Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Trĩ Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Là một căn bệnh khá phổ biến trong trong các bệnh về đường hậu môn nhưng ít ai biết cách phòng bệnh trĩ cũng như hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh trĩ là gì?
Câu nói của người xưa “Thập nhân cửu trĩ” tức là cứ 10 người thì có tới 9 người mắc trĩ. Đủ thấy đây là một căn bệnh khá phổ biến. Nhưng khi tìm hiểu kỹ về căn bệnh này rồi, bạn sẽ an tâm hơn, không thấy nó không quá kinh khủng như trong tưởng tượng.
Bệnh trĩ được dân gian gọi cách khác là bệnh lòi dom. Đây là bệnh lý trực tràng – hậu môn phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Có đến khoảng từ 30 – 50% dân số Việt Nam mắc phải. Bệnh hình thành chủ yếu do các đám rối quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Các mô xung quanh hậu môn bị sưng viêm lên, từ đó hình thành các búi trĩ.
Tuy bệnh trĩ ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất lao động, học tập, chất lượng giấc ngủ và tâm sinh lý.
Phân loại bệnh trĩ
Nắm được cách phòng ngừa bệnh trĩ cần biết về các dạng bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nội: Là tình trạng mà các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn và trực tràng sưng lên và tạo thành các búi trĩ. Trĩ nội được chia làm nhiều các cấp độ khác nhau. Cấp I và cấp II là những cấp độ nhẹ khi các búi trĩ chưa lòi ra ngoài. Ở cấp độ nặng hơn (cấp III, cấp IV), các búi trĩ dễ sa ra ngoài khiến hậu môn bị viêm nhiễm. Người bệnh không chỉ phải chịu đau đớn, mà còn mang theo những mặc cảm, tự ti. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu. Các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa..
Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng các nếp hậu môn bị sưng và căng phồng do chèn ép của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, do nhiễm trùng và tụ máu gây ra. Các búi trĩ ngoại thường lồi hẳn ra bên ngoài nên dễ dàng có thể sờ và nhìn thấy được.
Bệnh trĩ hỗn hợp: Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ bên trong ống hậu môn sa xuống, kết hợp búi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn tạo thành một búi trĩ lớn. Đó là bệnh trĩ hỗn hợp.
Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ
Các mức độ phát triển của bệnh trĩ được xác định thông qua mức độ sa của búi trĩ.
Trĩ độ 1: Giai đoạn mới phát. Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Dễ gây chảy máu, nhất là sau khi đi cầu.
Trĩ độ 2: Búi trĩ phát triển to rõ rệt. Búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài khi rặn đi cầu . Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: Búi trĩ lại gia tăng thêm kích thước. Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào. Cấp độ này có thể gây chảy máu kéo dài và dẫn đến chứng thiếu máu.
Trĩ độ 4: Các búi trĩ ứ máu và có kích thước khá to. Ngoài búi trĩ chính còn phát triển thêm các búi trĩ phụ. Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn và không thể co vào.
Nguyên nhân mắc trĩ
Có nhiều nguyên nhân và cách phòng bệnh trĩ có thể thấy được trong cách sinh hoạt và lối sống.
Nguyên nhân thường gặp:
Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng do một số thói quen ăn uống. Ăn nhiều đồ cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều đạm. Ít ăn rau xanh hoa quả, ăn ít chất xơ. Không uống đủ lượng nước cần thiết. Sử dụng rượu bia, chất kích thích, coffee,…Các tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như lị, tiêu chảy, táo bón…Khi kéo dài có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn. Gây suy yếu, phình giãn thành mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ. Lười vận động và ít tập thể dục thể thao, ngồi đại tiện sai tư thế…
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Hậu môn bị xây sát và viêm nhiễm do quan hệ tình dục hay việc đưa các dị vật vào hậu môn.
Thừa cân, béo phì và lười vận động: Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Lười vận động dẫn đến tĩnh mạch có thể bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.
Nguyên nhân không mong muốn:
Do tính chất công việc: Nhiều công việc thường xuyên lao động nặng hay phải ngồi lâu khiến cơ thể tạo sức ép xuống vùng cơ xung quanh hậu môn. Ví dụ như: nghề khuân vác, vận động viên cử tạ, nhân viên văn phòng, lái xe, lễ tân, bảo vệ…
Ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý: Ngoài ra, cũng có thể do ảnh hưởng của Một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, quá trình sinh nở và rối loạn nội tiết tố. Tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, dễ xuất hiện bệnh trĩ.
Dị ứng tại chỗ: Giãn phình tĩnh mạch ở ống trực tràng cũng có thể là hệ quả do dị ứng một số loại thuốc đặt và bôi ở hậu môn.
Một số nguyên nhân khác: Các thói quen nhịn đại tiện; Tập thể dục quá mức; U vùng tiểu khung (u đại trực tràng, u ở tử cung); Ngồi lâu trên bồn cầu; Mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường và bệnh gút; Tuổi tác…
Các phòng tránh bệnh trĩ cần biết
Có nhiều cách phòng bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, từ cách ăn uống đến sinh hoạt.
Cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để phân dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, cần làm theo các phương pháp sau:
Cách ăn uống phòng bệnh trĩ là ăn thực phẩm nhiều chất xơ: 25g mỗi ngày đối với phụ nữ và 38g mỗi ngày đối với nam giới. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,…Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tăng khối lượng phân và tránh xì hơi quá mức.
Uống nhiều nước
Không rặn mạnh khi đi cầu.
Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu.
Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng đồng thời có thể giúp giảm cân.
Tránh ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu. Vận động mỗi khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Tuy nhiên, ở những người trên 40 tuổi, ngoài bệnh trĩ còn có rất nhiều bệnh lý khác gây chảy máu hậu môn. Như ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, polyp đại trực tràng…Khó có thể nhận biết rõ là bệnh trĩ hay không, cách phòng tránh bệnh trĩ cũng khó áp dụng. Vậy nên khi thấy các triệu chứng chảy máu nhiều từ hậu môn, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất,…hãy tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Nếu thay đổi thói quen đi cầu, thay đổi màu sắc phân hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Ngoài cách phòng và chữa bệnh trĩ hiện đại như cắt bỏ trĩ, chích xơ, thắt búi trĩ, làm teo mô trĩ…các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y cũng được giá khá cao về tính an toàn và độ hiệu quả.
Kết hợp cả uống – bôi – ngâm để đạt hiệu quả tốt nhất:
Thuốc uống: Chủ trị căn nguyên, bồi dưỡng can thận, nhuận tràng thông tiện. Tăng cường chức năng phủ tạng để phục hồi sức khỏe người bệnh trĩ từ bên trong.
Thuốc ngâm: Sát trùng, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, làm co búi trĩ hiệu quả.
Thuốc bôi: Kháng khuẩn, làm dịu các tổn thương, hỗ trợ làm teo búi trĩ nhanh chóng hơn.
Tinh dầu thực vật Đại Phú An
Đại Phú An với phương pháp chữa bằng Y học cổ truyền của gia tộc họ Đỗ, nhiều bệnh nhân đã cải thiện sức khỏe hiệu quả. Các sản phẩm tinh dầu thực vật của Đại Phú An được chiết xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu cây thuốc trong khu trồng dược liệu khép kín.
Một cách dùng tinh dầu thực vật Đại Phú An được nhiều khách hàng mắc trĩ sử dụng, cảm thấy hiệu quả và chia sẻ lại:
Lấy tinh dầu bôi trực tiếp vào khu vực vị trĩ, và phần búi trĩ bị sa xuống.
Hoặc có thể nhỏ vào nước sôi với nhiệt độ vừa đủ ấm. Ngồi ngâm khoảng 15 phút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bệnh tình dần phát triển theo hướng tốt.
Để liên hệ tư vấn và đặt mua tinh dầu thực vật Đại Phú An, quý khách có thể liên hệ qua:
Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 2 ngõ 14 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ba Đình, Hà Nội
Địa chỉ: Khe Cỏ, An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái.
SĐT: (0216) 3830 383
Fanpage: chúng tôi
Bệnh Trĩ Hỗn Hợp: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa
Bệnh trĩ hỗn hợp cũng là một loại bệnh trĩ được kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Người bệnh sẽ có hai đám trĩ ở trong hậu môn và ngoài rìa hậu môn, những búi trĩ trong ống hậu môn bị sa nặng, liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn.
Tính phức tạp của căn bệnh này cao và nguy hiểm lớn bởi nó liên kết của cả hai loại trĩ.
2. Nguyên nhân
Táo bón kinh niên
Táo bón gây ra các loại bệnh như bệnh trĩ, hậu môn hay trực tràng phổ biến hiện nay, táo bón được hiểu theo nghĩa phổ biến là phân rất khô và cứng nên không thể di chuyển khỏi cơ thể.
Người bệnh bị táo bón sẽ phải rặn mạnh, phân đi qua hậu môn – trực tràng làm tổn thương và khiến cho các tĩnh mạch vùng này bị giãn ra quá mức hình thành búi trĩ.
Ít vận động
Những người ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp hoặc trĩ nội, trĩ ngoại và vùng hậu môn không được hoạt động. Lâu dần khiến máu khó lưu thông, chịu nhiều áp lực khiến hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị suy sưng phù lên tạo thành búi trĩ.
Những người dễ mắc bệnh trĩ nhất với một số nghề như văn phòng, tài xế, thợ may, công nhân, sinh viên, người nghiện máy tính…Những người này phải cần lưu ý đến nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp để có thể điều trị hiệu quả.
Căng thẳng, mệt mỏi, stress thường xuyên
Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng do tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, stress, đặc biệt, vùng hậu môn sẽ bị suy giảm chức năng co giãn và gây nên bệnh trĩ, một nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Nước cần thiết cho cơ thể và cần cung cấp đủ 2 lít nước cho mỗi ngày, nước và chất xơ hữu ích cho hệ tiêu hóa, giúp nó hoạt động trơn tru, phân mềm và dễ đẩy ra ngoài. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng nước và lượng chất xơ cần thiết hoặc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, có chứa các chất kích thích…càng làm hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Thời gian dài dẫn tới tình trạng vùng hậu môn chịu nhiều áp lực, kết quả là sinh ra các loại bệnh như bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ nội, trĩ ngoại thường gặp trong đời sống.
Tuổi tác cao
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh trĩ hỗn hợp gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau không phân biệt tuổi tác nhưng thực tế, người cao tuổi vẫn là nhóm đối tượng có tỷ lệ cao hơn rất nhiều, nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người trưởng thành.
Lớn tuổi cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác, nhất là hệ tiêu hóa đều bị suy yếu dần theo thời gian, hệ tĩnh mạch suy yếu khiến búi trĩ xuất hiện.
Lao động nặng
Lao động nặng nhọc trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp hoặc trĩ nội, trĩ ngoại. Nó là đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn chịu áp lực nặng, căng giãn, suy yếu dần, mất khả năng đàn hồi, lâu dần sẽ sinh ra trĩ.
Mang thai và sinh con
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh cũng là đối tượng dễ bị bệnh do khi mang thai, bào thai lớn sẽ dần sinh áp lực liên tục vùng chậu, vùng hậu môn – trực tràng. Sau khi sinh con, trong giai đoạn sinh bé người mẹ sẽ phải dặn mạnh và nó chính là nguyên nhân gây trĩ.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Đại tiện ra máu
Bệnh trĩ hỗn hợp với dấu hiệu đầu tiên khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ nội như khi đại tiện xong thấy vài giọt máu hồng, máu dính trên giấy lau. Nó có thể phát sinh trước và sau khi đi đại tiện, đơn thuần ra máu hay lẫn trong phân.
Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn
Búi trĩ lòi ra khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt, dịch nhầy thường tiết ra, niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch. Phần da ở hậu môn bị kich thích hay ngứa do cơ vòng hậu môn tiết dịch lỏng ra ngoài.
Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài
Đó cũng là triệu chứng của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối, khối trĩ nội ngày càng to ra, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách.
Đại tiện sẽ khiến khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn bên ngoài; đại tiện vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ rò ra ngoài, khi ho hoặc dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.
Đau nhức hậu môn
Những bệnh nhân bị trĩ sẽ gây đau nhức hậu môn do hậu môn có nhiều dây thần kinh và nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ, nặng, kích thích, phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.
Sa búi trĩ
Đây là một dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại và trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ, nó sa xuống gây đau đớn.
4. Phương pháp điều trị
Đông y
Các nguyên liệu có thể dùng: bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g, Bạn chỉ cần sắc lấy nước sau đó dùng xông vào vùng bệnh trĩ hỗn hợp rồi rửa lại nơi đau.
Hoặc bài thuốc số hai với các vị như minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g có thể chữa nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau. Bạn chỉ cần sắc lấy nước và ngâm rửa trong vòng 15 phút, ngâm liên tục 3-4 ngày với 2 lần trong ngày búi sẽ tiêu.
Bài thuốc thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí với các vị khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g và sắc tất cả các nguyên liệu để uống trong ngày.
Nó có tác dụng khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, thuốc có tác dụng làm khô búi trĩ để tự co lên, giúp hậu môn luôn sạch sẽ để hỗ trợ việc điều trị với một số bài thuốc như:
Bài số 1 : với các vị như hoàng bá 20g, lá móng 20g, tô mộc 30g, binh lang 10g, sa sàng 20g.
Bài số 2 : với tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g.
Bạn chỉ cần đun một thang thuốc với 6-7 bát nước đun sôi liên tục 10-15 phút sau đó chắt ra chậu sạch, mỗi lần đại tiện xong rửa hậu môn rồi ngồi ngâm 10-15 phút, bạn tự lấy tay ấn búi trĩ lên rồi nằm nghỉ 10-15 phút sau đó mới đi lại.
Nam y
Một số bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hỗn hợp như:
Nguyên liệu chữa bệnh trĩ hỗn hợp này cần có lá ngài cứu, lá sung, nghệ vàng, lá lốt và nước bồ kết. Bạn chỉ cần rửa sạch các nguyên liệu và đem giã nát, đun sôi với nước khoảng 15 phút và thêm một chén nước bồ kết rồi đun tiếp. Người bệnh sử dụng nước đã đun sôi để xông hậu môn.
Bài thuốc này giúp các búi trĩ sa ra ngoài sẽ tự co dần vào, nó có thể sử dụng để vệ sinh hậu môn tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Một bài thuốc thích hợp cho người bệnh trĩ nhất là cho người bị bệnh trĩ hỗn hợp và nó được thuốc đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng ra diếp cá tươi hay khô đun nước xông đều có hiệu quả chữa bệnh cao.
Thiên lý là loại cây dễ trồng và được sử dụng như thực phẩm hàng ngày và đây cũng là phương thức hiệu quả cho người bị trĩ hỗn hợp. Bạn chỉ cần lấy lá thiên lý non đem giã nát và cho thêm một chút muối hạt, dùng gạc đắp vào búi trĩ. Người bị bệnh trĩ hỗn hợp chỉ cần đắp qua đêm thì các búi trĩ sẽ co lại.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh trĩ hỗn hợp gây nguy hiểm cũng như phiền phức đến cho người bệnh nhưng bạn cũng có thể phòng ngừa nó với các cách sau đây:
Bổ sung chất xơ cho cơ thể
Bạn nên bổ sung các chất xơ vào khẩu phần ăn của mình thay vì thường xuyên sử dụng những loại có tính chất cay nóng, đồ rán, thực phẩm nhanh hay những loại khó tiêu. Các chất này có nhiều trong rau xanh hay trái cây, nó tốt cho nhuận tràng, phân mềm hơn, ngăn ngừa táo bón.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Mỗi ngày bạn cung cấp đủ 1,5 lít nước, nó có tác dụng lớn đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Vận động thường xuyên
Bạn nên thường xuyên hoạt động, không nên ngồi lâu hoặc đứng lâu tại một chỗ, việc vận động sẽ giúp giảm áp lực lên vùng chậu và hậu môn – trực tràng, ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Những công việc phải ngồi nhiều thì bạn nên đi lại sau khoảng 1 tiếng ngồi làm.
Đại tiện đúng cách
Bạn nên hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ trong ngày và không nên đọc báo hay sử dụng điện thoại khi đi đại tiện, sau khi đi đại tiện nên dùng giấy mềm để lau chùi…
Một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp hi vọng nó có thể giúp ích cho bạn bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm cũng như gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Bệnh nhân có thể khó chịu khi đi đại tiện hay với các tư thế khi ngồi hoặc đứng, nằm.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.
Bệnh Sán Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.
Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus
Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantica
Hình dạng: Sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ đều có hình chiếc lá, thân dẹt, bờ mỏng. Kích thước khác nhau tùy loài; sán lá gan lớn kích thước lớn hơn so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 700C trứng sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
2. Con người nhiễm bệnh sán gan như thế nào?
Vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật chủ trung gian truyền bệnh thứ nhất là các loài ốc Bythinia, Melania, vật chủ trung gian truyền bệnh thứ hai là cá nước ngọt…
Người nhiễm bệnh do ăn cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea.
Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
3. Bệnh sán gan có triệu chứng như thế nào?
Thời gian ủ bệnh của bệnh sán gan nhỏ và sán lá gan lớn đều phụ thuộc vào số lượng ấu trùng ăn phải và đáp ứng của vật chủ, đối với sán lá gan nhỏ nhiễm trên 100 sán mới có biểu hiện rõ rệt, còn đối với sán lá gan lớn thời gian ủ bệnh khó xác định chính xác.
Đối với sán lá gan nhỏ : Sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
Do ký sinh trong đường mật, khi nhiễm sán lá gan nhỏ có thể có các biểu hiện:
Thường có triệu chứng đau tức vùng gan do sán sinh sản gây tắc các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải.
Rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu);
Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
Trường hợp nặng, sán lá gan nhỏ có thể gây viêm đường mật, chảy máu đường mật, ung thư đường mật, xơ gan mật…
Đối với sán lá gan lớn:
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán sẽ xâm nhập vào đường mật, trưởng thành và đẻ trứng, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước nở thành ấu trùng lông rồi qua ốc và phát triển thành ấu trùng đuôi và nang trùng bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước, nếu người hoặc động vật ăn cỏ ăn phải nang trùng sẽ vào dạ dày tới ruột rồi lên gan và ký sinh tại gan. Tại gan, sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm.
Người bệnh nhiễm sán lá gan lớn thường có biểu hiện:
Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.
Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực….
Triệu chứng của bệnh sán lá gan có biểu hiện giống với các bệnh lý khác ở gan như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan, hay áp xe gan do các nguyên nhân khác… vì vậy người bệnh cần được thăm khám kỹ để được điều trị thích hợp.
4. Làm thế nào để biết mình có nhiễm sán lá gan hay không?
Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh sán, bệnh nhân có thể đến viện làm xét nghiệm:
Bệnh sán lá gan nhỏ: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng.
Bệnh sán lá gan lớn: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.
Ngoài ra, trong trường hợp sán ký sinh lạc chỗ, cần có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí sán ký sinh như CT, MRI…
5. Điều trị bệnh sán lá gan như thế nào?
Khi được chẩn đoán nhiễm sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh cần được bồi dưỡng nâng đỡ thể trạng.
Tuy nhiên có một số trường hợp có chống chỉ định điều trị: phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh cấp tính, suy gan, suy thận nặng, dị ứng với thuốc cần dùng…
Từ những hiểu biết về phương thức lây truyền và tác hại của sán lá gan, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh:
Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải …
Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
Sử dụng nước sạch để ăn uống.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
7. Xét nghiệm bệnh sán lá gan ở đâu tại ĐăkLăk
Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm các loại ký sinh trùng nói chung, hoặc xét nghiệm sán lá gan, hãy đến các cơ sở của Trung tâm xét nghiệm BMT để được tư vấn và làm xét nghiệm.
Trung tâm xét nghiệm BMT với độ ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật cao, xét nghiệm Ký sinh trùng chỉ trong 2h sẽ có kết quả.
* Cơ sở 1: Phòng xét nghiệm Y khoa Hạnh Phúc – Tây Nguyên.
✍️ Địa chỉ: 14 Phạm Ngũ Lão – P.Thành Công – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 288 488
** Cơ sở 2: Trung tâm xét nghiệm 51 Lê Duẩn
✍️ Địa chỉ: 51 Lê Duẩn – P.Tân Thành – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 544 455
Nguồn bài viết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-san-gan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua/
Bệnh Huyết Áp Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Huyết áp được biểu đạt bằng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu (thường cao hơn) là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai là áp lực tâm trương là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Vì vậy, bạn bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:
Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,
Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.
Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.
Ngoài phương pháp kiểm tra huyết áp bằng cách đo huyết áp bằng các máy đo huyết áp điện tử hoặc tới kiểm tra tại các trung tâm y tế, người bệnh cũng có thể theo dõi trị số huyết áp bằng các dấu hiệu cảnh báo từ sức khỏe. Nhiều người bệnh bị huyết áp thấp thường có chung những biểu hiện bên ngoài như mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhất là khi họ phải thay đổi tư thế đột ngột. Cùng xem những nguyên nhân, triệu chứng cụ thể của bệnh ở phần tiếp theo đây.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Một số nguyên nhân sau được xem là những lý do khiến huyết áp tụt giảm:
Phản ứng ngược của một số loại thuốc, bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, nitrat, thuốc ngăn ngừa canxi, một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp.
Mất nước (do đổ mồ hôi quá nhiều, mất máu hay tiêu chảy cấp): Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi.
Các cơn ngất, choáng.
Chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy: Khi bạn đứng bật dậy đột ngột trọng lực cơ thể làm máu lắng đọng trong các tĩnh mạch ở chân và máu khó quay trở lại tim để bơm làm huyết áp giảm xuống.
Kháng phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng khi người bệnh dị ứng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc nọc độc từ các loại côn trùng. Khi gặp tình trạng này, ngoài tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng thì người bệnh còn có thể bị nổi mề đay, thở khò khè và khó thở do co thắt đường thở và cổ họng bị sưng.
Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.
Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.
Người bị mất máu:Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp. Choáng vì chảy máu trong, do nhiễm trùng cấp tính hay chứng suy tim, đau tim, nhịp tim bất thường.
Triệu chứng của huyết áp thấp
Mệt mỏi: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống
Đau đầu: Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
Choáng, ngất: Những người bị huyết áp thấp khi ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột).
Thị lực giảm (nhìn mọi vật mờ đi): thị lực bị giảm làm mờ mắt. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
Hoa mắt, chóng mặt thường xuất hiện vào những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.
Mất tập trung: khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não với như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường
Tim đập nhanh: Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở
Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp
Buồn nôn: cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp
Mất ý thức tạm thời.
Suy nhược cơ thể: Người bệnh trải qua rất nhiều những biểu hiện khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Cách điều trị huyết áp thấp?
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bất kì một loại bệnh nào cũng đa phần do ăn uống mà ra, do đó khi phát hiện mình bị bệnh huyết áp thấp bạn cũng nên tự điều chỉnh huyết áp của mình bằng cách ăn uống.
Nên ăn đồ ăn mặn hơn người bình thường trong khoảng thời gian nhất định để giúp cân bằng lại huyết áp qua một quá trình theo dõi cụ thể và việc ăn mặn cũng sẽ giúp quá trình giữ nước cho cơ thể lâu hơn. Và ăn đầy đủ các bữa chính, đủ chất đặc biệt không được giảm cân theo chế độ nào. Có thể sử dụng cafein tự pha để điều chỉnh huyết áp của bạn cân bằng vì chất cafein trong nó giúp huyết áp tăng lên hoặc có thể thay thế bằng nước chè.
Uống nước lọc đầy đủ để giúp cân bằng nước và thanh lọc được cơ thể. Nhất là với phụ nữ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà đẹp da. Bổ sung lượng sắt đầy đủ theo tháng.
Hoạt động cơ thể với lối sống lành mạnh
Nên có một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe như là: không hút thuốc, giảm lượng rượu bia xuống mức thấp nhất có thể, nếu tình trạng bệnh quá nặng hãy ngưng sử dụng rượu bia.
Chế độ ăn uống giảm chất béo để phòng việc quá thừa cân, tim mạch, tiểu đường.
Làm việc vừa sức không nên cố gắng quá như lao động nặng hoặc thức quá khuya.
Tập luyện vận động thể dục nhẹ vừa phải bằng cách đi bộ, chạy đều, bơi lội, cầu lông,…tùy theo sở thích cá nhân của mỗi người.
Khi có một lối sống lành mạnh và sự vận động sẽ giúp cho các mạch máu được co giãn đều hơn, sự lưu thông và bơm máu tốt giúp cho bệnh huyết áp nhanh thuyên giảm, có sự cân bằng hơn, lúc này bạn sẽ có cuộc sống tốt hơn bao giờ hết.
Phòng ngừa huyết áp thấp
Không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, khó tập trung… mà đối với những bệnh nhân khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy sẽ gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim, thận… Và nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh huyết áp thấp có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Do đó để phòng tránh bệnh huyết áp thấp bạn cần:
Uống nhiều nước: Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.
Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì… Uống loại trà hay cà phê đã tách chất caffeine cũng là cách giúp tăng huyết áp tạm thời, trong một số trường hợp, mức huyết áp có thể tăng từ 3 đến 14 mm thủy ngân (mmHg). Chất cafeine có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định lượng cafeine mà bạn có thể nạp vào cơ thể.
Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Chỉ trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.
Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực. Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-giê: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.
Đo huyết áp thường xuyên: Lợi ích của việc theo dõi huyết áp tại nhà là giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình từ đó có biện pháp phòng ngừa và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu không có nhiều thời gian thăm khám tại các bệnh viện thì tốt nhất bạn nên sắm cho bản thân và gia đình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn rất tiện dụng nữa.
Tóm lại, huyết áp thấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà mỗi người cần phải chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và bổ sung thêm kiến thức để kịp thời phát hiện bệnh huyết áp thấp, đặc biệt cho thai phụ, học sinh, người lao động… nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Người bị cao huyết áp nên sử dụng máy đo huyết áp mỗi ngày để kiểm tra sức khỏe Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Trĩ Hiệu Quả trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!