Xu Hướng 3/2023 # Kế Toán Theo Cơ Sở Dồn Tích Và Kế Toán Theo Cơ Sở Tiền # Top 3 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kế Toán Theo Cơ Sở Dồn Tích Và Kế Toán Theo Cơ Sở Tiền # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Kế Toán Theo Cơ Sở Dồn Tích Và Kế Toán Theo Cơ Sở Tiền được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một trong hai phương pháp kế toán làm nền tảng cho hệ thống kế toán: Kế toán dồn tích (Accrual basis) và Kế toán dựa trên dòng tiền (Cash basis). Chế độ kế toán Việt quy định các doanh nghiệp phải hạch toán kế toán dựa trên phương pháp kế toán dồn tích nhằm đảm bảo tính Phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào hợp lý và phù hợp nhất thì vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi.

Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của DN một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…

2. Kế toán dựa trên dòng tiền

Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền. Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp).

Kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thông tin trong BCTC. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị DN.

3. Chọn phương pháp kế toán nào cho phù hợp

5. Kết hợp giữa Kế toán dựa trên dòng tiền và Kế toán dồn tích

Cũng như Việt , tại một số nước trên thế giới, cơ quan thuế vẫn chưa chấp thuận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền. Tuy nhiên, do ưu điểm là rất đơn giản, một số doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp kế toán này cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm tài chính, và vào cuối năm tài chính thực hiện CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH để chuyển Báo cáo tài chính thành lập-theo-kế-toán-dồn-tích.

Vấn đề lựa chọn kế toán dồn tích hay kế toán dựa trên dòng tiền còn tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường và môi trường pháp lý (hệ thống luật, quy định, chuẩn mực…).

Quan điểm của IFAC là vẫn có thể sử dụng kế toán trên cơ sở tiền mặt (hoặc cơ sở tiền mặt có điều chỉnh (modified cash basis) để lập báo cáo tài chính chứ không nhất thiết phải theo kế toán dồn tích. Trên thế giới hiện nay chỉ có , và một vài nước khác là áp dụng kế toán dồn tích trong lĩnh vực công. Hầu hết các nước Châu Âu vẫn dùng kế toán trên cở sở tiền mặt. Hà Lan đã có kế hoạch chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán dồn tích. Tuy nhiên, khi thay đổi chính phủ, chính phủ mới đã quyết định tạm ngưng việc chuyển đổi chưa cần thiết, mà dùng số kinh phí này để giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt. Nhật Bản cũng là nước vẫn dùng kế toán trên cơ sở tiền mặt trong lĩnh vực công.

Việt chúng ta lựa chọn phương pháp kế toán dồn tích một cách linh động để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách hợp lý là điều cần thiết nhất.

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 05 năm 2010

Kế Toán Theo Cơ Sở Dồn Tích Và Quản Trị Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm, kế toán theo cơ sở dồn tích đôi khi không tuân theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý muốn chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động “vô hình”, mang tính chủ quan của nhà kế toán.

Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền. Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp).

Kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình thông tin trong BCTC. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị DN.

(1) Lựa chọn phương pháp kế toán: Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại. Trong chế độ kế toán DN, tồn tại một số phương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí:

Ghi nhận doanh thu: DN có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Phương pháp này cho phép DNghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, đích danh) ảnh hưởng đế ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ; Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định. Mỗi một phương pháp khấu hao (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh) cho chi phí khấu hao khác nhau. Cần lưu ý rằng, phạm vi của lựa chọn này khá hạn chế.

Các phương án trên có thể được vận dụng tổng hợp để điều chỉnh lợi nhuận mục tiêu của một hoặc một vài kỳ kế toán. Mức biến động lợi nhuận phụ thuộc vào giới hạn cho phép (hay mức linh hoạt) của các phương pháp kế toán. Mặt khác, hướng điều chỉnh (tăng, giảm) lợi nhuận không thể không có giới hạn vì việc điều chỉnh tăng doanh thu và giảm chi phí trong một (hoặc một số kỳ) kỳ này sẽ làm giảm doanh thu và tăng chi phí trong một vài kỳ kế tiếp sau đó (từ đó, số trung bình của toàn bộ số lợi nhuận điều chỉnh trong một khoảng thời gian hữu hạn, thường là thường là vài ba năm, phải bằng 0).

Theo TS. Nguyễn Công Phương – tapchikiemtoan

Nghiên Cứu Phương Pháp Kế Toán Dồn Tích Và Kế Toán Tiền Mặt Trong Doanh Nghiệp

Báo cáo tài chính (BCTC) lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Hiểu theo cách đơn giản hơn, đây là phương pháp kế toán mà việc ghi nhận tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí dựa trên nguyên tắc dự thu – dự chi.

Doanh thu được ghi nhận vào sổ kế toán khi phát hành hoá đơn, giao hàng thay vì vào thời điểm thu được tiền. Tương tự, một khoản chi phí phát sinh và được ghi nhận khi hàng đã được đặt mua hoặc đã chấm công cho công nhân thay vì thời điểm thanh toán tiền. Do đó, điểm yếu chính của phương pháp kế toán dồn tích đó là công ty phải trả thuế thu nhập DN trước khi nhận được tiền từ việc bán sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Với kế toán tiền mặt, doanh thu và chi phí được ghi nhận vào thời điểm thu hoặc chi tiền mà không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh doanh thu hoặc chi phí là khi nào. Hay nói cách khác, việc ghi nhận doanh thu, chi phí dựa trên nguyên tắc thực thu – thực chi. Các DN sẽ không ghi nhận thu nhập cho đến khi thực sự nhận được nó.

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Như vậy, việc nhìn nhận các ưu điểm, nhược điểm và ảnh hưởng của từng phương pháp đến việc ghi chép thu – chi là rất quan trọng đối với mỗi DN. Nghiên cứu này đưa ra góc nhìn rõ ràng hơn về việc sử dụng 2 phương pháp này trong thực tiễn, đồng thời giúp các DN có cơ sở để lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp với loại hình kinh doanh của mình.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động đến báo cáo thu nhập khi ghi nhận doanh thu và chi phí theo phương pháp kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt. Đồng thời, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của 2 phương pháp và xu hướng sử dụng phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

– Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các tài liệu, bài báo trong và ngoài nước đã xuất bản về kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt.

– Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích các thông tin để làm rõ hơn những điểm mạnh và hạn chế của 2 phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí.

Bài viết nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có trụ sở tại Tây Nguyên trong tháng 12/2016 theo các tiêu chí sau (ĐVT: 1.000 đồng):

– Bán hàng hóa trị giá 600.000 (giá vốn 300.000) đã thu tiền mặt 200.000 số tiền còn lại khách hàng nợ;

– Mua hàng hóa trị giá 300.000, thanh toán cho người bán 100.000 bằng tiền mặt số còn lại sẽ thanh toán vào tháng sau;

– Trả tiền thuê văn phòng với số tiền là 60.000 cho 3 tháng;

– Trả lương tháng 12 cho nhân viên 50.000.

Để thấy được sự tác động đến báo cáo thu nhập cuối kỳ khi sử dụng 2 phương pháp, ta có bảng so sánh như Bảng 1.

Như vậy, khi sử dụng phương pháp kế toán tiền mặt, công ty bị lỗ 10.000, trong khi sử dụng phương pháp kế toán dồn tích Công ty A lãi 230.000, con số chênh lệch khá lớn. Sự khác biệt giữa 2 phương pháp ghi nhận có thể có những ảnh hưởng đáng kể về thuế.

Nếu công ty sử dụng phương pháp kế toán dồn tích – ghi nhận doanh thu bán hàng trong tháng 12, nghĩa là Công ty vẫn tính thuế thu nhập DN vào năm tính thuế hiện tại, mặc dù công ty không nhận được tiền cho đến năm sau.

Nếu sử dụng phương pháp kế toán tiền mặt thì năm sau Công ty mới ghi nhận phần doanh thu còn lại cho nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh của năm trước. Với phương pháp này, có thể thấy, Công ty phải nộp thuế thu nhập ít hơn và do đó có gánh nặng thuế nhỏ hơn nếu được thanh toán thuế vào năm sau.

Tuy nhiên, kế toán tiền mặt không được chấp nhận theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) mà chỉ chấp nhận phương pháp kế toán dồn tích, vì nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính tổng thể của Công ty tốt hơn so với phương pháp kế toán tiền mặt. GAAP ưu tiên kế toán dồn tích hơn là kế toán tiền mặt. Ngoài ra, kế toán dồn tích đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí, đây là một yếu tố quan trọng trong GAAP.

Lựa chọn sử dụng kế toán dồn tích hay kế toán tiền mặt trong thực tiễn

Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt được trình bày tại Bảng 2.

Khi bản chất của 2 phương pháp kế toán được hiểu rõ hơn thì sự lựa chọn hệ thống kế toán sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thông tin trên báo cáo tài chính. Việc lựa chọn phương pháp kế toán có tác động đến các nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan quản lý và Nhà nước.

Nghiên cứu của Young chúng tôi (1989) chứng minh rằng, kế toán dồn tích vượt trội hơn so với kế toán tiền mặt, do thông tin kế toán dồn tích phản ánh đầy đủ tác động tổng thể của nhà quản lý đối với dòng tiền trong tương lai. Kết quả là đối với nhà quản trị thông tin kế toán dồn tích hiệu quả hơn so với thông tin kế toán tiền mặt.

Trên thực tế, các DN nhỏ sử dụng phương pháp kế toán tiền mặt vì nó thường dễ hiểu và đơn giản. Phương pháp này không đòi hỏi phải có sự đào tạo hoặc kỹ năng kế toán đặc biệt, chỉ cần nhân viên có thể sắp xếp số liệu trong một bảng và quản lý một bảng tính đơn giản.

Kết luận

Tuy nhiên, một số DN lớn hơn với hoạt động kinh doanh phức tạp hơn phải sử dụng một phương pháp khác. Đại đa số các DN trên thế giới chọn kế toán dồn tích vì kế toán tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu lưu giữ hồ sơ, đặc biệt là ở các công ty lớn, tập đoàn có hoạt động kinh doanh rộng lớn và phức tạp.

Kế toán dồn tích phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình thu nhập, chi phí của DN phát sinh trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đáp ứng được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; đồng thời được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở hệ thống kế toán các quốc gia trên thế giới và được thừa nhận trong GAAP như là một cách thức ghi chép doanh thu và chi phí ưu việt so với kế toán tiền mặt. Do đó, DN cần cân nhắc quy mô và sự phức tạp của DN mình để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Đặng Kim Cương (2008), Nguyên lý kế toán Mỹ, NXB Thống kê;

Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, NXB Lao động;

Trần Văn Thảo (2010), Financial Accounting, NXB Lao động;

Young chúng tôi (1989), “Accrual versus cash-basis accounting methods: An agency-theoretic comparison”, Journal of Accounting and Public Policy, page 267-281.

12 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Quan Trọng Trong Hạch Toán Kế Toán

Nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực, quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn cơ bản nhất mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán và lập các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo độ tin cậy thông tin tài chính kế toán cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau. Có nhiều nguyên tắc kế toán nhưng cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là 7 nguyên tắc sau: Nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động lên tục.

1. Nguyên tắc khách quan

Các báo cáo tài chính, tài liệu của một tổ chức dựa trên bằng chứng vững chắc, khách quan. Mục đích đằng sau nguyên tắc này là để giữ cho việc quản lý và bộ phận kế toán của một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập khách quan khi đưa ra các báo cáo tài chính. Ví dụ, nếu quản lý tin rằng công ty có thể sớm nhận được một khoản tiền lớn từ một vụ kiện, công ty có thể ghi nhận trước khoản này, mặc dù bằng chứng rằng một kết quả như vậy có thể không xảy ra. Một quan điểm khách quan hơn sẽ phải chờ đợi thêm thông tin đáng tin cậy hơn mới ghi nhận. Điều này xảy ra khi các nhà quản lý có cổ phần trong công ty, họ muốn làm cho báo cáo tài chính “đẹp” hơn trong mắt các nhà đầu tư.

2. Nguyên tắc phù hợp

2. Tháng 1 thu tiền cho thuê văn phòng trong 3 (T1+T2+T3) tháng là 30.000.000 đồng, mặc dù tiền thu được ở T1 là 30.000.000 đồng, tuy nhiên theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu ghi nhận phải đúng kỳ. Do vậy, tháng 1 này chỉ ghi vào doanh thu 10.000.000, phần còn lại được ghi vào TK 3387 và phân bổ dần cho các tháng tiếp theo.

3. Nguyên tắc nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. – Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Chỉ nên thay đổi chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biêt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau. Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải trình lý do ( Thông báo với cơ quan thuế) và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo cáo tài chính. – Nguyên tắc nhất quán đảm báo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện. Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thường do doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi kế toán… – Ví dụ: Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn kho khi cuối kỳ… Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận, áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán trong năm tài chính.

4. Nguyên tắc thận trọng

– Nội dung Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trong yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra. – Đặc điểm Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán cần: + Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định: lập dự phòng không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện. Do thực tế các khoản tổn thất đã phát sinh (hoặc nhiều khả năng đã phát sinh) nên cần phải lập dự phòng (trích vào chi phí) để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí thực tế. Đảm bảo tính đúng kỳ của chi phí. Lập dự phòng còn đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về vốn kinh doanh (có nguồn để bù đắp) khi xảy ra tổn thất. + Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. + Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí. + Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn. + Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và khả năng hoạt động liên tục. – Ví dụ: Doanh nghiệp xuất bán 2.000 xe ô tô các loại, thời hạn bảo hành là 3 năm. Tại thời điểm bán xe chưa phát sinh chi phí bảo hành sửa chữa nhưng theo nguyên tắc thận trọng doanh nghiệp phải trích trước chi phí bảo hành Nợ 335 / Có 641

5. Nguyên tắc trọng yếu

– Nội dung Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua. – Đặc điểm Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Song bên cạnh đó, có những khoản mục quy mô nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải được trình bày riêng biệt trên BCTT. – Ví dụ. Trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp X một số khoản mục có cùng nội dung bản chất kinh tế được gộp vào một khoản mục và được giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Chẳng hạn như: trong phần tài sản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển được gộp chung vào một khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền; Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi bán, hàng hóa kho bảo thuế…được gộp chung vào một khoản mục: Hàng tồn kho;…

6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích

7. Nguyên tắc hoạt động liên tục

8. Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc này, tài sản phải được kế toán theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinh dựa vào nguồn hình thành tài sản: Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết khấu giảm giá (nếu có) – Ví dụ: Ngày 1/1/2019, công ty Dân Tài Chính mua 1 chiếc xe ôtô tải để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Giá mua là 10 tỷ đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 100 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT là 10%). Nếu tính giá của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Giá gốc của chiếc ô tô = 10.000 + 100 Đến ngày 12/12/2019, giá ngoài thị trường của chiếc ô tô tăng lên là 11.000 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận là giá tại thời điểm công ty Dân Tài Chính mua nó (vẫn là 10.100tr), không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

9. Nguyên tắc công khai

10. Thực thể kinh doanh

Thực thể kinh doanh là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp báo cáo.

11.Thước đo tiền tệ

Là đơn vị đồng nhất trong việc tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chỉ phản ánh những gì biểu hiện được bằng tiền. Tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong các báo cáo tài chính.

12. Kỳ kế toán

Là những khoản thời gian nhất định mà trong đó các báo cáo tài chính được lập. Để thuận lợi cho việc so sánh, thời gian của các kỳ kế toán thường dài như nhau ( tháng, quý, năm )

Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Toán Theo Cơ Sở Dồn Tích Và Kế Toán Theo Cơ Sở Tiền trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!