Xu Hướng 9/2023 # Nhận Biết Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Qua Các Biểu Hiện # Top 12 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhận Biết Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Qua Các Biểu Hiện # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Qua Các Biểu Hiện được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Chuyên khoa Tiêu hóa – Học viện Quân y 103 chia sẻ: ” Mức độ đau đớn của cơn đau ở trẻ em gấp 10 lần so với người lớn vì trẻ em chưa có sức đề kháng “.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ được chia thành 2 dạng:

– Trào ngược sinh lý: là một hiện tượng sinh lý thường xuất hiện khi trẻ bú hoặc ăn quá no khi sử dụng thức ăn lần đầu tiên. Thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc đang bú. Số lần xuất hiện trong ngày chỉ khoảng 1 vài lần. Cơ thể trẻ hoạt động bình thường.

– Trào ngược bệnh lý: Là hiện tượng do co thắt dạ dày dưới thực quản bị suy yếu, không đủ sức cản của sữa và thức ăn trong dạ dày gây trào ngược lên thực quản. Thường xuất hiện đột ngột với tần suất lớn. Thường có biểu hiện: khóc nhiều, lười bú, uốn éo vặn người…Các bậc cha mẹ nên chú ý đến trường hợp này và cho trẻ thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng sặc sữa, tím tái, nôn…là dấu hiệu trào ngược duy nhất ở trẻ. Đây là một trong số những biểu hiện cơ bản của hệ tiêu hóa. Ở trẻ em dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi sinh, nôn dễ dàng sau khi ăn, và được biểu hiện khá nhiều lần trong ngày. Bệnh trào ngược dạ dày (GRED) rất dễ bị nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày (GER). Vì thế cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến triệu chứng của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

Trẻ hay quấy khóc

Có biểu hiện sốt cao.

Trẻ biếng ăn, hay cáu khi ăn.

Tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu

Ho (đặc biệt là sau khi ăn)

Trẻ hay cong lưng theo phản xạ tự nhiên, tình trạng này để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

Thường xuyên nôn ói khi ăn và sau khi ăn.

Dịch nôn có màu xanh hoặc vàng. Nghiêm trọng hơn dịch có màu như bã cà phê, có vài tia máu.

Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè. Đây là triệu chứng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng tím, tái, ngưng thở.

Viêm phổi tái phát.

Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu máu.

Mòn răng, sâu răng.

Sụt cân, chậm tăng cân. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ có thể mắc chứng thừa cân, béo phì vì thể tích dạ dày bị giãn ra do tiếp nhận một lượng lớn thức ăn.

5 nguyên tắc khắc phục chứng trào ngược dạ dày ở trẻ

1. Tư thế bú

Tư thế nằm ti sữa của trẻ đúng cách cũng góp phần không nhỏ trong vấn đề cải thiện bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. Vì vậy khi cho trẻ bú mẹ, nên cho bú bầu vú bên trái trước, để giữ bé nằm nghiêng sang phải. Sau đó mới tiếp tục cho trẻ bú bầu vú bên phải. Cách này làm sữa đi xuống dạ dày nhanh hơn và giảm hiện tượng nôn trớ. Nhiều phụ huynh thắc mắc Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ? hay không?

2. Làm đặc thức ăn

Để làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ, giúp trẻ ngủ sâu giấc và ít quấy khóc hơn các mẹ có thể áp dụng cách làm đặc thức ăn cho trẻ. Bằng cách bổ sung 1 muỗng bột gạo vào 60-120ml sữa. Chia nhỏ thành các lần bú, mỗi lần cho trẻ bú khoảng 30-60ml. Vẫn giữ tư thế ẵm, vỗ nhẹ lưng cho trẻ.

3. Thực đơn cho trẻ

Tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu tính axit, chất béo: cam, quýt, bưởi, tỏi, hành, thức ăn cay, nước sốt cà chua,.. Để trẻ không bị trào ngược không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm này.

4. Cho trẻ bú bình đúng cách

Khi cho trẻ bú bình, để đầu núm vú bình luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi trẻ bú xong, bế trẻ cao đầu trong khoảng 20 phút, vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Sau đó tiếp tục đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối cao khoảng 30 độ. Không để cho trẻ bú nằm, tránh gây sặc sữa, nôn, trớ..

Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến xảy ra khi thức ăn ở dạ dày trào ngược lên ống thức ăn (thực quản). Có khoảng 2/3 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này và thường được cải thiện sau thời gian khi trẻ trưởng thành.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường nôn trớ sau bữa ăn. Tình trạng này được gọi là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Bởi vì, cấu trúc dạ dày đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên thức ăn khó đi qua hệ thống tiêu hóa, dẫn đến việc trào ngược. Tuy nhiên, nếu việc nôn trớ xảy ra thường xuyên và dẫn đến một số triệu chứng khó chịu khác hoặc khiến trẻ bị sụt cân nghiêm trọng được gọi là trào ngược dạ dày bệnh lý.

Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thường phổ biến hơn nhưng ít khi nghiêm trọng. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên được chẩn đoán trào ngược dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng bao gồm các vấn đề hô hấp, khó tăng cân hoặc viêm thực quản.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất thường bao gồm:

Nôn thường xuyên

Ho hoặc thường xuyên thở khò không muốn ăn hoặc khó ăn

Chứng ợ nóng, đầy hơi, đau bụng hoặc có hành vi đau bụng (thường xuyên quấy khóc khi được cho ăn hoặc ngay sau khi ăn)

Đau ngực hoặc đau thắt ngực, đau lưng ngay sau tim hoặc cánh tay

Tiết nhiều nước bọt và nước bọt có mùi chua hoặc hôi

Đau họng, khàn giọng

Đắng miệng

Trào ngược dạ dày ở trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên thường có các triệu chứng như:

Bị đau hoặc nóng rát ở ngực trên, hay còn được gọi là ợ nóng

Đau hoặc khó chịu khi nuốt

Ho, khò khè hoặc khàn giọng

Thường xuyên buồn nôn

Có vị axit dạ dày trong cổ họng hoặc cảm thấy như thức ăn bị kẹt trong cổ họng

Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nằm xuống

Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày

Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân chính xác dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là tăng nguy cơ trào ngược dạ dày bao gồm:

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm tổn thương và mất các chức năng của dạ dày, dẫn đến trào ngược khi tiêu hóa thức ăn.

Chức năng tiêu hóa kém hoặc bị suy yếu sẽ khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày và dẫn đến trào ngược trở lại thực quản.

Có tiền sử gia đình, cha hoặc mẹ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Sử dụng các loại thực phẩm như bạc hà, chocolate, thức ăn chiên hoặc thực phẩm có chứa caffeine

Tiếp xúc với thuốc lá hoặc có cha, mẹ, người chăm sóc trực tiếp hút thuốc lá.

Ngoài ra, đôi khi chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

Rối loạn thần kinh

Hen suyễn

Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em

Để chẩn đoán hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

Nội soi để quan sát bên trong thực quản và dạ dày của trẻ.

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên để chụp hình ảnh dạ dày và ruột của trẻ.

Kiểm tra nồng độ pH để xác định tình trạng trào ngược từ dạ dày có rò rỉ vào ống thực quản hay không.

Nghiên cứu quá trình tiêu hóa để xác định dịch dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn đi vào cơ thể hay không.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, bác sĩ thường khuyên chăm sóc hoặc cha mẹ một số cách điều trị và chăm sóc như sau:

1. Chăm sóc tại nhà

Các nhiều cách khắc phục tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày tại nhà như sau:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi:

Nâng cao đầu giường hoặc nôi của trẻ.

Giữ trẻ ngồi hoặc đứng thẳng ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn hoặc ngũ cốc. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ.

Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn.

Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi:

Nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối chuyên dùng cho trẻ trào ngược.

Cho trẻ ngồi hoặc giữ trẻ đứng thẳng ít nhất trong 2 giờ sau khi ăn.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Hãy chắc chắn rằng trẻ không ăn quá nhiều trong một bữa ăn.

Tránh các hoạt động mạnh sau khi ăn.

Hạn chế thức ăn ngọt, béo và đồ uống có gas để tránh làm tình trạng trào ngược thêm nghiêm trọng.

Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe, hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch.

2. Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng trào ngược ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giúp giảm lượng axit dạ dày bao gồm:

Thuốc kháng axit như Mylanta và Maalox

Các loại thuốc kháng Histamine H2 như Axid, Pepcid, Tagamet hoặc Zantac

Thuốc ức chế bơm Proton như Nexium, Prilosec, Prevacid, Aciphex, Zegerid và Protonix

Hầu hết các loại thuốc này đều làm giảm khí thừa ở hệ thống tiêu hóa hoặc trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi thuốc làm giảm axit dạ dày có thể không cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nếu dùng thuốc liều cao, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy, tăng nguy cơ còi xương, làm loãng xương.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày trẻ em. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc cần thiết bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Phẫu thuật được thực hiện để bọc phần trên của dạ dày và xung quanh cơ thắt thực quản. Điều này sẽ tăng cường chức năng của cơ co thắt và ngăn ngừa trào ngược.

Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao nhưng cũng dẫn đến một số rủi ro nhất định. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích mà phẫu thuật mang lại trước khi tiến hành điều trị.

4. Sử dụng thuốc Đông y

Hiện nay, Đông y cũng là một trong những lựa chọn mà người bệnh đánh giá rất cao, đặc biệt là cho trẻ nhỏ nhờ vào sự an toàn, lành tính và đảm bảo của phương thuốc này.

Một trong những bài thuốc Đông y rất uy tín và được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị trào ngược dạ dày nói chung là Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc rất rõ ràng và đảm bảo. Các loại thảo dược được sử dụng để điều chế thuốc đều được trồng tại vườn dược liệu Đông y của chính Trung tâm Thuốc dân tộc, đạt chuẩn an toàn GACP – WHO. So với các bài thuốc trôi nổi trên thị trưởng thì đây là một điểm cộng rất lớn của Sơ can Bình vị tán, giúp người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng.

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa… cùng một số thảo dược khác.

Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Thành phần: Bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, mai mực, dạ cầm, tơ hồng xanh, xích đồng, cùng một số thảo dược khác.

Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

Hiệu quả của bài thuốc đã được công nhận bởi không chỉ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ mà bởi chính những người bệnh điều trị tại Trung tâm. Trong đó, NSND Trần Nhượng cũng là một trong những khách hàng đã điều trị thành công bệnh trào ngược nhờ vào Sơ can Bình vị tán tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Biến chứng trào ngược dạ dày ở trẻ

Trẻ bị trào ngược dạ dày khiến thức ăn di chuyển lên ống thực quản và tràn vào khí quản. Điều này có thể gây ra hen suyễn hoặc viêm phổi.

Tình trạng nôn thường xuyên có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo thời gian, bệnh trào ngược ở trẻ em cũng có thể dẫn đến:

Viêm thực quản

Các vết loét hoặc loét trong thực quản, có thể gây đau và chảy máu

Thiếu tế bào hồng cầu và thiếu máu

Hẹp thực quản

Hình thành các tế bào, mô bất thường trong thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định và là dấu hiệu cho một số tình trạng y tế khác. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng trào ngược, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày

Nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên bị nôn trớ thì đừng nghĩ rằng đó là do bé ăn quá no hoặc đồ ăn chưa băm nhỏ, xay nhuyễn. Đây chính là một trong những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược nếu xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì thì đó là trào ngược dạ dày sinh lý. Trong khi, trào ngược dạ dày bênh lý thường kéo dài hơn và gây ra các triệu chứng lâm sang khác nhau.

Nếu mẹ thấy bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn chơi đùa, lên cân đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại thì có thể bé đang bị trào ngược dạ dày sinh lý, hiện tượng này một thời gian sẽ hết. Trong khi trẻ sau 1 tuổi mà vẫn bị ọc sữa, chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, bị khò khèo kéo dài thì có khả năng đangbị trào ngược dạ dày bệnh lý.

Tùy theo từng đối tượng trẻ khác nhau mẹ nên chú ý rèn luyện cho bé thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nếu trẻ bú mẹ: Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước sau đó mới chuyển bé sang vú bên phải để tư thế của trẻ nằm khi bú phù hợp, khiến sữa dễ dàng xuống dạ dày không bị trào ngược trở lại.

Nếu bú bình: Để đầu núm vú bình sữa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Thêm nữa, khi cho bé bú nên để đầu của bé cao hơn trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi sau đó mới đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Việc làm này giúp trẻ bú nằm không bị sặc, trớ sữa.

Thêm nữa, khi cho trẻ bú nên hạn chế để con quấy khóc nuốt nhiều hơi sẽ khiến dạ dày căng tức. Sau khi bú xong cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé nhằm nghiêng sang trái, kê gối hơi cao.

Chú ý không nên ép trẻ ăn quá nhiều ở một bữa mà nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa 2 lần bú thường tối đa 4-5 giờ.

Chỉ được dùng thuốc cho bé khi biện pháp điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không hiệu quả.

Đối với trẻ lớn hạn chế cho bé ăn nhiều các loại hoa quả có chứa axit không tốt cho dạ dày như cam, dưa hấu, dứa … Ngoài ra, không nên cho bé ăn tối muộn trước khi đi ngủ làm dạ dày phải chịu nhiều gánh nặng.

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-trao-nguoc-da-day/

dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày language:vi

dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày

trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trẻ Em Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày ở trẻ em thường do rối loạn tiêu hóa gây ra, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, còn yếu nên dễ mắc bệnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và nhạy cảm nên dẫn đến rối loạn. Điều này là bình thường và không gây nghiêm trọng gì cho sức khỏe của bé, các triệu chứng này sẽ dần hết sau khi bé trưởng thành từ 13-14 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng này vẫn xuất hiện khi trẻ lên 2 tuổi và với tần suất liện tục thì cần đưa bé đi thăm khám điều trị lập tức.

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến cho các chất trong dạ dày như: thức ăn, men tiêu hóa, dịch vị, acid,… chảy ngược lên ống thực quản dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn, ho, tức ngực, khó thở, chán ăn, sụt cân, chậm phát triển.

Theo các chuyên gia về sức khỏe và bệnh lý khoa nhi cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản gây ra tình trạng nôn trớ, chán ăn, khó thở,…điển hình một số nguyên nhân chính sau:

1. Dạ dày trẻ chưa hình thành hoàn thiện

Cơ chế co bóp của dạ dày, chức năng tiết dịch vị chưa ổn định, cơ vòng co thắt thực quản chưa hình thành hoàn thiện khiến thức ăn và men tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản khi tiêu hóa.

2. Hệ tiêu hóa chưa ổn định

Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, nhạy cảm với các thực phẩm lạ, hấp thụ dinh dưỡng kém dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây trào ngược dạ dày thực quản.

3. Cho trẻ ăn thực phẩm không tốt

Với người lớn thường suy nghĩ thực phẩm này, thực phẩm kia sẽ tốt cho bé nhưng hoàn toàn sai lầm đối với cơ chế sinh học tiêu hóa của trẻ dẫn đến trẻ bị trào ngược dạ dày. Các thực phẩm chứa nhiều axit, nóng, chua, giàu chất béo, cà chua, chocolate, bạc hà, cam, quýt,…

Việc trẻ bú sữa sai tư thế cũng khiến nguy cơ trào ngược dạ dày tăng cao. Thông thường các mẹ thường cho các bé bú sữa nằm ngang, tình trạng này khiến sữa trẻ bú vào đến dạ dày đã bị trào ngược trở lại thực quản gây nôn trớ.

Một số yếu tố khác như khói thuốc, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khuyết tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em.

Nhận biết trẻ trào ngược dạ dày như thế nào?

Triệu chứng thường gặp khi trẻ em trào ngược dạ dày

Nếu trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp:

Trào ngược dạ dày ở trẻ em thực chất không hẳn là bệnh lý nghiêm trọng, nên việc khắc phục tình trạng này hoàn toàn là điều có thể. Các triệu chứng này sẽ hết khi trẻ trưởng thành 12-14 tháng tuổi, nếu từ 2 tuổi trở nên mà triệu chứng vẫn không hết và xuất hiện thêm các dấu hiệu lạ thì cần đưa bé đi chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Do đó, nếu tình trạng bệnh không cải thiện và có dấu hiệu suy giảm thì có thể khiến bé nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như:

Có thể khẳng định rằng, trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng phổ biến mà gần như trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nó chỉ thường diễn ra trong một khoảng thời gian khi mà hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện.

Để có thể hạn chế được những biểu hiện khó chịu ở bệnh của trẻ, các bậc cha mẹ chỉ cần có một chế độ chăm sóc đúng cách, hợp lý là sẽ có thể nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng này của trẻ.

Nếu trẻ bú mẹ: Cần bế trẻ đúng tư thế khi cho bú và điều chỉnh cho trẻ ngậm vú đúng cách để trẻ bú hiệu quả, tránh bị nuốt phải hơi nhiều khi bú.

Mỗi khi trẻ ăn sữa xong không được cho trẻ nằm ngay, không được rung lắc trẻ… để trẻ hạn chế được khả năng nôn trớ. Trường hợp khi đặt trẻ cũng cần chú ý kê cao đầu cho trẻ.

Việc sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sơ sinh là điều nên đặc biệt hạn chế, bởi với cơ địa của trẻ việc sử dụng các loại thuốc là điều tối kỵ. Do đó, các bậc cha mẹ nên có chế độ chăm sóc tốt nhất để trẻ có sức đề kháng tốt nhất, tự kháng lại được với các khả năng gây bệnh.

Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em

Trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên ở một số trẻ có diễn biến bệnh nặng hơn. Do đó, để điều trị hiệu quả cần xác định nguyên nhân cũng như nhận biết dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng điển hình ở các bé bị trào ngược dạ dày thực quản là nôn trớ. Tuy nhiên triệu chứng này lại rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt chính xác các dấu hiệu của trẻ bị trào ngược dạ dày qua một số thông tin cụ thể như:

– Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân mà không rõ lý do.

– Trẻ có thể nôn ra máu, bỏ bú, vặn người…

– Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, mắc các vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè…

Tùy từng trường hợp mà các bậc phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế khám gấp vì nếu hội chứng trào ngược ở trẻ em có những dấu hiệu bệnh bất thường nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ

Nguyên nhân của hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi thức ăn đi ngược lại với hệ thống tuần hoàn, nghĩa là thức ăn đi ngược từ dạ dày thực quản lên phía trên họng. Tùy vào từng thể trạng của bé mà mức độ nặng nhẹ của bệnh khác nhau.

Dạ dày của bé chưa được phát triển hoàn thiện, giai đoạn này dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn, các cơ thắt ở hai đầu làm dạ dày hoạt động chưa ổn định, đôi lúc phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến cho thức ăn bị đẩy và trào ngược lên trên họng.

Ngoài ra thức ăn của trẻ thường lỏng nên dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện một khe hở nhỏ và đẩy lên thực quản.

Cách điều trị hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em đầu tiên các bậc phụ huynh không nên thờ ơ với những biểu hiện triệu chứng của bé, nên đưa trẻ đi khám để biết rõ được nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh đó một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và khoa học cũng giúp trẻ tránh được những mối nguy hiểm của bệnh:

– Mẹ cần chế biến đồ ăn sền sệt để trẻ dễ nuốt, tránh thức ăn lỏng quá cũng dễ dàng lọt ra ngoài và bị đẩy ngược lên thực quản.

– Hạn chế cho bé ăn uống một số thực phẩm khó tiêu, giàu chất đạm, chất béo như socola, quýt, bưởi…

– Mẹ cho trẻ bú sai tư thế, mẹ không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Khi trẻ ngủ nên để đầu trẻ cao hơn so với giường 30 độ.

– Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa và ăn thành nhiều bữa nhỏ, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ tránh được trào ngược dạ dày

Cần đặc biệt chú ý tới hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp… cần áp dụng những kỹ thuật chăm trẻ như trên và nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Thứ Hai, 13-02-2023

Đối với trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ, có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đó là trào ngược dạ dày do bệnh lý và trào ngược dạ dày do sinh lý. Mỗi nguyên nhân lại có những cách xử trí khác nhau mà bố mẹ cần lưu ý.

Trào ngược dạ dày do sinh lý

Đối với những trẻ trào ngược dạ dày do sinh lý, tư thế khi ăn, bú ảnh hưởng nhiều đến vấn đề trào ngược. Ngoài ra, nếu trong quá trình ăn, bú, trẻ nuốt phải nhiều hơi vào bụng cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày.

Trẻ bị trào ngược dạ dày do sinh lý thường không lặp đi lặp lại mỗi ngày. Chỉ những lúc bị sai tư thế hoặc hơi vào bụng nhiều thì mới xảy ra hiện tượng này. Những trẻ bị trào ngược do sinh lý vấn ăn và bú tốt, cân nặng tăng đều. Bé khỏe mạnh và vui chơi bình thường. Đặc biệt không có triệu chứng khò khè.

Trào ngược dạ dày do sinh lý có thể tự khỏi theo thời gian hoặc thay đổi tư thế khi trẻ bú, ăn là sẽ khỏi.

Tình trạng này thường xảy ra do cấu tạo dạ dày thực quản của trẻ chưa hoàn chỉnh, còn yếu. Ngay cả khi tư thế khi ăn, bú đúng cách vẫn có thể xảy ra trào ngược.

Tình trạng trào ngược ở trẻ với các triệu chứng thường lặp đi lặp lại mỗi ngày. Trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn. Từ đó kéo theo tình trạng chậm tăng cân và có nguy cơ mắc phải suy dinh dưỡng. Trẻ thường quấy khóc, ợ, nôn nhiều. Ngoài ra, với những trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý đôi khi đi kèm tình trạng khò khè, ho về đêm.

Đối với những trẻ mắc phải tình trạng này, thăm khám và điều trị kịp thời là giải pháp cần được tiến hành sớm.

Ảnh hưởng đến thực quản của trẻ. Tùy thuộc và các mức độ khác nhau mà trẻ có thể bị hẹp thực quản, viêm thực quản dẫn đến sẹo. Một số biến chứng nguy hiểm như ung thư có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

Ảnh hưởng đến hô hấp. Tình trạng trào ngược có thể khiến thức ăn và dịch dạ dày trào ngược ra mũi, miệng. Điều này dễ gây ra viêm mũi, thở khò khè, ho,… Tình trạng nặng có thể gây ra viêm thanh quản cấp, hen phế quản ở trẻ.

Bên cạnh đó, một số biến chứng khác bạn cũng cần lưu ý như mòn răng, viêm tai, sút cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Khi trẻ có những dấu hiệu trào ngược dạ dày do bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và can thiệp sớm. Tránh kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Qua Các Biểu Hiện trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!