Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Dạ Con # Top 4 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Dạ Con # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Dạ Con được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Nguyên nhân bệnh ung thư dạ con

– Khi nhắc đến virut HPV người ta thường nghĩ ngay đến bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, virut HPV có khoảng 100 chủng loại khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại gây bệnh ở vùng sinh dục, hậu môn và 15 loại được liệt vào loại đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra ung thư. Đặc biệt là HPV chủng 16, 18 được biết đến là virut có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất. Tuy vậy, 11 chủng virut HPV khác cũng có khả năng cao gây ra ung thư cổ tử cung.

– Virut HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Do đó, quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ với nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Sinh con quá sớm dưới 17 tuổi

Người có hệ miễn dịch yếu

– Đối với những người có sức đề kháng yếu thì nguy cơ mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung càng tăng cao do virut HPV có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.

– Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì nguy cơ mắc phải bệnh này sẽ cao hơn những người khác.

2. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư sớm

– Đau vùng chậu: Tự dưng bạn thuấy những cơn đâu bất thường ở vùng chậu, những cơn đau này có thể cảnh báo bạn đang có nguy cơ bi mắc bệnh ung thư tử cung cao. Bình thường những cơn đau có thể là do chị em tới ngày kinh nguyệt rồi bị chuột rút gây đau vùng chậu, thế nhưng nếu những ngày bình thường mà cũng bị, thêm vào đó là những dấu hiệu đau nhức ở vùng chậu thì cần phải chú ý. Cần tới bác sĩ để có thể được chuẩn đoán một cách chắc chắn nhất về bệnh.

– Dịch âm đạo có màu bất thường: Dịch âm đạo bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng của máu và gây ra mùi khó chịu, trường hợp này có thể bạn đang gặp một số bệnh về vùng dưới đó có thể là do ung thư buồng trứng hay viêm voì trứng, ung thư tử cung… tốt nhất khi gặp triệu chứng này thì bệnh nhân nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên biểu hiện đó.

– Chảy máu bất thường: Nếu âm đạo bị chảy máu một cách bất thường thì bạn nên cảnh giác. Lưu ý, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít. Tuy nhiên đều không xác định rõ được nguyên nhân tại sao chảy máu thì nên đi khám ngay để xem có phải do ung thư cổ tử cung gây ra không.

– Chu kì kinh nguyệt bất thường: Chu kì kinh nguyệt của chị em nói lên rất nhiều điều, nếu khi tử cung bị kích thích do ung thư tử cung thì nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kì bình thường của cơ thể người phụ nữ. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm… Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.

– Bất thường trong tiểu tiện: Khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Rất có thể bạn bị ung thư cổ tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm. Nếu đùng là ung thư cổ tử cung thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.

– Thiếu máu: Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Da

Nốt ruồi to lên bất thường, có bờ nham nhở là những thay đổi dễ nhận thấy nhất trên da để chúng ta nhận biết dấu hiệu của ung thư da. Nếu phát hiện và điều trị sớm, 90% trường hợp bệnh nhân có thể được chữa khỏi.

Ung thư da là gì?

Ung thư da là một loại bệnh bao gồm các khối u ác tính ở da, các bệnh thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và chúng thường được bắt đầu với các dấu hiệu ung thư da mà chúng ta có thể quan sát được từ bên ngoài. Chúng có thể là những dấu hiệu tăng trưởng có thể là mới hoặc phát sinh từ các tổn thương tiền ung thư hoặc cũng có thể là các yếu tố từ bên ngoài môi trường.

Dấu hiệu ung thư da

Các nốt ruồi kích thước không cân đối: Nếu thấy bỗng nhiên cơ thể xuất hiện nốt ruồi, hãy chia nốt ruồi làm đôi và xem hai nửa có khớp nhau không? Những nốt ruồi không cân đối có thể là dấu hiệu của bệnh.

Tăng nhạy cảm với các tổn thương trên da: ở vùng da bị tổn thương thường hay có cảm giác kiến bò, ngứa dai dẳng, châm chích,…

Các nốt ruồi bị thay đổi màu sắc, có thể có màu sẫm hơn.

Các nốt ruồi có bờ nham nhở hoặc không đều.

Kích thước nốt ruồi thay đổi to lên bất thường, cảm giác bị đau, chảy máu cần phải đi kiểm tra sớm.

Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng xuất hiện mụn. Nếu nốt mụn này không hết sau một tháng hoặc hơn thì rất có thể đó không phải là nốt mụn bình thường mà chính là dấu hiệu của ung thư da.

Bầm tím ở bàn chân không khỏi, vết loét không liền.

Các vệt màu nâu hoặc đen dưới móng tay hoặc móng chân.

Da đóng vảy, bong tróc.

Sự nguy hiểm của bệnh ung thư da

Giống như các bệnh ung thư khác của cơ thể bệnh ung thư da được phát sinh từ những tế bào ác tính tăng sinh một cách bất thường. Căn cứ vào đặc tính bệnh được chia thành 3 loại khác nhau đó là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư hắc tố và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong 3 loại trên thì ung thư hắc tố là bệnh lý ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong nhiều nhất.

Bệnh nếu không được phát hiện cũng như chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể đó là:

Đe dọa đến tính mạng bệnh nhân: Tùy thuộc vào loại ung thư các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ tử vong do bệnh gây ra. Tuy nhiên theo thống kê cho biết số lượng bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố có nguy cơ tử vong cao nhất trong những bệnh lý về da. So với những bệnh ung thư khác thì đây là căn bệnh có tỉ lệ tử vong tương đối thấp tuy nhiên mọi người vẫn cần chú ý đến những triệu chứng bất thường để phát hiện sớm bệnh.

Ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ: Một trong những ảnh hưởng của bệnh đó là gây mất tính thẩm mỹ. Với những bệnh nhân mắc ung thư da vùng da thường xuyên bị bỏng đỏ, mẩn ngứa, viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu, nổi mụn rộp, bong da…những triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Đặc biệt với những vị trí như trên mặt, vai, gáy, tay việc phát sinh những biểu hiện trên là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy e ngại và xấu hổ.

Khả năng di căn lớn: Giống như các bệnh ung thư khác, những bệnh nhân mắc ung thư da cũng có thể gặp phải hiện tượng di căn của những khối u. Nếu bệnh không được chữa trị sớm những tế bào ác tính sẽ đi xâm lấn sang những khu vực khác trong cơ thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.

Những triệu chứng khó nhất biết: Những dấu hiệu ung thư da thường khá mờ nhạt hoặc khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như da mẩn ngứa, nóng rát, bong tróc, nốt ruồi phát triển bất thường, viêm loét khó lành…tuy nhiên một số bệnh như chàm, eczema…cũng có những biểu hiện tương tự. Việc khó phát hiện dựa vào những triệu chứng lâm sàng dẫn đến 1 thực tế đó là rất nhiều bệnh nhân khi đến khám bệnh đã sang giai đoạn nặng, biến chứng lớn và chữa trị khó khăn.

Điều trị ung thư da

Ung thư da được điều trị bằng các phương pháp sau

Dao lạnh: Phương pháp này người ta sử dụng khí Argon để làm lạnh và phá hủy các tế bào gây ung thư da. Lúc này, khối u sẽ bị thiếu oxy và dưỡng chất nên sẽ bị phá hủy. Sau đó, da sẽ được giải đông bằng khí Helium, khi giải đông các khối u sẽ bong tróc lên. Phương pháp điều trị này được áp dụng vào giai đoạn sớm của bệnh, nó giúp các khối u nhanh chóng bị phá hủy mà không làm tổn thương đến những vùng da lành khác ở xung quanh.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều trị cho tất cả các dạng ung thư da. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối u trên da sau đó sẽ dùng phần da lành ở vị trí khác để phủ lên.

Xạ trị: Phương này này thường được áp dụng để điều trị ung thư tế bào đáy. Đối với dạng ung thư này thì phương pháp xạ trị có hiệu quả tương đương với phẫu thuật do tế bào đáy có phần nhạy cảm đối với các tia phóng xạ.

Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.Thuốc được đưa vào cơ thể qua các đường khác nhau như uống, tiêm, truyền tĩnh mạch.

5 biện pháp vàng phòng ngừa ung thư da

Hạn chế, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h – 16h chiều

Theo các nhà nghiên cứu, tia nắng mặt trời khắc nghiệt nhất trong ngày là khoảng thời gian 10h – 16h chiều. Do vậy mà, việc hạn chế một cách tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này là một biện pháp tốt nhất để da có thể không bị tổn thương nặng nề do ánh nắng mặt gây ra. Đặc biệt là vào mùa hè, không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu.

Sử dụng các biện pháp chống nắng với những đồ phủ kín da khi ra ngoài

Sử dụng đồ ướt, hay đồ vải thưa sẽ dễ dàng làm ánh mặt trời xuyên vào da. Chúng ta nên chọn loại vải được dệt chặt sẽ hạn chế tối đa được việc ánh nắng mặt trời chiếu vào da. Bên cạnh đó, đeo kính râm sẽ bảo vệ tốt cho đôi mắt của bạn và đội mũ vành rộng sẽ bảo vệ làn da trên gương mặt khỏi ánh nắng gay gắt.

Sử dụng kem chống nắng tốt cho da

Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài, cố gắng duy trì cứ 20 phút thoa lại một lần, bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 45 là đủ, đừng nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao sẽ không tốt cho da của bạn. Một lời khuyên hữa ích cho bạn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại kem chống nắng có SPF phù hợp với bạn.

Không nên tắm nắng quá lâu

Tắm nắng là một việc có lợi trong việc giúp hấp thụ vitaminD của cơ thể, tuy nhiên việc tắm nắng quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng cháy da. Nếu tình trạng này, kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực tới da và gây ung thư.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu trên da

Các phương pháp kiểm tra da tại nhà trước gương sẽ giúp bạn phát hiện được những sự thay đổi bất thường trên da. Nếu như bạn nhận thấy nốt ruồi hay mụn cóc khác lạ trên da thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Những Điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào?

Nếu như trước đây cơ thể bạn rất khỏe mạnh thì khi mắc phải ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng nặng thì cơ thể của bạn vẫn sẽ phản ứng bằng sự mệt mỏi. Mặc dù bạn không làm bất kì việc nặng nào nhưng bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động.

Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Thường thì khoảng 5 – 6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn.

Rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi dù không ăn gì. Ở kì cuối của ung thư gan, bạn thường đi đại tiện nhiều lần trong một ngày. Nếu để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.

Đối với bệnh nhân ung thư gan thời kì cuối, những cơn đau là điều không tránh khỏi. Gan là nằm gần dạ dày, việc gan bị tổn thương gây ra những cơn đau đột ngột kéo dài. Những cơn đau quặn thắt ở gan và dạ dày rất khó chịu là các dấu hiệu ung thư gan.

Việc chấm dứt những cơn đau này sẽ cần đến những loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau với mật độ cao thì chức năng gan thêm suy giảm.

Gan to lên, người bệnh sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là báo hiệu quan trọng cho việc gan của bạn đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh có thể sờ thấy những khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bụng trên.

Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Đối với người mắc ung thư gan giai đoạn cuối, do những tác động khác nhau mà cơ thể nhanh chóng suy nhược nghiêm trọng. Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối khác như – rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở những vùng da mỏng trên cơ thể.

Bị xuất huyết tiêu hóa

➤ Khám tầm soát ung thư gan để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

Da có màu vàng rơm và xanh xao

Các tế bào bị hủy hoại nặng hơn do tắc mật gây nên tình trạng da vàng. Hiện tượng da vàng cũng đã được đề cập ở thời kì đầu của bệnh nhưng bước vào giai đoạn cuối, da có màu vàng hơn (vàng rơm) và có biểu hiện xanh xao.

Ở thời kì cuối, bệnh nhân ung thư gan cũng có thể bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ (do máu).

Ung thư gan thời kì cuối thường chỉ duy trì được sự sống của bệnh nhân trong một thời gian ngắn nữa mà thôi.

Câu trả lời là không, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được khả năng lây lan của ung thư gan nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi, sống chung, hôn hay thậm chí là quan hệ tình dục.

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để sống chung và chăm sóc sức khỏe cho những người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối.

➤ Cách phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm

Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư gan giai đoạn cuối không có phương pháp chữa khỏi vì ở giai đoạn cuối tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể như thận, phổi, xương, tuyến tụy, mạch máu…Vì vậy lựa chọn duy nhất là điều trị giảm nhẹ. Các bác sĩ sẽ cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân bằng cách kiểm soát các cơn đau và các biến chứng khác gây ra bởi căn bệnh này, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân.

Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?

Có lẽ, nhiều người bệnh sẽ bỏ qua vấn đề ăn uống trong chăm sóc người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bởi ai cũng nghĩ rằng thời gian sống của người bệnh cũng không còn được nhiều nên ăn uống như thế nào cũng được, người bệnh thích gì thì cho ăn món đó.

Nhưng trên thực tế, để có thể kéo dài được thời gian sống cho người bệnh thì chế độ ăn uống phải được đảm bảo, thực đơn ăn uống phải đảm bảo được các nguồn dưỡng chất. Bởi lúc này, khi gan bị tổn thương trầm trọng, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ không còn được đảm bảo, cơ thể sẽ bị thiếu chất và người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và suy kiệt về sức khỏe.

Nếu hiểu rõ được tình trạng bệnh và nắm bắt được những lưu ý trong quá trình chữa trị, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài được thời gian sống của mình.

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo số liệu thống kê cho biết, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối rất thấp, hầu hết người bệnh chỉ sống được nhiều nhất là 6 tháng từ khi phát hiện bệnh, có người tử vong sau đó 1 tháng.

Mặc dù, các bác sĩ vẫn luôn cố gắng đưa ra các phương pháp chữa trị để giúp người bệnh, song chúng ta cũng biết rằng, gan là một cơ quan có kích thước lớn và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, vấn đề lá gan bị phá hủy hoàn toàn các chức năng đã làm cho toàn bộ các hoạt động bên trong cơ thể bị ngưng trệ, cộng thêm những lo lắng về bệnh đã khiến cho sức khỏe của người bệnh tụt dốc nghiêm trọng. Đó chính là lý do khiến thời gian sống của ung thư gan ở giai đoạn cuối khá thấp.

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi Di Căn Não

Ung thư phổi di căn lên não xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư phổi với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (tương đương với giai đoạn xâm lấn của ung thư phổi tế bào nhỏ). Điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này rất khó khăn, tiên lượng nghèo nàn hơn nhiều so với ung thư giai đoạn sớm.

1. Tìm hiểu chung về ung thư phổi

1.1. Nguyên nhân gây ung thư phổi

Giới tính: Ung thư phổi thường gặp nhiều ở nam giới trong độ tuổi 50 trở lên. Tuy nhiên hiện nay, ung thư phổi cũng thấy xuất hiện nhiều ở nữ giới

Thuốc lá: Đây là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Có tới 80% người đã và đang hút thuốc lá bị ung thư phổi.

Nghề nghiệp: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân làm việc trong các hầm mỏ, công nghiệp nhựa, khí đốt… làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư phổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi bao gồm:

Có thể phát hiện u phổi, nhưng với những tổn thương nhỏ đôi khi không thấy, kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn, kể cả những tổn thương nhỏ, có thể thấy hạch trung thất, tổn thương di căn phổi, màng phổi.

Qua soi phế quản, ta có thể quan sát được khối u xuất phát từ phế quản và thực hiện được các kỹ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u.

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dẫn cắt lớp vi tính.

Đây là phương pháp loại bỏ một số tế bào bất thường, nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để xác định xem bệnh nhân có bị ung thư hay không. Một mẫu sinh thiết cũng có thể được lấy từ các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác, nơi ung thư đã lan rộng, chẳng hạn như gan.

Một số xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn

Chụp cộng hưởng từ có thể cho một hình cắt dọc ở bất cứ một bình diện nào. Cộng hưởng từ hạt nhân phụ thuộc vào từ học của tế bào, nhất là ở độ tập trung của iôn hydrô. Do đó, nó có thể cho phép phân biệt được một số tổn thương tuỳ theo mức độ cộng hưởng từ trường của hạt nhân.

Các xét nghiệm như: PET/CT, xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ sọ não, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng, xét nghiệm khác (CEA, SCC, Cyfra 21-1; kỹ thuật sinh học phân tử như: FISH, PCR, giải trình tự gene…)

2. Biểu hiện ung thư phổi di căn não

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm, tiến triển nhanh và là loại ung thư phổ biến nhất di căn lên não. Bệnh ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn là lý do chính khiến khoảng trên 70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và di căn (III, IV). Não là một trong những vị trí ung thư phổi thường di căn đến. Các bác sĩ cho biết, có đến khoảng 60 – 70% các trường hợp ung thư di căn đến não là từ ung thư phổi.

Ung thư phổi di căn não phá hủy mô não, tạo ra phản ứng viêm, sưng do áp lực trên các cấu trúc trong não. Biểu hiện ung thư phổi di căn não ở mỗi bệnh nhân khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng ung thư phổi di căn não thường gặp bao gồm:

3. Hỗ trợ điều trị ung thư phổi di căn não như thế nào?

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước đây, điều trị ung thư phổi di căn não gặp rất nhiều khó khăn do các thuốc hóa chất không hoặc ít qua được hàng rào máu não. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư phổi di căn não cho tiên lượng nghèo nàn, đặc biệt là khi chỉ áp dụng giảm nhẹ triệu chứng thông thường.

Phẫu thuật mở chỉ định rất hạn chế cho các trường hợp di căn não đơn độc một ổ, thể trạng tương đối.

Xạ trị toàn não là phương pháp được sử dụng nhiều để chống phù não, chống chèn ép và có thể tiêu diệt khối u. Phương pháp này thường áp dụng cho các tổn thương di căn não nhiều ổ, phù não nhiều, kích thước lớn. Xạ trị toàn não có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, cải thiện các triệu chứng, có thể được sử dụng đơn thuần hoặc bổ trợ cùng phẫu thuật, xạ phẫu…

4. Ung thư phổi di căn não có lây không?

Cũng giống như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư phổi di căn não là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác mà có khuynh hướng di truyền. Chẳng hạn, những người có người thân gần gũi như cha mẹ, anh chị, con cái mắc ung thư phổi, sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh của người đó. Tuy nhiên, những trường hợp bị ung thư phổi do di truyền cũng chỉ chiếm 5-10%.

5. Phòng ngừa ung thư phổi

Thường xuyên mở cửa để thông thoáng nhà cửa, giảm lượng khí radon trong nhà – chất không khí tự nhiên, lọt vào trong các tòa nhà qua những kẽ nứt vào các lỗ nhỏ.

Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động nếu làm việc trong môi trường độc hại khi phải tiếp xúc với amiăng – nguyên liệu chính sản xuất fibro xi măng…

Khử trùng nơi ở, có biện pháp bảo vệ đường hô hấp

Sử dụng nguồn nước uống đảm bảo

Ăn uống lành mạnh, tích cực bổ sung trái cây xanh, rau tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tích cực luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật…

Ngoài bỏ thuốc lá, để phòng bệnh ung thư phổi, bạn cũng cần chú ý:

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Dạ Con trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!