài việc có thể dùng để nói về giá cả của sản phẩm, dịch vụ nó còn có thể dùng để diễn tả về mặt chi phí để làm ra hoặc tổng chi phí của sản phẩm, dịch vụ đó.
Ví dụ: The journey will cost her £25.
( Chuyến đi có giá £25)
Còn được dùng như động từ mang nghĩa tốn kém cho ai, tốn như thế nào.
Ví dụ: The material to make this car costs 200.000 USD.
(Chi phí nguyên liệu để làm ra chiếc xe ô tô này là 200.000 USD.)
“Value”: – /ˈvæl.juː/: giá trị, giá trị sử dụng.
“Value” chỉ giá trị không phải là con số, thường thì chúng ta dùng để so sánh giá trị của hai thứ, đặc biệt là khi chúng giống nhau trong sử dụng.
Giá trị của “Value” thường ổn định, ngược lại với sự giao động của giá cả thị trường.
“Value” mang tính trừu tượng và có thể khác nhau tùy vào quan điểm của mỗi người.
Ví dụ: Many people still do not realize the value of regular exercise.
( Nhiều người vẫn chưa nhận ra được giá trị của việc tập thể dục đều đặn)
“Worth”: – /wɝːθ/: giá trị, tính hữu ích.
Phản ánh giá trị mà người bán hoặc thị trường kì vọng.
Có thể được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ hoặc mang ý nghĩa trừu tượng.
“Worth” liên tưởng đến giá trị cụ thể bằng tiền.
Ngoài ra, “Worth” còn được dùng như một tính từ, mang nghĩa là đáng giá, có một giá trị nào đó.
Ví dụ: It is not worth much.
( Cái đó không đáng giá bao nhiêu)
He felt that his life was no longer worth living.
( Anh ta cảm thấy cuộc đời anh ta không còn đáng sống nữa)
Định Giá Phân Biệt (Discriminatory Pricing) Là Gì?
Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản cho phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí. Việc định giá phân biệt có một số hình thức:
a.Định giá theo nhóm khách hàng
Trong cách định giá theo nhóm khách hàng, các khách hàng khác nhau sẽ phải trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ, các viện bảo tàng sẽ lấy giá vé vào cửa thấp hơn đối với sinh viên và người cao tuổi.
b.Định giá theo dạng sản phẩm
Ở đây, các kiểu sản phẩm hay mặt hàng khác nhau được định giá khác nhau, nhưng không tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng.
c. Định giá theo địa điểm
Ở đây, các địa điểm khác nhau được định giá khác nhau, mặc dù chi phí để tạo ra mỗi địa điểm đều giống nhau. Một rạp hát thay đổi vé chỗ ngồi tùy theo vị trí mà người xem ưu thích.
d. Định giá theo thời gian
Ở đây, giá cả được thay đổi theo mùa, theo ngày, và thậm chí theo giờ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thay đổi giá cả của họ theo giờ trong ngày và theo ngày nghỉ cuối tuần so với những ngày thường.
e. Định giá theo hình ảnh
Một số doanh nghiệp định giá cùng một loại sản phẩm ở hai hay nhiều mức giá khác nhau dựa trên cơ sở những hình ảnh khác nhau. Một người sản xuất rượu vang có thể đóng chai cùng một thứ rượu vang của mình vào những kiểu chai khác nhau và đặt cho chúng những nhãn hiệu khác nhau rồi định ra những mức giá bán khác nhau.
Để việc phân biệt giá cả có hiệu quả, cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Thứ nhất, thị trường phải có thể phân đoạn được và những phân đoạn thị trường này phải có nhu cầu với cường độ khác nhau. Thứ hai, các thành viên trong phân đoạn thị trường giá thấp không có khả năng bán lại sản phẩm cho phân đoạn thị trường giá cao hơn. Thứ ba, các đối thủ cạnh tranh không thể bán giá thấp hơn trong phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang bán giá cao. Thứ tư, chi phí của phân đoạn và đáp ứng thị trường không được vượt quá khoản thu nhập thêm do phân biệt giá cả. Thứ năm, việc phân biệt giá không được gây nên bất bình và khó chịu cho khách hàng. Thứ sáu là hình thức phân biệt giá cả cụ thể nào đó không được trái pháp luật
price discrimination la gi
định giá phân biệt cấp 1
,
Price Action Là Gì? Phương Pháp Giao Dịch Với Price Action
Một phương pháp trading đang nổi đình nổi đám hiện nay trong giới trader, đó là Price Action (PA), Price Action đơn giản là hệ thống giao dịch dựa trên hành động giá, tức là căn cứ và diễn biến của giá tức thời để tìm cơ hội giao dịch.
Price Action được định nghĩa khá đơn giản. Price tức là giá cả, Action tức là hành động, vậy Price Action chính là Hành động của giá cả, thường gọi tắt là Hành động giá, quá đơn giản đúng không nào.
Nếu như ngoài đời sống tất cả các sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta đều có nguyên nhân. Thì trong thị trường tái chính nói chung, thị trường ngoại hối nói riêng, tất cả các thị trường tài chính đều tạo ra dữ liệu về sự chuyển động của giá thị trường trong những khoảng thời gian khác nhau; dữ liệu này được hiển thị trên biểu đồ giá, và tất cả đều có nguyên nhân gây nên các hành động giá này.
Một biểu đồ thể hiện giá cả tức thời phản ánh niềm tin và hành động của tất cả người tham gia, thường được gọi là trader, kinh doanh một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và những niềm tin này được miêu tả trên biểu đồ giá của thị trường theo hình thức “hành động giá cả” (P.A.). Từ đó thuật ngữ Price Action được ra đời.
Tuy nhiên mặc dù dữ liệu kinh tế và các sự kiện tin tức toàn cầu khác sẽ có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến sự chuyển động giá trên thị trường, nhưng chúng ta không cố gắng giải thích quá nhiều về sự hình thành của hành động giá của chúng. Bởi vì một lý do khá đơn giản; tất cả các dữ liệu kinh tế và tin tức thế giới gây ra biến động giá trong một thị trường được phản ánh qua hành động giá trên biểu đồ giá thị trường.
Và từ đó việc giao dịch theo hành động giá đã phát triển thành một hệ thống dần dần hoàn chỉnh, phản ánh tất cả các chuyển biến ảnh hưởng đến thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Và sau này với sự tiến bộ của công nghệ, các công cụ chỉ báo dần được hình thành để phục vụ cho Price Action này, tuy nhiên cũng chính những công cụ chỉ báo này có một độ trễ nhất định, nên việc sử dụng các công cụ chỉ báo về giá cả như MACD, RSI, Stochastic,… và các chỉ số khác dần trở nên lạc hậu, chỉ là một sự lãng phí thời gian vì chúng không bắt kịp giá thay đổi tức thời của thị trường.
Và bên cạnh đó một phong trào giá cung cấp tất cả các tín hiệu mà bạn sẽ cần để phát triển một hệ thống giao dịch có khả năng sinh lợi cao và bền vững, bên cạnh những tín hiệu chung này được gọi là các chiến lược kinh doanh hành động giá và chúng cung cấp một số nhận định xu hướng giá của thị trường và giúp dự đoán chuyển động trong tương lai của nó với độ chính xác cao đủ để cung cấp cho bạn một chiến lược kinh doanh xác suất cao. Đó là cách hệ thống giao dịch theo hành động giá được ra đời, và ngày càng hoàn thiện cho đến ngày này, được các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật rất ưa chuộng, thậm chí là rất tôn sùng.
2. Làm sao để ứng dụng hệ thống giao dịch price action một cách hiệu quảĐể ứng dụng tốt hệ thống giao dịch theo Price Action, trước hết bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
Thứ nhất, hãy để biểu đồ MT4 của bạn được sạch sẽ một cách dễ nhìn nhất, hoặc nếu cần chỉ để một với một số các chỉ số ngoại hối phổ biến nhất trên đó mà thôi.
Như hình ví dụ bên dưới là một biểu đồ mà ở đó các bạn có thể thấy rất nhiều công cụ chỉ báo như: RIS, Stochastic, Bollinger Bands, Pivot, ….
Và việc dễ nhìn hay không là điều mà các bạn có thể trả lời được.
Tuy nhiên, nếu buộc phải cần dùng chỉ báo, thì chúng ta cần phải chỉ ra bảng xếp hạng chỉ số mà bạn thực sự phải bỏ một số chỗ trên biểu đồ để có các chỉ số ở dưới cùng, điều này sẽ giúp bạn không bị rối nhưng vẫn có thể nhìn các công cụ chỉ báo ưa thích của mình.
Và bây giờ nếu bạn thực sự nhìn vào cả hai biểu đồ ví dụ trên và thử suy nghĩ về cái nào dễ phân tích và dễ trade hơn, câu trả lời sẽ khá rõ ràng mà các bạn có thể phân tích được. Đó là biểu đồ thứ 2 đúng không nào.
Một trader khôn ngoan không bao giờ để biểu đồ mình quá rối rắm đến mức chính mình cũng không thể xem được biểu đồ của mình.
Thứ 2, Price Aciton thực sự quan trọng khi có được xu hướng của thị trường rõ ràng.
Xu hướng của thị trường là cực kỳ quan trọng, có thể nói nó là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của trường phái giao dịch theo price action.
Nếu chúng ta biết cách làm thế nào để xác định một xu hướng thị trường. Thì việc giao dịch theo hành động giá sau đó sẽ rất dễ dàng đối với các trader.
Như ví dụ trên ta thấy thị trường ngoại hối với cặp tiền EU đang có xu hướng tăng khá rõ ràng, và việc giao dịch theo hành động giá cũng phải phụ thuộc và xu hướng tăng này.
Tức có nghĩa là các lệnh giao dịch của chúng ta thiên về xu hướng Buy là nhiều hơn.
Tuy nhiên trên thực tế mọi việc không hề đơn giản, để giao dịch hiệu quả price action thì ngoài việc chúng ta xác định xu hướng, thì còn có các ngưỡng hỗ trợ và các ngưỡng kháng cự,…nó sẽ giúp các bạn giao dịch hiệu quả hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc mà tôi muốn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là các bạn hãy theo dõi lịch kinh tế trên các trang tin tức lớn của thế giới forex như chúng tôi chúng tôi fxstreet.com… để bắt kịp xu hướng của thị trường và đề phòng có những tin biến chuyển mạnh trong thời gian ngắn, việc đó có rủi ro rất cao mà có thể ảnh hưởng đến giao dịch của bạn.
Price Action Là Gì? Làm Sao Để Học Price Action Hiệu Quả?
Trong mỗi thị trường đều có rất nhiều phương pháp giao dịch khác nhau. Để tranh cãi nhau rằng phương pháp này hơn phương pháp kia là rất khó và cũng không đáng. Quan trọng là phương pháp đó mang lại lợi nhuận và phù hợp với bạn hay không?
Với bản thân mình thì sau khi tìm hiểu và thử nhiều phương pháp khác nhau thì phương pháp được mình lựa chọn và yêu thích là Price Action ( Hành động giá).
Price Action là gì?
Price Action Trading là phương pháp giao dịch theo hành động giá, nghĩa là bạn sẽ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên các biểu đồ giá (tức là nến). Do đó, bạn sẽ không cần sử dụng các chỉ báo chậm, hay theo dữ liệu của quá khứ. Biểu đồ phân tích rất đơn giản, không có các indicator.
Đây là phương pháp được nhiều Pro Trader hàng đầu chọn vì không cần quan tâm đến tin tức, tất cả mọi hành động của thị trường đã nói cho chúng ta biết trên biểu đồ
Trong bài viết này mình sẽ nói cho bạn biết những lý do mình chọn Price Action, biết đâu đây cũng sẽ là một phương pháp phù hợp dành cho bạn.
Giao dịch với sự tối giản
Nếu bạn đã đọc các bài viết khác trên blog của mình thì đều biết mình theo lối sống tối giản, vì vậy “make it simple” là điều mình luôn mong muốn.
Trước đây, khi mới bước vào Forex mình được truyền cho một tư tưởng – Trader là một cái gì đó rất căng thẳng, phức tạp, sợ hãi, thức đêm hôm với 3,4 màn hình máy tính với những con số nhảy liên tục.
Vì vậy, trong những năm đầu biết đến Forex mình chủ yếu nghiên cứu cách dùng EA (robot Forex) vì cho rằng nó phù hợp với bản thân, không cần đầu tư nhiều thời gian và vẫn có tiền đều đặn. Nên hầu như mình chỉ tập trung vào tìm kiếm EA và backtest mà thôi, không có nhiều kiến thức về phân tích kỹ thuật.
Sau đó, mình nhận ra cần phải biết phân tích kỹ thuật để việc chạy robot tốt hơn nên tìm hiểu dần và thấy yêu thích việc giao dịch forex rất thú vị. Nhưng việc sử dụng indicator có khá nhiều rắc rối vì quá nhiều indicator để lựa chọn và kết hợp. Khi sử dụng thì nhìn độ thị cực kỳ rối mắt.
May mắn, sau đó mình biết đến Price Action. Nhìn những đồ thị cực kỳ đơn giản, chỉ gồm đồ thị nến, không cần những indicator. Mình biết rằng đây chính là phương pháp phù hợp với mình rồi!
Đây là đồ thị khi giao dịch theo Price Action của mình. Nhìn rất đơn giản phải không?
Giao dịch theo thực tại
Nếu bạn tìm hiểu về các indicator bạn sẽ biết rằng các indicator đều là lấy dữ liệu từ quá khứ để sử dụng cho thực tại. Và dữ liệu từ quá khứ thì không phải lúc nào cũng đúng. Đặc biệt là trong thị trường forex biến động liên tục này.
Thời gian mình vào forex vài năm mà thấy đủ những biến động mà trước đấy không hề có. Bạn có thấy mệt mỏi khi nghe người khác nói USD giảm mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây, Vàng tăng cao nhất mọi thời đại, Bảng Anh sụt giảm thấp nhất thập kỷ,…
Những tin tức này xảy ra liên tục trong thị trường, điều này cho thấy quá khứ không quyết định được tương lai, giá giảm có thể giảm tiếp, tăng có thể tăng tiếp.
Nhưng với Price Action, bạn có thể nhận biết thị trường qua đồ thị và từng nến. Vì vậy, ngay cây trong hiện tại sẽ giúp cho chúng ta hiểu về thị trường. Độ chính xác sẽ cao hơn so với việc sử dụng quá khứ để biết hiện tại và tương lai.
Nếu chưa biết sàn giao dịch nào uy tín, bạn có thể xem xếp hạng các sàn uy tín để tránh các sàn giao dịch lừa đảo.
Áp dụng cho nhiều thị trường
Với Price Action, không quan trọng bạn đang đầu tư trong thị trường nào, chỉ cần thị trường đó có biểu đồ nến là bạn có thể áp dụng được. Vì tất cả tâm lý nhà đầu tư, tin tức, vùng giá,… đều thể hiện hết trên biểu đồ.
Không như những phương pháp sử dụng indicator làm chủ đạo. Bạn cần chọn indicator phù hợp với từng thị trường, sản phẩm khác nhau.
Bạn có thể áp dụng cho Forex, Thị trường chứng khoán, Vàng, Dầu, Chỉ số,… bất cứ sản phẩm gì bạn muốn – chỉ cần sản phẩm đó có đồ thị nến.
Áp dụng cho nhiều khung thời gian.
Tương tự như thị trường, các indicator cũng sẽ phù hợp với từng khung thời gian khác nhau. Bạn cũng cần cài đặt thông số các indicator phù hợp với khung thời gian bạn đang giao dịch. Chẳng hạn như RSI(14) hay RSI(9),…EMA hay nhiều indicator khác vẫn như vậy.
Nhưng với Price Action, bạn vẫn giao dịch các khung thời gian nhỏ với cùng phương pháp như các khung thời gian lớn hơn được. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên giao dịch các khung thời gian lớn để có nhiều thời gian suy nghĩ, phân tích trước khi vào lệnh.
Các khung thời gian lớn hơn đồ thị cũng sẽ rõ ràng và ít bị nhiều hơn các đồ thị 1 phút hay 5 phút.
Hiểu thị trường, không trade máy móc
Nếu bạn đã từng trade theo indicator bạn sẽ thấy rất nhiều phương pháp kiểu như 2 đường EMA cắt nhau đi xuống, nến cắt qua là bán. Hay giá chạm band dưới của Bollinger Band là mua,… Đó là những cách vào lệnh máy móc do bạn phụ thuộc vào indicator.
Mặt khác, cũng như dòng chảy của cuộc sống, sau khi vào lệnh không phải lúc nào thị trường cũng như ý. Nếu bạn không hiểu về Price Action thì bạn chỉ biết vào lệnh theo indicator rồi để đó.
Nhưng với Price Action, sau khi vào lệnh bạn có thể thấy thị trường có sự thay đổi và có thể biết thoát lệnh sớm kịp thời để tránh lỗ. Price Action sẽ giúp bạn luôn linh hoạt và thực sự hiểu thị trường.
Đó là những lý do khiến mình giao dịch theo Price Action. Và trên hết đó là phương pháp mà mình thấy rất phù hợp với bản thân. Mình không muốn tranh cãi rằng phương pháp nào hơn phương pháp nào. Bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn để biết Price Action có phù hợp với bạn hay không?
Học Price Action thế nào?
Price Action là phương pháp ảnh hưởng rất nhiều bởi chủ quan và góc nhìn của bạn. Bạn cần tách biệt giữa những gì bạn nghĩ và những gì bạn thấy. Với Price Action hãy giao dịch theo những gì bạn thấy.
Hiện tại, các tài liệu, video trên mạng hầu hết đều là những hướng dẫn rời rạc về từng mẫu nến, từng mô hình. Điều này rất khó cho người học bởi vì Price Action là phương pháp đòi hỏi sự suy luận tổng quan theo từng trường hợp cụ thể nên nếu học theo cách rời rạc như vậy chỉ mang tính lý thuyết và không mang tính thực tiễn cao.
Ví dụ: Khi học về Pinbar bạn được dạy rằng đó là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều. Vậy vào biểu đồ thực tế bạn thấy bao nhiêu lần có pinbar mà thị trường vẫn tiếp tục xu hướng? Họ “quên” dạy bạn rằng pinbar hiệu quả trong trường hợp nào? Momentum khi đó như thế nào? Cấu trúc thị trường ra sao?…
Phương pháp học hữu hiệu nhất cho Price Action theo mình đó là học cách tư duy vào lệnh trong những trường hợp cụ thể thì mới mang lại tính thực tiễn cao và người học có thể tự mình từng bước áp dụng giao dịch.
Đó cũng chính là cách mình chia sẻ phương pháp giao dịch Price Action của mình, tư duy khi mình vào lệnh, các sai lầm bạn cần tránh.
Bạn có thể xem các video trên kênh Youtube Medio – Trader For Freedom! nơi mình chia sẻ kinh nghiệm khi giao dịch với Price Action.
Để luyện tập Price Action bạn cần xem đi xem lại các video này và tiến hành backtest lại nhiều lần để biến kiến thức và phản xạ khi đọc nến thành của mình, ghi lại những gì lưu ý khi phân tích. Đó là phương pháp luyện tập mà mình đã áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Khi xem đi xem lại mỗi lần bạn sẽ ngộ thêm được một chút, tiếp tục backtest và tiếp tục xem lại. Đó chính là cách mình đã học Price Action.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt “Price”, “Cost”, “Value” Và “Worth” trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!