Xu Hướng 9/2023 # Mẹ Bầu Thường Xuyên Bị Trĩ Nguyên Nhân Do Đâu ? # Top 13 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mẹ Bầu Thường Xuyên Bị Trĩ Nguyên Nhân Do Đâu ? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Thường Xuyên Bị Trĩ Nguyên Nhân Do Đâu ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi mang bầu cơ thể có thêm một lượng máu lớn trong thai kỳ, cân nặng cũng tạo thêm áp lực vào đáy xương chậu và trực tràng, góp phần tạo nên bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch của, bao gồm cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực hậu môn của họ trở nên nhạy cảm, sưng và nóng rát.

Ngoài ra biến đổi của cơ thể khi mang thai khiến dễ bị nóng người, táo bón là nguyên nhân khiến bệnh trĩ gia tăng. Phụ nữ mang thai thường ngồi nhiều, ít vận động cùng với chế độ ăn uống chứa nhiều đạm, thiếu đi chất xơ, rau quả là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Việc bị táo bón lâu ngày và dùng nhiều sức khi đi vệ sinh khiến tình trạng trĩ thêm nghiêm trọng.

Trĩ là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, khiến nhiều chị em ăn không ngon, ngủ không yên.

Cách điều trị cho bà bầu khi mắc bệnh trĩ.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây và ngũ cốc giúp phụ nữ có thai đẩy lùi táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế tình trạng đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ.

Tắm với nước ấm và ngồi trong bồn tắm có nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút

Mát-xa vùng hậu môn nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu, nóng rát, chú ý không gãi mạnh hoặc làm trầy xước vùng da hậu môn để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp nhuận tràng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, củ, quả.

Bà bầu bị trĩ nên bổ sung các loại thực phẩm nhuận trường như: khoai lang, chuối, rong biển, bí đỏ, đu đủ chín,..

Không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều gia vị, các thực phẩm có chứa nhiều muối, mặn. Vì những thực phẩm này có thể khiến việc đi vệ sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn và gây đau.

Khi đi vệ sinh tránh dùng xà phòng, sữa tắm hay khăn ướt chà xát lên hậu môn, chỉ nên rửa bằng nước thường hoặc bằng nước ấm mỗi lần sau khi đi vệ sinh và dùng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm để lau sạch. Chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vết thương.

Thường Xuyên Chóng Mặt, Nguyên Nhân Do Đâu ?

Thứ hai – 20/05/2023 08:45

Thường xuyên chóng mặt có thể là nguyên nhân của của một số bệnh lý

Trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng (chóng mặt) sẽ giảm dần trong vòng vài phút, vài giờ và sẽ hết sau khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên và không giảm, nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý.

Rối loạn tiền đình

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: viêm dây thần kinh số 8 bởi virút, do thoái hóa, do viêm tai giữa,…Rối loạn tiền đình sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt quay cuồng rất dữ dội, có thể kèm buồn nôn, nôn, da xanh tái.

Huyết áp thấp

Nếu cơn chóng mặt thường xuyên xuất hiện, đi kèm những triệu chứng như thở dốc khi vận động, khó thở…thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh huyết áp thấp. Khi huyết áp thấp, máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến não bộ, gây nên đứng không vững, choáng váng.

Thiếu máu, tuần hoàn máu kém

Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy gây cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao, hay nhức đầu. Thiếu máu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất lâu ngày, phụ nữ bị rong kinh, người bị nhiễm giun sán…

Làm việc căng thẳng

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra khi đầu óc bị căng thẳng, hoặc phải tập trung làm việc trên máy tính trong thời gian dài.

Để ngăn chóng mặt do căng thẳng lâu dài cần thường xuyên tập thể dục, giảm uống rượu bia và chất kích thích như cà phê. Người bệnh có thể tập thiền, tập hít thở sâu để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.

Tác dụng phụ của một số thuốc

Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt. Bạn cần báo cho bác sĩ về việc bị chóng mặt nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào, các bác sĩ có thể sẽ giúp bạn thay đổi thuốc hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.

Đo điện não đồ có thể phát hiện những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý thần kinh

Khi chóng mặt đột ngột diễn ra cách tốt nhất là nên tìm chỗ nằm nghỉ. Khi triệu chứng tạm ổn, nên nhờ người đưa đi khám bệnh. Đồng thời cần di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế từ từ, không đột ngột ngồi hoặc đứng bật dậy vì sẽ làm tăng nguy cơ té ngã do chóng mặt.

Nên chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, kéo dài, tốt nhất nên đến bác sĩ để được thăm khám và nhận được sự tư vấn chuyên sâu. 

Trẻ Thường Xuyên Ngạt Mũi – Nguyên Nhân Do Đâu

1. Tại sao trẻ lại bị ngạt mũi? Hốc mũi của chúng ta được cấu tạo gồm 2 khoang mũi, được ngăn cách nhau bởi vách ngăn mũi. Đây là cánh cổng đi vào hệ hô hấp, qua cánh cổng này không khí sẽ được lọc sạch phần lớp bụi bẩn, làm ấm và ẩm trước khi được đẩy xuống bên dưới. Khi có các tác nhân gây bất lợi tác động vào mũi thì các trường hợp sau có thể xảy ra dẫn tới ngạt mũi: – Sưng phù nền vùng niêm mạc mũi, đặc biệt là các cuốn mũi. Hiện tượng này do vi khuẩn virus gây ra hoặc do ảnh hưởng của thuốc, hóa chất,… Niêm mạc sưng nề khiến mũi bị bít tắc, gây cản trở dịch mũi tiết ra, dẫn tới ngạt mũi. – Các tuyến tiết nhầy tiết ra quá nhiều dịch khi bị viêm hay dị ứng khiến cho dịch không thể thoát ra hết dẫn tới ứ đọng cũng gây ngạt mũi. Thông thường trường hợp này sẽ đi kèm với sổ mũi.

2. Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ  Viêm đường hô hấp ở trẻ như: cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo…Thông thường với cảm cúm, cảm lạnh hay những nhiễm khuẩn cấp tính sẽ gây ra nghẹt mũi trong một khoảng thời gian ngắn. trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, các mẹ nên cho bé đi khám và điều trị để tránh biến chứng thành xoang mãn tính hay viêm mũi teo, viêm mũi dị ứng.  Bé bi nhiễm lãnh dẫn tới cảm sốt.  Trẻ chơi đùa với các hạt nhỏ hoặc đồ chơi dễ đưa vào hốc mũi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ngạt mũi ở trẻ. Nếu như cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.  Nguyên nhân ngạt mũi dị tật cấu trúc mũi của trẻ bẩm sinh: khối u, vẹo vách ngăn mũi hay mảnh xương bít tắc cửa mũi phía sau, khiến trẻ thường xuyên tiết dịch mũi, khó thở, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ứ đọng dịch mũi lâu ngày gây ra viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm thanh quản ở trẻ,…  Trẻ bị chấn thương vùng mặt, mũi cũng có thể gây ra tụ máu trong mũi, sưng phù nề niêm mạc dẫn tới ngạt mũi. Trầm trọng hơn khi cục máu đông trong mũi không được loại bỏ gây cản trở hô hấp.  Sống trong môi trường sống bị ô nhiễm nhiều khí thải độc hại, khói bụi cũng sẽ khiến mũi của bé phải làm việc nhiều hơn để lọc khí, khi những chất bụi bận nảy bị tắc lại trong mũi nhiều sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương đồng thời gây hại trực tiếp cho các bệnh về đường hô hấp.  Nguyên nhân bé bị ngạt mũi tiếp theo đó là các mẹ thường xuyên để bé ở trong phòng điều hòa khiến mũi bị khô, các tuyến tiết nhầy không hoạt động hiệu quả khiến giảm khả năng bảo vệ niêm mạc mũi.  Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào mùa lạnh khô, cũng là nguyên nhân dẫn ới trẻ bị nghẹt mũi, gia tăng các bệnh về đường hô hấp.  Trẻ thường xuyên cho tay vào mũi, ngoáy mũi làm tổn thương mũi, đồng thời đây cũng là con đường đưa dẫn vi khuẩn từ bên ngoài vào dẫn tới viêm mũi.  Sức đề kháng của bé suy giảm cũng là một nguyên nhân thường gặp của bệnh ngạt mũi ở trẻ.

Để giúp hỗ trợ sức khỏe của bé, các mẹ cần hết sức lưu ý những nguyên nhân gây bệnh trên. Đồng thời tìm hiểu những thông tin về cách hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ để bé có một hệ miễn dịch hoàn hảo. Thực phẩm chức năng IMMUKID PLUS phối hợp hoạt chất tăng cường miễn dịch Thymomodulin với các Vitamin, Taurine, Inulin và khoáng chất giúp kích thích ăn ngon, tăng sức đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh. Sản phẩm đặc chế dành riêng cho trẻ trên 3 tuổi, biếng ăn, sức đề kháng kém hay mắc bệnh viêm đường hô hấp, hay ốm vặt, không tăng cân.

Nguồn: Ds Thu Hiền Tổng hợp

Bà Bầu Bị Trĩ Đi Ngoài Ra Máu Nguyên Nhân Do Đâu?

Quá trình mang thai là quá trình khó khăn của các chị em khi thực hiện thiêng chức làm mẹ. Không chỉ có những triệu chứng khó chịu, mệt mỏi mà bà bầu còn thường có khả năng mắc bệnh trĩ. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Vấn đề này khiến các bà bầu rất lo lắng và bất an. Vậy thì bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu xuất phát từ nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc theo dõi.

Bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu, nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu là một hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chị em gắng sức đi vệ sinh, nếu gặp trường hợp táo bón sẽ khiên phân cà xát vào thành mạch hậu môn, gây tổn thương, sưng và chảy máu.

Ngoài ra, các vết nứt ở hậu môn cũng là nguyên nhân gây chảy máu trực tràng khiến cho bà bầu thấy hiện tượng đại tiện ra má

Bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hầu như các trường hợp bà bầu đi ngoài ra máu không gây nguy hiểm. Tuy vậy, mẹ bầu không nên chủ quan để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân lẫn thai nhi.

Thông thường thì hiện tượng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ sẽ tự hết, tuy nhiên các trường hợp nặng hơn thì các mẹ phải đi thăm khám để được điều trị tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.

Một vấn đề nữa các mẹ rất khó có thể phân biệt được máu do trực tràng hay âm đạo, vì thế để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác nhất.

Điều trị tình trạng bà bầu bị trĩ như thế nào?

Bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu và nứt hậu môn hầu như cùng một nguyên nhân gây ra là táo bón, vì thế mà chế độ ăn uống là cực kì quan trọng trong giai đoạn này.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc và các loại trái cây tươi.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước ấm thay vì nước đá. Bà bầu nên tạo thói quen uống một ly nước ấm mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể và giúp cho việc đại tiện vào buổi sáng dễ dàng hơn.

Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể để máu lưu thông tốt xuống nửa dưới cơ thể.

Có thể tập bài tập Kegel.

Không nên nhịn đại tiện tránh phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây độc.

Khi hậu môn bị sưng hoặc sa búi trĩ, mẹ bầu có thể chườm đá lạnh hoặc nấu nước xông để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Dùng giấy vệ sinh mềm, trắng, không mùi để tránh gây kích ứng.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ bầu nên sử dụng nhiều thực phẩm có chức năng nhuận tràng và uống nhiều nước ép rau, nước ép trái cây để việc đại tiện được dễ dàng hơn.

Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn hoặc tình trạng đi ngoài ra máu nghiêm trọng thì đừng chần chừ, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

Phòng khám đa khoa đại tín

Địa chỉ: 306 Đại lộ Bình Dương,Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoai: (02)74 3685 999

Thời gian hoạt động: Từ 08:00h đến 20:00h hàng ngày, làm việc kể cả chủ nhật và lễ – Tết.

Bà Bầu Bị Trĩ Nội Do Đâu

Bà bầu và bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng hậu môn, xảy ra phổ biến ở 30-50% dân số. Theo thống kê, hầu hết các chị em mang thai đều phải trải qua các triệu chứng bệnh trĩ giống nhau, phổ biến nhất là trĩ nội.

Trĩ nội là các búi trĩ hình thành ở bên trên đường lược hậu môn, bề mặt là niêm mạc của ống hậu môn. Người bị trĩ nội ở giai đoạn đầu đều khó nhận biết, bệnh nhân không có triệu chứng nào khác ngoài dấu hiệu đi cầu ra máu. Về sau, khi các búi trĩ nội sa ra bên ngoài hậu môn khi đại tiện thì bệnh trĩ nội đã ở mức độ trung bình đến nặng, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.

Bà bầu bị trĩ nội xuất phát từ đâu

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ nội. Các nguyên nhân này đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng sức ép lên vùng bụng, dồn xuống khu vực hậu môn trực tràng nên làm cho các thành tĩnh mạch trĩ trương căng.

Sức ép của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung gây áp lực lên tất cả các mô và cơ quan trong bụng mẹ. Dòng máu vào và ra trong hệ thống tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị chèn ép, khiến hệ thống tĩnh mạch yếu đi dần và sa xuống.

Do tăng cân: Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, cân nặng người mẹ gia tăng đáng kể. Điển hình như tổng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ gia tăng hơn 40% so với bình thường mới có thể cung cấp đủ lượng oxi cho con. Cùng với đó là chất dinh dưỡng cũng gia tăng… gây áp lực lên vùng bụng và dồn xuống vùng hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ.

Do táo bón: Trong thời kỳ mang thai mà mẹ bị táo bón thì nguy cơ mắc trĩ sẽ gia tăng hơn nhiều do với bình thường. Táo bón khiến cho phân của mẹ bầu bị cứng và khô, di chuyển chậm chạp trong ống hậu môn trực tràng và gây tổn thương cho hệ thống tĩnh mạch ở đây, chúng suy yếu và xa xuống, hình thành nên búi trĩ.

Thay đổi nội tiết: Nội tiết tố trong cơ thể mẹ mang thai có sự thay đổi lớn với bình thường. Theo đó, các mô và thành tĩnh mạch không còn vững chắc như thường ngày, chúng lỏng lẻo, có xu hướng sưng và viêm lên khi phải vận chuyển lớn khối lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng nên dần suy yếu.

Bà bầu bị trĩ nội cần lưu ý điều gì?

Chị em có thể áp dụng tất cả các mẹo sau đây để làm giảm khả năng phát triển của bệnh trĩ khi mang thai:

Ngăn ngừa táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc trĩ, do đó, mẹ bầu phải phòng ngừa tình trạng này bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, kiêng ăn đồ ăn cay nóng và thực phẩm giàu đạm…

Uống nhiều nước: Nước không những giúp phòng táo bón hiệu quả mà còn có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể. Bà bầu cần cung cấp ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, nước canh… đều được.

Đại tiện khoa học: Tránh ngồi xổm trong thời gian dài, mỗi khi đi vệ sinh nên đặt bàn chân lên một chiếc ghế để làm giảm áp lực lên khung chậu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi.

Tâm lý thoải mái: Bỏ qua cảm giác lo lắng và căng thẳng, chúng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ. Bà bầu cần nhớ rằng thai nhi trong bụng mẹ có thể bị suy nghĩ và tâm trạng của mẹ bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn phù hợp: Đảm bảo chế độ ăn của bà bầu không những đầy đủ dinh dưỡng, mà còn giàu thức ăn thô và chất xơ. Các thực phẩm như trái cây, rau xanh, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám… đều khiến cho phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Các loại thịt đỏ, thực phẩm đã qua chế biến… đều cần hạn chế.

Tập yoga và kegels phù hợp: Sẽ giúp bà bầu tăng lưu thông máu và cải thiện hệ thống tiêu hóa, duy trì sức mạnh sàn chậu và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.

Duy trì cân nặng khoa học: Bà bầu chỉ nên tăng cân từ 10-12kg trong giai đoạn thai kỳ. Nếu tăng cân nhiều hơn có thể gặp phải nhiều biến chứng khác.

Lời khuyên dành cho bà bầu khi bị bệnh trĩ nội

Hầu hết bà bầu đều bị bệnh trĩ nội, do đó, bạn đừng quá xấu hổ nếu rơi vào tình trạng này. Điều quan trọng là phải sớm nhận ra các dấu hiệu bệnh trĩ nội để sớm đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ nội cho bà bầu cần hết sức cẩn thận do lo ngại quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Thực tế, việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không có khả năng loại bỏ búi trĩ nội hoàn toàn. Hầu hết mẹ bầu sẽ phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con.

Tổng hợp/Hải Yến.

Thường Xuyên Bị Bóng Đè Do Nguyên Nhân Gì?

Hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, năm nay em mới 19 tuổi, nhưng em bị bóng đè 2-3 năm nay rồi và rất hay bị. Hàng đêm em ngủ cứ hay thấy có 1 bóng đen nào đó vào làm gì mình và cảm giác nó cứ bóp cổ mình làm cho mình không thở được. Em cứ cố vùng vẫy để mở mắt ra được. Ngày trước em có đi khám bệnh thì bác sĩ bảo do tư thế ngủ của em. Nhưng bây giờ em đều ngủ đúng tư thế hết. Áp lực căng thẳng cũng không quá nhiều mà tại sao dạo này em rất hay bị. Mà ngày trước chỉ là 1 cái bóng đen thôi, bữa nay em nhìn thấy hẳn hình bóng con người. Đôi lúc em còn tự thấy tay chân mình giơ lên trong đêm rồi cứ đập loạn xạ lên trong khi người bên cạnh không thấy gì hết. Mà em bị như vậy rất nhiều lần trong 1 đêm. Nếu khi bị em không mở mắt ra và làm 1 cái gì đó để trí não tỉnh táo thật sự thì em sẽ lại tiếp tục bị như vậy. Em rất lo lắng bác sĩ có thể cho em biết tại sao và làm thế nào để em có thể đảm bảo được giấc ngủ không ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Minh Phương (Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn, triệu chứng bóng đè thường nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật trong khi ngủ, thường xảy ra đối với người làm việc mệt, suy nghĩ nhiều, đêm ngủ không sâu giấc, nằm mơ.. Bạn cần khám bác sĩ nội thần kinh để được tư vấn và điều trị thêm.

Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Thường Xuyên Bị Trĩ Nguyên Nhân Do Đâu ? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!