Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Cách Dùng So… That Và Such… That được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân biệt cách dùng so… that và such… that
I. Cấu trúc SUCH……..THAT: (sau such là một danh từ hoặc cụm danh từ)
– S + V + such + (a/an) + (adj) + noun + that +…….
Ví dụ:
It was such a hot day that we decided to stay at home.
Thật là một ngày quá nóng đến nỗi chúng tôi quyết định ở nhà.
This is such difficult homework that I will never finish it.
Đây quả thật là bài tập về nhà khó đến nỗi tôi sẽ không thể nào hoàn thành nó.
II. Cấu trúc SO……THAT: quá …….đến nỗi (sau SO là một tính từ/trạng từ)
1. S + các linking Verb + so + adj + that + …..
Linking Verb bao gồm:
Các động từ TO BE: am, is, are, was…
Các động từ chỉ giác quan: feel, taste, smell, sound,…
Các động từ chỉ trạng thái: keep, become, get…
Ví dụ:
The soup tastes so good that everyone will ask for more.
Món súp ngon đến mức mọi người đều yêu cần thêm.
It was so dark that I couldn’t see anything.
Trời tối đến mức tôi không thấy gì cả.
The student had behaved so badly that he was dismissed from the class.
Sinh viên đó hành xử quá tệ đến mức anh ta bị đuổi ra khỏi lớp.
3. Nếu sau “so” có much, many, few, little thì ta có cấu trúc:
S + V + so + many/few + noun (đếm được số nhiều) + that +…..
Ví dụ:
There are so many people in the room that I feel tired.
Có quá nhiều người trong phòng đến nỗi tôi cảm thấy mệt.
S + V + so + much/little + noun (không đếm được) + that + ….
He has invested so much money in the project that he can’t abandon (từ bỏ) it now.
Anh ta đầu tư quá nhiều tiền cho dự án đó đến nỗi bây giờ anh ta không thể từ bỏ nó.
4. Một cấu trúc khác của so…….that
S + V + so + adj + a + noun (đếm được số ít) + that +…….
Ví dụ:
It was so hot a day that we decided to stay indoors.
Quả thật là một ngày nóng đến nỗi chúng tôi quyết định chỉ ở trong nhà.
CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS Tiên phong tại Việt Nam về chuẩn giọng tiếng Anh
Học MIỄN PHÍ phương pháp tự học tiếng Anh: https://freeweek.emas.edu.vn/
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp giọng Mỹ: https://22cd.emas.edu.vn/
Hotline: 0933.6966.37
Facebook: https://www.facebook.com/ChuanHoaTiengAnh/
Phân Biệt Cách Dùng Mạo Từ “A”, “An”, “The”
I. Những điểm chung về mạo từ a và an
Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.
Ví dụ: He has seen a baby (chúng ta không biết em bé nào, nội dung này chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một em bé.
II. Phân biệt cách dùng “a” và “an”
1.1. Dùng “an” trước:
Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o“. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam)
Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô)
Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng)
Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P
1.2. Dùng “a” trước:
Dùng “a“ trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h“. Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…
Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·
Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)
Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand. Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)
Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)
Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter). Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)
Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day. Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)
III. Cách dùng mạo từ xác định “The”
Dùng “the“ trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết. Ví dụ: The man next to Lin is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là người đàn ông nào
Người đàn ông bên cạnh Lin là bạn của tôi. VD: The sun is big. (Chỉ có một mặt trời, ai cũng biết)
Với danh từ không đếm được, dùng “the” nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng “the” nếu nói chung. Ví dụ: Chili is very hot (Chỉ các loại ớt nói chung): Ớt rất cay. VD: The chili on the table has been bought (Cụ thể là ớt ở trên bàn): Ớt ở trên bàn vừa mới được mua.
Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng “the“. Ví dụ: Students should do homework before going to school (Học sinh nói chung)
The + danh từ + giới từ + danh từ:
Ví dụ: The girl in uniform(cô gái mặc đồng phục), the Gulf of Mexico(Vịnh Mexico).
Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only. VD: The only moment (khoảnh khắc duy nhất), the best week (tuần tốt lành nhất).
Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên). Ví dụ: In the 1990s (những năm 1990)
The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ:
Ví dụ: The boy whom you have just met is my son. Cậu bé bạn vừa nói chuyện là con trai tôi
The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật.
Ví dụ: The sharp = sharps (loài cá mập)
Đối với “man” khi mang nghĩa “loài người” tuyệt đối không được dùng “the“. Ví dụ: Man is polluting the environment seriously (Loài người đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The worker (Giới công nhân)
The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều:
Ví dụ: The poor = The poor people
The poor people are supported by government. Người nghèo được hỗ trợ bởi cơ quan chính phủ
The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The Beatles.
The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg
The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Peters = Mr/ Mrs Peters and children
Thông thường không dùng “the“ trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó:
Tương tự, không dùng “the” trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner. Ví dụ: We usually dinner at 7 p.m this morning. Chúng tôi thường ăn tối vào lúc 7 giờ
Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể: Ví dụ: The dinner that my mother cooked was very delicious. Bữa tối mà mẹ tôi nấu rất ngon
Không dùng “the” trước một số danh từ như: home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university v.v… khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính. Ví dụ: I went to hospital because I was sick: Tôi đi đến bệnh viện vì tôi bị ốm
Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng “the“. Ví dụ: The teacher left the school for lunch. Giáo viên đã rời khỏi trường đi ăn trưa.
2.2. Khi nào phải sử dụng “the” và không sử dụng “the” trong một số trường hợp điển hình
Những trường hợp phải dùng mạo từ “the”:
– Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều). VD: The Red Sea, The Atlantic Ocean, the Great Lakes.
– Trước tên các dãy núi: The Rocky Mountains.
– Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trị hoặc trên thế giới: The Earth, The Sun
– The school, colleges, universities + of + danh từ riêng
– The university of London + the + số thứ tự + danh từ
– Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực với điều kiện tên khu vực đó phải được tính từ hóa
– Trước tên các nước có hai từ trở lên
– Trước tên các nước được coi là một quần đảo. Ví dụ: The Hawaii
– Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử
– Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số
– Trước tên các môn học cụ thể: The jazz music
– Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các nhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạc cụ đó
Những trường hợp không sử dụng mạo từ “the”:
– Trước tên một hồ. Lake Geneva
– Trước tên một ngọn núi.
– Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao
– Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng
– Trước tên các nước chỉ có một từ. Spain, Japan, Vietnam
– Trước tên các nước mở đầu bằng New, một tính từ chỉ hướng
– Trước tên các lục địa, tiểu bang, thành phố, quận, huyện
– Trước tên bất kì môn thể thao nào
– Trước các danh từ trừu tượng
– Trước tên các môn học chung
– Trước tên các ngày lễ, tết
– Trước tên các loại hình nhạc cụ trong các hình thức âm nhạc cụ thể
Nếu các bạn muốn tìm hiểu hơn về tiếng anh và cách sử dụng tiếng anh đừng ngần ngại liên hệ với Inspirdo Edu qua hotline 0943 556 128 hoặc email info@inspirdoedu.com để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Phân Biệt Cách Dùng Learn Và Study
Cùng là động từ và có nghĩa học trong tiếng Việt, learn và study là cặp từ khiến nhiều người học tiếng Anh phải bối rối.
Điểm chung của cặp từ “learn” và “study” là dạng từ (động từ) và cũng được dịch sang tiếng Việt là “học”. Tuy nhiên, bản chất của hai động từ này là khác nhau.
Study
Study: read, memorise facts, attend school (classes, subjects, degrees)
“Study” được giải thích là hành động thiên nhiều về việc bạn nỗ lực nhớ, học thuộc một loại kiến thức gì đó. Chính vì vậy, “study” dùng phổ biến khi bạn ở trường “at school”.
Ví dụ: study Maths, study Medical degree…
Learn
Learn: gain knowledge, skills by studying, practicing, being taught or experience something
“Learn” được giải thích bằng việc học một cách tự nhiên, thấm dần vào nhận thức mà không phải nỗ lực. Ví dụ: A child learns to speak from their parents.
“Learn” còn là việc học hỏi cho thấy bạn hiểu, thấm nhuần và rút ra được kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Ví dụ: learn to ride a bike, learn to play the piano, learn to make money.
Điều khiến nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai từ này là bởi “study” là một trong các cách để “learn”. Bạn cố gắng học thuộc, đọc, ghi nhớ một điều gì để hiểu về nó, và từ đó có thể sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Ngay từ định nghĩa “learn”, bạn có thể thấy các cách để “learn” là “studying, practicing, being taught or experience”. Ví dụ:
– I study English grammar to learn it. (Tôi học thuộc ngữ pháp tiếng Anh để hiểu, dùng được nó).
– I studied until 3am but I did not learn anything. (Tôi ngồi học đến tận 3 giờ sáng nhưng chẳng thu nhận được gì).
You have to study something in order to learn how to do it. (Bạn phải tìm hiểu về một việc rồi mới hiểu và làm việc đó).
Bạn cũng có thể “learn” thông qua “practice”. Ví dụ: “I learnt to play the piano by practicing every day.” bạn luyện tập và biến việc có thể chơi đàn thành một phần khả năng (skill) của bản thân.
Phân Biệt Cách Dùng Will Và Be Going To 2022
Will
Dùng Will khi quyết định làm điều gì đó ngay vào lúc nói hoặc đồng ý hay từ chối làm việc gì.
Oh, I’ve left the door open. I will go and shut it.
Ồ, mình đã để cửa mở. Tôi sẽ đi và đóng cửa lại.
I’m too tired to walk home. I think I will get a taxi.
Tôi rất mệt không thể đi bộ về nhà được. Tôi nghĩ tôi sẽ bắt một chiếc taxi.
I’ve asked John to help me but he won’t.
Tôi đã nhờ John giúp tôi nhưng anh ta không thể.
Dùng Will để hứa hẹn làm điều gì đó.
Thank you for lending me the money. I will pay you back on Friday.
Dùng Will để dự đoán về tương lai.
I think United will win the game.
(Tôi nghĩ độ Mĩ sẽ thắng trận đấu)
One day people will travel to Mars.
(Một ngày nào đó con người sẽ lên Sao Hỏa)
Be going to
Dùng Be going to cho một dự đoán về tương lai nhưng chỉ khi có một dấu hiệu ở hiện tại cho thấy điều sẽ xảy ra trong tương lai, nhất là tương lai gần. Người nói cảm thấy chắc chắn điều sẽ xảy ra.
Look at those black clouds. It’s going to rain.
Trông những đám mây đen này kìa. Trời chắc sẽ mưa.
This bag isn’t very strong. It’s going to break.
Cái túi này không chắc lắm, nó sẽ rách mất.
Dùng Be going to để nói về một việc mà chúng ta quyết định làm hay dự định làm trong tương lai.
We are going to have a meal.
Chúng tôi sắp dùng bữa.
Tom is going to sell his car.
Tom dự định bán xe hơi của anh ấy.
There’s a film on television tonight. Are you going to watch it?
Có một bộ phim trên ti vi tối nay. Bạn sẽ xem chứ?
Chú ý
Will không diễn tả một dự định
It’s her birthday. She’s going to have a meal with her friends.(Đúng)
She ‘ll have a meal. (Sai)
Nhưng chúng ta thường dùng Be going to cho một dự định và Will cho các chi tiết và lời nhận xét
We’re going to have a meal. There’ll be about ten of us. ~ Oh, that’ll be nice.
Thì hiện tại tiếp diễn cũng được dùng giống như Be going to
We’re going to drive/We’re driving down to the South of France. ~ That’ll be a long journey. ~ Yes, it’ll take two days. We’ll arrive on Sunday.
Chúng ta có thể dùng cả Will và Be going to để dự đoán việc xảy ra trong tương lai nhưng Be going to thân mật hơn và thông dụng hơn trong văn nói thường ngày.
I think United will win the game
Hoặc
I think United are going to win the game
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Cách Dùng So… That Và Such… That trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!