Xu Hướng 5/2023 # Khi Quay Phim Nên Định Dạng Video Hệ Ntsc Hay Là Pal? # Top 10 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Khi Quay Phim Nên Định Dạng Video Hệ Ntsc Hay Là Pal? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Khi Quay Phim Nên Định Dạng Video Hệ Ntsc Hay Là Pal? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hệ PAL và NTSC tuy rất quen thuộc với các nhà quay phim. Chúng ta sẽ thường xuyên nhìn thấy chúng khi cài đặt các thông số cho máy ảnh, máy quay. Và không phải ai cũng hiểu rõ về PAL hay NTSC là gì, khác biệt giữa chúng ra sao, khi nào thì dùng PAL, khi nào thì dùng NTSC.

PAL và NTSC là gì?

PAL và NTSC là thuật ngữ được dùng chủ yếu trong hệ thống truyền hình analog, trong đó NTSC (National Teltevision System Committee) ra đời trước và là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn. Tại một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện lưới có tần số 60Hz vì vậy NTSC được sử dụng hầu hết ở các nước Châu Mỹ bao gồm: Mỹ, Canada, Mexico, một số khu vực trung và Nam Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Pal (Phase Alternating Line) là tiêu chuẩn video được dùng phần lớn ở Châu Âu, châu Á. Chuẩn PAL có tần số quét ngang là 50Hz (tương đương 25 khung hình/s). Mỗi khung hình được tao ra bởi 625 dòng quét. Đối với các nước châu Âu, châu Á sử dụng nguồn điện có tần số 50Hz, cho nên phần lớn sử dụng chủ yếu là hệ PAL. PAL được dùng rộng rãi tại các nước như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ, hầu hết các nước Châu Phi, Trung Đông và cả Việt Nam.

So sánh chất lượng hình ảnh giữa PAL và NTSC

Hệ PAL cho ra hình ảnh sắc nét hơn hệ NTSC: nguyên nhân là một frame hình ảnh của hệ PAL hơn một frame hình ảnh của hệ NTSC 100 dòng quét đơn

Hệ NTSC cho ra hình ảnh mượt mà hơn hệ PAL: nguyên nhân là trong một giây PAL chỉ có 25 frames, còn NTSC là 30 frames.

Ngoài ra, kích cỡ hình ảnh của hệ thống truyền hình analog khi được số hóa lớn nhất đối với NTSC là 720×480 pixels và đối với PAL là 720×576 pixels. Vì vậy nếu bạn lỡ quay hình với chuẩn NTSC sau đó muốn chuyển sang PAL thì hình ảnh sẽ bị mờ, do kích thước khung hình được phóng lớn hơn bản gốc gây kém chất lượng. Còn nếu bạn chuyển từ PAL sang NTSC thì hình ảnh sẽ bị giật do kém về số lượng khung hình/giây. Tuy nhiên hiện nay hệ thống truyền hình analog (ghi hình bằng các loại băng từ) đang ngày càng lỗi thời và mọi người dần chuyển sang công nghệ hình ảnh kỹ thuật số (ghi hình bằng thẻ nhớ) nên độ phân giải không còn là vấn đề mà bạn phải bận tâm.

Vì vậy, tùy theo khách hàng của bạn là người sinh sống tại nước nào thì bạn nên cài đặt chế độ quay phim, dựng phim và xuất DVD hợp lý nếu họ có nhu cầu xem phim bằng TV. Còn nếu chỉ upload và xem trên internet thì không cần quan tâm.

Hệ Pal Và Ntsc Là Gì? 2022

Hệ PAL và NTSC tuy rất quen thuộc với các quay phim, bởi họ thường xuyên nhìn thấy thông số này khi chuẩn bị cài đặt máy quay cho một chương trình (sự kiện), mặc dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ về PAL/NTSC, do phần lớn chúng ta dù làm nghề quay phim nhưng thường không để ý đến những kỹ thuật trong hình ảnh video. Và chúng ta thường cài đặt máy quay theo thói quen, hoặc được những người đi trước truyền đạt kinh nghiệm rồi làm theo. Vậy hệ PAL và NTSC là gì?

Tôi có nhiều kỉ niệm về việc chọn hệ PAL/NTSC từ những năm 2002-2005, đi học trong trường cũng không có dạy kỹ về vấn đề này, khi đó được giao làm phim tài liệu cho Báo Người Lao Động, đó là show lớn đầu tiên được làm đạo diễn. Lúc setting máy quay, anh quay phim hỏi “quay hệ nào? PAL hay NTSC” thì cũng nhanh nhảu trả lời “PAL đi anh!” bởi vì trước đó đi theo các đoàn phim thì nghe người ta nói vậy, chứ trong lòng thì không hiểu PAL và NTSC là gì và ở Việt Nam thì chọn hệ nào mới đúng. Sau này đi quay nhiều chương trình, đặc biệt là những chương trình có nhiều máy quay và mỗi ông quay phim thì cài đặt một chuẩn khác nhau, trong khi kinh nghiệm của mình thì không nhiều để quản lý, nên lúc làm hậu kỳ là chỉ có khóc lóc với phòng dựng phim để được “cứu vớt”.

Hệ PAL và NTSC là gì? PAL hay NTSC có trước?

PAL và NTSC là thuật ngữ được dùng chủ yếu trong hệ thống truyền hình analog, trong đó hệ NTSC ra đời trước (đây là tên viết tắt của cụm từ National Television System Committee nghĩa là ủy ban quốc gia về các hệ thống truyền hình). NTSC được phát triển từ năm 1941 và sau đó được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia thuộc Châu Mỹ (nhưng ngoại trừ Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay)… và các quốc gia Châu Á như Burma, South Korea, Taiwan, Japan, Philippines… Theo tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình/giây, trong đó mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.

Còn hệ PAL là viết tắt của cụm từ Phase Alternative Line nghĩa là đảo pha theo từng dòng một, do giáo sư tiến sĩ người Đức, Walter Bruch phát triển năm 1962 và được phát sóng lần đầu trên kênh truyền hình CCIR của Tây Đức vào năm 1966. Hệ PAL ra đời nhằm mục đích cải thiện các nhược điểm về hình ảnh của NTSC và phù hợp hơn đối với các hệ thống lưới điện quốc gia sử dụng tần số 50hz. Về sau, hệ PAL gần như thống trị Thế Giới khi được sử dụng tại Châu Âu, Châu Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay…) và rất nhiều quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam, Laos, Thailand, Brunei… Theo tiêu chuẩn PAL có 25 khung hình/giây, trong đó mỗi khung hình được tạo bởi 625 dòng quét đơn.

Chúng ta có được quyền cài đặt PAL/NTSC theo ý thích?

Chúng ta không nên cài đặt hệ PAL/NTSC theo ý thích, bởi việc này phụ thuộc vào hệ thống lưới điện của từng quốc gia chứ không phải phụ thuộc vào thiết bị. Có hai nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp như sau:

So sánh chất lượng hình ảnh giữa PAL và NTSC:

Hệ PAL cho ra hình ảnh sắc nét hơn hệ NTSC: nguyên nhân là một frame hình ảnh của hệ PAL hơn một frame hình ảnh của hệ NTSC 100 dòng quét (625 lines so với 525 lines).

Hệ NTSC cho ra hình ảnh mượt mà hơn hệ PAL: nguyên nhân là trong một giây PAL chỉ có 25 frames, còn NTSC là 30 frames.

Ngoài ra, kích cỡ hình ảnh của hệ thống truyền hình analog khi được số hóa lớn nhất đối với NTSC là 720×480 pixels và đối với PAL là 720×576 pixels. Vì vậy nếu bạn lỡ quay hình với chuẩn NTSC sau đó muốn chuyển sang PAL thì hình ảnh sẽ bị mờ, do kích thước khung hình được phóng lớn hơn bản gốc gây kém chất lượng. Còn nếu bạn chuyển từ PAL sang NTSC thì hình ảnh sẽ bị giật do kém về số lượng khung hình/giây. Tuy nhiên hiện nay hệ thống truyền hình analog (ghi hình bằng các loại băng từ) đang ngày càng lỗi thời và mọi người dần chuyển sang công nghệ hình ảnh kỹ thuật số (ghi hình bằng thẻ nhớ) nên độ phân giải không còn là vấn đề mà bạn phải bận tâm.

Vì vậy, tùy theo khách hàng của bạn là người sinh sống tại nước nào thì bạn nên cài đặt chế độ quay phim, dựng phim và xuất DVD hợp lý nếu họ có nhu cầu xem phim bằng Tivi, còn nếu chỉ upload và xem trên internet thì không cần quan tâm.

Nên Lưu Hình Ảnh Với Định Dạng Jpg Hay Png?

1. Định dạng ảnh JPG

JPG (Joint Photographic Experts Group) là 1 định dạng ảnh được phát triển bởi JPEG với mục đích là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén file ZIP là tìm các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn. Một khi đã dùng phương thức JPG để nén ảnh, bạn sẽ không thể nào trở lại trạng thái ban đầu. Thường thì công nghệ này chỉ được dùng với mục đích lưu trữ nhiều bức ảnh trong 1 khoảng nhỏ, chứ không dùng để chỉnh sửa ảnh. 

JPG đã trở thành định dạng phổ biến nhất trên Internet bởi vì công nghệ nói trên có thể nén ảnh rất nhiều. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB, đó chính là lợi thế của JPG.

Khi nén ảnh bằng công nghệ JPG thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi rất rõ rệt, vì thế công nghệ này không thích hợp để lưu các bức họa. Cho dù là để ở chất lượng nén JPG tốt nhất thì bức ảnh vẫn bị thay đổi 1 chút. Không chỉ vậy, mỗi lần bạn copy hay lưu 1 bức ảnh JPG, chất lượng bức ảnh đó sẽ bị giảm đi, chất lượng hình ảnh bị sụt giảm đi thì ta sẽ thấy những điểm mờ giữa các khối màu, sự mất nét của các vùng ảnh và đây là nhược điểm lớn nhất của định dạng ảnh này. Hơn nữa ảnh JPG không hỗ trợ các loại ảnh không nền (ảnh trong suốt).

Nếu bạn không quan tâm lắm tới chất lượng ảnh hoặc có thể chấp nhận việc ảnh bị giảm độ nét đi một chút thì nên sử dụng định dạng JPG để tiết kiệm dụng lượng.

Ảnh JPG được sử dụng tốt nhất cho: Ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh đen trắng, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.

2. Định dạng ảnh PNG

PNG (Portable Network Graphics) là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới mà không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có. Do đó khi thiết kế Logo hoặc những hình ảnh không nền (ảnh trong suốt) chúng ra nên lưu dưới định dạng PNG.

PNG hỗ trợ màu 8-bit giống như GIF, đồng thời cũng hỗ trợ màu 24-bit RGB như JPG. Khi bạn nén một bức ảnh bằng định dạng PNG, bức ảnh đó sẽ không hề bị giảm chất lượng. Do đó, dung lượng là nhược điểm của định dạng ảnh PNG, phần lớn ở trong cùng 1 điều kiện hiển thị những hình ảnh định dạng PNG có dung lượng lớn hơn những hình ảnh định dạng JPG.

PNG là định dạng lưu ảnh rất tốt. Nếu bạn không quan tâm tới dụng lượng mà cái bạn hướng tới là đảm bảo chất lượng ảnh sắc nét hoặc những hình ảnh bạn thiết kế là ảnh trong suốt, ảnh không nền, ảnh đẹp đồ họa thì nên lựa chọn lưu dưới định dạng này.

Ảnh PNG được sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh trên web những mảng màu phẳng, logo, hình ảnh trong suốt hoặc bán trong suốt, ảnh văn bản, ảnh đang trong quá trình sửa chữa, các hình ảnh phức tạp.

Dựa vào những phân tích trên hy vọng đã giúp các bạn hiểu về 2 định dạng ảnh PNG và JPG và có những lựa chọn phù hợp trong công việc của mình.

Video Marketing Là Gì ? 10 Yếu Tố Làm Nên Thành Công Video

Hiểu một cách đơn giản, video marketing chính là một hình thức marketing phổ biến hiện nay, nhất là trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển như vũ bão. Nhờ sự kết hợp một cách hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh, thông điệp được truyền tải một cách nhanh chóng và chính xác đến người xem, nhất là đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

Video marketing là một hình thức kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh

Vai trò của video marketing

Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, video marketing đóng một vai trò quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết, video marketing giúp thu hút sự chú ý của người xem. Nhờ sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh mà video marketing khiến người xem dễ dàng tiếp nhận các thông tin được truyền tải. Người xem nắm bắt được bản sắc, và các giá trị mà doanh nghiệp thể hiện trong video marketing một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Nhiều thông tin phức tạp sẽ dễ hình dung hơn với hình ảnh và âm thanh. Kết quả là thương hiệu và thông tin về sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp được lan tỏa một cách mạnh mẽ, làm tăng độ nhận diện thương hiệu.

Video marketing là hình thức tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Để có thể lên được nội dung cho video marketing, doanh nghiệp phải khảo sát những đặc trưng của khách hàng mục tiêu. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược marketing. Hơn nữa, những điều mà khách hàng bàn luận, chia sẻ về video marketing chính là những dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp ước lượng mức độ thành công của chiến dịch marketing và là tư liệu để điều chỉnh các chiến lược kinh doanh tiếp theo.

Top 10 yếu tố làm nên thành công của video marketing

Video marketing chính là sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh. Chính vì thế mà việc đảm bảo hình ảnh ở chất lượng tốt nhất là một điều vô cùng cần thiết. Các hình ảnh sắc nét, được cắt ghép một cách hợp lí, và không bị lỗi phải được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện.

Âm thanh – âm nhạc chính là yếu tố vừa giúp gây sự chú ý và kết nối với cảm xúc của người xem. Âm nhạc là yếu tố gây viral mạnh mẽ trong video marketing. Chính âm nhạc giúp người xem kết nối với nội dung được truyền tải, giúp họ dễ dàng hình dung và liên tưởng đến các khung cảnh mà doanh nghiệp mong muốn, ví dụ như những cánh đồng yên bình của miền Nam nước Mỹ chẳng hạn. Chính vì lẽ đó, âm nhạc cần được đưa vào những phân đoạn, tình tiết phù hợp để giữ mạch cảm xúc và cho câu chuyện được tiếp diễn một cách tự nhiên.

Các hiệu ứng làm video marketing rất đa dạng

Biên tập – chỉnh sửa là một bước quan trọng để đảm bảo cho video không bị bất cứ lỗi nào về hình ảnh và âm thanh trước khi đăng tải lên kênh truyền thông phù hợp. Đây là bước kiểm tra lại nội dung, hình ảnh, và âm thanh sao cho phù hợp với kế hoạch đã lên từ trước. Những sự thay đổi so với kế hoạch cũng được thực hiện ở bước này.

Việc lựa chọn kênh truyền thông đăng tải là một trong những công việc mà doanh nghiệp cần quan tâm. Tùy thuộc vào hình thức video marketing và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hay nhiều kênh truyền thông sao cho phù hợp. Khi internet phát triển như vũ bão thì các kênh truyền thông trực tuyến ngày càng phát huy sức mạnh của chúng. Các mạng xã hội như facebook, youtube, instagram,…luôn được ưu tiên lựa chọn bởi tốc độ lan tỏa thông tin và sự tương thích trong việc chia sẻ thông tin với nhau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Quay Phim Nên Định Dạng Video Hệ Ntsc Hay Là Pal? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!