Bạn đang xem bài viết Mẹo Nhận Biết Ngà Thật Và Xương Voi Cơ Bản Nhất được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngà voi thật có vân như nan tre nứa
– Cách 1Ngà voi tự nhiên có đặc điểm đặc biệt là cấu tạo bởi những thớ dọc khi cắt ngang bề mặt, khi chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy thớ như của nan tre, nứa. Các thớ này được sếp đều đặn từ trọng tâm ra đến ngoài.
Các bạn cần quan sát kỹ ngà voi sẽ thấy vân ngà nổi lên rất đều và đẹp, tuy nhiên có một số chỗ như gốc ngà voi sẽ ít vân hơn, cũng có nhiều loại không thấy vân. Với các cách làm giả hiện nay không thể nào làm giả vân ngà voi được. Và nếu các bạn tiếp xúc nhiều thì các bạn có thể dễ dàng nhận biết được ngà voi Thật – Giả.
Cách tính tuổi của con voi qua bộ ngà cũng giống như tính tuổi của một cây gỗ như sách sinh học lớp 8 đã dạy. Dựa vào các thớ dọc được xếp theo vòng sẽ tính được tuổi của voi. Chỉ cần cắt ngang ngà voi và đếm số vòng bên trong sẽ ra tuổi của con voi đó.
– Cách 2Ban đầu ngà voi rất là cứng do có lớp sừng ở bên ngoài do đó bằng cách ngâm giấm cho ngà voi mềm ra để dễ dàng gọt tỉa. Các bạn có thể dùng cách đó, đem ngà ngâm giấm 1 đêm. Sau đó, các bạn lấy móng tay cọ xát thì lớp vảy trắng tróc ra rất dễ dàng. Sau 1 thời gian khi ngà voi khô lại nó sẽ cứng lại như bình thường.
– Cách 3Đối với ngà voi làm giả bằng đồ nhựa, mica thì sẽ bị chảy hoặc đen do đem đốt với lửa hoặc bằng vật nóng áp sát vào đó sẽ bị méo mó. Cách phân biệt dễ nhất là bạn dùng một cây kim nhỏ và dùng lửa đốt cho nóng cây kim đó lên rùi áp sát vào cái nhẫn hoặc vòng ngà voi. Ngà voi thật thì sẽ không bị teo, méo mó hoặc đen đi, ngà voi giả làm bằng nhựa thì sẽ bị méo đi rất dễ nhận biết bằng mắt thường.
Hy vọng rằng với những cách chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn lựa chọn được chiếc nhẫn ngà voi, vòng ngà voi Thật mang lại nhiều may mắn cho bản thân chúng ta.
Mẹo Nhận Biết Quần Áo Zara Thật Và Giả
Tình trạng quần áo Zara bị làm giả và bán online tràn lan
Chúng ta sẽ không đề cập đến hàng quần áo được bán ở các cửa hàng chính hãng Zara. Tình trạng hàng Zara fake khiến người tiêu dùng khó phân biệt, đó chính là lượng hàng Zara giả được giao bán trên mạng xã hội.
Đôi khi những mẫu quần áo được bán ở cửa hàng chính hãng Việt Nam đã hết hàng mà các tín đồ thời trang vẫn mong muốn được sở hữu chúng. Người tiêu dùng đã đặt hàng xách tay. Đây chính là con đường dẫn đến tình trạng quần áo Zara tran lan như bây giờ. Bạn nên cẩn thận với những loại hàng hóa bán trên mạng xã hội nha! Tuy nhiên không phải cứ bán online mà quần áo Zara là giả. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho mình một số kiến thức để biết cách phân biệt hàng giả và hàng chính hãng.
Cách phân biệt quần áo Zara chính hãng và giả chung Phân biệt bằng chất liệuCác hãng thời trang nổi tiếng, cao cấp nói chung và hãng thời trang Zara nói riêng luôn sử dụng các chất liệu vải tốt nhất. Những loại vải này rất mịn, ít nhão và khi mặc vào thì siêu thoải mái. Còn hàng fake thường được làm từ chất liệu rẻ tiền nên chất lượng vải rất kém. Bạn chỉ cần sờ nhẹ vào mặt vải là có thể cảm giác được sự thô và không mịn rồi.
Phân biệt dựa vào đường mayBên cạnh chất liệu vải, bạn nên để ý đến đường may của trang phục. Đường may của trang phục Zara rất đều, ít bị lệch và đường chỉ bám chặt vào vải. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy đường chỉ may ở phía bên kia trên quần áo hàng hiệu, nhưng thường là phải nhìn rất kỹ mới thấy. Nhãn vải thường có màu phù hợp với chất liệu chính của chiếc quần hay chiếc áo.
Dựa vào size của quần áoCác nhãn hiệu thời trang nổi tiếng rất ít khi thay đổi kích cỡ sản phẩm của họ. Mặc dù mỗi nhãn hiệu có số đo kích cỡ riêng nhưng trong phạm vi một nhãn hiệu thì các số đo trên các sản phẩm quần áo của họ thường không thay đổi và rất nhất quán từ năm nay qua năm khác.
Một đặc điểm để phân biệt là hàng fake thường có kích cỡ nhỏ hơn hàng xịn. Các nhà thiết kế biết rất rõ yêu cầu này của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn mua 1 chiếc quần/áo của thương hiệu mình yêu thích, nhưng thấy kích thước rộng hơn hay nhỏ hơn các sản phẩm chính hãng của nhãn hiệu đó mà bạn đã quen thuộc, rất có thể đó là hàng fake.
Cách phân biệt quần áo Zara dựa vào tem, mácNhững cách nhận biết hàng quần áo Zara chính hãng trên chỉ có tính tương đối. Để chắc chắn với hơn, bạn nên quét mã code quần áo Zara để có thể truy xuất thông tin thật chính xác. Để thực hiện quét mã code quần áo Zara, bạn chỉ cần có một chiếc smartphone có app đọc mã iCheck là quét được mã code ngay nha!
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng những tín đồ thời trang có được kiến thức để phân biệt quần áo Zara chính hãng và giả. Bạn hãy quét mã code quần áo để tránh mua phải hàng giả mà tốn kém tiền bạc.
Nữ Trang Làm Bằng Ngà Voi Vô Tư Bày Bán Tràn Lan
(CATP) Mặc dù pháp luật cấm mọi hành vi tàng trữ, mua bán các sản phẩm làm bằng ngà voi, nhưng trang sức từ loài động vật hoang dã này vẫn được bày bán tràn lan trong các tiệm vàng bạc, nữ trang, đồ phong thủy…
Nếu “thượng đế” tiêu thụ những sản phẩm từ ngà voi thì không chỉ bị phạt tiền, mà có thể còn vướng vào tù tội.
MANG LAO LÝ “TREO” TRƯỚC CỬA
Ngày 17-9-2019, phóng viên Báo Công an TPHCM có mặt tại một khu chợ ở P.Phú Cường (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). Trên tuyến đường Đoàn Trần Nghiệp có nhiều tiệm vàng bạc, đá quý. Chúng tôi ghé vào tiệm vàng N.H.
Bên cạnh trang sức từ kim loại quý được trưng bày lấp lánh trong tủ kính, tiệm vàng này còn bán những sản phẩm nghi làm từ ngà voi. Thấy chúng tôi nghi ngờ chất liệu ngà voi giả, chủ tiệm trấn an: “Này là ngà nguyên ký, ở đây làm nè!”. Cụ thể, nhẫn làm từ ngà voi giá khoảng 250 ngàn đồng/chiếc, vòng đeo tay từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/chiếc, tùy khối lượng ngà của mỗi sản phẩm.
Sản phẩm được chế tác từ ngà voi tại tiệm vàng N.H. (TP.Thủ Dầu Một)
“Tôi có tìm hiểu, biết ngà voi và sản phẩm làm từ ngà voi bị cấm mua bán, tàng trữ; nếu vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự. Thế nhưng tôi vẫn thấy người ta bày bán trên thị trường. Thậm chí chỉ cần ngồi ở nhà, vô mấy trang mạng kinh doanh trực tuyến đặt hàng, gửi tiền cho người ta thì hàng bằng ngà voi sẽ được chuyển tới tận nhà”, anh Nguyễn Quốc Thắng (35 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TPHCM) cho biết.
“Chiếc này mắc lắm, đến 30 chục triệu”. Vừa nói, chủ tiệm vừa chỉ tay vào chiếc vòng ngà to nhất.
Để khách tin tưởng, chủ tiệm còn hướng dẫn chúng tôi phân biệt ngà thật bằng cách dùng đèn pin rọi vào sản phẩm. Nếu thấy trang sức hiện lên những đường vân karô đẹp mắt cùng ánh hồng (hoặc ánh trắng) thì là ngà thật, còn không xuất hiện các dấu hiệu trên thì là ngà giả, làm từ nhựa tổng hợp hoặc xương động vật.
Ngoài tiệm vàng N.H., chúng tôi còn khảo sát nhiều cơ sở kinh doanh nữ trang khác trên cùng tuyến đường Đoàn Trần Nghiệp và cũng dễ dàng tìm mua những sản phẩm nghi làm từ ngà voi.
Tại tiệm vàng – cầm đồ K.H., chúng tôi phát hiện bày bán khá nhiều loại trang sức (nhẫn, mặt dây chuyền…) nghi chế tác bằng ngà voi. Để thu hút khách hàng, nhiều loại nhẫn còn được bọc vàng bên ngoài, nhằm tạo điểm nhấn.
Cửa hàng K.H. (TP.Thủ Dầu Một) bày bán nhiều sản phẩm ngà voi bọc vàng
Bên cạnh những tiệm vàng dọc tuyến đường Đoàn Trần Nghiệp, chúng tôi vào dãy cửa hàng bên trong khu chợ này để tìm hiểu. Tại tiệm vàng V.H., có 3 vòng đeo tay và một số nhẫn bằng ngà được trưng bày cùng các trang sức khác.
Chủ quán cầm những chiếc vòng ra cho khách xem và khẳng định: “Đây là ngà thật”. Nhẫn có giá 200 ngàn đồng/chiếc, còn vòng thì từ 2,6 – 2,9 triệu đồng/chiếc. Chủ tiệm còn gợi ý, nếu muốn mua nhiều hoặc mua vòng, nhẫn theo kích cỡ yêu cầu thì cứ đặt hàng trước, vài ngày quay lại sẽ có.
Ngay sau khi thu thập thông tin, hình ảnh về các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý có bán các sản phẩm nghi làm từ ngà voi trên địa bàn, phóng viên Báo Công an TPHCM đã cung cấp cho Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Dương để có hướng xử lý.
MUỐN BAO NHIÊU CŨNG CÓ?
Những ngày cuối tháng 8-2019, phóng viên dành nhiều thời gian khảo sát tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, phát hiện không ít cơ sở kinh doanh nữ trang “kiêm” bán sản phẩm từ ngà voi.
“Đây là ngà thật được chế tác thành tượng Phật Quan Âm. Chủ yếu khách mua để trong ôtô nhằm trang trí, cầu may và thể hiện đẳng cấp” – chủ tiệm vàng Đ.K. (địa chỉ tại TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) gợi ý. Sản phẩm này được chủ tiệm chào bán với giá 25 triệu đồng. Ngoài ra, trong tiệm Đ.K. còn trưng bày nhiều tượng Phật bọc vàng, với nhiều mẫu mã, giá cả đa dạng.
Cũng trên địa bàn TP.Mỹ Tho, chúng tôi còn phát hiện tiệm cầm đồ S.S. có bán nhiều sản phẩm vòng, nhẫn từ ngà voi. Chủ tiệm cũng khẳng định, muốn mua ngà voi nguyên khối thì cứ đặt trước, vài ngày sẽ có (?!).
Dọc đường về chúng tôi Xuyên (An Giang), phóng viên được người dân giới thiệu đến tiệm vàng khá nổi tiếng tên K.H. Đây là tiệm lớn nằm ngay vị trí trung tâm thành phố, tấp nập khách ra vào.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua trang sức ngà voi, một nhân viên nữ mặt đồng phục và hai người đàn ông nhanh chóng mang ra một khay nhựa để chào hàng. Trong khay có 2 bịch nylon chứa nhiều vòng tay màu trắng. Nữ nhân viên trên cho biết, số vòng này được làm từ ngà voi, mỗi chiếc giá dao động từ 3 – 10 triệu đồng.
Các sản phẩm từ ngà voi được chào bán tại tiệm vàng K.H. (TP.Long Xuyên)
Khảo sát tại cửa hàng dịch vụ cầm đồ, đá phong thủy H.K (TP.Rạch Giá, Kiên Giang), chúng tôi thấy bày bán nhiều sản phẩm, như: tượng Phật, nhẫn, hoa tai… từ ngà voi. Chủ tiệm cho biết, đây là ngà thật, được nhập từ những cơ sở chế tác chuyên nghiệp.
Cách đó không xa, tại tiệm vàng T.T. cũng bày bán công khai vòng tay, nhẫn, vòng đeo cổ, tượng Phật bọc vàng… làm từ ngà voi, với giá từ 1 – 15 triệu đồng/sản phẩm. Chúng tôi nhẩm tính tổng số sản phẩm bày bán khoảng 5 – 7kg. Chủ tiệm cho biết, đây là ngà voi nhập từ nơi khác về để bán.
Nhiều sản phẩm từ ngà voi được bày bán tại tiệm vàng T.T. (TP.Rạch Giá)
Cũng tại Kiên Giang, chúng tôi thấy hàng chục vòng đeo tay được bày bán tại Khu du lịch Thạch Động (TP.Rạch Giá). Tuy nhiên, khi được hỏi thì các chủ tiệm đều khẳng định, những sản phẩm này không phải ngà voi. “Nếu muốn mua ngà thật thì cứ đến những tiệm vàng lớn là có, vì họ có thể kiểm định ngà được. Còn chúng tôi chỉ mua bán vòng từ xương động vật hoặc nhựa cho du khách đeo cho đẹp thôi” – Một chủ tiệm tại đây cho biết.
Tiến sĩ Vương Tiến Mạnh – Phó giám đốc CITES Việt Nam:
Thời gian gần đây, có một số báo cáo của các tổ chức quốc tế nghiên cứu về tình hình buôn bán sản phẩm từ ngà voi tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam. Trong đó ghi nhận việc bán ngà voi tại một số cửa hàng bán hàng lưu niệm cho khách du lịch, tiệm vàng. Tuy nhiên, việc buôn bán ở mức độ nào, hàng thật hay giả thì cần điều tra thêm và phải được cơ quan chuyên môn thẩm định. Sắp tới, CITES sẽ phối hợp với các chuyên gia tổ chức điều tra để có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi trái pháp luật này.
Không có cơ sở khoa học hoặc cơ sở văn hóa nào khẳng định việc đeo trang sức từ ngà voi sẽ đem lại may mắn cho người đeo. Đây là những tin đồn thổi vô căn cứ. Hầu hết các sản phẩm từ ngà voi trên thị trường nếu không phải hàng giả thì cũng là hàng do các đối tượng buôn lậu, săn bắn, giết hại voi trái pháp luật để lấy ngà cung cấp.
Tiến sĩ Vương Tiến Mạnh
Theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến ngà voi không có hồ sơ hợp pháp hoặc có, nhưng không đúng với nội dung hồ sơ thì bị phạt từ 180 – 360 triệu đồng, tùy theo khối lượng ngà. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10-6-2019 (thay thế Nghị định 157/2013/NĐ-CP).Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2023 quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 2kg đến dưới 20kg thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 10 – 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng.Đặc biệt, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 1 – 10 tỷ đồng, tùy mức độ hành vi phạm tội. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 10 – 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300 – 600 triệu đồng.
Phù Sa
Gãy Xương Bàn Chân: Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết
Gãy xương bàn chân là tổn thương các xương ở bàn chân. Nó có nhiều mức độ từ vết nứt nhỏ cho đến đầu xương gãy đâm xuyên ra ngoài da. Gãy xương bàn chân chiếm tới 10% tổng số gãy xương trong cơ thể. Nguyên nhân gây gãy xương ở bàn chân có thể gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…
Bàn chân có 26 xương
Được chia làm 3 phần: sau, giữa và trước.
Có 2 xương ở bàn chân sau: là xương sên và xương gót.
Năm xương nhỏ hơn là xương ghe, xương hộp và 3 xương chêm tạo thành bàn chân giữa.
Phần dài của bàn chân được gọi là bàn chân trước, chứa 19 xương. Có 5 đốt xương bàn chân tương ứng với 5 ngón chân. Ngón chân cái được tạo thành từ 2 đốt xương và các ngón còn lại có 3 đốt xương.
Ngoài ra, bàn chân còn có một số xương nhỏ được gọi là xương vừng. Chúng không thực hiện bất kỳ chức năng cần thiết nào.
Là nguyên nhân phổ biến nhất của gãy xương bàn chân. Nó thường gây ra những tổn thương nghiêm trọng như gãy nát bàn chân, cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Trượt chân, trật cổ chân khi đi lại hoặc té từ trên cao xuống. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến của gãy xương bàn chân.
Tác động từ vật nặng hoặc cứng:Vật nặng rơi vào bàn chân hoặc đá vào vật cứng cũng có thể gây ra tình trạng này.
Các tác động lặp lại trong thời gian dài lên bàn chân có thể gây các vết nứt xương. Chúng xảy ra phổ biến nhất ở những người lính đi bộ đường dài mang vác nặng hoặc các vận động viên như vũ công, điền kinh… Ở người loãng xương, việc sử dụng bàn chân bình thường cũng có thể gây gãy xương do mỏi.
Những người nguy cơ cao là:
Tham gia các môn thể thao cường độ cao:Gãy xương bàn chân xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá, thể dục dụng cụ, quần vợt…
Sử dụng các trang thiết bị thể thao hoặc thao tác không đúng kỹ thuật:Mang giày quá mòn, không vừa vặn, không sử dụng đúng cách…cũng gây gãy xương do mỏi hoặc té ngã.
Tăng tần suất hoạt động một cách đột ngột:Không khác nhau giữa vận động viên đã được đào tạo và người mới bắt đầu tập thể dục. Tăng đột ngột tần suất, thời gian của các buổi tập đều làm tăng nguy cơ gãy xương do mỏi.
Làm việc trong một số ngành nghề nhất định:Chẳng hạn như công trường xây dựng, tăng nguy cơ ngã từ trên cao hoặc rơi vật nặng xuống chân.
Căn nhà bừa bộn hoặc thiếu ánh sáng:Đi lại trong môi trường này dễ dẫn đến té ngã và chấn thương ở bàn chân.
Đang mắc các bệnh lý về xương:Người bị loãng xương, ung thư xương có nhiều nguy cơ gãy xương hơn người bình thường.
Gãy xương ở trẻ em phổ biến hơn người lớn. Ở người trưởng thành, xương chắc khỏe hơn dây chằng và gân. Ngược lại, dây chằng và gân ở trẻ em tương đối khỏe hơn xương và sụn. Do đó, chấn thương chỉ gây bong gân ở người lớn có thể gây gãy xương ở trẻ em. Tuy nhiên, bàn chân trước của trẻ thường linh hoạt và rất dẻo dai trước các chấn thương.
Đây là triệu chứng phổ biến nhất và xuất hiện đầu tiên khi bạn bị gãy xương bàn chân. Đau nhiều ở bàn chân sau chấn thương, tăng khi vận động bàn chân và giảm khi nghỉ ngơi.
So với chân không đau, bàn chân bị gãy xương sưng nề hơn bàn chân không bị gãy xương.
Xuất hiện ở vùng bàn chân bị gãy xương.
Khó khăn trong việc đi bộ hoặc cử động bàn chân bị gãy xương:Bàn chân hoặc ngón chân có thể bị biến dạng lệch trục so với bình thường.
Bàn chân bị gãy sẽ có những cử động mà bình thường chúng không thể thực hiện được.
Khi sờ nắn có thể cảm nhận thấy lạo xạo dưới tay mình, đó chính là vùng xương bị gãy.
Khi có các triệu chứng trên, cần đến ngay các cơ sở khám chuyên khoa để được khám và điều trị. Không nên tự di chuyển, hãy nhờ hỗ trợ của người khác hoặc xe cấp cứu trong trường hợp nặng.
Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương bao gồm:
Chỉ cần có 1 trong 3 dấu hiệu trên thì chắc chắn gãy xương bàn chân
Các dấu hiệu nghi ngờ gãy xương bàn chân bao gồm:
Bong gân cũng có thể gây đau, sưng và bầm tím. Vì vậy thường không thể biết được bàn chân bị gãy hay bong gân dựa trên những triệu chứng này. Tuy nhiên, gãy xương bàn chân có xu hướng đau nhiều hơn và cơn đau kéo dài hơn. Bầm tím, sưng và đau cũng nghiêm trọng hơn nếu nó là gãy xương bàn chân.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như:
Chụp X quang là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để giúp chẩn đoán gãy xương bàn chân.
Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, vị trí của gãy xương và cơ chế chấn thương. Sau chấn thương cần nghỉ ngơi, có thể uống thuốc để giảm đau theo toa bác sĩ. Một số xương gãy ở bàn chân có thể được điều trị bằng nạng và giày đế bằng. Trường hợp khác cần nẹp hoặc bó bột, và cũng có thể cần đến phẫu thuật.
Nếu gãy xương có chảy máu, cần kê cao chân và băng ép lên vết thương bằng băng vô trùng. Ngoài ra, có thể dùng khăn hoặc quần áo sạch để băng ép vết thương.
Dùng bất kỳ vật dụng có sẵn nào để có thể cố định bàn chân bị thương. Bạn có thể dùng 1 cái gối quấn quanh bàn chân, và dùng băng thun băng lại. Chú ý, không quấn bàn chân quá chặt, sẽ chặn nguồn cung cấp máu cho bàn chân. Băng cần nới lỏng khi bàn chân chuyển màu xanh tái hoặc khó cử động các ngón. Khi gãy xương ở ngón chân, có thể cố định ngón chân bị thương vào ngón chân lành bên cạnh. Dùng bông gòn lót giữa ngón chân lành và ngón chân bị thương và cố định lại với nhau.
Kê cao bàn chân bị thương:Sẽ làm giảm sưng, đau. Độ cao thích hợp là bàn chân phải cao hơn các phần còn lại của cơ thể. Có thể nằm thẳng và gác chân lên vài chiếc gối.
Bọc một túi nước đá hoặc túi đá viên trong một miếng vải. Sau đó, đắp nó vào vùng bị thương trong tối đa 10 phút mỗi lần.
Nên hạn chế đi lại bằng chân đau. Mang giày đế cứng cũng hữu ích cho bàn chân bị thương.
Nạng hỗ trợ đi lại. Khi đi bằng nạng, quan trọng là chúng phải vừa vặn và sử dụng đúng cách. Tham khảo bác sĩ về cách chọn nạng thích hợp và cách thức sử dụng. Việc đặt trọng lượng cơ thể lên cánh tay và bàn tay rất quan trọng. Không đặt trọng lượng cơ thể lên nách. Điều này có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở nách. Để tránh ngã, chỉ sử dụng nạng di chuyển trên bề mặt bằng phẳng.
Giảm đau, kháng viêm, chống phù nề là những loại thuốc hay dùng.
Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật):Nếu gãy xương bàn chân không di lệch hoặc di lệch ít có thể đều trị bảo tồn. Phương pháp điều trị bảo tồn gồm nắn xương và bó bột cẳng bàn chân.
Bác sĩ sẽ sử dụng đinh hoặc nẹp vít để duy trì cố định xương gãy. Sau lành xương, có thể phẫu thuật lấy dụng cụ khi chúng trồi lên mặt da hoặc gây đau.
Thường xuyên tái khám đúng hẹn của bác sĩ để đảm bảo gãy xương lành tốt. Theo dõi nếu cơn đau kéo dài hoặc đi lại khó khăn. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Hầu hết gãy xương bàn chân phải mất 6 đến 8 tuần để chữa lành.
Sau khi xương đã lành, cần phải nới lỏng các cơ và dây chằng ở chân. Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tính linh hoạt và sức bền của bàn chân.
Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn và có thể đi lại sau khi bị gãy chân.
Biến chứng của gãy xương bàn chân là không phổ biến nhưng có thể bao gồm:
Gãy xương phạm khớp có thể gây viêm khớp nhiều năm sau đó.
Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương):Nếu bạn bị gãy xương hở, nghĩa là một đầu xương nhô ra ngoài da. Khi đó, xương có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu:Chấn thương ở bàn chân có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu lân cận. Khám bác sĩ lập tức nếu cảm thấy tê hoặc các vấn đề về tưới máu. Thiếu máu tới nơi gãy có thể khiến xương chết.
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Những mẹo sau đây có thể giúp ngăn ngừa gãy xương bàn chân:
Sử dụng giày leo núi để đi trên những địa hình gồ ghề. Mang giày bảo hộ trong môi trường làm việc nếu cần thiết. Chọn giày thể thao phù hợp cho từng môn thể thao.
Thay giày thể thao thường xuyên:Thay giày thể thao ngay khi đế giày bị mòn hoặc nếu giày không vừa vặn. Nếu bạn là người hay chạy bộ bạn cần thay giày mỗi 500-600 km
Nên bắt đầu một chương trình thể dục mới một cách từ từ. Không nên tăng cường độ đột ngột.
Tập luyện xen kẽ các môn thể thao:Các hoạt động thể thao xen kẽ có thể ngăn ngừa gãy xương do mỏi. Luân chuyển giữa chạy với bơi lội hoặc đạp xe đạp là một giải pháp hiệu quả.
Những thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua và phô mai thì tốt cho xương. Uống bổ sung vitamin D cũng có thể hữu ích.
Nhiều gãy xương ngón chân là kết quả của việc đi bộ trong bóng tối.
Dọn dẹp gọn gàng sàn nhà sẽ tránh bị té ngã, va chạm bàn chân khi đi lại.
Tóm lại, gãy xương bàn chân là tình trạng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Biết được những yếu tố nguy cơ và những dấu hiệu nhận biết gãy xương là quan trọng. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn điều trị. Hiểu biết các biện pháp phòng ngừa giúp phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. YouMed hy vọng đã mang được những kiến thức tổng quan nhất về gãy xương bàn chân đến bạn đọc.
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Nhận Biết Ngà Thật Và Xương Voi Cơ Bản Nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!