Bạn đang xem bài viết Những Điều Bạn Chưa Biết Về Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là gì ?Xã hội hóa giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục các cháu đức tính tốt ,chăm sóc sức khỏe cho các cháu ,tập cho các cháu vừa chơi vừa học,chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông ,giáo dục mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt.
XEM THÊM THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự cấp thiết của việc xã hội hóa giáo dục mầm nonXã hội hóa giáo dục mầm non là sự kết hợp giữa truyền đạt tri thức và các hoạt động vui chơi, múa hát để từ đó hình thành nên một môi trường , vui vẻ năng động sáng tạo, thoải mái cho trẻ. Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
XEM THÊM PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?
Xã hội hóa giáo dục mầm non trong điều kiện hiện nayTrong điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục giữa các trường, ở nhiều nơi khác nhau còn chênh lệch, ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế… thì việc xã hội hóa giáo dục (XHHGD), huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp tích cực giúp ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thực hiện tốt sứ mệnh nuôi dạy và trồng người.
Biện pháp tham mưu xã hội hóa giáo dục mầm non
Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non. Đây là 1 nhiệm vụ suyên suốt cần thiết và đòi hỏi nhà nước phải làm ngay và làm có hiệu quả.Tăng cường quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác,nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Biết rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non,phối kết hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.
Xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí các cấp thật sự có trình độ chuyên môn vững vàng và năng lực về quản lí phù hợp với vị trí quản lí
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí hành chính Nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lí GDMN
Xây dựng cơ sở vật chất thích hợp cho GDMN theo hướng phù hợp với điều kiện vùng,miền
Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non Nhà nước phải tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, liên kết với 1 số nước, các tổ chức quốc tế đầu tư nghiên cứu phát triển giáo dục mầm non.
Những bất cập trong xã hội hóa giáo dục mầm nonViệc thực hiện chủ trương XHHGD hiện nay còn rất nhiều bất cập. Tại các trường công lập, nhiều trường đã lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp trường, lớp, mua sắm thiết bị để thự hiện XHHGD. Điều đáng nói, việc vận động XHHGD không có chỉ tiêu cụ thể, mỗi trường khi lập kế hoạch, dự toán nâng cấp, sửa chữa đều đưa ra số tiền cần huy động. Và kêu gọi từng HS, phụ huynh. Gây ra mâu thuẫn giữa chủ trương và cách làm. Nhiều trường thậm chí là áp đặt khiến việc XHHGD mất đi tính nhân văn và trở thành gánh nặng đối với nhiều phụ huynh.
Kết luậnMua đồ chơi thông minh, Giáo dục sớm cho bé ở đâu?
XHHGD là chủ trương cần thiết và cực kì qua trọng, huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. khi thực hiện XHHGD cần bảo đảm tính công khai, dân chủ, tự nguyện của mỗi cá nhân. Tại các trường tư thục, khi trao quyền phải đi liền với giám sát. Có như vậy, XHHGD mới thực sự phát huy hiệu quả và thể hiện tính ưu việt của một chủ trương. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có những năng lực và hoàn cảnh khác nhau. Do đó, Kiddihub cho rằng nếu muốn giáo dục mầm non phát triển thì phải làm cho trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nghĩa là trẻ vui khi đến trường và khi về nhà thấy nhớ trường… Giáo dục mầm non đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc, và giáo dục trẻ; toàn diện về thể chất, tình cảm kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; liên thông giữa các độ tuổi và với giáo dục tiểu học.
Bài Toán Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non
(DĐDN) – Vụ việc hành hạ trẻ em tàn bạo của bảo mẫu điểm giữ trẻ Phương Anh (số 18, Hiệp Bình, Thủ Đức, TP HCM) đang gây phẫn nộ trong xã hội. Từ đây, dư luận cũng đặt ra câu hỏi về lỗ hổng trong quản lý cũng như trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay.
Hình ảnh trích từ video clip hành hạ trẻ em tàn bạo của bảo mẫu điểm giữ trẻ Phương Anh
Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới đây, dư luận chưa hết sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé trai 18 tháng tuổi thiệt mạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ….
Đạo đức xã hội xuống cấp
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ bạo hành trẻ em thời gian qua, bà Ninh Thị Hồng – Trưởng ban Kiểm tra Hội Bảo vệ Quyền trẻ em VN, cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do đạo đức xuống cấp. “Trong chiến tranh, đất nước nghèo khó, thiếu thốn, trẻ em được sơ tán về những vùng quê, ở đó các em được người dân sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, trông nom, chăm sóc. Con người ta khi đó sống với nhau bằng tình thương người thực sự. Còn trong thời nay, khi đất nước đã bắt đầu phát triển, con người có nhiều điều kiện để chăm sóc, giúp đỡ nhau hơn, được học hành, hiểu biết nhiều hơn thì người ta lại đối xử với nhau vô cùng tàn bạo”.
Theo bà Hồng, đạo đức xã hội xuống cấp chỉ có một lý giải duy nhất đó là vấn đề giáo dục nhân cách con người ngay từ trong gia đình, nhà trường và xã hội đã không được quan tâm đúng mức, hay nói một cách khác là đang bị buông lỏng, không được coi trọng. Chưa kể, các bảo mẫu Phương và Lý lại làm việc trong một môi trường mà “họ là nhất”, không ai quản lý, giám sát, không ai nhắc nhở họ về đạo đức.
Bà Hồng cũng nêu một thực tế đang diễn ra đó là việc thiếu trầm trọng các cơ sở giáo dục mầm non công lập trong khi nhu cầu về cơ sở và giáo viên mầm non ngày càng tăng mới có thể đáp ứng con số hơn 1 triệu trẻ em ra đời mỗi năm. Trong khi quỹ đất dành cho việc xây dựng trường lớp thì thiếu, quỹ đất dành cho những dự án đầu tư thương mại, sân golf… lại quá nhiều. “Thực tế này đã tồn tại và khiến dư luận lên tiếng, nhưng không biết Nhà nước, Quốc hội đã có ý kiến dành quỹ đất để xây trường hay chưa?”- Bà Hồng đặt câu hỏi.
Cơ chế nào cho xã hội hóa ?
VN là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Điều đó cho thấy người VN cũng rất quan tâm đến sự phát triển của các thế hệ tương lai đất nước, nó là cơ sở quan trọng hình thành nên hệ thống pháp luật và nhận thức của Chính phủ VN trong quá trình đảm bảo phát triển giống nòi sánh ngang các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo LS Huỳnh Kim Ngân – Trưởng Văn phòng Luật sư Chân Thiện Mỹ, nước ta mới bắt đầu vận hành theo kinh tế thị trường nên mặt trái của xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước hết, đó là sự tập trung dân cư vào các thành phố phát triển, ngoài ưu điểm là dồi dào các nguồn lao động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì bên cạnh đó, gánh nặng về y tế và giáo dục không phải một sớm một chiều giải quyết được, trong đó, bao gồm hình thức giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà trẻ đúng theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất và giáo viên có chuyên môn đòi hỏi một nguồn lực quá lớn mà Nhà nước không gánh nổi. Xã hội hóa giáo dục là một chính sách đúng đắn, tuy nhiên có nhiều vấn đề mặt trái phát sinh khi tư nhân tham gia vào giáo dục đào tạo nói chung và hệ thống mầm non tư thục nói riêng.
Riêng hệ thống giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo tư thục chưa được ngành giáo dục và chính quyền địa phương quan tâm thỏa đáng, việc thành lập và hoạt động không được kiểm soát chặt chẽ, thiếu những quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi tham gia vào hệ thống đào tạo.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng thừa nhận, nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất như TP HCM, Hà Nội là đặc biệt lớn. Do số trẻ ở các khu vực này tăng nhanh nhưng hệ thống trường lớp công lập chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu người dân nên phải xã hội hóa.
Tuy nhiên, theo LS Ngân, trong tương lai, nếu không sớm chấn chỉnh phương pháp quản lý thì những hiện tượng tương tự vẫn còn diễn ra với những hậu quả xã hội khôn lường. Vì vậy, trước hết, về quan điểm giáo dục thì cần xem kinh doanh trong lĩnh vực “Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo” thuộc ngành nghề đặc biệt có điều kiện, từ đó sớm ban hành những quy chế thành lập và hoạt động, cơ chế giám sát hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của phụ huynh gửi trẻ và nhà đầu tư thành lập trường. Cơ chế giám sát nên tập trung cho chính quyền địa phương cấp phường xã phối hợp cùng cơ quan quản lý giáo dục cấp quận, huyện. Còn vấn đề xử lý vi phạm chỉ là giải pháp sau cùng khi hậu quả đáng tiếp đã xảy ra.
Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại Điều 4 Luật giáo dục, bên cạnh đó còn có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do đó, để hạn chế tình trạng này thì hơn ai hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nhanh chóng ban hành các quy định hướng dẫn, cụ thể hóa các Quyền trẻ em cùng với xây dựng thể chế bảo vệ các quyền đó, phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương kiểm tra giám sát thường xuyên.
Được biết, hiện tại Sở GD-ĐT TP HCM cũng đã có tham mưu cho TP ra văn bản chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non.
Thứ trưởng Nghĩa cũng cho biết, vào tháng 3/2014, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội thảo về quản lí các cơ sở mầm non ngoài công lập, đặc biệt là quan tâm các nhóm lớp. Tại hội nghị này, Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong việc quản lý các nhóm lớp mầm non.
Hy vọng, từ lắng nghe, tiếp thu đến hành động của Bộ GD – ĐT cũng như các cơ quan chức năng đối với quản lý giáo dục mầm non sẽ sớm được triển khai một cách hữu hiệu, chứ không chỉ là các giải pháp ngăn cấm mang tính tình thế…
Mặc dầu chúng tôi chưa bao giờ có con số thống kê chính xác, nhưng những số liệu đưa ra đã cho thấy nạn bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực trẻ em rất đáng báo động. Tình trạng trên cho thấy đạo đức xã hội đang có vấn đề. Trách nhiệm không kém phần quan trọng trong vấn đề này đó là chính quyền địa phương. Nếu còn tình trạng bạo hành thì trong từng trường hợp cụ thể, chính quyền địa phương phải phân tích, xem xét tại sao lại có và đề ra biện pháp. Không ai hơn chính quyền địa phương hiểu biết về người dân của mình và có cách giúp đỡ cụ thể. Vì ngay tại địa bàn dân cư, nếu có cán bộ dân số gia đình và trẻ em thì cũng không thể làm tất cả mọi việc. Tại phường xã, chính quyền giữ vai trò quan trọng. Hơn nữa địa bàn dân cư thì đã có nhiều tổ chức chính trị xã hội, như tổ dân phố, người cao tuổi, hội cựu chiến binh… Ta có đầy đủ cơ quan tổ chức, vấn đề là có quan tâm đầy đủ đến các cháu hay không.
Thực tế hiện nay, các điều kiện về chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập. Việc trẻ em dưới 18 tháng tuối chưa có trường công lập chăm sóc. Trong khi, mẹ các cháu chỉ được nghỉ làm việc theo chế độ thai sản chỉ 6 tháng cũng đang là một vấn đề lớn. Nhu cầu về chăm sóc, trông nom trẻ em đối với khu vực ngoài công lập là rất lớn. Hay nói cách khác đây có thể được xem là một thị trường khá béo bở.
Tú Phương
Đẩy Mạnh Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non
Cô trò Trường Mầm non Bảo Quyên, xã An Hiệp, Châu Thành.
Một số khó khăn
Sau hơn 1 năm thực hiện Kế hoạch XHH đầu tư phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2023 và định hướng đến năm 2025 của UBND tỉnh, hầu hết các huyện, thành phố đều có loại hình trường, lớp ngoài công lập (NCL), nhiều nhất là TP. Bến Tre và huyện Châu Thành. Toàn tỉnh phát triển thêm 5 trường, 29 nhóm trẻ. Hiện, tỉnh có 182 trường mầm non với 1.497 nhóm, lớp; 18 trường mầm non, mẫu giáo và 86 nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập.
Trưởng phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Thị Thanh Bình cho biết, các địa phương thực hiện khá tốt việc quản lý trường lớp NCL trên địa bàn, không có trường hợp cơ sở giáo dục NCL hoạt động không có giấy phép. Tỷ lệ trẻ tham gia tại các trường NCL được đánh giá phát triển đạt yêu cầu theo độ tuổi, đạt trên 98%. Đặc biệt, không xảy ra nạn bạo hành trẻ em trong các trường, nhóm, lớp NCL.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Bình, mặc dù góp phần đáng kể về cơ sở vật chất để đảm bảo việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp nhưng XHH đầu tư phát triển GDMN đang bộc lộ những khó khăn. Thực tế, sự tham gia của nhà đầu tư vào việc xây dựng trường, lớp mầm non chủ yếu là cá nhân, phát triển với quy mô nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập ở khu vực các xã, thị trấn có kinh tế phát triển. Do đó, quy mô phát triển trường, lớp NCL chưa đều khắp.
Đơn cử, tại huyện Ba Tri còn 21/24 xã chưa có loại hình NCL, ở các xã có nhu cầu mở rộng quy mô thì không có đơn vị đầu tư. Mặt khác, tại hầu hết các địa phương, mức thu nhập của người dân ở mức trung bình nên điều kiện kinh tế để gửi trẻ vào cơ sở GDMN có mức học phí cao không nhiều, ít nhiều ảnh hưởng đến việc kêu gọi các tổ chức đầu tư trường chất lượng cao.
Thời gian qua, TP. Bến Tre đã đầu tư sửa chữa và xây mới nhiều trường mầm non và đã kêu gọi được sự đầu tư của tổ chức, cá nhân xây dựng được 2 trường mầm non tư thục theo chuẩn quốc tế với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Quy mô mở ra 2 trường mầm non có sức chứa khoảng 600 trẻ nhưng số trẻ tăng thêm có 115 trẻ. Nguyên nhân phần lớn phụ huynh cũng muốn cho trẻ theo học ở trường tư nhưng so sánh mức học phí trường công và tư họ e ngại chi phí nên không mạnh dạn gửi trẻ.
Phó trưởng phòng GD&ĐT TP. Bến Tre Phạm Thị Như Mai cho hay, bên cạnh trẻ đang tham gia học tại các cơ sở GDMN, hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn 2.396 trẻ trong độ tuổi chưa đến trường. Trong đó, có 2.071 trẻ từ 0 – 2 tuổi và 225 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 3 – 5 tuổi.
Cũng theo bà Như Mai, quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Ở các địa phương như xã Nhơn Thạnh, Sơn Đông, Phú Nhuận chỉ có một mô hình trường mẫu giáo huy động từ 3 – 5 tuổi, chưa huy động được trẻ từ 0 – 2 tuổi, do đó chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân và làm tăng áp lực cho các trường mầm non trên địa bàn.
“Nạn bạo hành trẻ xảy ra ở số nhóm trẻ tư thục ngoài tỉnh ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của phụ huynh đối với hệ thống trường, lớp NCL, nhất là các nhóm trẻ độc lập. Đội ngũ giáo viên NCL thường không ổn định. theo thống kê, các nhóm trẻ trên địa bàn tỉnh thiếu 212 giáo viên, do có sự thay đổi định mức tăng thêm giáo viên và sự phát triển trường, lớp của hệ thống NCL nhưng không có nguồn tuyển dụng. Đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác XHH đầu tư phát triển GDMN”, bà Nguyễn Thị Thanh Bình cho hay.
Đẩy mạnh công tác XHH
Trẻ được chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Bảo Quyên.
Bài, ảnh: Ph. Hân
Biện Pháp Tham Mưu Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non
Các biện pháp tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường mầm non duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia
Hiện nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non vì giáo dục mầm non giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi vậy đã đề ra những quyết định chính sách phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện.
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì cần phải thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị mầm non giáo dục mầm non. Công tác đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục mầm non hiện nay còn hạn chế, đang đứng trước thách thức lớn đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các cấp, các ban ngành quan tâm để thực hiện tốt công tác xây dựng phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong quá trình chỉ đạo.
Cơ sở vật chất là điều kiện quyết định đến chất lượng CS- ND- GD trẻ. Muốn làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất thì vai trò của người hiệu trưởng phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nắm được quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành học triển khai thực hiện tốt các đề án về phát triển giáo dục mầm non. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của bậc học, việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học trên toàn xã hội. Biết đầu tư suy nghĩ và xây dựng kế hoạch cụ thể, tìm các giải pháp thích hợp để làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất cho trường mình, đảm bảo yêu cầu mục tiêu đề ra. Thực hiện giáo dục trẻ trong nhà trường với điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc CS- ND- GD trẻ.
Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
– Để làm tốt công tác xây dựng CSVC đòi hỏi người cán bộ quản lý phải làm tốt công tác tham mưu, công tác vận động xã hội hoá giáo dục, gắn bó mật thiết với các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương tạo được mối quan hệ chặt chẽ để xây dựng nhà trường.
– Tổ chức xây dựng, bảo quản tốt CSVC, sử dụng tối đa phương tiện giáo dục.
– Biết lồng ghép CSVC của nhà trường vào kế hoạch năm học và kế hoạch dài hạn của nhà trường.
– Cần xây dựng kế hoạch một cách chu đáo, đề ra chỉ tiêu cụ thể, đề xuất những biện pháp khả thi trong xây dựng CSVC.
– Không ngừng nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ.
– Phối hợp các chương trình, dự án, nguồn thu khác để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
– Tiến hành sơ kết, tổng kểt rút ra bài học kinh nghiệm bổ sung cho quá trình xây dựng CSVC thiết bị dạy học.
Qua thực tế về công tác xã hội hoá để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường tôi có khuyến nghị như sau:
+ Mỗi cán bộ quản lý phải biết phát huy nội lực, tận dụng nguồn thu để xây dựng kế hoạch, xây dựng CSVC cho nhà trường.
+ Đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non cụ thể là đầu tư kinh phí để gom các điểm lẻ, quan tâm kịp thời tới các cơ sở giáo dục khi bị xuống cấp.
+ Đề nghị các cấp xét duyệt phổ biến rộng rãi các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao để kinh nghiệm đựơc ứng dụng trong thực tế.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm mầm non các cấp góp ý, bổ sung cho tôi để tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý và xây dựng cơ sở vật chất trong những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Chu Mạnh Nguyên: Giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non tập 3- Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội – NXB Hà Nội 2005. 2- Phạm Thị Châu: Quản lý Giáo dục mầm non- Trường CĐSP Nhà trẻ- Mẫu giáo Trung ương I- Xí nghiệp in tổng hợp Bộ Nội Vụ 1994. 3- Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2023- Vụ Giáo dục mầm non – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục- NXB Hà Nội 1999. 4- Luật giáo dục và nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành- NXB Lao động- Xã hội 2007. 5- Quyết định ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia số 36/ 2008/ QĐ- BGDĐT ngày 18/ 07/ 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo. 6- Sổ tay công tác nhà trường- Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội- NXB Hà Nội 2008.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/m4vc3gm
Những Biện Pháp Hay Về Giáo Dục Lễ Giáo Cho Trẻ Mầm Non
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp học vì tôi nghĩ khi phụ huynh dẫn con đến trường điều đầu tiên hiện ra trước mắt cháu là cảnh vật xung quanh ngôi trường, một không gian xanh – sạch – đẹp giúp cháu có cái nhìn thân thiện hơn về mái trường mà cháu đang học. Với cương vị là một giáo viên đứng lớp, một chủ tịch công đoàn của trường, hàng tháng tôi vận động các cô cùng các cháu học sinh trong khối dọn vệ sinh trường lớp, nhặt rác bỏ vào thùng rác, tạo thói quen không vức rác bừa bãi trên sân trường và nơi công cộng. Tôi tạo điều kiện cho các cháu tự mình trồng và chăm sóc thêm cây hoa, cây cảnh trong trường, điều này khiến các cháu rất vui và thích thú, qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, thêm gần gũi với thiên nhiên hơn.
Tôi tham mưu với nhà trường trồng thêm cây xanh nhân dịp lễ khai giảng, lễ tết. Đồng thời vận động phụ huynh đóng góp thêm cây tạo thêm màu xanh cho sân trường. Đầu năm đến nay phụ huynh đã đóng góp và trồng thêm một số cây như: Cây bằng lăng, cây xanh, sây si, cây hoa sữa.
Đối với môi trường sư phạm trong lớp học đầu năm tôi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp theo các góc đúng nơi qui định, mỗi góc chơi tôi đều làm mới để tạo sự chú ý cho trẻ. Sau mỗi lần chơi hoạt động góc nhắc trẻ để gọn đồ chơi đúng nơi, như vậy tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp, ý thức tự giác, trách nhiệm đối với công việc.
Trong các giờ hoạt động xé dán hoặc giờ nêu gương cuối tuần tôi thường nhắc trẻ bỏ rác vào thùng rác để giữ vệ sinh chung cho lớp đến nay hầu như các cháu đã có ý thức, kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung, không còn cảnh vức rác bừa bãi như đầu năm học nữa.
* Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo qua ngôn ngữ kèm điệu bộ, hành vi và ứng xử.
– Như chúng ta biết để dạy cháu một câu chào giao tiếp như: Cháu chào cô. Cháu chào bác… xem ra thật đơn giản bởi câu chào ngắn gọn thì bất cứ trẻ 3-4-5 tuổi nào cũng có thể thực hiện được, nhưng cũng câu chào đó thể hiện thế nào cho có lễ phép. Nếu như cháu vừa chạy, vừa chào cô hoặc cháu chào cô với ngữ điệu cao giọng thì lời chào chỉ mang hình thức đối phó, rập khuôn mà không có tính giáo dục. Vậy để dạy cháu biết lễ phép với người lớn thông qua lời chào sao cho phù hợp không phải là chuyện dễ. Có một câu trong bài hát “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô là hai mẹ hiền”Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, cô đóng vai trò hết sức quan trọng, theo tôi muốn giáo dục có hiệu quả thì cô phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ chuẩn mực phù hợp với từng đối tượng khi sử dụng lời chào và làm gương cho trẻ noi theo. Để giáo dục lễ giáo đạt hiệu quả thì việc chào hỏi phải thực hiện thường xuyên tạo ra một thói quen trong kỹ năng sống hằng ngày của trẻ. Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi thường xuyên làm gương và vận dụng dạy trẻ thể hiện ngôn ngữ khi chào hỏi trong mọi lúc mọi nơi như:
– Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ.
– Trẻ đến lớp chào cô, khi chào chúng ta nên quan sát từng cử chỉ, thái độ của trẻ chúng ta nên hướng dẫn nhắc nhở trẻ từng thái độ như: vòng tay trước ngực, nhìn về phía cô, đầu hơi cúi, giọng nói nhẹ hơi hạ giọng về từ cuối câu như: Cháu chào cô ạ! rồi nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
– Theo kinh nghiệm nhiều năm thì việc cháu thực hiện lời chào vẫn được diễn ra thường xuyên nhưng để có kỹ năng phù hợp với lễ giáo, thì mỗi lớp chỉ đạt khoảng 60%. Có cháu vừa chào cô vừa nhìn bạn hoặc vừa chào vừa chạy vào lớp… Có thể các cháu không hiểu hết ý nghĩa của lời chào. Mặc dù không cố ý nhưng nếu đó là một thói quen thì sẽ rất bất tiện cho việc giao tiếp sau này khi hình thành nhân cách sẽ không phù hợp với thái độ đạo đức của người Việt.
* Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi và các hoạt động học.
* Giáo dục lễ giáo qua hoạt động vui chơi ngoài trời
– Trong giờ sinh hoạt ngoài trời, chơi tự do, hay giờ lao động, tôi thường chú ý quan sát lớp, giúp cháu chơi hoặc lao động thật vui vẻ, đoàn kết, không tranh dành, xô đẩy nhau nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, tôi kịp thời uốn nắn, giúp trẻ nhận ra cái sai biết xin lỗi với thái độ biết lỗi và sửa sai kịp thời, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn chân thành.
– Nhà giáo dục như chúng ta cần biết giáo dục lễ giáo ngoài cách giáo dục trực tiếp còn thông qua cách giáo dục gián tiếp như ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả.
+ Đàm thoại: Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì?
+ Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
+ Để có những quả ngon bổ dưỡng cho các con ăn thì người trồng cây phải vất vả vun trồng chăm sóc…
Qua đó giáo dục cháu kính trọng, yêu quý công việc của những người lao động, khi ăn phải từ tốn, chậm rãi không vứt bỏ vỏ và hạt bừa bãi. Giáo dục cháu chăm sóc cây, bảo vệ cây và giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho cây.
* Giáo dục lễ giáo qua hoạt động góc
Thông qua các hoạt động góc trẻ được thực hành, được trải nghiệm các vai khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, trẻ tái hiện lại những công việc mà người lớn làm hàng ngày.
Ví dụ: Trẻ được đóng vai mẹ, bố, người bán hàng, người nấu ăn, y tá, bác sĩ, cô giáo …
Lợi dụng vào đặc điểm sẵn có này tôi tích cực lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi ở góc. Tôi nhập vai chơi cùng trẻ quan sát và lắng nghe những lời đối thoại của các cháu để kịp thời uốn nắn khi có những biểu hiện chưa chuẩn mực từ đó hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Qua trò chơi bán hàng:
+ Người bán hàng: Chào cô chú! Cô, chú mua gì ạ?
+ Người mua: Cô ơi! Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ.
– Trẻ đóng vai bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng, biết cách xưng hô cho phù hợp với từng bệnh nhân, hỏi bệnh nhân đau ở chỗ nào? Đau ra sao?…Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình, trẻ hết nói trống không, biết nói và trả lời những câu hỏi đầy đủ.
Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như: Khám phá khoa học, kể chuyện, đọc thơ, hát múa, toán,… Tiết dạy giúp trẻ hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những thói quen hành vi lễ phép.
Ví dụ: * Qua giờ khám phá khoa học “Trò chuyện về không khí, khí hậu”
Tôi đàm thoại với trẻ:
Không khí giúp ích cho con người như thế nào?
Nếu không có bầu không khí con người và mọi vật có sống được không?
Vì sao nguồn không khí ngày càng bị ô nhiễm nhiều?
Biết được lợi ích của không khí giáo dục cháu biết bảo vệ cây xanh, không vứt rác xuống ao hồ sông suối, khuyên ngăn ba mẹ không đốt phá rừng bừa bãi.
* Qua giờ phát triển thể chất: Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, trong lúc tập không xô đẩy hoặc chen lấn nhau.
* Giờ hoạt động tạo hình: Nặn người thân trong gia đình
* Cô đàm thoại:
– Gia đình con gồm có bao nhiêu người?
– Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con?
– Mọi người trong gia đình phải sống như thế nào?
Giáo dục trẻ biết cách xưng hô biết yêu thương kính trọng người lớn tuổi, biết nhường nhịn chăm sóc em nhỏ.
Giờ làm quen văn học: Qua truyện “Tấm cám”
Cô đàm thoại:
Tấm là người như thế nào?
Mẹ con Cám là người như thế nào?
Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Cô giáo dục cháu lòng thật thà chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác. Hình thành lòng nhân ái đối với người xung quanh.
*Giờ âm nhạc: Bài “Bông hoa mừng cô”
+ Cô đàm thoại:
– Đối với cô giáo con phải như thế nào?
– Khi tặng hoa cho cô các con tặng bằng mấy tay?
Từ đó giáo dục trẻ khi trao hoặc nhận quà từ người lớn phải bằng hai tay, khi nhận quà phải nói lời cảm ơn.
* Học lễ giáo qua hoạt động lễ hội
Con người Việt Nam ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động lễ hội tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào, biết kính trọng những người đã hy sinh, ngã xuống vì độc lập dân tộc. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, những con người có ích cho xã hội.
Về phương pháp giảng dạy tôi luôn chú trọng tìm tòi sáng tạo ra những điều mới lạ để cung cấp cho trẻ. Tôi không chỉ dạy những kiến thức có trong chương trình ngoài ra tôi còn đưa những kiến thức hay nằm ngoài chương trình: Ví dụ tôi cho trẻ xem hình ảnh video, câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục lễ giáo ( Truyện: cây vú sữa; thơ : Tình mẹ con; chương trình: Qùa tặng cuộc sống…) những lúc như vậy tôi thấy trẻ rất thích thú, từ đó tôi đặt vài câu hỏi để cháu trả lời.
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lới cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng tiếp tục áp dụng và đạt được kết quả cao trong giáo dục.
* Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo qua góc tuyên truyền lễ giáo
– Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Nhưng đối với trường tôi phụ huynh là người dân tộc chiếm tỉ lệ khá cao nên việc tùy tiện dùng từ phổ thông của họ như:”Mày” “Tao” “Nó” nên con em họ đến lớp cũng sử dụng những từ không hợp với yêu cầu giáo dục vì vậy trong buổi họp mặt đầu năm tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo,việc giáo dục con trẻ cần sự phối hợp giữa cô và gia đình dạy trẻ sử dụng từ có lễ giáo, thái độ hành vi ứng xử chuẩn mực hơn để hình thành cho trẻ nề nếp và thói quen tốt hơn. Nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn vì xem một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không hay đối với bố mẹ, khi bố mẹ không đồng ý cho chơi game… Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề và cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Hình ảnh trên nhằm giáo dục đồng thời tuyên truyền cho phụ huynh biết giáo dục trẻ có thái độ lịch sự, lễ phép với người lớn hơn mình, chơi cùng bạn phải biết nhường nhịn, chơi xong cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, không ngồi gần khi xem tivi, khi ngáp hoặc hắt hơi phải che miệng, biết yêu thương chăm sóc vật nuôi…
Đây là những hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhưng một phần nào cũng giúp cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ, làm cho phụ huynh thấy được kết quả của các cháu ngày một ngoan hơn, biết yêu quý gần gũi người thân trong gia đình, yêu quý cô giáo, bạn bè, luôn có nhu cầu được làm việc tốt, những công việc phù hợp với khả năng của trẻ, giáo dục trẻ có tính nết thật thà, biết xin lỗi, nhận lỗi, với biện pháp “Mưa dầm thấm lâu” tôi tin rằng cháu sẽ ngoan hơn và dần sẽ hình thành nề nếp lễ giáo hơn.
* Biện pháp 5: Khích lệ nêu gương
Ở lứa tuổi này các cháu rất thích được khen, mặt dù trẻ không đạt kết quả như yêu cầu của cô, nhưng hình thức khen là để động viên khích lệ kịp thời.Ngày nào tôi cũng cho các cháu cắm cờ, ngoài tuyên dương về vấn đề học tập tôi còn chú trọng đến vấn đề lễ giáo, tôi cho trẻ tự nhận xét về bản thân mình, trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn và tặng cho các bạn ấy một ngôi sao nhỏ cuối tuần nếu bạn nào được nhiều ngôi sao nhất bạn ấy sẽ là người tiêu biểu nhất, đáng khen nhất trong tuần.
+ Trong một ngày tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn để trẻ thực hiện.
+ Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
Ví dụ: Chuyện “Tích Chu”, ” Thỏ con vâng lời mẹ”, ” Cây vú sữa” ” Ai đáng khen nhiều hơn”…cho trẻ nghe. Hoặc những câu chuyện do tôi sưu tầm, hay tự sáng tạo về vấn đề ăn uống có văn hoá, những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cô tặng nhiều ngôi sao nhỏ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn cố phấn đấu ngoan hơn, giỏi hơn đó là một thành công lớn trong việc vận dụng biện pháp nêu gương trong giáo dục lễ giáo .
Những Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non Bố Mẹ Nên Biết
Montessori, Steam, Reggio Emilia, Steiner, Forest School… – những lựa chọn về các trường mầm non và phương pháp giáo dục dường như vô tận. Làm thế nào để có thể chọn được một trường mầm non phù hợp với con bạn?
Kính mời các bậc phụ huynh cùng IDJ Group tìm hiểu về những triết lý và thông tin của 8 chương trình/phương pháp giáo dục mầm non.
1. Phương pháp giáo dục Montessori
Chương trình này được coi là chương trình toàn diện và đã làm “mưa bão” ở thị trường giáo dục Việt Nam nhiều năm. Chương trình được phát triển bởi bác sĩ và nhà giáo dục Maria Montessori, tập trung vào tiếp cận phát triển để học tập. Tất cả các giáo viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học về mầm non cũng như chứng chỉ Montessori.
Cách tiếp cận của Montessori tập trung vào bản chất, sự sáng tạo, thực hành với hướng dẫn nhẹ nhàng của giáo viên. Mục tiêu là phát triển các giác quan, nhân cách, kỹ năng sống thực tế của trẻ và khả năng học tập.
Tiến sĩ Hilary Levey Friedman, chuyên gia về làm cha mẹ nói “Nếu con bạn quen với một lịch sinh hoạt và học tập nghiêm khắc, có thể nó sẽ không phù hợp với bạn”.
2. Phương pháp giáo dục Steiner
Hiện nay, phương pháp dạy Steiner đã được áp dụng tại một số trường mầm non tại chúng tôi và Hà Nội. Phương pháp dạy trên nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản ở trẻ là suy nghĩ, xúc cảm và ý chí. Phương pháp giáo dục này hướng trẻ đến cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, tránh xa những tác động xấu của thế giới công nghệ, cho trẻ phát huy trí tưởng tượng và tư duy của riêng mình.
Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá phong phú các môn học khác nhau, từ thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình là yếu tố cốt lõi trong phương pháp dạy. Nền giáo dục Steiner xây dựng những ngôi trường với những giáo viên hoàn toàn không phán xét, không so sánh, không thi đua từ bậc mầm non đến hết phổ thông.
3. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Các trường Reggio Emilia được thành lập ở Ý từ những năm 1940, và ngày nay nhiều trường ở Việt Nam đang chấp nhận và áp dụng triết lý này.
Cách tiếp cận của Reggio khuyến khích việc khám phá và tập trung vào tầm quan trọng của cộng đồng và sự tự thể hiện. Học sinh được gợi mở và tự dẫn dắt, học qua nghệ thuật, dự án và các hoạt động phản ánh ý tưởng, sở thích của con.
Không có chương trình học chính quy của Reggio hay các chứng chỉ vì Reggio không phải là một phương pháp mà là một lý thuyết và thực tiễn giáo dục.
4. Phương pháp giáo dục HighScope
Chương trình giảng dạy HighScope sử dụng phương pháp được thiết kế cẩn thận và tập trung vào sự tham gia tích cực khi học tập của trẻ. Trẻ học tập tích cực bằng cách thực hành những kinh nghiệm với môi trường xung quanh, và được hỗ trợ thông qua những thói quen nhất quán hàng ngày.
HighScope có sự nghiêng về học thuật với những trải nghiệm được lên kế hoạch trong các môn cơ bản như toán học, đọc và khoa học.
5. Phương pháp giáo dục Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.
Phương pháp Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô.
6. Phương pháp giáo dục Shichida
Ra đời từ những năm 1960 tại Nhật, Shichida cũng đang được nhiều phụ huynh Việt khá tò mò. Shichida có phương pháp tiếp cận ở 4 khía cạnh: phát triển trí não, giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất và giáo dục dinh dưỡng. Trong đó, Shichida tập trung đặc biệt tới sự phát triển trí não, với việc giúp trẻ cân bằng giữa 2 bán cầu não, giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả.
7. Phương pháp giáo dục STEAM
STEAM khởi đầu ở Hoa Kỳ và tạo nên cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. STEAM cấu thành từ thuật ngữ STEM (viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, và Mathematics – Toán học) & Art (Nghệ thuật).
Trên nền tảng STEM ban đầu, học sinh tập trung vào các môn tự nhiên. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Nghệ thuật được đánh giá cao trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, đó cũng chính là lý do tại sao phương pháp giáo dục STEAM ra đời.
8. Phương pháp giáo dục Forest School
Ngôi sao mới nổi “forest school” cũng đã bắt đầu nhen nhóm ở Việt Nam tuy chưa hoàn toàn đúng 100%.
Những mô hình lớp học ngoài trời đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở khu vực Scandinavia (Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển) vào những năm 1950. Những lợi ích của một chương trình giảng dạy ngoài trời đã sớm trở nên rõ ràng, và nhanh chóng lan rộng ra những quốc gia phát triển khác, đặc biệt là ở Anh. Năm 2008, trường học mô hình”forest school” đầu tiên mới được mở ở thành phố Ottawa, Canada và được lan rộng mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ kể từ đó.
Không có nguyên mẫu cho những chương trình hay buổi học trong rừng. Tuy nhiên, tất cả các chương trình đều hướng tới việc tham gia vào tự nhiên một cách thường xuyên, dài hạn. Trẻ em sử dụng các vật liệu tự nhiên để học và có những trải nghiệm sáng tạo, mở rộng kiến thức cũng như “bài tập” thay đổi tùy theo cảnh quan.
Trẻ mầm non được cầm dao chơi? Đốt lửa, lội bùn, leo cây, ngồi ăn giữa rừng? Đó chính là mẫu giáo… kiểu Bắc Âu.
Vì sao một trong những hệ thống giảng dạy thông minh và tiên tiến nhất vẫn lựa chọn một phương thức giáo dục dường như “đi ngược” lại những chuyển mình to lớn trong giáo dục thế giới? Vì sao những ông bố bà mẹ ở Bắc Âu, khi đối mặt với cuộc sống hiện đại, cuối cùng lại muốn gửi con về với thiên nhiên?
Có 2 thứ lớn nhất trẻ có được nhờ những hoạt động và lớp học ngoài trời đó là: bright minds (trí tuệ minh mẫn) và strong bodies (cơ thể khỏe mạnh).
Thông qua những trò chơi, trẻ có thể tham gia vào những hoạt cảnh khác nhau, phát triển các kỹ năng xã hội, thu thập những kiến thức mới và khám phá cuộc sống. Với thiên nhiên chính là “sân chơi” chính, trẻ sẽ nhận ra rằng có những điều con không thể thay đổi – như là tiếng gió rít, tiếng chim hót, sự ấm áp của mặt trời, những hạt mưa rơi xuống, những cánh hoa tàn, những con đường trơn trượt… tất cả mọi thứ ở đó và cho phép con có thể cảm nhận hay quan sát. Trẻ thực sự cần được khám phá, tưởng tượng, lê đầu gối xuống đất hay là leo lên một cành cây cao.
Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: https://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/
Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: https://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Bạn Chưa Biết Về Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!