Bạn đang xem bài viết Lỗi Sử Dụng “Còn” Và “Vẫn” Trong Tiếng Việt Của Người Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PGS. TS. Nguyễn Thiện Nam
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
Trường ĐHKHXH & NV ĐHQGHN
I. Mở đầu:Lỗi trong quá trình học một ngoại ngữ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình hình thành ngôn ngữ của người học ngoại ngữ. Lỗi của người học ngoại ngữ giúp người dạy đánh giá được những giai đoạn phát triển trong quá trình khám phá ngôn ngữ đích của người học, lỗi cũng giúp các nhà sư phạm và soạn sách phát hiện được chiến lược học của người học và giúp người nghiên cứu phát hiện thêm những đặc trưng của ngôn ngữ mà thông qua lỗi của người học, chúng mới được thể hiện rõ ràng hơn. Lỗi trong quá trình học và khám phá tiếng Việt của người nước ngoài cũng mang sứ mệnh như vậy.
Trong bài này, chúng tôi đề cập tới lỗi sử dụng hai từ “còn” và “vẫn” ở cương vị phó từ, bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ; ( Đối với trường hợp “vẫn còn”, chúng tôi đánh giá lượng ngữ nghĩa và cách dùng giống như “vẫn”).
Trong khi khảo sát lỗi, chúng tôi sử dụng một số thuật ngữ của lý thuyết phân tích lỗi (Error analysis) [2] như chiến lược giao tiếp (communication strategy), chuyển di giảng dạy (transfer of training), vượt tuyến (overgeneralization).
II. Một số ý kiến về “còn” và “vẫn”Đối với “còn” và “vẫn”, nhiều tác giả đã đề cập tới như Trần Trọng Kim [4], Bùi Đức Tịnh [10], Đái Xuân Ninh [6], Nguyễn Anh Quế [8], Hoàng Phê [7], Đỗ Thanh [9]…
Trần Trọng Kim thì không đề cập tới “vẫn” mà chỉ nhắc đến “còn” như sau:
“Khi người ta muốn biểu-diễn cái ý nói về một việc chưa xong hay một thể chưa thay-đổi, hoặc quan-hệ đến một việc khác, thì người ta dùng tiếng trạng tự: còn, hãy còn.
Nó còn ngủ
Bấy giờ nó hãy còn bé, chưa biết gì
Hôm qua lúc tôi đến nó hãy còn ngủ [4, tr.96]
Bùi Đức Tịnh trong “văn phạm Việt Nam thì xếp “còn”, “vẫn” vào nhóm “Trạng-từ biểu-diễn các thời của động-từ và tĩnh-từ”, và ông gọi đây là những trạng-từ đặc biệt (đang, còn, vẫn, hãy còn, đã, rồi, vừa, sắp, sẽ) mà không chỉ ra ngữ nghĩa [10, tr. 106].
Đái Xuân Ninh, trong “Sự hoạt động của từ tiếng Việt” cho rằng:
“Vẫn” biểu thị sự liên tục, kéo dài của động tác mà trước khi nói đã xảy ra. [6, tr.124]
Ví dụ:
Nó vẫn hát
Nó vẫn làm ăn như trước đây
Và cho rằng:
“Còn” là tình thái thời gian xác định động tác của động từ tiếp diễn đến khi nói hoặc đến một lúc nào đó của quá khứ hoặc tương lai.
Ví dụ:
Năm ấy anh ta còn học ở Đại học sư phạm.
Ngày mai chúng ta còn gặp nhau ở đây
“Đang” được thêm vào để nhấn mạnh ý tiếp diễn:
Nó đang còn học
Nó còn đang học. [6, tr.126]
Ta thấy rằng, tác giả đã dùng 2 nhóm từ gần nghĩa để giải thích cho “còn” và “vẫn”: “còn” thì dùng: “tiếp diễn đến khi nói”, “vẫn” thì dùng: sự liên tục, kéo dài của động tác mà trước khi nói xảy ra”. Thực chất tác giả không nêu được sự phân biệt giữa “còn” và “vẫn”.
Đỗ Thanh trong “Từ điển từ công cụ tiếng Việt” cho rằng:
“Còn” dùng để biểu thị sự tiếp diễn của một hành động, trạng thái:
Bố tôi còn làm việc, chưa nghỉ hưu [9, tr.40]
“Vẫn” + biểu thị sự tiếp tục tiếp diễn của một hành động trạng thái tính chất nào đó.
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
+ Khi biểu thị ý trái ngược, vẫn ở trong vế nghịch của câu:
Trời mưa, tôi vẫn đi
Chủ nhật và ngày lễ, cửa hàng vẫn mở cửa. [ 9, tr. 230]
Nguyễn Văn Chính [1], trong luận án tiến sĩ ngữ văn có cho rằng “còn” và “vẫn” khác nhau ở chỗ: “còn” có điểm dừng; “vẫn” tiếp tục mãi (không có điểm dừng), chúng tôi thấy rằng đây cũng là một nhận xét khá độc đáo.
III. Khảo sát lỗi dùng “còn” và “vẫn”Trong một công trình về lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài [5], chúng tôi có tình hình cụ thể như sau về “còn” và “vẫn”:
Dùng “còn” trong khi lẽ ra dùng “vẫn”: 25 trường hợp
Dùng thiếu “vẫn”: 5 trường hợp
1. Dùng “còn” trong khi lẽ ra dùng “vẫn”Ví dụ :
Em đã trở về Úc hai tháng rồi. Bố mẹ, anh chị và các cháu của em còn khỏe. (Anh – A)
Câu được chữa (CĐC): ……. Bố mẹ, anh chị và các cháu của em vẫn khỏe.
Trời mưa nhưng em còn đi học. (Khơ me – K)
CĐC: Trời mưa nhưng em vẫn đi học.
Em có xe máy rồi nhưng em còn đi xe đạp vì em sợ tai nạn. (Nhật – N)
CĐC: Em có xe máy rồi nhưng em vẫn đi xe đạp.
Ở 3 ví dụ trên, sau khi thay “còn” bằng “vẫn” như trong các CĐC, câu tự nhiên hơn và đúng với ý muốn diễn đạt của người học hơn. Quả thật, “còn” và “vẫn” là hai từ vừa có chung nét nghĩa vừa có sự khu biệt nét nghĩa mà rất khó nhận biết. Cho tới nay, chưa có từ điển, sách ngữ pháp nào chỉ ra được sự phân biệt nét nghĩa giữa “còn”và “vẫn” một cách hiển minh. Trong khi đó nếu ta tìm từ tương đương trong các thứ tiếng khác để dịch “vẫn”, “còn” thì hầu như (theo những tiếng mà chúng tôi biết) lại chỉ có một từ để biểu thị hai từ này của tiếng Việt.
Ví dụ tiếng Anh : “vẫn”, “còn”: “still”; tiếng Nhật: “mada”, tiếng Trung Quốc là “hái”, tiếng Pháp là “encore”…, chỉ có tiếng Khơ me, là có thể dịch bằng hai từ “nâute” và”nâu”. Trong lĩnh vực dạy học tiếng, khi một từ của ngôn ngữ A được thể hiện bằng nhiều từ của ngôn ngữ B thì sự phân biệt và nắm bắt nét nghĩa để dùng đúng là rất khó. Ở đây sự phân biệt giữa “vẫn” và “còn” là một sự phân biệt khá tinh tế, có thể cảm nhận được nhưng lại khó trình bày một cách hiển ngôn.
Chúng tôi cho rằng ý kiến của các tác giả đi trước như đã giới thiệu ở phần II của bài này có phần đúng nhưng chưa đủ. Chính cái yếu tố “đủ” mà chúng tôi sắp nêu lên ở đây sẽ góp phần giúp người học hiểu được sự khác nhau giữa “vẫn” và “còn”. Đúng là “vẫn” và “còn” đều cùng chỉ một sự tiếp tục, chưa kết thúc của hành động nào đó. Tuy nhiên, sự phân biệt ở đây theo chúng tôi là: “còn” tại thời điểm phát ngôn chỉ biểu thị một sự tiếp tục của hành động, trạng thái, tính chất mà thôi.
Ví dụ:
Anh ấy còn ngủ.
Tôi còn ở Việt Nam 2 năm nữa.
“Vẫn” tại thời điểm phát ngôn, biểu thị một sự tiếp diễn, chưa kết thúc của hành động, trạng thái (sự tình) nhưng khác “còn” ở chỗ: “vẫn” mang nét nghĩa tình thái mạnh hơn (ý chí của chủ thể), điều quan trọng khi dùng “vẫn”, ta thấy hoặc có thể hình dung ra một sự đối lập của sự tình trước “vẫn” và sau “vẫn”.
So sánh:
Tôi còn ở Việt Nam 2 năm nữa (thông báo bình thường về kế hoạch).
Tôi vẫn ở Việt Nam 2 năm nữa (hàm ý có một sự tình “đối lập” nào đó nhưng việc ở Việt Nam 2 năm nữa là không thay đổi). Khi “vẫn” được dùng, câu có thể có nhiều hàm ngôn đối lập, chẳng hạn, hàm ngôn của câu trên có thể là:
(Dù sao) Tôi vẫn ở Việt Nam 2 năm nữa.
(Dù đã sắp hết tiền) Tôi vẫn ở Việt Nam 2 năm nữa.
(Vợ tôi muốn tôi về nước nhưng) Tôi vẫn ở Việt Nam 2 năm nữa.
(Dù đã giỏi tiếng Việt nhưng) Tôi vẫn ở Việt Nam 2 năm nữa.
Trong lúc đó, “còn” không kèm theo những hàm ngôn như vậy. Có thể thấy rằng ý nghĩa của “vẫn” rộng hơn, “còn” hẹp hơn nên chúng ta chỉ thấy sinh viên mắc lỗi về “còn” mà không thấy sinh viên mắc lỗi dùng nhầm “vẫn” thành “còn”. Bởi vì những trường hợp dùng sau “còn” được thì đều có thể dùng sau “vẫn” mà không sai ngữ pháp, tuy nhiên có thêm ý nhấn mạnh và tạo hàm ngôn mang nghĩa đối lập. Trở lại những câu sai đã dẫn của người nước ngoài, ta thấy ở ví dụ (1) người học viết : “… Bố mẹ, anh chị và các cháu của em còn khỏe” trong khi cần dùng “vẫn khỏe” vì có một sự đối lập giữa một khoảng thời gian đã trôi đi với trạng thái “khỏe” ở đây là không thay đổi, bất chấp những điều kiện khác. Trong khi nếu dùng “còn” thì chỉ có ý nghĩa là một sự miêu tả khách quan về một sự việc, không hàm ý nhấn mạnh. Ví dụ (2) làm cho ta thấy rõ hơn sự khác nhau giữa “còn” và “vẫn” khi biểu thị “ý chí” của chủ thể trong một tình huống khó khăn: “trời mưa” chắc chắn phải dùng “vẫn” chứ “còn” thì không thể biểu thị được ý nghĩa này.
Ví dụ (3) cũng là một sự đối lập giữa “có xe máy” và “đi bộ”. Cũng chính do lý do đặc trưng “đối lập” này nên “vẫn” thường kết hợp với “nhưng” ở trước thành “nhưng… vẫn…” lý do chủ yếu của những lỗi này là do chiến lược giao tiếp và chuyển di giảng dạy, tức là người học đã không được chú ý luyện tập về hiện tượng ngữ pháp này…
2. Dùng thiếu “vẫn”:Trong tất cả các trường hợp dùng thiếu “vẫn” người học đều dùng mẫu câu:
“Mặc dù/ tuy A nhưng B”.
Ví dụ:
Mặc dù anh ấy bị bệnh nhưng anh ấy – đến trường. (K)
Tuy tôi rất bận nhưng tôi – giúp đỡ chị ấy. (Nhật)
Hai ví dụ trên cho ta thấy người học đã viết theo mẫu câu: “Tuy A nhưng B” và người học có cảm tưởng chắc chắn rằng họ đã viết đúng. Tuy nhiên mẫu câu đó chưa được chi tiết hoá hơn với sự xuất hiện của “vẫn”:
“Tuy/ mặc dù A nhưng B vẫn C”. Cho dù hai câu trên đọc lên không “phản ngữ pháp lắm” do cái cảm giác “Tuy A nhưng B” nhưng người Việt lại không nói như vậy mà phải dùng “vẫn” bởi “vẫn” thể hiện được đặc trưng đối lập giữa A và B. Thậm chí ta có thể bỏ “nhưng” mà không thể bỏ được “vẫn”.
Tuy tôi rất bận, tôi vẫn giúp chị ấy.
Ở trường hợp dùng thiếu “vẫn” này, lý do mắc lỗi theo chúng tôi là do 3 nguyên nhân: Chiến lược giao tiếp, vượt tuyến và chuyển di giảng dạy.
Lý do chiến lược giao tiếp ở chỗ vì mục đích giao tiếp nên người học không ngại tạo nên những câu có thể chưa dám chắc đúng.
Lý do vượt tuyến ở chỗ: người học đã học và sử dụng “nhưng” trong nhiều trường hợp nhưng không có “vẫn”, vì vậy, khi dùng mẫu : “Tuy… nhưng…. vẫn…” thì người học đã bị áp lực của những trường hợp dùng “nhưng” không cần dùng “vẫn” “lấn át”.
Lý do chuyển di giảng dạy ở chỗ: người học ít được chú ý về yếu tố “vẫn” trong mẫu “Tuy/ mặc dù A nhưng… vẫn…”. Quả thực là như vậy, khi dạy cho người nước ngoài kết cấu “ tuy/mặc dù A nhưng B’’, các giáo viên cũng như sách giáo khoa tiếng Việt thường không mấy để ý đến chức năng cũng như nghĩa tình thái của “vẫn” trong kết cấu này.
Kết luậnTiếng Việt cho người nước ngoài quả đúng là “hòn đá thử vàng của một cách miêu tả ngữ pháp tiếng Việt” như GS Cao Xuân Hạo đã nói [3]. Những lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài rõ ràng giúp ta nhìn vào được bản chất của một số hiện tượng ngữ pháp chưa được rõ ràng trong tiếng Việt. Cụ thể ở bài này, từ những lỗi về cách dùng từ “còn” và lỗi dùng thiếu từ “vẫn” của người học, chúng ta đã có thể chỉ ra nét nghĩa giống nhau và khác nhau cơ bản giữa “còn” và “vẫn” và chúng ta có thể hiểu được vì sao người nước ngoài sử dụng sai như vậy để có giải pháp giúp người học khắc phục được lỗi. Đối với sách giáo khoa tiếng Việt cho người nước ngoài, nhất thiết, những sự phân biệt như vậy giữa “còn” và “vẫn”/ “vẫn còn” cần được chú ý và luyện tập qua các loại bài tập chữa câu sai, bài tập lựa chọn, bài tập làm đầy câu…
THAM KHẢO
Nguyễn Văn Chính (2000) Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo phát ngôn, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHQG Hà Nội
Corder, S.P. (1973) Introducing Applied Linguistics, Penguin.
Cao Xuân Hạo (1995) Tiếng Việt cho người nước ngoài, hòn đá thử vàng của một cách miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng Việt như một ngoại ngữ, NXB GD, Tp. HCM.
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940), Việt Nam văn phạm, Hà Nội.
Đái Xuân Ninh (1978) Hoạt động của từ tiếng Việt, NXBKHXH, Hà Nội
Hoàng Phê, chủ biên (2003) Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học & NXB Đà Nẵng.
Nguyễn Anh Quế (1988) Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, NXBKHXH, Hà Nội
Đỗ Thanh (2007) Từ điển từ công cụ, NXBGD, Hà Nội.
Bùi Đức Tịnh (1966) Văn phạm Việt Nam, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục (Sài Gòn)
Share this:
Để Không Còn Nhầm Lẫn Giữa Like Và As Khi Sử Dụng Trong Tiếng Anh.
và đều có là liên từ và giới từ, có nghĩa khá giống nhau, tuy nhiên cách dùng lại có nhiều sự khác biệt. I want to success as she did hay I want to success like she did ? Câu trả lời sẽ được giải đáp với những kiến thức cụ thể, dễ hiểu nhất về và ngay sau đây.
Like = similar to / the same as: có nghĩa là “giống như” ( thường về ngoại hình hoặc thói quen), và thường đi với các động từ như: look, sound, feel, taste, seem …( động từ cảm giác).
Với cách dùng này, ta có thể thêm các từ diễn tả mức độ như: a bit, just, very, so… vào trước .
Like được sử dụng như một giới từ nên có các tính chất tương tự giới từ như theo sau bởi danh động từ, cụm danh từ.
Eg: She looks like having a sleepless night. That smells very like burning.
thường được sử dụng như một liên từ thay thế cho trong văn phong thân mật, hoặc văn nói. Tuy nhiên, theo một số cuốn sách ngữ pháp Tiếng Anh cổ điển, cách dùng này của không được chấp nhận.
Eg: Like you know, we have had some trouble. = As you know, we have had some trouble.
As = in the role of : có nghĩa là ” trong vai trò “, thường dùng để diễn tả mục đích sử dụng, chức năng của vật, và nghề nghiệp của người.
Cấu trúc diễn tả nghề nghiệp thường được sử dụng: work as + job position (accountant/ marketer/ CEO/ leader….)
Eg: Mike has worked as a designer for 3 years. Students sometimes use pencil as a ruler. Với vai trò liên từ, As thể hiện rất đa dạng các ngữ nghĩa khác nhau cơ bản sau đây.
As = When: có nghĩa là ” “, diễn tả một hành động đang diễn ra, một hành động khác xen vào. Mệnh đề sau thường được chia ở thể tiếp diễn
Eg: He came as we were preparing for our dinner.
As = Since = Because: có nghĩa là ” “, dùng để diễn tả mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, thường đứng ở đầu câu, trong văn phòng trang trọng.
Phân biệt với “Because“:
diễn tả những lý do, nguyên nhân đã biết, không phải nội dung quan trọng cần nhấn mạnh. Mệnh đề không đứng riêng lẻ mà phải dùng tích hợp trong câu.
dùng để diễn tả những thông tin mới, lý do chưa biết, cần thông báo, nhấn mạnh. Mệnh đề có thể đứng một mình, được sử dụng như cấu trúc trả lời cho câu hỏi bắt đầu bằng .
Eg: As he wasn’t ready, we went without him. Eg: Q: Why was she late for the meeting ? A:Because she got traffic jam in 30 minutes.
As = In the way that: có nghĩa là ” ” dùng để diễn tả cách thức
Eg: As I expected, Taylor ‘s new song is amazing. Trong cùng một vai trò giới từ, like và as có nghĩa khác nhau: Eg: – They looks like a family. Edison was known as who invented light bulb. Trong vai trò liên từ, as được ưu tiên sử dụng và phổ biến hơn like.
Cách dùng này của bị hạn chế trong ngữ pháp, và văn viết. Tuy nhiên trong văn nói, ta vẫn có thể sử dụng để thể hiện sự thân mật như đã nói ở trên.
Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2023)!
Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!
Đón xem series phim hoạt hình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, tham gia trả lời các câu hỏi đơn giản, giành ngay những phần quà giá trị!
Bế Giảng Khóa Học Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
PGS.TS.Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã tới dự, phát biểu và trao chứng chỉ cho các học viên của khóa học.
Khóa học được tổ chức hai – ba lần một năm tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt với mục đích cung cấp các kỹ năng cần thiết cho những người hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngoài ra, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cũng tổ chức nhiều khóa học tại các địa phương trong nước và ở nước ngoài.
Tham gia khóa học lần này có 30 học viên là giảng viên và sinh viên của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu, việt kiều – những người có chung niềm đam mê giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và cho những thế hệ người Việt sinh ra ở nước ngoài. Đội ngũ giảng dạy là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở cả trong nước và quốc tế của Trường và của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
Trải qua thời gian tham gia khóa học, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp, kỹ năng giảng dạy, tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đồng thời được các thầy cô có nhiều năm trong nghề hướng dẫn thực hành cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế. Các học viên còn được dự giờ giảng để quan sát một giờ học tiếng Việt của học viên nước ngoài. Đó là những trải nghiệm quý báu không dễ gì có được khi được học lớp phương pháp giảng dạy tiếng Việt tại VSL.
Lễ bế giảng khóa học TVSOL lần này đã kết thúc thành công trong bầu không khí phấn khởi và ấm cúng. Sau khóa học này, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt sẽ mở thêm các khóa học tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và kỹ năng của những người tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là cái nôi hàng đầu Việt Nam về đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài. Khoa đã mở được 15 lớp TVSOL tại các tỉnh thành; tham gia với vai trò chính trong việc hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Đài Loan…; tham gia xây dựng các trung tâm Việt Nam học tại các trường đại học nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 2013, Khoa được Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao phụ trách chuyên môn cho khóa học về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho gần 200 học viên Việt kiều đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là các giáo viên người Việt dạy tiếng Việt ở nước ngoài và hàng năm tham gia khoá học do Nhà nước tổ chức nhằm cập nhật các kiến thức mới và nâng cao hơn nữa kỹ năng giảng dạy. Do các đối tượng của lớp có đặc thù xuất thân và nền tảng giáo dục khác nhau nên đội ngũ cán bộ Khoa đã chịu trách nhiệm xây dựng chương trình học riêng hướng tới sự linh hoạt, thực tế và hiệu quả, đồng thời trực tiếp đứng lớp giảng bài. Khoá học không chỉ gây tiếng vang mà còn được các học viên vô cùng yêu thích vì cho họ cơ hội kết nối với quê hương và với cái nôi đào tạo tiếng Việt, văn hoá Việt Nam với truyền thống hơn nửa thế kỷ.
Trong năm 2023, Khoa sẽ tiếp tục mở các lớp TVSOL tại Sở Giáo dục Cao Hùng Đài Loan (tháng 6/2018), Đại học Văn Tảo, Đài Loan (tháng 7/2018), Cộng hòa Shec (tháng 8/2018)…
Thông Báo: Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:
Đối tượng tuyển sinh:
Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
– Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu tại cơ sở đào tạo) (xem ở file đính kèm bài viết)
– Bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có)
– Bản sao thẻ sinh viên (nếu có)
– Bản sao chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu)
– 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).
Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 21/10/2020.
Nơi nhận hồ sơ:
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 24 hoặc phòng 27, số 75 (B7bis) phố Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)
Thời gian học: 3 tuần, 5 buổi/ tuần vào tối thứ tư, ngày thứ 7 và Chủ nhật.
Nhập học (dự kiến): khai giảng ngày 24/10/ 2023.
Học phí:
– 7.000.000đ/khóa học (bảy triệu đồng).
– Các đối tượng sau được giảm học phí:
+ Đang là sinh viên và Cán bộ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: học phí 3.500.000đ/ khóa học (Ba triệu năm trăm nghìn đồng).
+ Đang là sinh viên các trường Đại học khác: học phí 4.000.000đ/khóa học (Bốn triệu đồng).
Tư vấn tuyển sinh:
– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (024) 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn
– Thường trực tuyển sinh: TS. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc ThS. Nguyễn Minh Hạnh: 0904.361.011.
Thông báo mở lớp PP dạy TV khóa XII năm 2023
Mẫu phiếu đăng ký học
Khoa XII.24.10.2020 Thoi khoa bieu lop PP giang day TV
Share this:
Cập nhật thông tin chi tiết về Lỗi Sử Dụng “Còn” Và “Vẫn” Trong Tiếng Việt Của Người Nước Ngoài trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!