Bạn đang xem bài viết Ngữ Pháp Chân Kinh N3/ Phân Biệt まえ・までに・まえまでに・まで (Mae/Madeni/Maemadeni/Made) được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngữ Pháp Chân Kinh N3/ Phân biệt まえ・までに・まえまでに・まで (mae/madeni/maemadeni/made)
JLPT Ngữ Pháp Chân Kinh
Tác giả Diep Anh Dao
Sự u tối của ~まえ・~までに
A まえ = Trước A
A までに = Trước A
Thế hai cái trước này có thật là như nhau. Có thật là cùng chỉ về một hướng không?
Kì thực là không phải.
Phân biệt ~まえ・~までに
Nếu cái trước là trước một mốc thời gian cụ thể, ra chiêu là ~まえ.
Nếu cái trước một khoảng thời gian (bao gồm nhiều mốc thời gian), lại là chiêu ~までに
Ví dụ
1/ 3 ngày trước ngày xuất phát (với ngày xuất phát là ngày 20).
Cái trước này là ~まえ, không phải ~までに
= 出発日の三日まえ
Vì sao vậy?
Với ngày xuất phát là ngày 20. Vậy 3 ngày trước ngày xuất phát, tức là lấy ngày xuất phát làm tiêu chuẩn để tính lùi về trước 3 ngày. Tính như vậy chỉ ra “một mốc thời gian duy nhất” là ngày 17.
Vì đây là cái trước của một mốc thời gian cụ thể, nên là ~まえ, không phải ~までに.
2/ Từ hôm nay đến trước ngày 17
Cái trước này là ~までに, không phải ~まえ.
= 出発日の三日まえまでに
Vì sao vậy?
Nếu hôm nay là ngày 1, thì cụm Từ hôm nay đến trước ngày 17 cho ra khá nhiều mốc thời gian như ngày 2 , ngày 5, ngày 10, ….ngày 16 đều OK hết. Không như ví dụ 1, chỉ cho ra một mốc thời gian duy nhất.
Vậy đây là cái trước của một khoảng thời gian. Ra chiêu ~までに.
Tương tự, làm sao nói được câu
3/ Miễn phí nếu bạn hủy đặt trước từ hôm nay đến trước 3 ngày trước ngày xuất phát.
(Giả sử ngày hôm nay là ngày 1, và ngày xuất phát là ngày 20)
Câu này rắc rối vì có 2 cái trước ! Ta phải căng não định xem cái trước nào là cái trước nào.
Nhưng rất đơn giản, ta chỉ cần xem chỗ nào là “cái trước” chỉ cho ra một mốc thời gian duy nhất, và chỗ nào là cái trước cho ra nhiều mốc thời gian.
Như trên đã phân tích, ta thấy
3 ngày trước ngày xuất phát
Đây là cái trước cho ra một mốc thời gian duy nhất
Vậy cái trước chỗ này là まえ。
= 出発日の三日まえ
Trước 3 ngày trước ngày xuất phát
Cái trước này cho ra nhiều mốc thời gian, nên chỗ này là までに。
=(今から)出発日の三日まえまでに
Thành câu nguyên vẹn là :
= 予約取り消しは出発日の三日まえまでになら、無料です。
Follow tác giả Diep Anh Dao tạihttps://www.facebook.com/daoanh.diep.716https://www.youtube.com/c/hanasakiacademyhttps://www.kobo.com/ww/en/ebook/ngu-phap-chan-kinh-tieng-nhat-n3
Phân Biệt Trợ Từ De (で) Và Ni (に) Dùng Để Chỉ Nơi Chốn
Đầu tiên chúng ta sẽ làm quen với cách phân biệt trợ từ DE (で) và NI(に) dùng để sử dụng chỉ nơi chốn. Khi đề cập đến việc diễn đạt về nơi chốn với hai trợ từ này thì người Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung, họ cũng thường hay nhầm lẫn tại trường học. Vì trong cách phân biệt này có quá nhiều trường hợp nên các bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn cho đúng nhất.
Hướng dẫn phân biệt trợ từ DE(で) và NI(に)
Thông qua nhiều tìm kiếm khác nhau, bài viết đã đưa ra những kết luận chính xác về việc sử dụng trợ từ về nơi chốn là khi nào dùng trợ từ DE và khi nào dùng trợ từ NI. Điểm quan trọng để dễ trong việc phân biệt trợ từ DE và NI là khi nơi chốn chúng ta phải hòa vào động từ chính của câu. Chắc có lẽ các bạn cũng biết trong ngôn ngữ, động từ về bản chất được chia ra làm 2 loại. Một loại được mang tính chất hành động và một loại còn lại được mang tính chất trạng thái. Phần quan trọng mà chúng ta cần lưu ý chính là đối với trợ từ DE thì động từ mang tính chất hành động rất rõ. Còn đối với trợ từ NI thì động từ mang trạng thái ý nghĩa tồn tại. Cụ thể như: mình thường học bài ở nhà, ngày hôm qua đi ăn ở nhà hàng,.. đó là những hành động rất rõ như học, ăn,… những hành động này xảy ra ở nơi nào thì nơi đó sẽ dùng trợ từ DE. Còn những động từ mang ý nghĩa tồn tại như sống, ở, có sở hữu thì đi với trợ từ NI. Lấy ví dụ như “hiện giờ mình đang sống ở Nhật Bản”, “cô giáo đang trong lớp học”, “trái cây ở trong tủ lạnh”. Qua các động từ mang tính chất tồn tại thì những trợ từ đi theo nó sẽ diễn đạt là NI, còn những động từ mang tính chất hành động thì những trợ từ đi theo sẽ diễn đạt nới chốn đó là NE.
Phân biệt trợ từ DE (で) và NI(に) dùng để chỉ nơi chốnBên cạnh đó, sẽ có những động từ khá là mơ hồ sẽ khiến người học không hiểu rõ đâu là động từ chỉ trạng thái tồn tại và đâu là động từ hành động. Cụ thể như cụm từ trở lại, ngồi xuống, đỗ xe… mọi người thường thắc mắc là tại sao lại đi với NI. Ví dụ như: mình ngồi xuống đây có được không? Thì chúng ta dùng NI. Thấy thắc mắc là tại sao ngồi xuống là một hành động. Đối với những động từ đó, khi mà thực hiện các động từ thì kết quả sẽ tồn tại tại vị trí mà chúng ta dùng trợ từ NI. Cụ thể như: mình trở lại ở khách sạn đó, chúng ta dùng NI, khi mà mình trở lại thì mình đang tồn tại bên trong khách sạn đó, cũng giống như việc mình ngồi xuống thì mình tồn tại ngay chiếc ghế đó, chỗ đó. Cũng giống như động từ đỗ xe cũng vậy, ” Tôi có thể đỗ xe hơi ở đây được không ?” có ý nghĩa là sau khi đỗ xe xong thì chiếc xe đó tồn tại ở ngay vị trí đó nên ta cũng trợ từ NI. Đó là điểm mấu chốt trong việc phân biệt trợ từ DE và NI.
Ngoài ra, có những đặc biệt mà chúng ta có thể hiểu theo 2 nghĩa. Ví dụ như động từ “viết”, cụ thể như khi chúng ta ngồi viết ở đâu thì địa điểm mà ta ngồi viết, không gian mình đang thực hiện 1 hành động thì ta sẽ dùng động từ DE còn cái gì mà chúng ta đang viết ma khi ta viết xong thi nó sẽ tồn tại ở từ NI. Xác thực hơn : Mình đang viết văn trong thư viện, hành động viết trong thư viện là hành động được diễn ra trong thư viện nên chúng ta dùng DE, nhưng khi ta viết vào quyển sổ chẳng hạn, khi viết xong chữ viết tồn tại con lại số đó thì chúng ta sẽ dùng NI. Có sự sai sót đối với động từ viết thì nó cũng có thể xảy ra với một số động từ khác. Lấy ví dụ như động từ ngồi xuống, thì không nhất thiết động từ ngồi xuống thì mình cũng ghi là NI cả, lấy ví dụ : “Ở trong lớp học, cậu ta ngồi lên bàn”, việc ngồi trong lớp học đó là DE, cái bàn mà cậu ngồi lên sẽ là NI.
Việc phân biệt 2 trợ từ này sẽ rất quan trọng khi các bạn đi du học nhật bản, vì nếu sử dụng sai thì dẫn đến người nghe có thể sẽ hiểu sai ý của bạn.
【Sự Khác Nhau Giữa で(De) Và に(Ni)~ 】Cách Sử Dụng Trợ Từ Trong Tiếng Nhật Một Cách Chính Xác.
【Sự khác nhau giữa で(DE) và に(NI)~ 】Cách sử dụng trợ từ trong tiếng Nhật một cách chính xác.
Trợ từ trong tiếng Nhật là gì ?
Không phải trợ từ nào cũng có thể lược bỏ
Trong văn nói, hội thoại thường ngày thì một số trợ từ có thể được lược bỏ (mà người nghe vẫn có thể hiểu được đúng nghĩa), nhưng cũng có những trợ từ không thể lược bỏ vì nếu lược bỏ đi thì câu văn có thể sẽ bị sai, khó hiểu hay không có nghĩa.
Trợ từ không phải là một từ
Trợ từ không phải là một TỪ nên không có nghĩa, nhưng để người học dễ hiểu và dễ nhớ thì có thể “Tạm dịch” nghĩa của trợ từ đó dựa trên cách sử dụng và ý nghĩ của trợ từ đó.
Có nhiều trợ từ có ý nghĩa, cách sử dụng gần giống nhau, tùy từng trường hợp có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, chúng ta cần biết phân loại, lựa trọn trợ từ cho phù hợp để có thể truyền đạt thông tin đúng nhất, truyền đạt được ý mình đang nghĩ và muốn nói với đối phương
Cách phân biệt でvà に
1) Phương tiện: nó chỉ ra cách thức, phương tiện hay dụng cụ thực hiện công việc.
Tôi đi xe buýt từ nhà ga đến trường.
2 Nơi diễn ra hành động: Nó chỉ ra nơi hành động đó diễn ra.
tôi đã mua cái dù ở trung tâm thương mại.
3 Tổng số: Nó được đặt sau số từ, thời gian hay phạm vi.
ぜんぶで千円です。
Tất cả là 1000 yên.
4 Giới hạn thời gian:
Nó chỉ ra khoảng thời gian hành động diễn ra.
一週間でやります。
Tôi làm nó trong một tuần.
5
Vì động đất nên trường nghỉ.
Chỉ điểm tồn tại của người hoặc vật, nơi chốn cụ thể
私は今会社にいる。
Bây giờ tôi đang ở công ty.
2. Dùngthay thế cho で (đối với các động từ mang tính chất tĩnh)
いすに座る。 Ngồi xuống ghế.
3.Chỉ thời điểm hàng động xảy ra hay số lần, mức độ tiến hành của hành động:
一日に三回この薬を飲む。 Uống thuốc này 3 lần trong 1 ngày.
4. Chỉ điểm đến hay nơi đến của hành động:
Đặc biệt được sử dụng với các động từ như「来ます」「行きます」「帰ります」
学校に来ます。
Đến trường.
家に帰ります。
Về nhà.
5.Chủ hành động trong câu chủ động hoặc câu sai khiến
社長にしかられる。 Tôi bị xếp mắng.
6. Chỉ trạng thái hoặc kết quả của sự thay đổi:
その彼女がきれいになる。 Cô gái đó đã đẹp lên.
7. Chỉ đối tượng hướng tới của hành động:
父に電話をかけた。
Tôi đã gọi điện cho bố
8. Chỉ mục đích của hành động nhưng danh từ đứng trước là danh động từ:
学校へ勉強に行く。 Đến trường để học.
9. Chỉ cơ sở hành động được diễn ra:
きょうていによって決められた。 Đã được quyết định trên cơ sở hiệp định
Thông tin mới về du học
Phân Biệt L/N, Ng/Ngh Và G/Gh Trong Tiếng Việt Lớp 3
Phân biệt L/N
Phát âm
– /l/ xuất hiện trong các tiếng có âm đệm
VD: Loa, luân,…
-/n/ không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm
VD: Nở, nàng, nụ,…
Cấu tạo láy âm
– /l/ thường đứng trước âm đệm
VD: Luyện tập, luỹ thừa,… VD: Nóng, nắng,…
Cấu tạo láy vần
– Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là gi hoặc d và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/.
VD: Gian nan, gieo neo,…
– Trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó là phụ âm /l/.
VD: Lộp độp, lon ton,…
– Tiếng thứ nhất trong một từ láy vần khuyết phụ âm đầu thì phụ âm thứ hai là /n/.
VD: Ăn năn, áy náy…
– /l/ có thể láy vần với nhiều phụ âm khác nhau. /n/ chỉ láy âm với chính nó.
VD: La cà, no nê…
Phân biệt NG/NGH
– Đứng trước ” i , ê, e” thì viết /ngh/
VD: Lắng nghe, nghỉ ngơi…
– Đứng trước các âm còn lại như a, u, ô,… thì viết /ng/
VD: Ngày tháng, nghi ngờ…
Phân biệt G/GH
– Khi đứng trước các âm ” i , ê, e” thì viết âm /gh/.
VD: Ghi nhớ, ghì chặt,…
– Khi đứng trước các âm còn lại o, ô, a, ư,… thì viết /g/
VD: Con gà, gồ ghề,…
Như vậy, ở bài giảng trên cô Vân Anh đã giúp các bạn học sinh hiểu được trong trường hợp nào thì sử dụng các phụ âm l/n, ng/ngh và g/gh sao cho đúng với quy luật chính tả. Việc hình thành các phương pháp và kỹ năng về đọc hiểu giúp cho các bạn học sinh có một nền tảng tư duy tốt về mặt ngữ pháp.
Chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 giúp nắm vững những kiến thức, chắc tư duy và học giỏi môn Tiếng Việt thông qua hai khóa học Trang bị kiến thức và Ôn luyện.
Học: Nắm bắt kiến thức, phương pháp và kỹ năng.
Hỏi: Giúp con hiểu rõ, hiểu bản chất kiến thức, phương pháp kỹ năng.
Ôn: Giúp con củng cố kiến thức trọng tâm theo chuyên đề.
Luyện: Vận dụng thành thạo kiến thức để giải quyết mọi dạng bài từ dễ đến khó.
Kiểm tra: Đánh giá mức độ thành thạo kiến thức, kỹ năng của con.
Phụ huynh đăng ký cho con HỌC THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tại https://hocmai.link/but-pha-tieng-viet-lop-3
Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Pháp Chân Kinh N3/ Phân Biệt まえ・までに・まえまでに・まで (Mae/Madeni/Maemadeni/Made) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!