Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Cơ Bản Cấu Tạo Ô Tô Từ A được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người đăng: Trần Thắng
Chào các anh chị em – những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà không phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.
Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà em học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.
Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:
Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng…
Bài 1:
Tổng quan cấu tạo chung ô tô
Bài 2:
Tổng quan động cơ xe ô tô
Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn…) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.
Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.
Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), trong 4 xi lanh có 4 piston, và 4 cái piston ấy nó được xếp thẳng hàng và gắn trên 1 cái trục nằm ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài.
Hình 1
-
Động cơ xăng ô tô
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục
xanh lá cây
trong hình 1 đó, cấu trúc này gọi là
cấu tạo trục khuỷu
. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái piston nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số… tới các bánh xe làm xe chuyển động.
Bài 3:
Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?
Hình 2:
Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
Hình 3:
Trục khuỷu động cơ
Hình 4:
Pittong và trục khuỷu
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (cần này gọi là
thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên
). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5. Vậy là giờ chúng ta biết pittong, trục khuỷu và tay biên, cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết của 3 bộ phận chính này.
Bài 4:
Cấu tạo pittong, tay biên và trục khuỷu 4.1 – Piston
Hình 6:
Piston
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:
Hình 7
:
Xéc măng
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.
4.2 – Thanh truyền (tay biên, tay dên)
Thường làm bằng thép các bon
Hình 8:
Thanh truyền
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).
Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)
4.3 – Trục khuỷu
Hình 9:
Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?
Bài 5:
Nguyên lý hoạt động của động cơ
Và xem nó hoạt động xem nào
Hình 10:
Hoạt động của động cơ
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.
Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.
5.1
-
Kỳ hút
5.2
-
Kỳ nén
Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng
5.3
-
Kỳ nổ
Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thoi.
5.4
-
Kỳ xả
Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy
Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.
Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.
Bài 6:
Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam
Hình 6.1
-
Cơ cấu dẫn động trục cam
Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào
Hình 6.2
-
Trục cam thực tế
Và trong cụm máy
Hình 6.3
-
Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong
Và mặt cắt ngang chi tiết
Hình 6.4
-
Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp
Hình 6.5
-
Cấu tạo xupap
Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.
Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
Hình 6.6
-
Xupap
(lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)
Bài 7:
Một số các bộ phận khác của động cơ
Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam…cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay.
Bài 8 (phần 1) – Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ
Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông.
)) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc “ấy con em” mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.
Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh…còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.
Hình 8.1
-
Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.
Hình 8.2
-
Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video
Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
– Trục cam, các vấu cam.
– Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
– Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
– Thanh truyền (tay biên, tay dên)
– Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.
Bài 8 (Phần 2
)
- Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Hình 8.9
-
Bơm dầu
Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.
Tháo em bơm ra xem nào
Hình 8.10
- Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy
Hình 8.11
-
Hướng đi của dầu
Hình 8.12
- Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)
Đè ra, lột đồ e nó…
Hình 8.13
- Eo ơi, em í lõa thể
Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm…Hê hê…Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi
Hình 8.14
- Van an toàn của bơm dầu
Hình 8.15
- Hoạt động bơm dầu
Hình 8.16
-
Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.
Bài 8 (Phần 3) – Nguyên lý dầu bôi trơn
Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.
ên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.
Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:
Hình 8.18
-
Cảm biến áp suất dầu
Em cảm biến đây
Hình 8.19
-
Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cảm biến
Hình 8.20
- Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này, kệ bà nó đi.
2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)
Hình 8.21
-
Bộ sinh hàn nhớt động cơ
Bài 8 (phần cuối) – Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ
E lấy cái lốc máy này là “máy Mỹ” lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là “máy châu Á” nên lỗ nhỏ quá…
))
Hình 8.22
-
Trục khuỷu
Hình 8.23
- Piston và
Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này
Hình 8.24
- Đường dầu trong trục khuỷu
Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.
Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình
Hình 8.25
- Đường dầu trong thanh truyền
Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.
Theo: otosaigon
Kiến Thức Cơ Bản Về Bảo Hiểm Thân Vỏ Xe Ô Tô
Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là một loại bảo hiểm cần thiết cho tất cả các loại xe hiện đang lưu hành, sau đây là một vài kiến thức cơ bản về loại hình bảo hiểm này.
Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là gì?Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là bảo hiểm thuộc hình thức bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. Đây là loại bảo hiểm rất cần thiết cho ô tô khi tham gia giao thông bởi đường xá và cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta vẫn còn kém vì thế tham gia bảo hiểm chính là cách tốt nhất để hạn chế được thiệt hại và chi phí khi xảy ra rủi ro.
Nhiều chủ xe thường có suy nghĩ sử dụng ô tô đến một thời gian cần tu sửa thân vỏ thì sẽ mua bảo hiểm này để nhận được một phần chi phí hỗ trợ từ các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm ô tô. Nhưng đó là một quan điểm rất sai lầm bởi vì trước khi ký hợp đồng bảo hiểm với bạn, các công ty bảo hiểm sẽ thực hiện công đoạn thẩm định hiện trạng xe.
Chức năng chính của bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là bảo hiểm cho các phần phụ kiện bên ngoài của xe ô tô gồm: Cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ… (thuộc tổng thành thân vỏ).
Khi có sự cố xảy ra gây tổn hại đến thân vỏ của xe ô tô thì các công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng đó theo những nội dung đã được thỏa thuận ở hợp đồng bảo hiểm thân vỏ.
Mua bảo hiểm thân vỏ ô tô khách hàng sẽ nhận được các lợi ích thiết thực như:
Được thanh toán chi phí để sửa chữa, thay mới (nếu không thể sửa chữa) bộ phận bị tổn thất hoặc trả tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
Chi phí sửa chữa thực tế sẽ được căn cứ trên báo giá của hệ thống gara/xưởng sửa chữa có liên kết với công ty bảo hiểm đó.
Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại mà công ty bảo hiểm sẽ xem xét và quyết định bồi thường tổn thất bộ phận hay bồi thường tổn thất toàn bộ.
Nhìn chung hiện nay một số doanh nghiệp cung cấp độc lập sản phẩm bảo hiểm thân vỏ ô tô, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp cung cấp kết hợp quyền lợi bảo hiểm thân vỏ ô tô trong sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại bảo hiểm xe ô tô để nắm rõ hơn.
Phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tôHiện nay giá bảo hiểm thân vỏ xe ô tô của các công ty bảo hiểm khác nhau bởi tỷ lệ phí bảo hiểm mỗi công ty bảo hiểm công ty quy định khác nhau; Tuy nhiên mức phí bảo hiểm dao động từ 1,4% – 2,0% giá trị xe, tùy thuộc vào điều khoản giá trị bồi thường mà chủ xe nhận được.
Quy trình giám định thanh toán bảo hiểm thân vỏ xe ô tôKhi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đại diện công ty bảo hiểm sẽ thực hiện giám định tổn thất với sự tham gia của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp của chủ xe nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chi phí giám định tổn thất do công ty bảo hiểm chịu.
Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với hai bên. Nếu kết quả của giám định viên độc lập trùng với kết quả giám định của công ty thì chủ xe phải thanh toán phí giám định. Trường hợp kết quả của giám định viên độc lập khác với kết quả giám định của công ty thì công ty sẽ thanh toán phí giám định. Giá trị của bảo hiểm thân vỏ xe ô tô sẽ được thanh toán theo mức giá đã được ghi trong hợp đồng
Khi xảy ra rủi ro, chủ xe cần làm gì?Rất nhiều chủ xe có bảo hiểm nhưng không biết mình phải làm gì trong trường hợp xảy ra tai nạn để nhận được bồi thường. Khi mua bảo hiểm xe ô tô bạn nên lưu ngay số điện thoại hotline của công ty bảo hiểm để khi xảy ra va chạm bạn sẽ gọi trực tiếp luôn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trong trường hợp va chạm nhẹ: Xe của bạn chỉ bị xây xước nhỏ, móp méo, bạn chỉ cần mang đến các trung tâm giám định hoặc giám định tại các gara, hãng xe nếu có các chi nhánh bảo hiểm quanh đó. Trường hợp này xe của bạn sẽ được khôi phục lại như mới.
Trong trường hợp va chạm mạnh: Bạn bắt buộc phải gọi điện cho bên bảo hiểm, nếu ở gần các chi nhánh bảo hiểm sẽ có nhân viên đến chụp ảnh và hướng dẫn trực tiếp. Nếu ở xa thì bạn phải chụp ảnh lại hiện trường, xin xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó sẽ mang xe đi giám định và sẽ xem xét mức độ bồi hoàn cho chủ xe.
Các trường hợp không được bồi thường bảo hiểm thân vỏViệc giải quyết quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm trách nhiệm thân vỏ xe và đơn vị bảo hiểm sẽ được giải quyết theo các thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm của các đơn vị bảo hiểm. Thông thường các chủ xe tham gia bảo hiểm mà không cần xác định lỗi của chủ xe, chỉ cần các sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bán bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm bảo hiểm.
Một số thành phần sau không được bảo hiểm thân vỏ xe ô tô chi trả bao gồm:
Tổng thành động cơ (Khối động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện phục vụ động cơ)
Tổng thành hộp số, toàn bộ trục và khớp cát đăng;
Tổng thành cầu trước, cầu sau. Toàn bộ bốn bánh xe và cơ cấu phanh
Tổng thành hệ thống lái; Hệ thống treo trước, hệ thống treo sau;
Két nước, két dầu.
Nên mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô ở đâu?Hiện nay, có rất nhiều hãng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô với những ưu nhược điểm riêng, bạn nên tìm hiểu kĩ để chọn hãng bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình. Chủ xe nên trực tiếp gọi đến số hotline của các hãng bảo hiểm để được tư vấn và có sự so sánh giữa các hãng.
Bảo hiểm Bưu Điện (PTI)
Hỗ trợ chi phí đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất lên tới 20.000.000 đồng/vụ.
Bảo hiểm Pjico
Hỗ trợ cứu hộ miễn phí trong phạm vi 70km tính từ trung tâm cứu hộ của Pjico gần nhất đó.
Bảo hiểm Bảo Việt
Bồi thường toàn bộ chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư hỏng do tai nạn gây ra.
Bảo hiểm quân đội MIC
MIC sẽ bồi thường cho chủ xe với mức tối đa bằng giá trị bảo hiểm hay số tiền mà chủ xe đã yêu cầu đăng ký.
Bảo hiểm dầu khí PVI
Giúp người dùng thanh toán chi phí sửa chữa, thay mới các chi tiết thân vỏ bị hỏng hóc trong trường hợp va chạm bất kỳ, hoặc trả tiền cho chủ xe để tự thay thế hay khắc phục chiếc xe.
Nếu bạn có nhu cầu mua bảo hiểm thân vỏ hay bất cứ loại bảo hiểm nào cho ô tô có thể để lại thông tin để được các chuyên viên TheBank tư vẫn miễn phí và hỗ trợ các thông tin giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất:
Tìm Hiểu Lốp Ô Tô: Cấu Tạo Lốp Xe Ô Tô, Cách Chọn Lốp Xe Ô Tô Tốt
Cấu tạo vỏ lốp ô tô
Một vỏ lốp xe ô tô sẽ bao gồm các thành phần như sau:
Gai lốp ô tôGai lốp xe được hình thành từ nhiều loại rãnh và hình dạng gai lốp khác nhau, mật độ các gai lốp càng dày thì độ bám mặt đường càng tốt. Đặc biệt, các nhà sản xuất luôn đánh dấu điểm mòn lốp trên mỗi chiếc lốp xe ô tô để người dùng dễ quan sát và nhận biết khi nào nên thay vỏ lốp xe mới.
Gai lốp xe là bộ phận trực tiếp ma sát với mặt đường, vì thế gai lốp xe chất lượng sẽ có khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt. Tùy theo loại xe và mục đích sử dụng, sẽ có các loại gai lốp xe như gai lốp xe định hướng, gai lốp xe tạo ma sát với đường…
Hông lốp ô tôHông lốp ô tô là nơi thể hiện các thông số của lốp ô tô, bảo vệ lốp tránh các tác động từ bên ngoài của đá, cát, sỏi trên đường khi di chuyển.
Lớp nệm bố lốp ô tôLớp nệm bố lốp được đặt nằm trên trong vỏ lốp, có tác dụng như một lớp nệm cho gai lốp và tạo độ dầy cho vỏ lốp.
Lớp bố lốp gồm các thành phần như sau:
Đai bố thép: có cấu tạo từ thép sợi mảnh trong cao su, có công dụng tạo sức bền cho lốp và hình phẳng cho mặt lốp.
Đệm cao su: được chế tạo từ cao su tổng hợp, có khả năng chống thấm nước tuyệt đối giúp kín khí.
Bố đệm ni lông: một bộ phận hỗ trợ bảo vệ đệm cao su.
Các thành lốp khác: có tác dụng bảo vệ và định hình lốp xe ô tô
Tanh lốp ô tôTanh lốp ô tô là bộ phận khá nhỏ có nhiệm vụ gắn lốp xe vào vành xe được chắc chắn và an toàn, đồng thời tạo định hình cho toàn lốp xe, giúp lốp xe hoạt động thực tiễn tốt hơn.
Cách xem và chọn mua lốp xe ô tôĐể chọn một lốp xe chất lượng, khả năng vận hành tốt, vừa tiết kiệm vừa có thể sử dụng lâu dài, chúng ta cần chú ý các điểm sau:
Chọn lốp xe có khả năng vận hành êm ái nhấtMâm xe càng nhỏ, lốp xe dầy, bản nhỏ sẽ giúp xe vận hành êm ái, ít gây ra tiếng ồn, và ngược lại, những chiếc xe có vành xe to, lốp mỏng, bản rộng giúp xe có độ bám mặt đường tốt nhưng khi xe di chuyển, tiếng ồn từ những lốp cao su vỗ lên mặt đường sẽ dễ dàng lọt vào khoang lái.
Tùy theo điều kiện sử dụng để chọn lốp xe phù hợpTrên thị trường hiện nay rất đa dạng các loại lốp xe với kiểu dáng gai lốp hay rãnh lốp hay hoa lốp khác nhau.
Một số loại gai lốp thông dụng và cách chọn phù hợp như sau:
Hoa lốp dạng hình giun ((Lug shape) có các rãnh chạy ngang mặt lốp (thường gọi là gai ngang), thích hợp với đường gồ ghề, không trải nhựa và chạy tốc độ chậm.
Hoa lốp dạng xương sườn (Rib shape) có các rãnh chạy dọc mặt lốp (thường gọi là gai xuôi), sẽ thích hợp với đường nhựa và chạy tốc độ cao.
Hoa lốp kiểu khối (Block shape) sẽ chia thành các khối độc lập,có nhiều hoa văn dạng khối với nhiều rãnh đan xen, thích hợp với cung đường có tuyết, mùa đông trơn trợt.
Dạng định hướng (Directional) có các rãnh ngang cả hai bên lốp đều hướng về cùng một hướng để tăng khả năng thoát nước, giúp xe chạy ổn định ở những bề mặt đường ướt.
Hoa lốp dạng bất đối xứng (Asymmetric) có hoa văn khác nhau ở mỗi bên lốp, thích hợp các loại xe chinh phục các góc cua tốc độ cao.
Ngoài ra còn kiểu gai lốp kết hợp giữa Hoa lốp dạng hình giun ((Lug shape) và Hoa lốp dạng xương sườn (Rib shape), giúp xe di chuyển được cả trên đường nhựa và đường gồ ghề.
Hiểu các thông số về tỉ số tốc độ và mức tải của lốp xeNhững loại lốp xe có tỉ số tốc độ tối đa càng lớn, áp suất lốp, độ cứng càng nhiều thì khả năng gây ra tiếng ồn càng cao và tuổi thọ càng nhanh giảm.
Quan sát kỹ đặc điểm của lốp xe
Khi tiến hành đạp phanh dừng xe sẽ có khoảng cách dừng của chiếc xe như thế nào
Lốp có tính năng hỗ trợ tiết kiệm nhiên liệu hay không
Tải trọng mà lốp xe có thể chở đầy
Trong trường hợp đã thủng, lốp xe vẫn có thể sử dụng an toàn
Tuổi thọ của lốp xeTheo các nhà sản xuất ô tô, mọi người nên thay lốp xe sau khi đã đi được hơn 50.000 km. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì tuổi thọ lốp xe còn ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, xe có được lăn bánh thường xuyên hay không…
Khi nào nên thay lốp xe ô tôKhi bạn nhận ra một trong những dấu hiệu sau thì nên đưa đến trung tâm bảo dưỡng hoặc tự thay ngay một lốp xe mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong những chuyến đi tiếp theo:
Gai lốp bị mòn quá mức giới hạn độ mòn được đánh dấu từ nhà sản xuất lốp xe
Hông lốp và tanh lốp bị hư hỏng, móp méo
Các dị vật nằm trên lốp quá nhiều như đinh, đá, thanh sắt…gây nên các lỗ thủng, vết cắt nhỏ hoặc lớn hơn 6mm trên bề mặt lốp xe.
Đặc biệt luôn chú ý đến cảm giác lái xe: xe chạy không được êm ái, rung lắc, hoặc tiếng động lạ phát ra từ bánh xe.
Top các hãng lốp xe ô tô nên mua nhất hiện nay Lốp PirelliCác dòng lốp xe Pirelli được khách hàng tin chọn phổ biến như:
Lốp xe P Zero dành cho các loại xe thể thao, xe đua, xe có hiệu năng cao
Lốp xe Cinturato dành cho các dòng xe sedan
Lốp xe Scorpion dành riêng cho những chiếc xe SUV/Crossover
Tất cả các dòng lốp xe trên đều được Pirelli thiết kế và chế tác đột phá cùng công nghệ tiến tiến, hiện đại đảm bảo an toàn cao cho người sử dụng, giúp xe luôn đạt hiệu suất cao, êm ái và độ bền tuyệt đối.
Các thương hiệu xe sang 2 chỗ trở lên như Ferrari, Lamborghini, Audi, Mclaren, Mercedes-Benz, Porsche … hiện đang là đối tác của hãng lốp xe này.
Lốp MichelinVới ứng dụng công nghệ Double Wave Sipes, RainDrop Sipes hay công nghệ Infinicoil tăng độ bám với mặt đường, tăng độ cứng của gai lốp và hạn chế tối đa sự mài mòn, kéo dài tuổi thọ của mặt lốp, hãng lốp xe Michelin là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu siêu xe hiện nay.
Michelin là hãng lốp xe đến từ Pháp và đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới với các dòng sản phẩm như: Michelin Agilis, Michelin Primacy SUV, Michelin Latitude Tour HP,Michelin Pilot 4, Michelin Latitude Sport 3, Michelin Energy XM2 Michelin LTX A-T…
Giá lốp xe ô tô của các sản phẩm lốp xe đến từ Michelin không hề thấp, và hầu hết tập trung phục vụ các dòng xe sedan hạng sang, coupe, convertible thể thao 2 cửa…
Lốp BridgestoneBridgestone là hãng lốp xe nổi tiếng số 1 Nhật Bản, nằm trong top 3 thương hiệu bán chạy nhất trên thị trường hiện nay với các dòng sản phẩm nổi bật như: B-Series Bridgestone, Ecopia Bridgestone, Turanza Bridgestone, DelerBridgestone, Potenza Bridgestone, Techno Bridgestone.
Đặc biệt, lốp xe Bridgestone được mọi người ưa chuộng và tin chọn khi nhắc đến 2 công nghệ chế tác nổi bật là:
Công nghệ Runflat: Với công nghệ này, mặc dù lốp đã bị rò rỉ hơi hay thậm chí bị đâm thủng vẫn cho phép xe di chuyển thêm một quãng đường nhất định ở tốc độ phù hợp.
Công nghệ Eco: có thêm lốp bố kẽm thân thiện với môi trường, tạo độ ma sát tốt, gia tăng độ bền, giúp xe di chuyển êm ái trên nhiều địa hình, cũng như đạt được tốc độ và tải trọng tốt nhất.
Lốp xe Bridgestone phù hợp với hầu hết các loại xe 2 chỗ, 4 chỗ, 5 chỗ hoặc 7 chỗ trở lên có trên thị trường như:Hatchback, xe bán tải, xe mui trần, xe chở khách, xe thể thao, xe tải, xe buýt và xe tải nhẹ…
Lốp ContinentalLốp Continental là loại lốp xe số 1 tại Đức, có bề dày lịch sử dày dặn với hơn 140 năm hình thành và cải tiến phát triển. Đồng thời, hãng lốp xe này đã có đặt khoảng 13 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới và được các tài xế xe đánh giá là một trong những lốp xe tốt nhất nên chọn trên thị trường hiện nay.
Điểm nổi bật của Continental chính là lốp xe có thể dùng trọng mọi địa hình cung đường khô hay trơn trượt khác nhau, có tính ổn định, vận hành êm ái không gây ra tiếng ồn với cung đường thành thị. Tuy nhiên, điểm yếu của loại lốp này chính là có độ mỏng hơn các loại lốp xe khác, nếu tài xế không biết được sẽ rất dễ làm hỏng lốp xe.
Một số sản phẩm lốp xe nổi bật của Continental như: Continental ProContact EcoPlus, Continental ExtremeContact DW, Continental Extreme Winter Contact, Continental CrossContact LX20 EcoPlus.
Lốp GoodyearGoodyear là thương hiệu lốp xe nổi tiếng đến từ Mỹ, đứng đầu trong phân khúc tầm trung với mức giá lốp xe ô tô phải chăng, phù hợp với đa số đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện nay, hãng đã đặt hơn 22 nhà máy sản xuất trên toàn cầu với mục đích mở rộng kênh phân phối và phục vụ khách hàng ngày một chu đáo và tận tâm hơn.
Các dòng sản phẩm nổi bật của Goodyear như: Goodyear Eagle F1 Asymmetric SUV, Goodyear EfficientGrip SUV, Goodyear Duraplus, Goodyear Assurance Triplemax…
Nhìn chung, sau khi hiểu được về cấu tạo của lốp xe, cách nhận biết các thông số kỹ thuật được biểu hiện trên lốp xe và hơn hết là thương hiệu lốp xe nào đáng đầu tư để có thể chọn lựa lốp xe phù hợp, chất lượng cao và tiết kiệm chi phí, thời gian sửa chữa.
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Giảm Xóc Ô Tô
Một chiếc xe không được trang bị hệ thống giảm xóc tốt đã đủ để chúng ta ngán ngẩm. Vậy, thật khó tưởng tưởng sự khó chịu sẽ nhiều như thế nào nếu bạn ngồi trên một chiếc xe không được trang bị bất cứ hệ thống giảm xóc nào. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo giảm xóc ô tô.
Không phải ngẫu nhiên mà giảm xóc trở thành một trong những bộ phận không thể thiếu khi thiết kế ô tô. Bạn nhìn bằng mắt thường thất đường rất bằng phẳng nhưng trên thực tế, các điểm trên mặt đường luôn có sự chênh lệch nhất định về cao độ, khiến điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường không đồng đều. Bên cạnh đó, chiếc xe luôn phải chuyển hướng thường xuyên trong quá trình di chuyển, kéo theo những dao động lớn từ bánh xe lên thân xe và người ngồi trên ô tô.
Mặc dù, các mẫu xe đã được thiết kế tới 4 lò xo ở 4 bánh xe giúp giảm những tác động trên nhưng dao động của lò xo sẽ bị triệt tiêu trong quá trình di chuyển, chưa kịp triệt tiêu những dao động cũ thì đã có dao động mới, khiến người ngồi trên xe cảm nhận được độ nảy người nhất định, gây ra những nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Do đó, giảm xóc ô tô (phuộc nhúm, ống nhún) chính là bộ phận vô cùng quan trọng được thiết kế để giúp giảm thiểu dao động một cách tối đa.
Dựa theo cấu tạo giảm xóc ô tô, giảm xóc được phân thành các loại sau:
Giảm xóc loại 2 ống được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe con với cấu tạo chi tiết gồm:
– Ống 1 trên cùng, 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau dưới đáy.
– Ống 2, ống chân không bao ống 1 (Đây là bộ phận bổ sung thể tích thừa do dầu tràn từ ống 1 ra ngoài ống 2).
– Ống bảo vệ ngoài cùng.
– Piston và trục piston có 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau.
Giá thành rẻ, tuổi thọ kéo dài, giảm dao động tốt
Dễ rò rỉ dầu qua các khe chuyển động, yêu cầu việc lắp ráp phải chính xác tuyệt đối
Cấu tạo giảm xóc ô tô loại ống nhún 1 ống gồm:
– Buồng dầu và buồng hơi
– Dập tắt dao động tốt hơn so với loại 2 ống
– Hạn chế sủi bọt của dầu, tăng tuổi thọ của dầu
– Dầu và giảm xóc được làm mát nhanh hơn do không bị lớp áo dầu bao bọc bên ngoài
Nhược điểm: Giá thành đắt hơn so với loại giảm xóc 2 ống
Ống nhún Dầu – Khí là sự kết hợp giữa loại 2 ống và 1 ống, vì vậy, giảm xóc ô tô loại này có những điểm tối ưu hơn.
Lỗ cố định ống nhún phía trên cùng
– Ống bảo vệ bọc bên ngoài
– Trục piston nối với piston van 2 chiều
– Buồng chưa hơi dầu được cách ly với buồng hơi áp lực thông qua piston
– Giúp dập tắt dao động nhanh chóng
– Phù hợp với các dòng xe bán tải, địa hình
– Yêu cầu chế tạo chính xác cao
– Bảo dưỡng gắt gao, thường xuyên
Có kết cấu tương tự như giảm xóc loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi với tình trạng dằng xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.
Khi xe chở tải trọng nhẹ, piston sẽ nằm ở vùng trên của ống dầu để tạo điều kiện cho dầu di chuyển xuống vùng dưới một cách dễ dàng. Trong khi đó, nếu xe chở tải trọng nặng, vị trí của piston sẽ di chuyển xuống thấp, dầu sẽ không dễ dàng di chuyển xuống phía dưới, chúng bắt buộc phải chảy qua van tiết lưu. Chính trở lực này giúp dập tắt dao động của giảm xóc.
Cấu tạo giảm xóc bóng hơi bao gồm một ống khí nén, vỏ lò xo khí, trục ống nhún và van tiết dầu, khoang chứa dầu.
Giảm xóc bóng hơi hoạt động dựa trên nguyên lý, khí nén được dẫn vào dưới 1 áp lực có thể điều khiển được, theo đó, tùy thuộc theo độ áp lực khí nén mà độ bóng hơi cũng có thể dễ dàng thay đổi, giúp khử dao động một cách tối đa. Tuy nhiên, bóng hơi chỉ hoạt động khi máy nổ, nếu vô tình tắt máy ở những chỗ gò cao, xe sẽ hạ xuống và có nguy cơ hư vỏ hoặc các bộ phận khác.
Là tổng thể của lò xo đàn hồi có giảm chấn và bóng hơi giảm xóc thủy lực. Phần bóng hơi được bảo vệ bằng một lớp màng cao su đặc biệt có xen kẽ các lõi théo và dù.
Tài xế có thể tự điều chỉnh van điều khiển sao cho phù hợp với tải trọng và đường xá.
Loại giảm xóc ô tô này là giá thành cao bởi tích hợp hệ thống nén khí, vận hành phức tạp,…, chủ yếu được trang bị trên xe con và xe hạng trung.
Video tìm hiểu về cấu tạo của giảm xóc thủy lực
Cấu tạo giảm xóc ô tô ngày càng tiên tiến, hiện đại, đa dạng chủng loại nên có nhiều sự lựa chọn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giá tiền. Vì vậy, tùy thuộc theo dòng xe bạn đang đi, bạn có thể lựa chọn mẫu giảm xóc phù hợp, giúp chiếc xe vận hành êm ái hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Cơ Bản Cấu Tạo Ô Tô Từ A trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!