Bạn đang xem bài viết Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp: Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ, Sản Phẩm, Hàng Hóa.(Phần 2) được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1- Mua , sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đề tài:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ.
Nợ TK 661, 662 – (mua vật liệu về dùng ngay cho hoạt động).
Có TK 111, 112, 331, 312.
2- Trường hợp mua vật liệu sử dụng cho hoạt động SXKD
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ.
Nợ TK 631 – Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu ( 3113 – thuế GTGT được khấu trừ).
Có TK 111, 112, 331…
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc SXKD hàng hoá,dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá thực tế vật liệu, dụng cụ mua vào, trong trường hợp này không sử dụng TK 311(3113 – Thuế GTGT đầu vào khấu trừ).
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ.
Nợ TK 631 – Chi hoạt động SXKD
Có TK 111, 112, 331…
3- Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua vật liệu, dụng cụ được hạch toántrực tiếp vào chi phí cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 661, 662, 631, 241, 635
Có TK 111, 112, 331
4-Nhập kho vật liệu, dụng cụ do được cấp hoặc cấp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động.
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án.
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
4. Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho sản xuất kinh doanh:
– Trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừthuế, ghi:
Có TK 333 (3337) – Thuế NK, thuế TTĐB (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331 (Số tiền phải trả người bán)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 311 (3113)
Có TK 333 (33312)
-.Trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trực tiếp, ghi:
Có TK 333 (3337) – Thuế NK, thuế TTĐB (nếu có)
Có TK 333 (33312)- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
Có các TK 111, 112, 331 (Số tiền phải trả người bán)
5- Vật liệu, dụng cụ thừa phát hiện trong kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân.
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
6- Xuất kho vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động HCSN, hoạt động dự án, hoạt động SXKD, dịch vụ:
Nợ TK 631, 661, 662, 241, 635…
Có TK 152 – Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Đồng thời ghi Nợ TK 005 – Dụng cụ lâu bền đang sử dụng.
Khi nhận báo hỏng, báo mất ghi Có TK 005 – Dụng cụ lâu bền đang sử dụng.
7- Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng 1 lần giá trị lớn phải tính dần vào chi phí sảnxuất, cung ứng dịch vụ và chi hoạt động theo phương pháp 2 lần:
Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi:
Nợ TK 643 – Chi phí trả trước
Có TK 152 – Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (nếu phân bổ 2 lần, giá trị phân bổ lần đầubằng 50% trị giá thực tế CCDC xuất dùng), ghi:
Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động SXKD.
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 643 – Chi phí trả trước.
Khi hết thời hạn phân bổ theo quy định xác định số phải phân bổ và chi phí hoạtđộng SXKD, chi phí hoạt động. Kế toán ghi:
Nợ TK 631 – Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Nợ TK 152 – Vật liệu (giá trị phế liệu thu hồi)
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 311 – Tài khoản phải thu (bồi thường vật chất phải thu).
Có TK 643 – Chi phí trả trước.
8- Cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới bằng vật liệu, dụng cụ kế toán ghi:
* Đơn vị cấp trên cấp kinh phí.
Nợ TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới.
Có TK 152 – Vãt liệu, dụng cụ.
*Đơn vị cấp dưới khi nhận ghi:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 661 – Chi hoạt động (đưa vào sử dụng ngay)
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động.
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án.
Có TK 441 – Kinh phí đầu tư XDCB.
9- Xuất kho ấn chỉ giao cho bộ phận trực tiếp giao dịch bán cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 312 – Tạm ứng.
Có TK 152 – Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
10- Vật liệu, dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân.Phản ánh giá trị vật liệu thiếu.
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
Có TK 152 – Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Khi có quyền xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi:
Nợ TK 631, 661, 662
Nợ TK 334 – Phải trả viên chức (trừ vào lương)
Nợ TK 111 – Tiền mặt.
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
11- Cuối năm ghi số vật liệu, dụng cụ tồn kho thuộc nguồn kinh phí
( Còn tiếp )
Email: tvketoan68@gmail.com
Bài Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Công Cụ Dụng Cụ
Bài tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Mua nguyên vật liệu, Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCD. Vì vậy, công cụ dụng cụ được hach toán và quản lý như nguyên liệu, vật liệu. Để giúp các bạn học hiểu thêm và nắm được kiến thức về kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ áp dụng vào công việc kế toán cần làm tại công ty, doanh nghiệp….Trung tâm gia sư kế toán trưởng chia sẻ một số ý chính quan trọng và câu hỏi bài tập có đáp án về kiến thức kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, các bạn học cùng tìm hiểu.
* Nếu mua về được đưa vào sử dụng ngay mà không qua kho sẽ ghi: – Nợ TK 621. – Có TK 111,112,141,… * Xuất kho vật liệu trực tiếp: – Nợ TK 621. – Có TK 152. * Phân bổ:
*Tình huống : Khi sản xuất cần mua công cụ dụng cụ A, như vậy khi sản xuất ra sản phẩm thì mục tiêu là cần phải tính chi phí đã bỏ ra để mua công cụ dụng cụ, về khía cạnh này thì công cụ dụng cụ có ý nghĩa như nguyên vật liệu.
– Như vậy việc phân bổ công cụ dụng cụ một lần có nghĩa là sử dụng công cụ dụng cụ 1 lần cho sản xuất mà không lưu kho công cụ dụng cụ (thường là cho các CCDC nhỏ, rẻ tiền )
– Nợ TK 627. – Có TK 153.
– TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn.
– TK 627,641,642 – Các tài khoản chi phí được phân bổ hàng tháng.
– Có hai phương pháp phân bổ Công Cụ Dụng Cụ là phân bổ theo thời gian và phân bổ hai lần. Phân bổ theo thời gian là chia đều cho các kỳ (số kỳ sử dụng), hàng tháng sẽ trích vào chi phí giá trị như nhau; phân bổ hai lần là phân bổ vào lúc xuất dùng và lần báo hỏng theo tỷ lệ 50:50
* Các bước thực hiện việc theo dõi và hạch toán CCDC như sau:
1) Mua công cụ dụng cụ:
– Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng.
+ Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153, Có TK 331/111/ …
+ Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142, Có TK 331/ 111/ …
+ Nếu CCDC có giá trị nhỏ, là vật rẻ tiền, mau hỏng thì có thể hạch toán thẳng vào chi phí và không cần phải nhập – xuất kho.
– Khi đó kế toán ghi: Nợ 627/641/642, Có 331/111/…Việc này đơn vị cần ban hành quy định về quản lý CCDC. Thí dụ, nếu CCDC có giá trị dưới 1 triệu thì hạch toán hết vào chi phí.
Các trường hợp mua CCDC chuyển thẳng vào sử dụng chỉ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ hay thương mại; các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng cần thiết thông qua nhập và xuất kho CCDC.
– Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi: Nợ TK 142, Có 153.
* Ghi chú: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng.
Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà thôi, chứ không phát sinh bút toán.
4) Phân bổ Công Cụ Dụng Cụ.
– Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3 mà chúng ta sinh bút toán phân bổ chi phí, bút toán đó là:
– Nợ TK 627/641/642,
– Có TK 142.
5) Báo hỏng Công Cụ Dụng Cụ.
– Bước này có thể không xảy ra, nếu không hỏng. Nếu có CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (số dư 142 tương ứng với CCDC) vào chi phí.
* Ghi chú: Việc báo hỏng không làm phát sinh bút toán, việc này được thực hiện trong tháng và trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.
Tham khảo : 1. Nếu giá trị công cụ, dụng cụ không lớn, tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:
– Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
– Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273).
– Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6412, 6413).
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423).
– Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).
2. Nếu giá trị công cụ, dụng cụ lớn, sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc xuất dùng bao bì luân chuyển, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, khi xuất kho công cụ, dụng cụ, ghi:
– Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm).
– Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn).
– Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).
– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán, ghi:
– Nợ các TK 623, 627, 641,642,…
– Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn.
– Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
* Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm. – Nợ TK 621/Có TK 152 để sản xuất tại xưởng mình. Còn thêm các yêu tố khác mới ra thành phẩm.
– Nợ TK 621 : tài khoản này chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
* Ghi nhận bút toán cho 621:
1. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (Gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.
* Kết chuyển cuối kỳ :
2. Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào Tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng,. . .
3. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, công trình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,. . .) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi: – Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang – Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán định kỳ tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) – Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường) – Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
– Tài khoản 144(15.000 USD) : 295.500.000. – Tài khoản 153(500 công cụ) : 45.000.000.
Tài liệu 2: 1. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu trực tiếp lô vật liệu chính theo điều kiện CIF. Lô vật liệu chính có giá thanh toán 50.000 USD. Công ty đã gửi ký quỹ cho ngân hàng 100% giá trị lô vật liệu chính bằng ngoại tệ gửi ngân hàng. CHo biết tỷ giá ghi sổ ngoại tệ là 19.990 đồng/USD ,tỷ giá bình quân liên ngân hàng 20.000 USD.
2. Công ty mua 1.000 công cụ, đơn giá 82.000 đồng/công cụ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển công cụ nhập kho thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Công cụ nhập kho đủ
3. Công ty nhận được lô vật liệu chính. Ngân hàng đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp bằng tiền ký quỹ. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 19.980 đồng/USD. Lô vật liệu chính chịu thuế nhập khẩu thuế suất 15% và thuế GTGT của hàng nhập khẩu thuế suất 10%. Công ty xuất quỹ tiền mặt nộp thuế. Chi phí vận chuyển vật liệu chính thanh toán bằng tiền mặt 22.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT/ Vật liệu chính nhập kho đầy đủ.
4. Xuất kho sử dụng tại phân xưởng 8000 công cụ. Công cụ xuất kho thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian sử dụng 6 tháng.
5. Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ có giá thực tế xuất kho là 4.000.000 đồng, giá trị chưa phân bổ là 2.000.000 đồng. Công cụ thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian sử dụng 2 tháng. Phế liệu thu ho62iu khi thanh lý, bán thu bằng tiền mặt 200.000 đồng.
6.Xuất kho sử dụng tại bộ phận ngâ nha2nf 20 công cụ. Công cụ xuất kho thuộc loại phân bổ 1 lần.
7. Nhân viên phòng vật tư ra cảng nhận phụ tùng thay thế đặt mua ở tháng trước, công ty đã ký qũy mở LC tại ngân hàng HSBC là 15.000 USD. Lô phụ tùng thay thế chịu thuế nhập khẩu vớ thuế suất 5% và thuế GTGT của hàng nhập khẩu vớ thuế suất 10%. Nhân viên văn phòng vật tư phát hiện lô vật tư không đúng theo hợp đồng, từ chối nhập hàng. Công ty nhận lại số tiền ký quỹ bằng ngoại tệ gửi ngân hàng là 15.000 USD. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.100 đồng/USD.
8. Xuất kho 200 công cụ cho công ty TNHH An Bình thuê trong thời gian 6 tháng với giá 22.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT . Công ty TNHH An Bình đã thanh toán tiền thuê công cụ bằn tiền gửi ngân hàng. Công ty phân bổ và tính giá trị công cụ xuất kho dùng cho thuê vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng này.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Xác định giá trị nhập kho của lô vật liệu chính.
1a) – Nợ TK 144 : 1.000.000.000, – Có TK 1122: 999.500.000, – Có TK 515 : 500.000,
1b) Có TK 007 : 50.000 USD.
Giả thích: 50.000 USD x 19.990 đồng/USD = 999.500.000 đồng; 50.000 USD x 20.000 đồng/USD = 1.000.000.000 đồng.
– Nhập kho công cụ dụng cụ:
2a) – Nợ TK 153 : 82.000.000. – Nợ TK 1331 : 8.200.000. – Có TK 331 : 90.200.000.
Giải thích : 1.000 công cụ x 82.000 = 82.000.000.
Chi phí mua công cụ dụng cụ : 2b ) – Nợ TK 153 : 2.000.000. – Nợ TK 1331 : 200.000. – Có TK 1111 : 2.2000.000. – Trị giá công cụ dụng cụ :82.000.000 + 2.000.000 = 84.000.000.
Nhập kho nguyên vật liệu chính: 3a) – Nợ TK 1521 : 999.000.000. – Nợ TK 635 : 1.000.000. – Có TK 144 : 1.000.000.
Giải thích: 50.000 USD x 19.980 = 999.000.000.
Thuế nhập khẩu phải nộp:
3b) – Nợ TK 1521 : 149.850.000. – Có TK 3333 : 114.885.000.
Giải thích : 999.000.000 x 15% = 149.850.000.
3c) – Nợ TK 133 : 114.850.000. – Có TK 33312 : 114.850.000.
Giải thích: (999.000.000 + 149.850.000) x 10% = 114.885.000.
Nộp thuế GTGT và thuế nhập khẩu :
3d) – Nợ TK 33312 : 114.885.000. – Nợ TK 3333 : 149.850.000. – Có TK 1111 : 264.735.000.
Chi phí vận chuyển :
3e) – Nợ TK 1521 : 20.000.000. – Nợ TK 1331 : 2.000.000. – Có TK 1111 : 22.000.000.
Giá nhập kho của lô vật liệu chính :
999.000.000 + 149.850.000 + 20.000.000 = 1.168.850.000.
Đơn giá công cụ dụng cụ mua vào :
Đơn giá = (82.000.000 + 2.000.000)/1000 = 84.000.
Xuất kho công cụ dụng cụ:
4a) – Nợ TK 142 : 70.200.000. – Có TK 153 : 70.200.000.
Giải thích : 45.000.000 + 84.000 x 300 = 70.200.000
Phân bổ công cụ dụng cụ :
4b) – Nợ TK 627 : 35.100.000 – Có TK 142 : 35.100.000 Phân bổ công cụ dụng cụ:
5. – Nợ TK 641 : 1.680.000 – Nợ TK 1111 : 200.000 – Có TK 142 : 2.000.000
Xuất kho công cụ dụng cụ:
6. – Nợ TK 641 : 1.680.000 – Có TK 153 : 1.680.000
Giải thích : 20 x 84.000 = 1.680.000
Nhận lại tiền: 7a) – Nợ TK 1122 : 301.500.000 – Có TK 144 : 295.500.000 – Có TK 515 : 6.000.000
7b) – Nợ TK 0072 : 15.000 USD
Xuất kho công cụ dụng cụ:
8a) – Nợ TK 142 : 16.800.000. – Có TK 153 : 16.800.000.
– Giải thích: 200 x 84.000 = 16.800.000. – Ghi nhận doanh thu cho thuê công cụ dụng cụ:
8b) – Nợ TK 1121 : 22.000.000. – Có TK 511 : 20.000.000. – Có TK 3331 : 2.000.000.
– Phân bổ cho 6 tháng:
8c) – Nợ TK 642 : 2.800.000. – Có TK 142 : 2.800.000.
– Giải thích : 16.800.000 / 6 = 2.800.000.
Bài tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Cách Viết Báo Cáo Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Dụng Cụ
Cách viết báo cáo kế toán nguyên vật liệu , công dụng cụ – Chuyên đề TN
A/ Cách viết phần mở đầu bài kế toán nguyên vật liệu
Nêu ý nghĩa của việc chọn đề tài (Tại sao chọn đề tài này)
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu (lý luận và thực tiến)
Cấu trúc chuyên đề:Nội dung đề tài gồm ba chương ngoài mở bài và kết luận (Nêu tên ba phần đó)
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
+ Chương 2: Thực trạng vấn đề ở đơn vị thực tập
+ Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ tại đơn vị thực tập.
B/ Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu, công cụ và dụng cụ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM – YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.1. 3. Nhiệm vụ kế toán NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1. 2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.2.1 Phân loại NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.2.1.1 Phân loại NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1.2 Phân loại CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.2.2. Đánh giá NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.2.2.1. Đánh giá NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ nhập kho
1.2.2.2. Đánh giá NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ xuất kho
3. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
1.3.1.1 Chứng từ
1.3.1.2 Sổ kế toán sử dụng
1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song
1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư
4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHẬP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.4.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên
1.4.1.2. Tài khoản sử dụng
1.4.1.3. Phương pháp hạch toán
1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.2.2. Tài khoản sử dụng
1.4.2.3. Phương pháp hạch toán
5. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ VÀ DỤNG CỤ
C/ PHẦN GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP (Xin dấu xác nhận thực tập và chứng từ )
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ở ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2. 1. KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
2.1. 1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Quá trình hình thành và phát triển (Tên Công ty, loại hình doanh nghiệp)
Căn cứ vào quyết định thành lập Công ty số:…
Lấy số liệu 3 năm gần đây để đánh giá phân tích khái quát quá trình phát triển
2.1.1. 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh của Công ty số:…
2.1. 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY .
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty.
Vẽ sơ đồ qui trình sản xuất tại Công ty và giải thích
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
a. Đặc điểm chung b. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Trình bày chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận (tóm tắt)
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
a. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trình bày chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán (tóm tắt).
b. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Vẽ sơ đồ hình thức kế toán mà Công ty áp dụng ( Nhật ký – Chứng từ, Nhật ký – Sổ Cái, Nhật ký chung hay Chứng từ ghi sổ)
Trình bày trình tự ghi sổ…
2.1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC
2.1.3.1. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty
(Trong phần này cần nêu rõ so với hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành Công ty có sử dụng những tài khoản nào khác không? cụ thể như thế nào?)
2.1.3.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Phương pháp kế toán hàng tồn kho : phương pháp kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên.
2.1.3.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp..
D/ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU , CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY XÁC NHẬN THỰC TẬP
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY (20-25 TRANG)
(Nêu toàn bộ thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp. Lấy số liệu cụ thể của một tháng ( 1 quý) để minh họa và thể hiện trên sổ sách kế toán)
2.2.1. NGUỒN NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY
2.2.1.1. Các loại nguyên vật liệu của Công ty
2.2.1.2. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ của Công ty
2.2.1.3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu- công cụ dung cụ
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY
2.2.2. 1. Giá nhập kho
2.2.2. 2. Giá xuất kho (sử dụng một trong bốn phương pháp xuất kho nguyên vật liệu,công cụ và dụng cụ)
2.2.2. 3.Phương pháp hạch toán vật liệu tồn kho ( Công ty đang sử dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán theo phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyễn, phương pháp sổ số dư)
2.2.3. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
Trình bày việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ tại Công ty (ví dụ việc quản lý và sử dụng nvl, ccụ ở phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất, bộ phận quản lý…)
2.2.4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
2.2.4.1. Chứng từ, sổ kế toán sử dụng
Chứng từ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư trước khi nhập kho ( nếu có thì kê lại, phiếu xuất kho kiêm vận chuyễn nội bộ, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị giá tăng, phiếu xuất kho theo hạn mục, phiếu báo vật tư còn lại, biên bản kiểm kê)
Sổ sách kế toán (Theo hình thức kế toán gì? : 1 trong 4 hình thức sổ kế toán. Ngoài ra còn có (thẻ kho), sổ chi tiết vật tư, bảng kê nhập xuất vật tư, sổ tổng hợp vật tư…)
2.2.4.2. Phương pháp kế toán nhập xuất nguyên vật liệu -công cụ dụng cụ
Các tài khoản được sử dụng tại Công ty đó để theo dõi quá trình hạch toán nguyên vật liệu. Ví dụ như các tài khoản được sử dụng tại Công ty như:152, 153
Phương pháp hạch toán :
Các trường hợp nhập nguyên vật liệu và công cụ và dụng cụ:
Nếu có trường hợp trả hàng ( hàng mua không đảm bảo qui cách phẩm chất trả lại cho người bán thì hạch toán ra sao ? ).
Nếu được hưởng chiết khấu giảm giá, chiết khấu thanh toán thì hạch toán ra sao.
Các trường hợp xuất vật liệu và công cụ và dụng cụ :
Căn cứ chứng từ xuất kho ( phiếu xuất kho) lấy 03 phiếu xuất kho photo lại và hạch toán vật liệu xuất kho cho các bộ phận. Phế liệu sinh ra trong quá trình sản xuất – hạch toán (nếu có)
Chú ý tại phân xưởng sản xuất sử dụng không hết vật liệu nhập lại kho hay để tại phân xưởng.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY.
3.1. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HOẠT ĐỘNG ĐANG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đánh giá thực trạng
3.1.1.1. Nhận xét chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ tại Công ty : ( Quản lý, Sử dụng, Hạch toán )
3.1.1.2. Những điểm tồn tại về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ tại Công ty cần phải hoàn thiện
a. Về tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán: chứng từ, sổ kế toán.
b. Về phương pháp xác định trị giá nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ
c. Về quản lý nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ.
d. Về phương pháp hạch toán.
3.1.2 Các biện pháp hoàn thiện: Căn cứ vào tình hình thực tế đưa ra một số biện pháp giải quyết để có thể áp dụng vào tình hình thực tế Công ty.
3.2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.2.1. Kết luận
3.2.2. Kiến nghị
3.2.2.1. Đối với Doanh nghiệp
3.2.2.2. Đối với nhà trường
Cách Tính Giá Xuất Kho Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ, Sản Phẩm, Hàng Hóa
Để xác định giá thực tế (giá gốc) ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,sản phẩm, hàng hóa xuất kho trong kỳ, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây, việc áp dụng phương pháp nào thì phải nhất quán trong cả niên độ kế toán.
1. Phương pháp giá đích danh.
Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo từng lô hàng. Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá của lô hàng đó. Thường sử dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp có ít loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa hoặc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được.
Ví dụ 1: Tại công ty cổ phần Thép và Vật Tư, trong tháng 5/2017 có số liệu như sau:
a) Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng:
b) Trong tháng công ty xuất bán hàng với chi tiết như sau
– Ngày 11/5/17 xuất bán 120 tấn thép 1 ly. Trong đó 100 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 5/5/17, 20 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 7/5/17.
– Ngày 15/5/15 xuất bán 100 tấn thép 2 ly. Trong đó 50 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 5/5/17, 50 tấn thuộc lô hàng nhập ngày 10//5/17.
Công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp đích danh.
Kế toán tại công ty cổ phần Thép và Vật Tư sẽ tính giá xuất kho như sau:
2. Phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập hoặc ở thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính, cụ thể:
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 2 cách sau:
Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Cách này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công việc quyết toán nói chung, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.
Ví dụ: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội
– Nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ: 2.000 kg, đơn giá 2.000 đ/kg
– Tổng nhập trong kỳ của nguyên liệu A là: 8.000 kg với tổng giá tị là: 14.400.000 đ
– Tổng xuất trong kỳ của nguyên liệu A là: 5.000 kg.
Kế toán tính trị giá xuất kho của nguyên liệu A như sau:
Giá thực tế của nguyên vật liệu A xuất kho trong kỳ
= 1.840 đ/kg x 5.000 kg =9.200.000 đ
Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ,dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của hàng xuất kho.
Cách tính theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm của cách trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhưng lại có nhược điểm là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
– Ngày 1/1/N Nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ: 2.000 kg, đơn giá 2.000 đ/kg, tổng trị giá 4.000.000 đ
– Ngày 3/1/N nhập kho nguyên liệu A là: 8.000 kg, đơn giá 1.800 đ/kg, tổng giá tị là: 14.400.000 đ,
Tại ngày 3/1/N kế toán xác định giá đơn vị bình quân 1Kg nguyên liệu A như sau:
– Ngày 4/1/N xuất kho nguyên liệu A là: 4.000 kg.
+ Kế toán xác định giá thực tế 4.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 4/1/N bằng:
1.840 đ x 4.000 kg = 7.360.000 đ
4.000.000 đ + 14.400.000 đ – 7.360.000 đ = 11.040.000 đ
2.000 kg + 8.000 kg – 4.000 kg = 6.000 kg
– Ngày 7/1/N, nhập kho nguyên liệu A 2.000 kg, đơn giá: 1.900 đ/kg, tổng trị giá 3.800.000 đ,
Tại ngày 7/1/N kế toán xác định giá đơn vị bình quân 1Kg nguyên liệu A như sau:
– Ngày 8/1/N xuất kho 3.000 kg nguyên liệu A
+ Kế toán xác định giá thực tế 3.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 8/1/N bằng:
1.855 đ x 3.000 kg = 5.565.000 đ
11.040.000 đ + 3.800.000 đ – 5.565.000 đ = 9.275.000 đ
6.000 kg + 2.000 kg – 3.000 kg = 5.000 kg
3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng.
Ví dụ: Tại công ty cổ phần Thép và Vật Tư, trong tháng 5/2017 có số liệu như sau:
a) Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng:
b) Trong tháng công ty xuất bán hàng với chi tiết như sau
– Ngày 11/5/17 xuất bán 110 tấn thép 1 ly.
– Ngày 15/5/15 xuất bán 100 tấn thép 2 ly.
Công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
Kế toán tại công ty cổ phần Thép và Vật Tư sẽ tính giá xuất kho như sau:
Trị giá xuất bán 110 tấn thép 1 ly được xác định như sau: (100 tấn x 12 trđ/tấn) + (10 tấn x 13 trđ/tấn) = 1.330 trđ.
Trị giá xuất bán 100 tấn thép 2 ly được xác định như sau: (50 tấn x 11 trđ/tấn) + (50 tấn x 12 trđ/tấn) = 1.150 trđ.
Kế Toán Hà Nội chúc các bạn thành công!
Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp: Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ, Sản Phẩm, Hàng Hóa.(Phần 2) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!