Bạn đang xem bài viết In Lụa Là Gì Và Quy Trình In Lụa Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
In lụa là gì ? Quy trình in lụa như thế nào? Có rất nhiều các thắc mắc từ bạn đọc được gửi về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua về lĩnh vực in ấn này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số những thông tin bổ ích nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực in lụa một trong những kỹ thuật in phổ biến thường được sử dụng ở nước ta hiện nay.
In lụa là gì?
In lụa còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải… Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, cho tới nay bản lưới khuân in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.
Dựa vào các đặc điểm người ta có thể phân loại in lụa theo các cách:
Căn cứ vào cách thức sử dụng khuôn in có:
In lụa trên bàn in thủ công.
In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.
In lụa trên máy in tự động.
Căn cứ vào hình dạng khuôn in có:
In dùng khuôn lưới phẳng.
In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.
Căn cứ vào phương pháp in có:
In trực tiếp: In trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc những màu nền nhạt chúng không ảnh hưởng đến màu in.
In phá gắn: In trên sản phẩm có nền màu nhưng mực in phải đảm bảo phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm.
In dự phòng: In trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.
Nguyên lý in lụa
In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.
Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.
Quy trình in lụa
Quy trình in lụa thường có rất nhiều bước:
Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.
Bước 2: Chụp bản
Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.
Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.
Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.
Hiện nay in lụa thường ít được sử dụng hơn so với trước đây bởi quy trình in rườm rà và in số lượng lớn thường rất hạn chế mất nhiều công đoạn, chúng được thay thế bằng in kỹ thuật số, in phun, in laser… nhiều hơn. Công ty Cổ phần chúng tôi là một trong số rất ít các công ty in tại Hà Nội có kỹ thuật in lụa được cải tiến và cho chất lượng in đẹp đặc biệt là in các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, in thiệp, in túi, in áo… là địa chỉ tin cậy được đông đảo các khách hàng lựa chọn để in sản phẩm cho mình tại Hà Nội.
In Lụa Là Gì?Các Kiểu In Lụa Phổ Biến Hiện Nay?
In lụa là gì?Các kiểu in lụa phổ biến hiện nay?
Tóm tắt:
Hình in lụa bằng phương pháp in cham
In lụa là phương pháp in dựa theo nguyên tắc thấm mực qua khung lưới. Khung lưới được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới lỗ nhỏ một mặt, mực được gạt trên lưới bằng miến cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần nhỏ mực được thấm qua lưới và in lên bề mặt vật liệu, để tăng thêm độ dày, tươi sáng của hình in, người ta in nhiều lớp mực chồng lên nhau. Ban đầu phương pháp in lụa được làm hoàn toàn bằng thủ công, sau này người ta áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào trong in ấn, giúp tự động hóa và nâng cao chất lượng hình in rõ rệt.
Kỹ thuật in lụa đã được sử dụng cách đây hơn 1000 năm trước, khi đó người ta sử dụng sợi tơ lụa kéo căng trên một khung gỗ, hình ảnh khuông được gắn dưới khung và sử dụng keo hồ để bịt kín những chổ không muốn mực thấm qua. Với cách làm khung này, người xưa đã có thể sao chép nhiều hình ảnh và in nhiều lần trên nhiều chất liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ khuông không bít keo.
Đến năm 1925, kỹ thuật in lụa được sử dụng phổ biến rộng rãi tại Châu Âu, sử dụng để lên vải, giấy, thủy tin, kim loại, gốm xứ…
Lịch sử ra đời của phương pháp in lụa
Bước 1: Chuẩn bị bản in: bản in được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới một mặt phơi khô. Tiếp theo đó là phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.
Bước 2: Chụp bản(chuyển hình ảnh cần in lên khung): Để chụp bản in, người ta tiến hành pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng, tiến hành phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô trong điều kiện ánh sáng yếu. Sau đó dáng tấm phim(giấy scan hoặc phim nhựa) dùng để chụp bản lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, sau đó xịt nhẹ qua vòi nước. Phần keo chụp bị ánh sáng mạnh chiếu vào sẽ cứng lại không bị tan, còn phần được che chắn bởi phim chụp bản sẽ mềm ra khi xịt bằng vòi nước nhẹ, giúp tạo phần rỗng trên bản in. Sau đó sấy khô bản là có thể sử dụng để in được.
Bước 3: Pha mực: Mực in lụa thủ công, được thợ pha hoàn toàn bằng tay, chất liệu pha mực phải phù hợp với từng chất liệu được in.
Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm: Sau khi đã có bản in và mực in rồi, người ta sẽ tiến hành canh tay kê để định vị khung in và tiến hành in lên sản phẩm. Độ đẹp và chuẩn xác của hình in phụ thuộc vào chất liệu mực in và kỹ thuật in của thợ in.
Bước 5: Tẩy bản: Sau khi in xong, thợ in sẽ tiến hành rửa bản in sạch sẽ, để chuẩn bị cho lần in sau.
Mặc dù phương pháp in lụa thủ công khá rườm rà và chỉ thích hợp để in số lượng lớn, thế nhưng vẫn được ưa chuộng bởi vì chất lượng hình in tốt, độ bền cao và giá thành rẻ hơn(in số lượng lớn) so với những phương pháp in khác như: In ép nhiệt, in decal, in kỹ thuật số…
Quy trình in lụa
Kỹ thuật in lụa bằng chất liệu chướng dẻo sử dụng phổ biến để in trên chất liệu vải như: vải thun, jean, kaki… Tùy vào chất liệu vải khác nhau, người ta sẽ sử dụng chướng dẻo phù hợp. Cách pha màu in bằng chướng dẻo cũng rất đơn giản, sử dụng 95% chướng dẻo + 5% cốt màu(xanh, đỏ, tím vàng…) là có thể tạo ra hỗn hợp màu in, có thể pha thêm một ít phụ gia để tăng độ bám dính. Khi in bằng chướng dẻo, người ta sẽ in nhiều lớp(2-5 lớp) chồng lên nhau để tăng độ dài, độ sáng cho hình in.
Hình in lụa bằng chướng dẻo
Cũng tương tự như cách in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng dẻo đã pha sẵn phụ gia in nổi để in lên vải, sau gia nhiệt bằng máy ép nhiệt chuyên dụng trong 3-5 giây để hình in nổi lên(phồng lên) trên vải.
Hình in nổi
Cũng giống như phương pháp in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng keo in nhũ pha với nhũ(đồng, vàng, bạc, kim tuyến…) để tạo ra hỗn hợp màu in, sau đó in trực tiếp lên vải. Tùy vào độ mịn của nhũ, người ta sẽ sử dụng mắc lưới to nhỏ phù hợp.
Hình in nhũ vàng
Phương pháp in mực dầu chủ yếu được áp dụng để in trên các vật liệu cao su như: áo mưa, bọc nylon, dép cao su… Mực in dầu được pha thêm một ít phụ gia và in trực tiếp lên vật liệu cần in.
In mực dầu trên túi nylon
Plastisol là tên của loại mực cao cấp làm từ dầu mỏ(gốc dầu), chuyên sử dụng để in trên chất liệu vải và có độ bám dính cao hơn so với mực thông thường. Mực Plastisol cũng được in tương tự như phương pháp in dẻo, sử dụng chủ yếu để in áo đá banh hay quần áo thời trang.
Hình in lụa bằng mực plastisol
Mực in cao cũng được pha từ mực Plastisol với 30% keo HD để tạo ra độ dày cho hình in, tỉ lệ pha keo HD càng nhiều thì độ cao của hình in càng dễ thấy. Lưu ý, khung lụa in cao được chụp rất dày(khá tốn kém) để tạo độ dày cho hình in.
Hình in cao trên vải
Hình in mực nước trên áo
Tìm hiểu thêm về khóa dạy in lụa 7 ngày: https://dongphucsongphu.com/in-lua/day-in-lua.html
Trong quá trình in ấn thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi là do bất cẩn hay chưa có nhiều kinh nghiệm mà để xảy ra lỗi là hết sức bình thường. Vì vậy, đồng phục Song Phú xin chia sẻ cùng bạn một số lỗi thường gặp nhất khi in lụa và biện pháp khắc phục.
Khi bạn in bất kỳ hình ảnh gì lên áo tối màu như: Đen, đỏ, xám, xanh đen,… Thì sau một thời gian ngắn(2-3 ngày) thì màu in bị ngã từ từ sáng màu vải và không giữa được màu sắc như ban đầu, đó chính là hiện tượng nhiễm màu trong in lụa.
Nguyên nhân và cách xử lý: Là do chất lượng thuốc nhuộm vải kém , bị ra màu và nhiễm lên hình in. Các xử lý là kiểm tra vải có bị nhiễm không trước khi in, bằng cách thấm một miếng xăng thấm lên bông gòn rồi chùi lên vải, nếu bị nhiễm màu thì hình in trên vải sẽ bị nhiễm.
Cách khắc phục là mua chất chống nhiễm về in lót 2 lớp phía dưới hình in, rồi mới in hình lên trên lớp lót. Cách này chống nhiễm rất tốt nhưng giá chất chống nhiễm khá cao nên tùy thuộc vào kinh nghiệm sẽ có các giải quyết hợp lý.
Nguyên nhân là do lưới bị chùng và khi kéo mực quá mạnh sẽ làm lệt hình in hoặc lúc đặt kê tay in không sát nên bị lệt bảng in.
Cách xử lý: Khi in nên canh tay kê cẩn thận, lúc gạt mực nên kéo lực vừa đủ và đều tay.
Nguyên nhân: Là do mắt lưới nhỏ hơn hạt mực làm cho mực không thấm đều qua mặt dưới được, khiến cho bề mặt bị lưới bị bít lại. Lỗi này cũng có thể do mực bị khô do in lâu.
Cách xử lý: Nên chọn loại mắt lưới to hơn một chút, tránh tình trạng để mực khô trên bảng in.
Hiện tượng lột vỏ cam do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là do mực khô không đúng cách, lớp mực mới không kết dính với lớp mực cũ.
Cách xử lý: Hạn chế sử dụng quá nhiều chất phụ gia, sẽ làm mực giảm khả năng kết dính.
Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Ivf Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ivf Như Thế Nào?
admin Đã đăng 08/10/2020
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản sử dụng khoa học công nghệ hiện đại. Nhờ đó nó giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có thể có con. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? Hoặc quy trình thực hiện IVF như thế nào? Để nắm rõ hơn về phương pháp này, bạn có thể tham khảo bài viết sau!
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì?
IVF là viết tắt của In Vitro Fertilization, nghĩa là thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Nó được thực hiện như sau: Lấy trứng và tinh trùng ra ngoài cơ thể nữ giới và nam giới, sau đó cho chúng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm. Trước khi thực hiện, tinh trùng cần được lựa chọn loại tốt nhất.
Sau khi thụ tinh, phôi thai mới hình thành được cấy trở lại tử cung của người phụ nữ. Từ đó nó có thể phát triển thành thai nhi bình thường và lớn lên trong bụng mẹ.
Thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp và tốn kém, do đó chỉ trong những trường hợp nhất định nó mới được sử dụng. Những trường hợp ấy là:
Khi phụ nữ tắc nghẽn hoặc tổn thương cả 2 vòi trứng. Lúc này trứng không thể đến buồng tử cung để gặp tinh trùng được.
Khi phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
Khi phụ nữ bị suy buồng trứng sớm dẫn đến không thể rụng trứng vào mỗi chu kỳ.
Khi phụ nữ bị u xơ tử cung, lúc này phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được khuyến khích sử dụng.
Khi phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng nhưng vì nhiều nguyên nhân không thể tháo trở lại.
Khi hai vợ chồng gặp phải một số vấn đề rối loạn di truyền và muốn lựa chọn tinh trùng khỏe mạnh, có bộ gen không bị bệnh.
Khi nữ giới bị ung thư các cơ quan ở hệ sinh dục. Lúc này bạn cũng có thể trữ trứng dưới dạng đông lạnh và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở thời điểm mong muốn.
Khi nam giới gặp phải tình trạng tinh trùng yếu, sức khỏe và khả năng di chuyển kém.
Khi nam giới gặp phải tình trạng trong tinh dịch không có tinh trùng. Lúc này nếu thụ tinh cần lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh.
Khi nam giới mắc phải các tình trạng xuất tinh ngược, không xuất tinh hoặc các rối loạn xuất tinh khác.
Ngoài ra, tất cả các trường hợp hai vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân đều có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF
Các bước thụ tinh ống nghiệm IVF tại cơ sở y tế bao gồm:
Bước 1: Thăm khám sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng
Cụ thể, người vợ cần thực hiện các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm nội tiết tố: Kiểm tra hàm lượng nội tiết tố sinh dục estrogen, progesterone và nội tiết tố hướng sinh dục FSH, LH…
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: HIV, giang mai, lậu, viêm gan B…
Siêu âm phụ khoa: kiểm tra, phát hiện các bệnh lý như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, bất thường đường sinh dục… Đồng thời thực hiện đếm nang noãn trên buồng trứng.
Đối với người chồng, cần thực hiện:
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra và đánh giá về chất lượng tinh trùng.
Các xét nghiệm chuyên biệt khác (nếu có): siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm hormone sinh dục…
Điều này đảm bảo hai vợ chồng đạt điều kiện để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
Bước 2: Kích thích buồng trứng
Tiêm thuốc kích thích buồng trứng cho người phụ nữ liên tiếp từ 9 – 11 ngày. Trong thời gian này, người phụ nữ cần làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm này nhằm giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của nang noãn, từ đó có sự điều chỉnh thuốc phù hợp.
Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích thích trứng trưởng thành và rụng.
Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng
Trứng đã rụng trong cơ thể người vợ sẽ được tiến hành chọc hút. Thời điểm này cách thời điểm tiêm kích thích trứng rụng khoảng 36 – 40 giờ. Lúc này người vợ được gây mê để không cảm thấy đau đớn. Sau khi thực hiện, người vợ cần được theo dõi sức khỏe 2 – 3 tiếng rồi mới có thể về nhà.
Trứng hút ra sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi, sau đó được tách khỏi dịch nang. Đồng thời trong lúc này, tinh trùng của người chồng cũng được lấy để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm
Trứng và tinh trùng được đưa đến phòng thí nghiệm. Lúc này việc thụ tinh sẽ được xảy ra trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau đó, phôi được nuôi cấy trong 2 – 5 ngày rồi mới được chuyển trở lại vào tử cung người phụ nữ.
Quá trình này có thể thu về được nhiều phôi. Ngoài đưa vào tử cung người mẹ, nó còn có thể được tích trữ dưới dạng đông lạnh để sử dụng về sau.
Bước 5: Chuyển phôi vào tử cung của người vợ
Số phôi được chuyển vào tùy theo sự thống nhất giữa bác sĩ và vợ chồng bạn. Thời điểm đưa phôi vào tử cung là 2 – 5 ngày sau khi chọc hút trứng. Bởi lúc này niêm mạc tử cung đã có độ dày đủ để cho phôi làm tổ và phát triển thành bào thai.
Nếu sử dụng phôi trữ đông, bác sĩ sẽ chọn thời điểm thích hợp trong chu kỳ kinh của bạn để đưa phôi vào.
Bước 6: Thử thai
Sau hai tuần thực hiện chuyển phôi, người vợ được kiểm tra hàm lượng beta HCG trong cơ thể. Sau 2 ngày, xét nghiệm được thực hiện thêm 1 lần nữa.
Nếu nồng độ này tăng từ 1,5 lần trở lên nghĩa là thai nhi đang phát triển tốt. Lúc này người mẹ tiếp tục dưỡng thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Nếu chỉ số này không tăng hoặc giảm đi, người vợ cần được theo dõi cẩn thận. Khi chỉ số này về âm thì người vợ sẽ bị sảy thai. Lúc này, quy trình thụ tinh trong ống nghiệm lại phải thực hiện từ đầu. Hoặc bác sĩ cũng có thể sử dụng phôi đông lạnh đã trữ từ trước để tiếp tục cấy vào tử cung người vợ.
Bước 7: Theo dõi thai
Khi việc cấy phôi thành công, phôi sẽ phát triển dần thành thai nhi hoàn chỉnh trong bụng mẹ. Lúc này thai nhi vẫn cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo quá trình phát triển không xảy ra vấn đề bất thường.
Có nhiều điều các cặp vợ chồng cần chuẩn bị trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Chúng bao gồm:
Hiểu được khái niệm, các bước tiến hành, các vấn đề xung quanh thụ tinh IVF sẽ giúp bạn không bỡ ngỡ khi thực hiện phương pháp này.
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản sử dụng công nghệ hiện đại, do đó nó đòi hỏi mức chi phí lớn. Cụ thể, chi phí thực hiện trọn gói IVF vào khoảng 75 đến 90 triệu đồng. Chi phí này có thể tăng nếu có vấn đề phát sinh ngoài dự liệu.
Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên vẫn có nhiều cặp vợ chồng thất bại trong lần đầu thực hiện. Do đó, bạn cần xác định sẵn tinh thần sẽ phải thực hiện nhiều lần cho đến khi phương pháp này thành công.
Bạn có thể tham gia các hội nhóm chuyên về IVF để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của những người đã thực hiện thành công. Tuy nhiên bạn cũng cần tiếp nhận thông tin trên các hội nhóm này một cách sáng suốt.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên chất lượng thực hiện thụ tinh nhân tạo ở các địa chỉ này sẽ có sự khác biệt. Để lựa chọn địa chỉ thụ tinh nhân tạo, bạn nên dựa vào các tiêu chí như:
Tỷ lệ thực hiện thụ tinh nhân tạo cao.
Có nhiều bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm.
Có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến.
Kinh nghiệm thụ tinh IVF
Quá trình uống thuốc và đặt thuốc xung quanh giai đoạn chuyển phôi rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo không xảy ra sai sót.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn cần sử dụng những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng trong giai đoạn này. Chúng bao gồm:
Các loại hạt, sữa đậu nành… giàu hàm lượng estrogen tự nhiên.
Hoa quả: bơ, sẩu riêng…
Cá chép
Rau lá xanh đậm
Thực phẩm giàu đạm
Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung nước lọc thường xuyên và tránh xa những thực phẩm như đu đủ, rau răm, nhãn, mực…
Điều này đảm bảo hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể bạn được duy trì ổn định, và phôi thai cũng không bị ảnh hưởng bởi tâm lý của mẹ.
Cả 2 vợ chồng cần có chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học. Cụ thể là tránh thức khuya, tránh căng thẳng, tập thể thao vừa sức… Ngoài ra, vợ chồng cần tránh quan hệ tình dục trước khi chuyển phôi 1 ngày, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi.
Iui Là Phương Pháp Gì Và Quá Trình Làm Iui Như Thế Nào?
“Cánh cửa mới mở ra cho các cặp đôi vô sinh – hiếm muộn” – đó là cái tên được đặt cho một trong những phương pháp hỗ trợ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay – phương pháp IUI. Vậy IUI là phương pháp gì và quá trình làm IUI như thế nào?
1. IUI là phương pháp gì?
Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) được hoạt động với cách thức bác sĩ dùng một ống nhỏ, đưa một lượng tinh trùng nhất định sau khi đã lọc rửa vào buồng tử cung. Việc này sẽ giúp chọn được những tinh trùng tốt cũng như rút ngắn quãng đường di chuyển của tinh trùng đến với trứng, tăng khả năng thụ thai.
2. Trường hợp chỉ định sử dụng IUI.
2.1 Nam giới
– Bị rối loạn khả năng xuất tinh như xuất tinh ngược, rối loạn cương dương, lỗ tiểu thấp…
– Tinh trùng không đạt chất lượng: Số lượng ít, kém di động hay tỷ lệ bất thường cao.
– Trong tinh trùng có chứa kháng thể kháng tinh trùng.
2.2 Nữ giới
– Bị vô sinh – hiếm muộn nhưng chưa xác định được nguyên nhân.
– Chất nhầy ở tử cung không đủ điều kiện để phục vụ quá trình thụ thai: đặc quánh lại hoặc có kháng thể có khả năng kháng tinh trùng.
– Khả năng phóng noãn không ở trạng thái bình thường.
– Mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung mức nhẹ.
– Viêm cổ tử cung mãn tính.
– Trứng rụng không đều.
2.3 Các trường hợp không nên thực hiện phương pháp IUI
IUI chỉ có thể được thực hiện khi cặp vợ chồng đảm bảo 2 yếu tố: Ít nhất một ống dẫn trứng của người vợ hoạt động khỏe mạnh và tinh trùng của người chồng chỉ dị dạng ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn có khả năng di động tương đối tốt vào buồng trứng. Khi một trong 2 yếu tố trên bị ảnh hưởng thì không nên sử dụng phương pháp này.
Các trường hợp được khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI phải kể đến như:
– Phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc bị tổn thương nặng ở ống dẫn trứng.
– Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung (ở mức độ nặng).
– Tinh trùng rất ít, khả năng di động kém, mức độ dị dạng lớn.
3. Quá trình làm IUI
3.1 Thực hiện các siêu âm, xét nghiệm
Quá trình làm IUI gồm các bước sau:
3.2 Kích thích buồng trứng
– Người vợ sẽ được hẹn lịch đến bệnh viện vào ngày 2 – 3 của kỳ kinh để tiến hành siêu âm để kiểm tra tình trạng niêm mạc tử cung, kích thước của noãn ở hai buồng trứng.
– Khi đã xác định tình trạng sức khỏe nữ giới đủ điều kiện thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân dùng thuốc kích thích trứng. Thời gian để sử dụng thuốc này sẽ khoảng 10 – 14 ngày, một số trường hợp bị đa nang buồng trứng thì thời gian này có thể kéo dài hơn.
– Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể sử dụng phương pháp tiêm. Nếu sử dụng dạng tiêm, người vợ sẽ cần tiêm hàng ngày, thường sẽ cố định vào 1 buổi trong ngày, khoảng 5 – 7h tối.
– Sau thời gian theo dõi thấy noãn đã đủ tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc rụng trứng. Sau khi tiêm khoảng 36 giờ, người vợ sẽ được hẹn quay lại để bơm tinh trùng.
3.3 Lấy tinh trùng
Nam giới có thể lấy tinh trùng bằng một trong hai cách sau:
– Lấy tại nhà:
Trước khi thực hiện lấy tinh dịch, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo kiêng quan hệ và tránh sử dụng các đồ uống có hại hay chất kích thích trong vòng 3 – 7 ngày để không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Nam giới có thể lựa chọn dùng phương pháp thủ dâm hoặc quan hệ tình dục để lấy được tinh dịch vào cốc vô trùng bác sĩ đã cung cấp. Sau đó, cần nhanh chóng đưa mẫu tinh dịch đến bệnh viện trong vòng 30 – 60 phút để các yếu tố từ môi trường không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
– Lấy tại bệnh viện
Đây vẫn là phương pháp được ưu tiên hơn vì tinh trùng tươi lấy ra được mang đi xét nghiệm ngay, đảm bảo không bị yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động. Bác sĩ sẽ cung cấp cho nam giới một cốc vô trùng và một không gian riêng tư để xuất tinh.
Sau khi đã có mẫu tinh dịch, bác sĩ sẽ tiến hành lọc rửa, loại bỏ đi những vi khuẩn hay kháng thể kháng tinh trùng, bỏ đi những tinh trùng dị dạng lớn để có được tinh trùng đạt tiêu chuẩn. Những tinh trùng được giữ lại phải khỏe, di động tương đối tốt và không có những bất thường quá lớn về mặt hình dạng.
3.4 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Bước quan trọng nhất của quá trình làm IUI là bơm tinh trùng vào buồng tử cung được chính thức thực hiện. Theo các bác sĩ, việc lọc rửa tinh trùng sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 1,5h nên 2 vợ chồng sẽ được hẹn đến bệnh viện trước 2h.
3.5 Thực hiện xét nghiệm Beta HCG
Thực hiện xét nghiệm Beta HCG để có thể kiểm tra được nồng độ HCG trong máu với mục đích phát hiện xem người vợ có đang mang thai hay không.
4. Lưu ý sau khi thực hiện phương pháp IUI
Sau khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung, chị em cần lưu ý một số điều sau:
4.1 Nằm nghỉ ngơi sau khi bơm từ 15 – 30 phút
Sau khi bơm tinh trùng vào, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian để cơ thể ổn định trở lại và theo dõi xem có bất cứ bất thường nào không.
4.2 Vận động nhẹ nhàng
Sau khi đã nằm nghỉ ngơi, chị em phụ nữ không nhất thiết phải nằm bất động trên giường mà vẫn có thể đi lại bình thường, nhưng lưu ý cần vận động nhẹ nhàng để không gây ra những tác động quá mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
4.3 Đi khám lại nếu có dấu hiệu bất thường
Trong một số trường hợp, người vợ có thể gặp phản ứng phụ với thuốc kích thích buồng trứng và gặp tình trạng khó chịu trong cơ thể, vùng bụng bị căng tức, đi tiểu ít, nôn mửa, tiêu chảy,….Bạn nên đến gặp các bác sĩ sớm để thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
4.4 Một số lưu ý khác
– Chị em nên uống thêm nước, nên uống khoảng 2 – 3 lít nước trong những ngày đầu.
– Đảm bảo việc ăn uống hàng ngày lành mạnh và hợp lý.
– Tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng kéo dài.
Bài viết trên đã giúp chị em giải đáp IUI là phương pháp gì và quá trình làm IUI như thế nào. Theo báo các từ các nghiên cứu, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI là từ 15 – 20%, đặc biệt khi sử dụng kích thích noãn có thể lên đến 26%. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn hoàn toàn có thể đặt hy vọng rằng IUI sẽ là một “cánh cửa mới” để mang những thiên thần nhỏ đến với gia đình.
Cập nhật thông tin chi tiết về In Lụa Là Gì Và Quy Trình In Lụa Như Thế Nào? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!