Bạn đang xem bài viết Hướng Soạn Bài Lão Hạc Ngắn Gọn Và Đầy Đủ được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tìm hiểu chung để soạn bài Lão Hạc
1. Tác giả
– Nam Cao (1917 – 1951), ông sinh ra ở tỉnh Hà Nam.
Nhà văn Nam Cao
– Ông là cái tên xuất chúng trong nền văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 và còn đảm nhiệm vai trò là một nhà báo, một chiến sĩ anh
2. Tác phẩm
– Những tác phẩm ông từng sáng tác thường gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam trong thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám.
- Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nhà văn, để lại nhiều dấu ấn và được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, phim,… Tác phẩm viết lên nỗi cùng cực của người nông dân lam lũ và qua đó tố cáo tội ác tàn bạo của chế độ xã hội cũ.
3. Tóm tắt sơ lược để soạn văn bài Lão Hạc
Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất của ông không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão cứ sống thế một mình trong nghèo khổ, cô độc chỉ với một chú chó tên cậu Vàng để bầu bạn. Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa. Cuối cùng, lão ra quyết định bán cậu Vàng. Sau đó lão đem tiền và mảnh vườn chay gửi ông giáo lo ma chay – một người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư xin bả chó rồi tự kết liễu đời mình. Và cuối cùng lão Hạc đã chết trong cơn quằn quại, dữ dội, không ai hiểu nguyên nhân chuyện gì chỉ ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
4.
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “một thêm đáng buồn’): câu chuyện bán chó của lão Hạc, sự day dứt, hụt hẫng và cuộc sống về sau của lão.
– Phần 2 ( “Không! Cuộc đời” đến hết): cái chết tức tưởi của lão Hạc.
II. Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc
chi tiết
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Qua soạn bài Lão Hạc thấy được diễn biến về tâm trạng của lão Hạc quanh quyết định bán chó:
- Mối quan hệ: cậu Vàng ấy không chỉ là kỉ niệm, mà còn là tín vật mà người con để lại cho lão, và là người bạn trung thành làm cuộc sống của lão bớt cô đơn, quạnh hiu.
- Lão đau khổ, dày xé bản thân tột độ khi cùng đường phải bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Lão hu hu khóc”, lão đau đớn xé lòng, nghẹn ngào tội lỗi vì “đã trót đánh lừa một con chó”. Lão thương cho cậu Vàng và thương cả kiếp người khốn khó của mình.
→ Người nông dân dù nghèo khổ, cùng cực nhưng mang trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch, thiện lương
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
- Nguyên nhân cái chết: tuyệt vọng sau trận ốm, túng quẫn làm liều, bán đi cậu Vàng cũng là khi lão mất đi người bạn thân thiết bên cạnh, cảm giác tội lỗi bủa vây vì trót lừa một con chó vô tội. Lão chết vì lòng tự trọng của lão, vì tình thương và vì quá đỗi thiện lương.
- Trước khi tìm đến cái chết, lão Hạc nhờ ông giáo giữ vườn cho tới khi con trai về, giữ tiền mà lão có để lo tiền ma chay.
Nhân vật Lão Hạc trong truyện
→ Tình cảnh éo le, đáng thương nhưng lão không muốn liên lụy bất cứ ai. Một con người có lòng tự trọng cao, tinh tế, hiền hậu, hiểu đời, hiểu người nhưng lại bất lực vì hoàn cảnh. Là người cha vô cùng thương con, sống giàu tình cảm, tấm lòng lương thiện.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Soạn văn bài Lão Hạc để thấy thái độ, tình cảm nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:
Lúc đầu dửng dưng và thờ ơ khi nghe câu chuyện bán chó. Sau khi thấu hiểu sự tình đã an ủi, động viên lão. Chứng kiến cái chết đầy đau thương của lão Hạc, nhân vật “tôi” cảm động vô cùng, thấy kính trọng hơn nhân cách và tấm lòng của lão. Ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm và giàu lòng trắc ẩn.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Khi mới nghe Binh Tư kể, ông giáo thấy buồn và thất vọng vì sự tha hóa nhân cách con người, lầm tưởng lão Hạc đã thật sự đánh mất đi lòng lương thiện bấy lâu nay lão có.
Lão Hạc thương cậu Vàng vô cùng
Chứng kiến cái chết thương tâm trong âm thầm của lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì hy vọng, vì niềm tin vào xã hội vẫn còn khi thật sự còn đó những con người vẫn giữ trong mình bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nhưng cuộc đời vẫn đáng buồn vì còn đó rất nhiều số phận hẩm hiu, số kiếp bất hạnh của những con người sống lương thiện, buồn cho một sự lựa chọn kết liễu cuộc đời trong đau đớn dữ dội mà lão Hạc phải chịu.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
- Cái hay và thú vị của truyện nằm ở việc mô tả tâm lí nhân vật tinh tế và cách kể cuốn hút.
- Tình huống truyện đầy bất ngờ, gỡ rối và làm sáng tỏ nhân cách lão Hạc cho người đọc.
- Xây dựng nhân vật sinh động, chân thực từ ngoại hình cho đến nội tâm.
- Ngôi kể thứ nhất được dẫn dắt đầy linh hoạt, góp phần tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” là người kể nhưng như nhập vào vai lão Hạc, nên diễn tả mọi cảm xúc đều rất chân thật, sâu sắc.
Câu 6* (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Ý nghĩa tác phẩm sau khi soạn văn bài Lão Hạc
- Ý nghĩ được thể hiện qua nhân vật “tôi” đậm tính triết lí về con người và cuộc đời.
- Ngoài ra còn thể hiện tình thương, tấm lòng của tác giả với con người.
Câu 7* (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:
- Cuộc sống, số phận người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, bị đè nén, áp bức trong một xã hội không lối thoát.
- Phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng: lương thiện, hiền lành, giàu tình thương yêu, không bị cuộc sống làm biến chất.
III.
Tổng kết soạn bài Lão Hạc
1. Gía trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất mới mẻ, chân thật, gần gũi.
- Tình tiết truyện logic, cuốn hút.
2. Giá trị nội dung
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nông dân với tấm lòng thiện lương và nhân cách không bị biến chất dưới một xã hội phong kiến nhiều bất công, áp bức.
Hướng Dẫn Soạn Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn
I. Tìm hiểu chung để
soạn Vợ chồng A Phủ
1. Tác giả
- Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen.
Nhà văn Tô Hoài
- Sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công.
- Những tác phẩm nổi bật: Truyện Tây Bắc, Dế mèn phiêu lưu ký, Nhà nghèo, Cát bụi chân ai, Chiều chiều,…
2. Tác phẩm
- Tác phẩm được viết năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc.
- Đạt giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam
- Bố cục truyện: chia thành 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “bao giờ chết thì thôi”): tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
+ Phần 2 (tiếp theo đến “đánh nhau ở Hồng Ngài”): Hoàn cảnh của A Phủ
+ Phần 3 ( phần còn lại): Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
II. Soạn Vợ chồng A Phủ
chi tiết
Câu 1: Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị
a. Cảnh ngộ của Mị:
+ Thân phận làm con dâu cho nhà thống Lí để gạt nợ cho gia đình.
+ Mị cứ làm đi rồi làm lại những công việc thường ngày, không được nghỉ ngơi và lùi lũi như con rùa trong xó cửa.
+ Cuộc sống nhìn ra thế giới chỉ vỏn vẹn trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài: đầy ngột ngạt và cô đơn.
b. Tính cách và thân phận của Mị:
+ Trước khi về làm dâu nhà thống Lí: Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với mẹ cha, chăm chỉ, siêng năng làm việc và có nhiều chàng trai để mắt tới.
+ Khi về làm dâu nhà thống Lí: Cuộc sống của Mị không khác gì trong ngục tù, sống trong nổi vật vờ, héo mòn từng ngày.
c. Đêm tình mùa xuân:
+ Mị chợt nhớ lại những kỉ niệm thân thuộc trước kia của chính mình: cô gái có tài thổi sáo, tiếng sáo đã đưa Mị thoát khỏi cảnh thực tại.
+ Mị chuẩn bị sắm sửa để đi chơi thì đúng lúc A Sử về, hắn trói ngay Mị vào cột nhà và khiến cô phải chịu cả những đau đớn về tinh thần lẫn thể xác mà đáng lẽ ra nàng không đáng phải chịu đựng những điều vô lý đó.
d.
Khi nhìn thấy A Phủ bị trói:
+ Mị trở nên dửng dưng cho đến khi nhìn thấy hai giọt nước mắt của A Phủ lăn dài trên gò má, đã khiến nàng tỉnh thức, nàng quyết định liều mình cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng nhau chạy trốn.
→ Tâm trạng của Mị biến chuyển từ tuyệt vọng tới hy vọng, Mị đã rất dũng cảm và gan dạ dám đứng lên đấu tranh cho mình, cho người để giải thoát khỏi sự kìm hãm, khổ nhục.
Câu 2: Nhân vật A Phủ
a, Nhân vật A Phủ:
– Là một chàng trai có sức vóc, khỏe khoắn, có tài và nhiều cô gái trong bản mê mệt.
– Dám đánh trước thái độ ngông nghênh, hống hách, cậy quyền, cậy thế của A Sử.
+ “Chạy vụt ra, ném con quay, xộc tới, kéo, xé, đánh tới tấp”: Hành động đầy quyết liệt thể hiện lòng căm thù, phẫn uất trước kẻ thù.
+ Một con người yêu công lý, lẽ phải và mang tính cách can trường, dũng cảm.
– A Phủ bị bắt, chàng phải vay một trăm đồng bạc nhà thống lí để nộp vạ cho làng, nên chàng phải thành người ở đợ cho nhà thống lí.
– Có lần A Phủ làm mất bò nhà thống lí và bị trói vào cột ở giữa trời.
– Giọt nước mắt A Phủ đã làm thức tỉnh tâm hồn Mị và Mị đã giải cứu A Phủ khỏi sự kìm kẹp, đày đọa trong nhà thống lí.
– Khát khao tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết và điều đó đã giúp chàng vượt qua nỗi đau về thể xác và chiến thắng số phận nghiệt ngã để giành lấy tự do.
b, Cách miêu tả nhân vật
– Nhân vật Mị: miêu tả qua nghệ thuật so sánh và thủ pháp vật hóa để tả thực nỗi cơ cực đời Mị, sử dụng phép ẩn dụ độc đáo để nói lên số phận bất hạnh của Mị.
– Nhân vật A Phủ: được khắc họa thông qua hành động, làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc, sự phản kháng mạnh mẽ của chàng trai yêu tự do.
III. Tổng kết phần soạn Vợ chồng A Phủ
1. Giá trị nội dung
- Qua phần soạn văn Vợ chồng A Phủ chúng ta có thể nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm được thể hiện qua việc mô tả về số phận bất hạnh của Mị và A Phủ, hiện lên cuộc sống cơ cực, khắc khổ của người dân miền núi trong giai đoạn bị bọn chúa đất phong kiến thống trị. Qua đó thấy được sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội nhưng có khao khát tự do to lớn, luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp, thiện lương, được ánh sáng Cách mạng dẫn đường, soi lối đến tương lai tốt đẹp hơn.
2. Giá trị nghệ thuật
- Cách quan sát độc đáo và sáng tạo.
– Hình ảnh miêu tả đậm chất thơ.
– Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động.
– Truyện có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật khéo léo bằng nhiều bút pháp khác nhau lột tả sinh động từ tâm lý đến ngoại hình nhân vật.
– Ngôn ngữ mang đậm âm hưởng núi rừng.
Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Tự Sự Lớp 6 Ngắn Gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, đầu tiên các em sẽ được học về văn tự sự. Đây là loại văn mà tác giả, người viết dùng để kể chuyện hoặc giải thích về một vấn đề sự vật, hiện tượng nào đó, bên cạnh đó cũng bày tỏ, phê phán. Để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Ông già và thần chết Một ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói: – Chà, giá thần chết đến mang ta đi có phải hơn không! Thần Chết đến và bảo: – Ta đây, lão cần gì nào? Ồng già sợ hãi bảo: – Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu) Hãy cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?Trả lời: Phương thức tự sự thể hiện trong câu truyện trên thông qua những lời thoại. Câu chuyện đã thể hiện được sự lanh lợi, thông minh của con người và bên cạnh đó cho thấy con người rất quý cuộc sống của mình như thế nào.
Câu 2: Bài thơ này có phải sử dụng phương thức tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng: Sa bẫy Bé Mây rủ mèo con Đánh bẫy bầy chuột nhắt Mồi thơm: cá nướng ngon Lửng lơ trong cạm sắt. Lũ chuột tham hoá ngốc Chẳng nhịn thèm được đâu! Bé Mây cười tít mắt Mèo gật gù, rung râu. Đêm ấy Mây nằm ngủ Mơ đầy lồng chuột sa Cùng mèo con đem xử Chúng khóc ròng, xin tha ! Sáng mai vùng xuống bếp: Bẫy sập tự bao giờ Chuột không, cá cũng hết Giữa lồng mèo nằm… mơ ! (Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )Trả lời: Bài thơ sử dụng phương thức tự sự dưới dạng bài thơ. Nội dung bài thơ đã kể lại theo một trình tự về chuyện Bé Mây rủ chú mèo con bẫy chuột nhắt bằng cá nướng. nhưng chuột không sập mà chính chú mèo con tham ăn bị mắc bẫy. Để thuật lại câu chuyện trên theo lời kể, các em có thể tự liết kê các ý chính sau đó liên kết các câu lại với nhau.
Câu 3: Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?Trả lời: Cả hai văn bản đều là văn tự sự, vì: – Văn bản thứ nhất: trình bày lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại Huế dưới dạng bảng tin. – Văn bản thứ hai: kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc đánh tan quân Tần xâm lược của người Âu Lạc dưới dạng văn bản lịch sử. Tự sự ở đây có vai trò là trình bày, kể lại, thuật lại được những diễn biến sự việc, hiện tượng theo trình tự, thống nhất về nội dung. Qua đó giúp truyền tải cho người đọc dễ hiểu, nắm chắc được nội dung chính.
Câu 4: Học sinh tự kể lại.Câu 5: Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh dể thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?Trả lời: Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp. Và Giang nên chọn những thành tích tiêu biểu như: chăm học, siêng năng, giúp đỡ bạn bè, …
Soạn Bài Sài Gòn Tôi Yêu Lớp 7 Đầy Đủ Nhất
SOẠN BÀI SÀI GÒN TÔI YÊU LỚP 7
I- Tìm hiểu chung bài Sài Gòn tôi yêu lớp 7
1. Tác giả
Minh Hương- người đã gắn bó nhiều năm với mảnh đất Sài Gòn
2. Tác phẩm
“Sài Gòn tôi yêu” trích trong “Nhớ Sài Gòn” – 1994
II- Soạn bài Sài Gòn tôi yêu lớp 7
Câu 1 trang 172 SGK văn 7 tập 1:
Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên những phương diện: lịch sử, khí hậu, thời tiết, con người…
Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
Phần 1: từ đầu… tông chi họ hàng: Ấn tượng chung về Sài Gòn
Phần 2: tiếp theo… hơn 5 triệu: Những đặc điểm của con người Sài Gòn
Phần 3: còn lại: Tình yêu của tác giả với Sài Gòn
Câu 2 trang 172 SGK văn 7 tập 1:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
Nắng ngọt ngào, gió lộng
Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện một cách chân thành và trực tiếp bằng biện pháp điệp ngữ: tôi yêu
Câu 3 trang 173 SGK văn 7 tập 1:
Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn:
Toàn người Sài Gòn
Thành phố luôn rộng mở chào đón mọi người
Ăn nói có duyên, tự nhiên
Ít tính toán, chân thành, bộc trực
Lối sống khỏe khoắn, giản dị
Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn
Câu 4 trang 173 SGK văn 7 tập 1:
Đoạn cuối bài đã khẳng định lại tình cảm yêu mến, gắn bó chân thành, sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn. Bộc lộ những cảm xúc hết sức chân thật của mình, tác giả còn truyền tình yêu ấy cho những người trẻ, hi vọng họ cũng có một tình yêu như thế
Câu 5 trang 173 SGK văn 7 tập 1:
Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:
Cách bộc lộ cảm xúc tự nhiên, chân thành, hấp dẫn
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ
Sự hiểu biết, am tường về mảnh đất Sài Gòn
III- Luyện tập bài Sài Gòn tôi yêu lớp 7
Câu 2 trang 173 SGK văn 7 tập 1:
Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất thành Nam- nơi có những cánh đồng cò bay mỏi cảnh, nơi xanh xanh bãi mía nương dâu. Nằm bên con sông Hồng nước đỏ lặng phù sa, mảnh đất Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm và dệt vải. Không chỉ thế, thành Nam còn là cái nôi- nơi sinh ra những người hiền tài của đất nước: trạng nguyên Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Quốc Tuấn… Mảnh đất ấy luôn hiền hòa, yên bình như bao đời vẫn thế, lúc nào cũng dang rộng vòng tay chào đón những đứa con trở về.
Nguồn Internet
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Soạn Bài Lão Hạc Ngắn Gọn Và Đầy Đủ trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!