Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Phương Pháp Nghiên Cứu Sự Kiện được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo định nghĩa, nghiên cứu sự kiện phân tích sự chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận thông thường hay lợi nhuận kì vọng (không có sự kiện xảy ra) và phần lợi nhuận nhận được khi có xảy ra sự kiện (lợi nhuận bất thường – Abnormal returns). Sự khác nhau của các kỹ thuật ước lượng lợi nhuận bất thường bắt nguồn từ sự khác nhau giữa các mô hình được sử dụng để dự báo các lợi nhuận thông thường quanh ngày xảy ra sự kiện. Mô hình thị trường (market model) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất. Nó xây dựng dựa trên các lợi nhuận thực tế của chỉ số thị trường (chỉ số tham chiếu) và sự tương quan giữa chỉ số giá chứng khoán với chỉ số thị trường.
Biểu thức 1 bên dưới biểu diễn một mô hình thị trường đơn giản. Lợi nhuận bất thường của một ngày cụ thể trong cửa sổ sự kiện được tính từ sự chênh lệch giữa giá trị lợi nhuận thực tế (R_{i,t}) của ngày đó và giá trị lợi nhuận thông thường (lợi nhuận kì vọng) – được dự báo dựa vào 2 yếu tố: sự tương quan giữa chỉ số giá chứng khoán với chỉ số thị trường (tham số (beta ) và lợi nhuận thực tế của thị trường (R_{m,t}).
(AR_{i,t}=R_{i,t}-(alpha_i+beta_i R_{m,t})) (1)
(AAR= frac{1}{N} sumlimits_{i=1}^{N}AR_{i,t} ) (2)
Chúng ta có thể đo lường tác động chung của một sự liện theo thời gian trên các đối tượng trong một khoảng thời điểm cụ thể (cửa sổ sự kiện) bằng cách cộng dồn các lợi nhuận bất thường riêng rẽ, gọi là lợi nhuận bất thường tích lũy – CAR. Biểu thức 3 tính toán lợi nhuận bất thường tích lũy trong khoảng thời gian xảy ra sự kiện (t_1) đến (t_2) như sau:
(CAR(t_1,t_2)=sumlimits_{t=t_1}^{t_2} AR_{i,t}) (3)
Hình 1 bên dưới biểu diễn giá trị lợi nhuận bất thường tích lũy – CAR của một công ty trước 2 sự kiện, ‘FDA approvals’ và ‘special dividends’. Kết quả cho thấy thị trường vốn tiếp nhận cả 2 sự kiện trên như là những thông tin tốt.
Nguồn: Neuhierl et al. (2011: 48)
Trong nghiên cứu mẫu với nhiều đối tượng quan sát cho một loại sự kiện (chẳng hạn, sự kiện M&A), người nghiên cứu có thể mở rộng tính toán giá trị lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy – CAAR. Giá trị CAAR có ý nghĩa là giá trị trung bình đại diện cho một loại sự kiện (hoặc một sự kiện tương tự). Biểu thức 4 bên dưới sẽ trình bày cách tính toán CAAR và Hình 2 bên dưới minh họa CAAR và các độ lệch chuẩn của nó trong ngành bảo hiểm toàn cầu với thời gian nghiên cứu 10 năm (Schimmer, 2012). Giá trị CAAR cho thấy các phản hồi trung bình của chứng khoán (đvt: %) đối với các loại sự kiện
(CAAR= frac{1}{n} sumlimits_{i=1}^{n}CAR(t_1,t_2) ) (4)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Neuhierl, A., Scherbina, A. and Schlusche, B. 2011. ‘ Market reaction to corporate press releases ‘. http://ssrn.com/abstract=1556532.
Schimmer, M. 2012. Competitive dynamics in the global insurance industry: Strategic groups, competitive moves, and firm performance. Wiesbaden: SpringerGabler.
Nghiên Cứu Sự Kiện – Event Study Reports
Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study) được áp dụng phổ biến trong việc đánh giá tác động của các sự kiện như mua bán sát nhập, thay đổi nhân sự cao cấp, thay đổi (tách/gộp) cổ phiếu, các sự kiện hoặc tin đồn quan trọng khác đến hoạt động của doanh nghiệp và thị trường. Bài viết này sẽ giới thiệu nội dung cơ bản của phương pháp. Những vấn đề này sẽ được tóm lược theo thời gian qua những bài báo nghiên cứu sau:
Dolley (1933)[1] đã nghiên cứu sự thay đổi của giá trị cổ phiếu khi tách cổ phần với việc sử mẫu của 95 trường hợp tách cổ phần giai đoạn 1921 – 1931, ông đã tìm ra rằng giá cổ phiếu có sự tăng lên trong 57 trường hợp và giá có sự giảm sút trong 26 trường hợp khác.
Sau đó, Event Study chuẩn tắc được giới thiệu rộng rãi cho các nhà nghiên cứu tài chính trong hai bài nghiên cứu của Ball và Brown (1968)[2] và Fama và French (1969)[3]. Từ đó, Event Study đã trở nên phổ biến trong nhiều nghiên cứu về thị trường vốn. Các phương pháp cải tiến của Event Study tiếp tục được đề xuất, nhưng các yếu tố cốt lõi trong phương pháp vẫn không thay đổi.
Năm 1983, nghiên cứu do Jensen và Ruback (1983)[4] thực hiện với đối tượng là các nhà đầu tư của các công ty. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư đã thu được lợi nhuận bất thường dương đáng kể, khoảng 30% khi có các sự kiện xảy ra. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nhận được một ít lợi nhuận khi việc sáp nhập được công bố chính thức nhưng lại mất đi lợi nhuận khi cuộc sáp nhập không thành công. Đối với các công ty khác, nghiên cứu không đưa ra được bằng chứng cho thấy sáp nhập sẽ làm tăng lợi nhuận.
Trifts và Scanlon (1987)[5] tính toán tác động của các sáp nhập ngân hàng liên bang lên lợi nhuận cổ phần. Hai ông đã công bố kết quả lợi nhuận bất thường dương đáng kể đối với các công ty mới nổi hoặc các ngân hàng mục tiêu. Giá cổ phần của ngân hàng mới nổi trong thực tế lại tăng trưởng khoảng 20%. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng mới nổi, nghiên cứu này đã thất bại trong việc chỉ ra dòng lợi nhuận bất thường đáng kể, tương tự trong trường hợp các công ty sản xuất.
Trong một nghiên cứu khác sử dụng mẫu số liệu rộng hơn. Trifts và các tác giả (1988)[6] nghiên cứu 153 vụ sáp nhập ngân hàng và những dòng lợi nhuận bất thường của cả những ngân hàng mục tiêu và ngân hàng thu mua. Họ công bố khoảng lợi nhuận 9% đối với các nhà đầu tư của ngân hàng mới nổi – không lớn đến mức gần 20% trong tăng trưởng giá cổ phần nhưng trong nghiên cứu của Trifts và Scanlon[5]. Tuy khác nhau về con số lợi nhuận tính toán với các bằng chứng chắc chắn và rất thuyết phục, cho thấy các nhà đầu tư của các ngân hàng mới nổi đều thu hút được lợi nhuận trong các vụ sáp nhập ngân hàng liên bang.
Vì những thay đổi trong luật và quy định có thể ảnh hưởng đến cách thức điều hành doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận (kể cả lợi nhuận bất thường) của công ty. Dann va James (1982)[7] nghiên cứu tác động của quy định bỏ lãi suất tiền gửi trần đối với giá cổ phần của công ty của công ty cổ phần S&Ls. Họ phát hiện ra một dòng lợi nhuận bất thường lũy kế âm khoảng 8% sau 15 ngày từ khi lãi suất tiền gửi trần bị thay đổi. Điều này không gây ngạc nhiên vì các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thu được lợi nhuận thuần từ lãi suất tiền gửi thông thường dưới dạng các khoản tiền gửi có chi phí thấp hơn. Kết quả là lợi nhuận từ các khoản tiền gửi chi phí thấp này được nhấn mạnh trong giá của các khoản tiết kiệm. Do đó, khi lãi suất tiền gửi trần bị loại bỏ, giá của các khoản tiết kiệm giảm xuống.
Trong một nghiên cứu khác tập trung vào ngành ngân hàng, Smirlock (1984)[8] xem xét sự loại bỏ lãi suất tiền gửi trần trong gia đoạn 1970 – 1978, để xem lợi nhuận cổ phần của ngân hàng có phản ứng lại trước những sự kiện bất thường hay không. Sử dụng dữ liệu thu thập từ 17 ngân hàng lớn, Smirlock thấy rằng lợi nhuận cổ phần của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền gửi trần. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của Dann và James với S&Ls. Tuy nhiên, kết quả khác biệt này của Smirlock có thể do nghiên cứu này tập trung vào các ngân hàng quy mô khá lớn. Vốn là những ngân hàng không phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi trần bảo đảm trong việc thu hút lượng tiền gửi.
Nghiên cứu sự phá sản của ba ngân hàng liên bang quốc gia (bang San Diego năm 1973, bang New York năm 1974 và bang Tennessee năm 1976), Aharony và Swary (1983)[9] xem xét sự phản ứng của lợi nhuận cổ phần ngân hàng qua dư liệu về lợi nhuận của những ngân hàng khác. Dữ liệu bao gồm 73 ngân hàng thương mại: 12 ngân hàng lớn, 31 ngân hàng trung bình (với tổng số tiền gửi khoảng 5 tỷ USD) và 30 ngân hàng nhỏ hơn (với tổng số tiền gửi khoảng 1 tỷ USD). Lợi nhuận cổ phần của những ngân hàng này thể hiện phản ứng không đáng kể trước thông tin về sự phá sản của ba ngân hàng lớn.
Phần bên dưới giới thiệu về ảnh hưởng của tin đồn đến lợi nhuận bất thường và vận dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện ở thị trường tài chính – chứng khoán Việt Nam.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác khảo sát 12 ngân hàng lớn do Madura và McDaniel (1995)[12] cho thấy các thị trường chứng khoán ngân hàng đã dự đoán được thông tin từ Citicorp. Ngược lại, ở nghiên cứu của Musumeci và Sinkey (1988)[13], tác động thông tin này lại được chứng minh là sát thực với Citicorp và một mẫu gồm 25 công ty trong lĩnh vực ngân hàng. Tất cả những nghiên cứu này đều cho thấy thông tin từ Citicorp tác động đến hầu hết các ngân hàng lớn. Điều này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó thông tin từ các vụ phá sản của các ngân hàng trong thập niên 1980 tác động lớn đến các ngân hàng đang hoạt động trong thời kỳ đó.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA EVENT STUDY TẠI VIỆT NAM
Mặc dù nghiên cứu sự kiện với phương pháp Event Study xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng phương pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam và rất ít nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín có sử dụng đến các phương pháp này. Đây có thể là một hướng nghiên cứu tốt, khả thi đối với các bạn sinh viên, học viên cao học khi thị trường tài chính Việt Nam đang tồn tại khá nhiều SỰ KIỆN.
Nguồn: Trần Thị Tuấn Anh và cộng sự (2013)[14]
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
1. Dolley, J., C. (1933). Characteristics and procedure of common stock split-ups. Havard bussiness review, 11, pp.316-26. 2. Ball, R. and Brown, P. (1968). An empirical evaluation of accounting income numbers. Journal of Accouting research, 6(2), pp.159-78. 3. Fama, E., F. and French, K., R. (1969). Multifactor explanations of Asset pricing Anomalies. Journal of Finance, 51(1), pp.58-84. 4. Jensen, M., C. and Ruback, R., S. (1983). The market for corporate control: the scientific evidence. Journal of Financial, Economics, 11, pp.5-50. 5. Trifts, J. and Scanlon, K. (1987). Interstate bank mergers: the early evidence. Journal of Financial Research, 10, pp.305-11. 6. Trifts, J., De Cossio, F. and Scanlon K., P. (1988). Bank equity returns: the difference between Interstate and Interstate bank mergers, proccedings of a conference on bank structure and competition, pp.591-600. 7. Dann, L., Y. and James, C., M. (1982). An Analysis of the impact of deposit rate ceilings on the market values of thrift institutions. Journal of Finance, 37(5), pp.1259-75. 8. Smirlock, M. (1984). An analysis of bank risk and deposit rate ceilings: evidence from the capital markets. Journal of Monetary Economics, 13, pp.195-210. 9. Aharony, J. and Swary, I. (1983). Contagion effects of bank failures: Evidence from capital markets. Journal of Bussiness, 56, pp.305-22. 10. Lamy, R. and Thompson, G., R. (1986). Penn Square, Problem loans, and insolvency risk. Journal of Financial Research 9, pp.103-11. 11. Grammatikos and Saunders, A. (1988). Addition to bank loan-loss reserves: good news or bad news?. New York university working papper. 12. Madura, J. and McDaniel, W. (1995). Market reaction to increased loan-loss reserves at Money-Center Banks. Journal of Financial Services Research. 13. Musumeici, J. and Sinkey, H. (1988). The international bebt crisis and the signalling content of bank loan – loss reserve decisions. University of Geogria Working Paper. 14. Trần Thị Tuấn Anh, Trần Công Phú Khánh, Nguyễn Minh Luân, Trần Ngọc Minh Quân, (2013). Phân tích tác động của sự kiện ngày 21/8/2012 đến các chứng khoán ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng, 93 (tháng 12), pp.8-15.
Sự Khác Biệt Giữa Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định lượng
– NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
– NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.
NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
a/ Phỏng vấn sâu :
– phỏng vấn không cấu trúc.
– phỏng vấn bán cấu trúc.
– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
c/ Quan sát tham dự:
a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.
vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.
c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.
d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.
e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm .
a/ chọn mẫu xác xuất :
– mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
– mẫu xác xuất chùm
– mẫu hệ thống.
– mẫu phân tầng.
– mẫu cụm.
a/ chọn mẫu xác xuất:
– mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
– chọn mẫu hệ thống.
– chọn mẫu phân tầng.
– chọn mẫu cụm.
– không theo thứ tự.
– câu hỏi mở.
– câu hỏi dài.
– câu hỏi gây tranh luận.
– theo thứ tự.
– câu hỏi đóng – mở.
– câu hỏi được soạn sẵn.
– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
– câu hỏi không gây tranh luận
Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm chúng tôi sẽ trình bày vấn để theo hướng phân tích bài nghiên cứu khoa học do Th.s Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ nhiệm để tài ” bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp chính sách”
*Những điểm mạnh khi tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình thu thập phân tích dữ liệu
Thứ nhất tác giả đã sử dụng công thức của Oaxaca để tính khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ được tính như sau:
Trong đó: w chỉ thu nhập bình quân theo giờ, m biểu thị cho nam và f biểu thị cho nữ.
wm và wf với dấu gạch ngang là giá trị trung bình của lương nam và nữ;
xm và xf là vectơ gía trị trung bình của các biến độc lập của nam và nữ dựa trên kết quả tính toán thu được đó tác giả mô tả,chứng minh được sự bất sự bất bình đẳng giới trong thu nhập nên nam giới được hưởng mức tiền lương phù hợp trong khi phụ nữ bị trả công ở mức thấp hơn mức họ đáng được hưởng. Và nếu như vậy thì hệ số thu nhập của nam được coi là hệ số cấu trúc lương không có bất bình đẳng còn hệ số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc lương bất bình đẳng.Và sử dụng nhiều công thức trong khoa học tự nhiên đễ tông hợp thống kê các số liệu mà tác giả thu thập dược phục vụ cho vấn đề tác giả nghiên cứu nhằm làm rõ thêm nội dung.
Thứ hai tác giả khảo sát bằng bản hỏi các yếu tố về:
2) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị…Từ đó giải quyết đề đặt ra theo chiều nguyên nhân – kết quả.
Điểm mạnh thứ ba là tác giả có thề khát quát được vấn đề mở rộng hơn không chỉ ở Việt Nam “Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có bất bình đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập và sự phân biệt có xu hướng thu hẹp lại, tương tự như ở Trung Quốc, sự bất bình đẳng này do sự phân biệt trong xã hội, từ tư tưởng Nho giáo lâu đời. Sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân của cả định kiến của người thuê lao động lẫn các nguyên nhân thị trường”.
Thứ tư những con số mà tác giả đo lường,phân tích đưa đến kết quả cuối cùng thì bất cứ nhà nghiên cứu nào cùng có thế kiểm nghiệm lại
*Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh thì kèm Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thứ nhất chỉ xem xét vấn đề dựa trên số lịêu không khám phá hết những nhân tố ảnh hưởng khác.
Ví dụ như trong bài nguyên cứu “Các biến giải thích đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến tiền công, tiền lương, cũng như ảnh hưởng tới sự chênh lệch giữa tiền công tiền lương. Qua các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến lương bao gồm:
1) nhóm đặc tính của người lao động: nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, chi tiêu bình quân đầu người;
2) nhóm yếu tố về lao động bao gồm: trình độ chuyên môn, ngành, nghề lao động, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc;
3) nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị và nông thôn” nếu dùng bản hỏi với những câu hỏi đưa ra những lựa chọn để người cung cấp thông tin trả lời không thể rất khó khái thác thêm những thông tin sâu hơn.
Mặt hạn chế nữa chính là phương pháp định lượng chỉ chú trọng đến con số nhưng trong nghiên cứu này có nhiều vấn đề không được nghiên cứu mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu đã được thực hiện .
ví dụ tác giả đã sử dụng kết quả một số công trình như:
Lý thuyết về khung phân tích giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và được cụ thể hoá qua 8 công cụ phân tích giới. Đó là:
l) Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);
2) Loại công việc (types of work);
3) Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and benefits);
4) Những nhân tố ảnh hưởng (influencing factors);
5) Tình trạng và địa vị (condition and position);
6) Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược (practical needs and strategic interests);
7) Các cấp độ tham gia (levels of participation);
8) Khả năng biến đổi (potential for transformation).
Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Khái niệm
Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?
Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.
Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.
Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.
Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luậnchung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.
Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.
Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Phương Pháp Nghiên Cứu Sự Kiện trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!