Bạn đang xem bài viết Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngón chân cái bị sưng đau: nguyên nhân và cách xử lý
Ngón chân cái bị sưng đau là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Dẫu không quá nguy hiểm nhưng nếu không thăm khám và điều trị kịp thời cũng sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường với sức khỏe người bệnh.
Những nguyên nhân thường gặp khiến ngón chân cái bị sưng đauCó nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ngón chân cái bị sưng đau. Bạn sẽ gặp tình trạng này khi bị chấn thương bao hoạt dịch, dây chằng, các mô mềm, dây thần kinh…. hoặc mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Những nguyên nhân chính có thể xảy ra như:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngón chân cái bị sưng đau
+ Gặp các chấn thương: Trong quá trình lao động sẽ gặp phải những chấn thương do té ngã, bị tai nạn hay những va đập tại vị trí ngón chân cái. Điều này sẽ khiến ngón chân cái xuất hiệu triệu chứng sưng đau, nóng đỏ hoặc có thể có các vết xước ngoài da, thậm chí là chảy máu, nếu vệ sinh không tốt rất dễ bị nhiễm trùng.
+ Ngón chân cái bị sưng đau khi mắc bệnh gout: Với biểu hiện sưng đau dữ dội, nóng đỏ ở ngón chân cái hay có dấu hiệu cứng khớp thì nguyên nhân chính mà chúng ta có thể nghĩ ngay đến là bệnh gout. Bệnh này là do quá trình dung nạp thức ăn chứa nhiều nhân purin. Qua quá trình chuyển hóa tạo nên các acid uric, acid ucid không được đào thải hết gây lắng đọng ở các khớp, nhất là khớp ngón chân cái và gây nên tình trạng đau nhức.
Gout cũng là nguyên nhân gây sưng đau ngón chân cái
+ Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức ngón chân cái. Các bao hoạt dịch trong dịch khớp sẽ giúp hạn chế tác động của trọng lực lên khớp, giúp ngón chân cái hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi bị viêm bao hoạt dịch sẽ gây nên tình trạng đau nhức và sưng ngón chân cái.
+ Viêm khớp ngón chân cái: Tình trạng này là do vi khuẩn và virus xâm nhập vào khớp, gây tổn thương sụn và xương khiến ngón chân cái bị viêm sưng, dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội.
Và còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng ngón chân cái bị sưng đau. Để xác định chính xác nguyên nhân bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Giải pháp khi ngón chân cái bị sưng đauGiai đoạn đầu khi ngón chân cái bị sưng đau bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà như:
+ Chườm đá lạnh vào vị trí đau: Đá lạnh sẽ giúp giảm sưng đau rất hiệu quả do nhiệt độ lạnh sẽ tạm thời làm tê liệt dây thần kinh cảm giác ở vị trí này.
+ Hòa tan muối vào nước nóng để ngâm chân: Ở nhiệt độ cao, việc lưu thông máu sẽ trở nên thông suốt và dễ dàng hơn. Vì vậy ngâm chân với nước nóng pha muối sẽ vừa giúp giảm đau vừa chống viêm nhiễm rất tốt.
Massage ngón chân cái nhẹ nhàng để giảm đau
+ Massage ngón chân cái bị sưng đau: Massage nhẹ nhàng sẽ giúp việc lưu thông máu dễ dàng. Đồng thời nó còn hạn chế tình trạng đầu ngón chân bị cương cứng, sưng tức.
Những phương pháp trên chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời. Đối với tình trạng sưng nhức ngón cái kéo dài và có dấu hiệu tiến triển nặng thì cách tốt nhất là bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ thăm khám kịp thời, xác định tình trạng bệnh và đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang
Dấu Hiệu Nhận Biết Gãy Ngón Chân Cái & Hướng Xử Lý Tốt Nhất
Gãy ngón chân cái ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực và giữ thăng bằng của bàn chân. Thậm chí, phần xương bị gãy có thể chọc vào da, dây chằng, mạch máu…gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy cần đi khám ngay nếu nghi ngờ gãy ngón chân cái có tổn thương để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe.
Tại sao bị gãy ngón chân cái?Ngón chân cái là ngón đầu tiên của bàn chân nên thường gặp phải các tác động, tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu làm gãy ngón chân cái là do chấn thương trực tiếp hoặc sức ép với cường độ lớn lên ngón chân gây ra, hiếm khi là do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể.
Cách nhận biết gãy ngón chân cáiĐau:
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của gãy xương ngón chân chính là đau. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau nhức thông thường. Nếu bạn dồn lực về phía ngón chân cái và thấy đau buốt nhiều, không thuyên giảm thì có khả năng đã bị gãy ngón chân.
Sưng:
Khi bị gãy, ngón cái thường sưng to hơn mức bình thường, có thể để song song 2 chân để so sánh sự khác biệt.
Biến dạng:
Khi gãy ngón chân ở mức độ nghiêm trọng, ngón cái có thể lệch lạc, biến dạng và rất dễ nhận biết. Cần sờ nắn vào vùng ngón cái để xem có các bất thường như xương bị rời ra, có âm thanh ghê tai… để xác định.
Nếu muốn xương mau liền và phục hồi chức năng ngón chân cái, nên đi khám ngay nếu nghi ngờ các bất thường để có hướng điều trị hiệu quả.
Hướng điều trị gãy ngón chân cáiĐể chẩn đoán chính xác và có các biện pháp điều trị phù hợp đòi hỏi người bệnh phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay có rất nhiều các địa chỉ khám chữa gãy xương ngón chân nhưng không phải tất cả đều mang đến hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng bởi đầu tư mạnh mẽ về hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh hiệu quả và nhận được phản hồi tốt từ phía người bệnh.
Quan tâm đến quyền lợi người bệnh, bệnh viện áp dụng mức chi phí hợp lý và có thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định.
Gãy ngón chân cái cần được thăm khám sớm và xử trí kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động đi lại của người bệnh. Cần kết hợp điều trị với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng hồi phục chức năng của bàn chân.
Nguyên Nhân Gây Sưng Ngón Tay
Các ngón tay bị sưng thường do lượng chất lỏng tích tụ trong tay. Tùy thuộc và nguyên nhân, triệu chứng sưng này có thể là cấp tính, xuất hiện đột ngột, hoặc xảy ra đều đặn. Ngoài huyết áp cao, có những nguyên nhân khác nhau khiến các ngón tay bị sưng, chẳng hạn như chấn thương, nhiễm trùng và các bệnh mãn tính. Sưng các ngón tay có thể đi kèm với các dấu hiệu và các triệu chứng khác để có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nhiễm trùng
Bị nhiễm trùng có thể khiến các ngón tay bị sưng lên. Nhiễm trùng thường xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào da của vùng bị ảnh hưởng. Chỉ cần một vết thương nhỏ như vết cắt trên da cũng đã tạo điều kiện để vi trùng xâm nhập vào da. Một triệu chứng gọi là Paronychia xảy ra khi bị xương mang rô hay biểu bị da. Paronychia gây mẩn đỏ, đau và sưng tấy xung quanh móng tay và ngón tay. Nhiễm trùng xương cũng có thể gây sưng ngón tay. Nhiễm trùng loại nãy cũng có thể kèm theo các cơn sốt.
Các bệnh mãn tính
Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến khiến các ngón tay bị sưng. Tùy thuộc vào bệnh viêm khớp, triệu chứng sưng này có thể xuất hiện và rồi mất đi. Viêm khớp mãn tính có thể khiến các khớp bị hư hại nếu không được chữa trị kịp thời chữa trị. Điều trị thường xuyên là điều quan trọng để kiểm soát các triệu chứng này.
Với bệnh suy tim, một trái tim yếu không thể bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả, có thể gây sưng bàn tay, bàn chân và bụng. Thân và suy gan cũng có thể dẫn đến tình trạng phù nước và sưng tay, chân, mặt và bụng. Bệnh mô liên lết như Lupus và xơ cứng bì cũng gây ra một loạt các triệu chứng trong đó có sưng các ngón tay.
Các ngón tay bị sưng có thể là một triệu chứng của nhiều quá trình vật lý khác như hội chứng tiền kinh nguyệt hay mang thai, khiến cơ thể bị phù nước. Nếu ngón tay vẫn bị sưng trong một thời gian dài và còn kèm theo các triệu chứng khác như đau, tê, yếu, khó vận động hoặc sốt thì nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sưng Phù Chân: 13 Nguyên Nhân Khiến Chân Bị Sưng, Phù Bất Thường
Đăng bởi: Vi Bùi
Tình trạng sưng, phù chân là dấu hiệu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe
Đứng/ngồi hàng giờ liền
Khi bạn không vận động nhiều, các cơ ở bắp chân, bàn chân… ít được sử dụng tới. Điều này khiến tốc độ lưu thông máu chậm lại, dễ gây sưng, phù chân.
Ăn quá nhiều muối
Natri trong muối là chất gây giữ nước trong cơ thể, có thể dẫn tới sưng, phù chân khi ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người trưởng thành không nên ăn quá 2.300mg (1 thìa cà phê) muối/ngày.
Mang thai
Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4, chân thường bị sưng, phù. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, cũng như do thai nhi phát triển nhanh, đè vào các tĩnh mạch vùng chậu, gây hạn chế lưu thông máu.
Nếu thấy tình trạng sưng, phù xảy ra cả ở tay và mặt, rất có thể bạn đang bị tiền sản giật – tình trạng huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Thừa cân, béo phì Nhiều phụ nữ mang thai bị sưng, phù chân khó chịu Bị thương ở chân
Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực lên chân của bạn sẽ lớn hơn, dẫn tới việc giảm lưu thông máu gây sưng, phù chân. Thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục giảm cân có thể khắc phục tình trạng này.
Thay đổi hormone
Khi bạn bị thương tại chân, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tình trạng sưng, viêm. Máu sẽ được dồn xuống chân để hồi phục vết thương. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nâng cao bàn chân, chườm mát khu vực bị thương để giảm đau, giảm sưng.
Tác dụng phụ của thuốc
Chân của bạn có thể sưng, phù nhiều hơn trước kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone sau khi rụng trứng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý uống đủ nước, không ăn quá mặn và tập thể dục đều đặn.
Chân bị nhiễm trùng Nhiều loại thuốc có thể gây giữ natri dẫn tới sưng, phù chân Phù bạch huyết
Một vài loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát đường huyết, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid… cũng có thể gây sưng, phù chân do chúng có khả năng giữ natri, gây giữ nước trong cơ thể.
Suy tim
Tình trạng sưng, phù chân có thể xảy ra do chân bị nhiễm trùng. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, viêm khớp dạng thấp… là những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng chân.
Cục máu đông
Phù bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết, đặc biệt là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân, bàn chân. Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư.
Khi bị suy tim, tim sẽ không bơm máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ máu trong tĩnh mạch. Điều này có thể gây nên tình trạng sưng, phù chân.
Nên đọc
Suy thận
Khi cơ thể hình thành cục máu đông, khu vực phía sau vùng bị tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng, dồn máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô gây sưng, phù cũng như đe dọa tới tính mạng.
Bệnh gan
Những người bị béo phì, nghiện thuốc lá, suy tim, ung thư, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai và những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông.
Thận có nhiệm vụ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi thận bị suy yếu, không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ dễ bị tích nước dẫn tới sưng, phù chân.
Khi mắc bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo, hạn chế dòng máu chảy vào gan gây tăng huyết áp, sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh protein albumin, một yếu tố góp phần gây sưng chân.
Vi Bùi H+ (Theo Lược dịch theo Health)
Mắt Cá Chân Bị Sưng Nhưng Không Đau: Vì Sao?
Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau xuất hiện tương đối phổ biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tình trạng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô mềm ở cẳng chân. Nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau có thể dẫn tới sưng mắt cá chân nhưng không gây đau. Trong một số trường hợp, triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất và không phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên mắt cá chân bị sưng nhưng không đau đôi khi lại ẩn dấu nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm.
Ít hoạt động thể chấtCơ bắp không hoạt động trong thời gian kéo dài có thể gây ra huyết khối ở cẳng chân, thường xuyên dẫn đến rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và sưng mắt cá chân. Đi ô tô hoặc ngồi máy bay đường dài cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Những người có nghề đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có thể phát triển bệnh sưng mắt cá chân, gọi là phù ngoại vi. Kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm sưng mắt cá chân do ít hoạt động.
Mang thaiPhụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hàm lượng muối và nước duy trì góp phần làm sưng phù mắt cá chân do mang thai. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch chân thường dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm của mắt cá chân. Mặc dù sưng phù mắt cá chân thường là vô hại trong thời gian mang thai nhưng nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc sưng rất nghiêm trọng thì có thể đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng trong thai nghén.
Thừa cân và béo phìSưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân. Mỡ cơ thể dư thừa làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, tăng áp lực trong các mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm. Cơ thể ít vận động còn làm tăng thêm áp lực rong tĩnh mạch chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Giảm cân và tăng hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm bong gân mắt cá do khối lượng cơ thể thừa.
Suy timMắt các chân sưng nhưng không đau là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim ở mức độ từ vừa đến nặng. Khả năng bơm máu của tim suy yếu làm cho máu tụ lại ở chân và thận tích nước. Những yếu tố này thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Tình trạng sưng mắt cá chân đột ngột trở nặng có thể cho thấy suy tim đã tiến triển phức tạp.
Bệnh thận Nguyên nhân khácMột số bệnh khác có thể dẫn đến sưng mắt cá chân. Xơ gan hoặc suy gan có thể dẫn đến triệu chứng này do các cơ chế phức tạp dẫn tới việc cơ thể tích muối và nước. Suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt với những trường hợp thiếu đạm, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở chân dưới.Suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Phẫu thuật khung xương chậu hoặc điều trị phóng xạ ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu có thể dẫn đến mắt cá chân bị sưng phù do tổn thương hệ thống bạch huyết ở những khu vực này.
Cách xử lýTrừ khi có một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng ô tô hay máy bany, nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bị sưng mắt cá chân. Mặc dù đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không nguy hiểm, một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị suy tim, thận hoặc gan và phát hiện thấy sưng phù mắt cá chân kèm theo hụt hơi, khó thở, chóng mặt, chóng mặt hoặc lú lẫn.
Cách Xử Lý Sưng Nướu Răng
Nếu bạn phát hiện ra rằng mình thường xuyên bị sưng và kích ứng nướu, thì không có gì phải quá lo lắng, vì đây là một tình trạng khá phổ biến. Sưng nướu răng là vấn đề chung của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, sưng nướu răng không có gì đáng lo ngại và có thể điều trị dễ dàng. Cách tốt nhất để giúp bạn phục hồi là tìm hiểu các dấu hiệu và nguyên nhân gây kích ứng nướu, sau đó tập trung vào việc điều trị và phòng ngừa để có một nụ cười khỏe mạnh và tự tin.
Các Dấu HiệuNướu bị sưng là nướu tấy đỏ và sưng phù, đôi khi sẽ bị chảy máu khi bạn chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn giòn hoặc cứng. Các triệu chứng khác bao gồm lở miệng, hôi miệng dai dẳng và mô nướu bị tụt hoặc không dính vào răng. Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài trong một thời gian dài, có thể đã đến lúc bạn nên đến gặp nha sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguyên Nhân
Viêm nướu: Nguyên nhân chính gây ra sưng nướu răng là do viêm nướu. Nếu bạn không chải răng kỹ hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên, đây có thể là nguyên nhân gây ra viêm nướu.
Nguyên nhân do thuốc: Nướu bị sưng có thể là tác dụng phụ của một loại thuốc mới mà bạn đang dùng. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ của thuốc. Có thể có một loại thuốc thay thế.
Chuyển sang sử dụng sản phẩm của các thương hiệu mới: Chuyển sang nhãn hiệu kem đánh răng hoặc nước súc miệng mới có thể khiến cơ thể phản ứng với một trong những thành phần mới. Hãy để ý các dấu hiệu phản ứng của cơ thể khi bạn chuyển sang sử dụng một thương hiệu mới.
Thiếu chất: Nếu bạn bỏ qua trái cây và rau, chế độ ăn uống của bạn có thể là lý do khiến bạn bị sưng nướu. Đặc biệt, sự thiếu hụt vitamin C có thể gây ra viêm nướu răng nếu bạn không bổ sung đủ liều lượng được khuyến nghị hàng ngày.
Mang thai: Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, nướu bị sưng, viêm và trở nên nhạy cảm là điều thường thấy khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với vi khuẩn, khiến mảng bám dễ hình thành hơn và khiến nướu dễ bị ê buốt.
Khắc Phục: Những Điều Nên và Không Nên Làm Để Điều trị Sưng nướuCó một số điều bạn có thể làm để điều trị sưng nướu răng, cũng như một số điều mà bạn nên tránh. Hãy tham khảo những điều nên và không nên làm khi điều trị nướu bị viêm trước khi bắt đầu thực hiện quá trình khắc phục tình trạng này.
Nên làm:
Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nếu nướu bị sưng là do viêm nướu, biện pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề này là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.
Cải thiện chế độ ăn uống của bạn. Tăng lượng trái cây và rau quả của bạn, đồng thời tránh sử dụng nước ngọt và đồ uống có chứa caffein trong một khoảng thời gian nhất định.
Súc miệng bằng nước muối. Muối giúp giảm sưng nướu răng và làm dịu cơn đau do nướu răng gây ra.
Uống thuốc chống viêm. Dùng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm sưng nướu, cũng như giúp giảm đau và ê buốt.
Ăn thức ăn lạnh. Nếu tình trạng nướu nhạy cảm của bạn không lan sang răng, hãy ăn thức ăn mềm và lạnh, những loại thức ăn này có thể giúp giảm sưng nướu răng và làm dịu một số cơn đau.
Dùng thử benzocaine. Nếu nướu bị sưng khiến bạn khó ăn, uống hoặc nói chuyện, hãy thử sử dụng sản phẩm có chứa benzocaine. Benzocaine thường được bôi trực tiếp lên chỗ sưng hoặc có trong nước súc miệng. Benzocaine sẽ tạm thời giảm đau và làm dịu chỗ viêm.
Đi khám răng. Nếu tình trạng kích ứng nướu của bạn vẫn còn tiếp diễn, hãy hẹn gặp nha sĩ của mình. Nha sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây sưng nướu và đề xuất các phương án điều trị.
Không nên làm:
Tránh các yếu tố gây kích ứng. Không nên tiếp tục sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng gây kích ứng miệng. Nếu bạn thấy mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với kem đánh răng, hãy ngừng sử dụng và quay lại với loại kem đánh răng quen thuộc mà không gây ra vấn đề gì. Nước súc miệng có cồn cũng có thể gây kích ứng, vì vậy hãy tránh sử dụng những loại nước này nếu bạn đang bị sưng nướu.
Không sử dụng rượu và thuốc lá. Cả hai sản phẩm này đều gây kích ứng nướu của bạn và có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.
Không xem nhẹ vấn đề. Nếu tình trạng sưng tấy vẫn tiếp diễn, hãy đi khám răng ngày để đảm bảo rằng tình trạng kích ứng không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ngăn ngừaCách tốt nhất để ngăn ngừa sưng nướu và ngăn chặn sự tích tụ mảng bám ngay từ đầu là chải răng kỹ hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Ngay cả khi duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, mảng bám vẫn có thể tích tụ và trở thành cao răng, mà chỉ có thể được loại bỏ bởi thủ thuật vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Khám răng định kỳ sáu tháng một lần để vệ sinh và kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm đề phòng mọi vấn đề tiềm ẩn.
Nướu bị sưng có thể gây đau và khó chịu, nhưng trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này có thể được điều trị dễ dàng. Khi đã tìm ra nguyên nhân cơ bản, bạn có thể bắt đầu tự điều trị tại nhà và trao đổi với nha sĩ để xin ý kiến chuyên môn. Và bạn sẽ lại sớm có được nụ cười rạng ngời!
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!