Bạn đang xem bài viết Nấc Mãi Không Hết Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đa phần các trường hợp nấc chỉ là một khó chịu nhỏ. Nấc sẽ tự hết trong vài phút. Nhưng đôi khi cơn nấc – sự co thắt không tự chủ của cơ hoành sau khi các dây thanh quản đột nhiên đóng lại, tạo ra tiếng nấc đặc trưng.
Trong một số ít trường hợp, nấc kéo dài hơn 48 tiếng – thường được gọi là nấc dai dẳng, mặc dù các định nghĩa và thuật ngữ chưa được chuẩn hóa – và có thể cần được chăm sóc y tế. Một số người thậm chí còn bị những cơn nấc kéo dài hơn 30 ngày, thường được gọi là nấc khó chữa.
“Thông thường nếu kéo dài chưa đến 48 tiếng, nấc chỉ là thoáng quá và lành tính; không cần phải được thầy thuốc khám xét thêm,” BS. Camielle Rizzo, Bệnh viện Middlesex ở Middletown, Connecticut nói.
Nấc là dấu hiệu của bệnh lý
Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy nấc, ngay cả chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vẫn có thể là dấu hiệu bên ngoài duy nhất của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, ví dụ như bệnh tim. Nhưng điều đó cực kỳ hiếm và khó xảy ra.
Thông thường sẽ có những chỉ số khác kèm theo nấc. “Nếu một người bị đau ngực hoặc khó thở hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác, tất nhiên tôi vẫn khuyên người đó nên đi khám”, BS. Rizzo nói. Hội Đột quỵ Mỹ liệt kê nấc nằm trong số các triệu chứng đặc biệt nhất mà phụ nữ có thể gặp phải khi bị đột quỵ, cùng với các triệu chứng phổ biến khác như tê hoặc yếu ở một bên cơ thể hoặc các triệu chứng hiếm gặp mà phụ nữ có thể gặp như ảo giác.
Nói chung, nhìn từ quan điểm sức khỏe, nấc là đáng ngại nhất khi kéo dài quá 48 giờ, và đặc biệt là khi chúng kéo dài quá một tháng.
Trong một số trường hợp, bệnh lý nền gây nấc đã được chẩn đoán khi nấc bắt đầu, một số trường hợp khác nguyên nhân bí ẩn hoặc khó xác định hơn. Trong cả hai trường hợp, cần xem xét kỹ hơn khi các nấc kéo dài qua 48 tiếng.
Nhưng vì đây không phải là vấn đề phổ biến, nên điều trị có thể là vấn đề “thử và sai”. Chưa có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào để điều trị nấc khó chữa. Tuy nhiên, một số loại thuốc và liệu pháp đã được báo cáo thành công, bao gồm các thuốc như baclofen giãn cơ và gabapentin, được sử dụng để điều trị cơn động kinh hoặc co giật.
Cũng có lý do để cân nhắc điều trị những trường hợp nấc kéo dài. Tuy nấc không phải là mối đe dọa sự an toàn của người bị, song nó có thể làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống.
Bệnh nhân bị nấc khó chữa có thể gặp những vấn đề như khó ăn hoặc uống. Hệ quả có thể là sụt cân, mất ngủ do bị nấc suốt đêm, và sau đó – nếu bạn không ngủ trong hai đến ba tuần, bạn có thể bị trầm cảm và lo âu.
Các biện pháp giảm nấc
Không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế để ngăn chặn cơn nấc. Một số người giảm được nấc nhờ các biện pháp thay thế, từ kinh điển như nín thở đến thôi miên. Một cách khác là phun dấm vào mũi – được các bác sĩ mô tả là “có vẻ thực sự có tác dụng nhưng rõ ràng không dễ chịu lắm”.
Một biện pháp khác cũng có tác dụng ở ít nhất một trường hợp: “Quan hệ tình dục được báo cáo đã làm giảm nấc một nam giới 40 tuổi mà cả metoclopramide và chlorpromazine cũng như mát-xa vòm miệng không tác dụng.
BS. Wodziak viết trên tờ Current Neurology and Neuroscience Reports. “Theo người bệnh, quan hệ tình dục với vợ tại thời điểm xuất tinh đã chấm dứt hoàn toàn cơn nấc”.
Tất nhiên nếu bạn không thể thoát khỏi cơn nấc dai dẳng và khó chữa bằng những cách điều trị tại nhà – thì cần nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể xử lý nguyên nhân gây nấc hoặc quản lý cơn nấc bằng thuốc hoặc liệu pháp thích hợp. Vì vậy, nấc thường có tiên lượng tốt.
Cẩm Tú
Theo USNews
Vì Sao Điều Trị Nấc Cục Hoài Không Hết ?
Tuy nhiên, tình trạng nấc cục chỉ hết được 1-2 tuần, sau đó tái diễn. Xin hỏi nguyên nhân bệnh là gì, có chữa trị hết hẳn không? Ba tôi có thể đến bệnh viện, phòng khám, bác sĩ nào chuyên chữa trị bệnh này?
MỸ CHI
* chúng tôi TRẦN NGỌC TÀI (phó khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM):
– Nấc cục là một triệu chứng do sự kích thích thần kinh hoành gây co thắt cơ hoành đột ngột. Nấc cục có hai dạng: nấc cục sinh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường nhất ở trẻ em và sẽ tự hết; nấc cục bệnh lý: trong đó có nấc cục cấp tính (thông thường 1 tháng sẽ hết) và nấc cục mãn tính (tình trạng kéo dài).
Trong nhóm nấc cục mãn tính, khoảng 5-10% người bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị.
Nấc cục có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trải dài từ vùng cơ hoành và xung quanh cơ hoành như bệnh dạ dày, bệnh phổi, màng phổi… kích thích cơ hoành và dây thần kinh hoành; tổn thương bất kỳ vị trí nào của cung phản xạ nấc cục từ dây thần kinh hoành đến vùng thân não đều có thể gây nấc cục; một số thuốc cũng gây ra nấc cục; không tìm ra nguyên nhân nào gây nấc cục.
Điều trị nấc cục quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân đó. Ví dụ những người bệnh bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa gây ra nấc cục, viêm màng phổi, viêm đáy phổi, người bệnh bị tai biến mạch máu não hoặc những tổn thương não khác gây ra nấc cục thì sẽ điều trị các nguyên nhân đó.
Ngoài ra, điều trị triệu chứng nấc cục bằng một số thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn, thuốc chống động kinh… nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ người bệnh kháng tất cả các loại thuốc, không hết bệnh. Một số ít trường hợp nấc cục mãn tính kháng trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thần kinh hoành.
Khi người bệnh đến khám, bác sĩ sẽ rà soát các nguyên nhân có thể gây ra nấc cục, nếu nghi ngờ bất cứ nguyên nhân gì thì bác sĩ sẽ cho chỉ định để tầm soát sâu hơn để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra nấc cục và điều trị theo nguyên nhân đó.
Trường hợp không tìm ra nguyên nhân thì chỉ điều trị triệu chứng. Nấc cục là cử động không chủ ý, đột ngột của cơ hoành làm dây thanh chập lại gây tiếng nấc cục.
* Bác sĩ CK2 NGUYỄN PHƯƠNG NGA (trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM):
Nấc cục có thể do một số bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau: ăn hoặc uống quá nhanh, bệnh lý gây kích thích dây thần kinh điều khiển cơ hoành, phẫu thuật vùng bụng, đột quỵ não, u não, thuốc…
Bệnh nhân nên đi khám ở bác sĩ nội tổng quát hoặc chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân mới có thể xác định hướng điều trị triệt để.
Bị Rụng Tóc Nhiều Phải Làm Sao Mới Hết?
Rụng tóc quá nhiều sẽ dẫn đến việc diện mạo bị thay đổi. Điều này sẽ khiến người bị rụng tóc cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến công việc, học hành, cuộc sống thường ngày. Vậy bị rụng tóc nhiều phải làm sao? Có cách nào ngăn chặn việc rụng tóc hằng ngày không? Mời bạn tìm hiểu thêm dưới bài viết sau đây!
1. TẠI SAO LẠI BỊ RỤNG TÓC NHIỀU? BỊ RỤNG TÓC NHIỀU PHẢI LÀM SAO?
Tóc rụng là biểu hiện của rất nhiều nguyên nhân, người bị rụng tóc trong thời gian dài thường hỏi “bị rụng tóc nhiều phải làm sao”. Tuy nhiên, rụng tóc là tình trạng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu hiểu rõ nguyên nhân tại sao.
1.1. DI TRUYỀN
Di truyền là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rụng tóc. Chứng rụng tóc do di truyền thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị rụng tóc thường xuyên, thậm chí là hói đầu thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ bị. Vì vậy, bạn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy chăm sóc tóc trước khi tóc bắt đầu rụng.
1.2. TÍNH TRẠNG SỨC KHỎE
Tóc cũng cần được cung cấp dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, khi bạn bị đau ốm trong thời gian dài, tình trạng sức khỏe không tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tóc vì lúc này tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
1.3. THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
95% dưỡng chất cung cấp cho tóc là từ máu nên nếu cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến tóc bạn bị rụng nhiều. 4 nhóm chất chính là chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin – khoáng chất là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể và giúp tóc luôn chắc khỏe.
1.4. GÂY ÁP LỰC CHO TÓC VÀ DA ĐẦU
Làm tóc là điều cần thiết giúp mỗi cô gái thể hiện cá tính của mình và giúp mình trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều các hóa chất hay máy uốn/ép/duỗi sẽ khiến cấu trúc của tóc dần mất đi, tóc dễ bị gãy rụng và khô xơ hơn.
Trường hợp này, bị rụng tóc nhiều phải làm sao? Trước tiên cần hạn chế làm tóc, đảm bảo cách biệt thời gian 6 tháng cho một lần sử dụng thuốc lên tóc của mình.
2. MỘT SỐ MẸO GIÚP NGĂN NGỪA RỤNG TÓC
2.1. SỬ DỤNG TINH DẦU DỪA NGUYÊN CHẤTTinh dầu dừa dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy dầu dừa nguyên chất thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút để dầu ngấm sâu vào chân tóc sau đó gội sạch đầu với dầu gội ít hóa chất nhất có thể.
2.2. DÙNG NƯỚC TRÀ ĐỂ GỘI ĐẦUTinh chất có trong trà cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa rụng tóc. Dưỡng tóc với trà khá đơn giản, bạn lấy trà hòa với 1l nước sôi rồi gội đầu. Lưu ý là chỉ gội đầu với nước trà chứ không dùng dầu gội đầu.
2.3. DÙNG RAU DỀNBị rụng tóc nhiều phải làm sao? Sử dụng rau dền là cách thân thiện với thiên nhiên được nhiều người thử khi rụng tóc. Bạn lấy lá rau dền đem đi lấy nước cốt của nó rồi thấm nước cốt đó lên da đầu, massage đều và nhẹ nhàng để có thể thấm sâu vào chân tóc giúp tóc bớt gãy rụng hơn.
2.4. SỬ DỤNG DẦU GỘI ĐẦU KHÔNG HÓA CHẤTKhi bị rụng tóc phải làm sao? Rụng tóc là hiện tượng tóc đang bị yếu đi, cấu trúc bị phá vỡ do các ảnh hưởng đã được nêu ra ở trên. Vì vậy, trong thời gian này nếu bạn còn sử dụng thêm các loại dầu gội chứa hóa chất có hại thì hoàn toàn không tốt cho tóc. Dầu gội chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên là lựa chọn tốt nhất cho bạn vào lúc này.
3. THIÊN THẢO LÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA RẤT NHIỀU NGƯỜI, BỊ RỤNG TÓC PHẢI LÀM SAO?
Dầu gội Thiên Thảo là dược mỹ phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên như bồ kết, bưởi, hà thủ ô, hương nhu, sả chanh… giúp giảm rụng tóc sau 21 ngày, tóc bắt đầu mọc trở lại dày & dài hơn sau 7 – 8 tuần. Liệu trình trị rụng tóc của Thiên Thảo được 80% phản hồi có tác dụng sau 3 tuần sử dụng.
Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết?
Trong những năm tháng đầu đời, bé yêu có thể mắc phải những bệnh lý ngoài da khó chữa, trong đó có bệnh nổi mề đay. Bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết trong khi bệnh gây nên nhiều khó chịu và tiềm ẩn những nguy hại khó lường là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm, bởi trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm vì cha mẹ điều trị nổi mề đay sai cách.
Mẹ ơi, vì sao con bị nổi mề đay?Chăm chút con từng li từng tí, giữ con tránh xa những nguy hại từ môi trường xung quanh nên khi bé Nấm bị nổi từng mảng mẩn đỏ trên cơ thể, cứ gãi cành cạch suốt ngày không chịu chơi ngoan, ngủ yên khiến chị Hà vô cùng thảng thốt. Chẳng lẽ con lại bị nổi mề đay như lời mẹ chồng nói? Chị ngồi ngẫm nghĩ lại xem trong quá trình chăm sóc con bản thân đã sai sót chỗ nào để bé Nấm bị như vậy, nhưng càng nghĩ chị càng không tìm ra nguyên nhân.
Trẻ nổi mề đay do di truyền, thời tiết, thực phẩm hoặc tiếp xúc với vật lạ
Các chuyên gia cho biết, rất nhiều cha mẹ không biết vì sao con nổi mề đay, và khi bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết, đó cũng là lý do khiến bệnh dai dẳng, khó chữa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở trẻ như sau:
+ Do trẻ dị ứng với thời tiết: Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới làn da của trẻ. Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến trẻ bị nổi mề đay.
+ Do di truyền: Nếu bố mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thời tiết thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay hơn so với những trẻ có bố mẹ bình thường.
+ Do trẻ dị ứng với thực phẩm: Khi cơ thể trẻ tiêu thụ những loại thức ăn không hợp với cơ địa trẻ sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mề đay.
+ Do trẻ tiếp xúc với những vật lạ: Những vật lạ đó có thể là đồ chơi, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc lông động vật chó, mèo chứa nhiều vi khuẩn cũng khiến trẻ bị mẫn cảm và nổi mề đay.
+ Do trẻ dị ứng với thuốc: Một số thành phần có trong các loại thuốc trị bệnh cảm, đau đầu, sổ mũi… là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không thể thích ứng và dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.
+ Do trẻ bị côn trùng cắn: Sức đề kháng của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên khi bị côn trùng cắn sẽ gây mẩn ngứa diện rộng và có thể dẫn tới nổi mề đay.
Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Chuyên gia “mách” mẹ 3 cách giải cứu trẻVùng da nổi mề đay của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ
Bước 1: Rửa sạch dị nguyên khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay Nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc do tiếp xúc với lông động vật chó, mèo mẹ cần rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa với xà phòng sát trùng, giúp da trẻ nhanh chóng dịu lại, giảm bớt cơn ngứa.
Muốn điều trị được bệnh, trước tiên cần biết nguyên nhân gây bệnh do đâu. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thực phẩm cần ngừng ngay các loại thực phẩm đó lại, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn thực phẩm có độ đạm cao như: sữa đặc có đường, trứng, bơ, hải sản… Bên cạnh đó cần bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Bước 2: Xác định nguyên nhân để biết trẻ bị nổi mề đay phải làm sao
Cơ thể trẻ cần được giữ sạch sẽ bằng cách tắm bằng nước ấm, mẹ có thể dùng sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng da bé. Ngoài ra, mẹ cần cắt sạch móng tay cho trẻ, tránh để trẻ đưa tay lên cào gãi gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và khiến bệnh mề đay thêm nặng.
Bước 3: Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ cào gãi
Nha đam có tác dụng chữa mề đay ở trẻ
Rất nhiều cha mẹ khi thắc mắc bé bị nổi mề đay phải làm sao đã được bạn bè và những người xung quanh “mách” nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: tắm lá khế, xông hơi lá kinh giới, đắp gel nha đam… Phương pháp này phù hợp với cơ địa từng trẻ nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.
Trong trường hợp bé bị nổi mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bước 4: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc đưa trẻ tới bác sĩ khi bệnh trở nặng
Cập nhật thông tin chi tiết về Nấc Mãi Không Hết Phải Làm Sao? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!