Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Đặc Biệt Dành Cho Các Bé Đặc Biệt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giáo dục đặc biệt dành cho các bé đặc biệt
Bé con nhà bạn đang gặp một trong những vấn đề đặc biệt như tự kỷ, chậm nói, khuyết tật về trí tuệ, chậm phát triển toàn cầu, ADHD / ADD, hành vi Khó khăn và Khiếm thính và bạn đang muốn tìm một ngôi trường giáo dục đặc biệt tối nhất dành cho bé thì Steps Special School chính là nơi các bạn có thể gửi gắm trọn niềm tin.
1. Giáo dục đặc biệt là gì và nó đặc biệt thế nào?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản giáo dục đặc biệt chính là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các bé đang trong tình trạng đặc biệt như các bé bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Từ đó dẫn đến các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập. Đó chính là lý do vì sao mà các bé cần một môi trường giáo dục đặc biệt dành riêng khi mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Giáo dục đặc biệt sẽ áp dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó.
Nếu các bé được can thiệp trị liệu kịp thời, các bé sẽ được học tập và phát triển tốt nhất như bao đứa trẻ bình thường khác. Giáo dục đặc biệt không chỉ giúp các trẻ có thể sống và hoà nhập dần tốt hơn mà còn làm nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.
2. Steps Special School – Chốn yêu thương dành cho trẻ khuyết tật
Sự quan tâm và hỗ trợ của cả cộng đồng đến các bé có hoàn cảnh đặc biệt sẽ giúp các bé có cơ hội được nhận nền giáo dục đặc biệt, từ đó có thêm nhiều cơ hội phát triển, hòa nhập và cống hiến cho cộng đồng xã hội.
Hiện nay, Steps Special School đã và đang áp dụng nhiều chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho các bé gặp các vấn đề đặc biệt như tự kỷ, chậm nói, khuyết tật về trí tuệ, chậm phát triển toàn cầu, ADHD / ADD, hành vi Khó khăn và Khiếm thính.
Sứ mệnh:
Chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ em đặc biệt trong môi trường an toàn, hòa nhập nhờ vào môi trường giáo dục chuyên biệt, phương pháp trị liệu đặc biệt và sự hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu:
Khám phá những nhu cầu đặc biệt và sự phát triển đặc biệt nhằm tìm ra những khả năng không khuyết tật của các bé, và đồng thời cung cấp môi trường học tập với chất lượng cao, hòa nhập, thân thiện.
Mỗi lớp học có nhiều trẻ khuyết tật ở những mức độ khuyết tật khác nhau, không giống nhau về năng lực (Ví dụ, trẻ khiếm thính vẫn còn có khả năng nghe và nói được học chung với những trẻ không nghe được âm thanh lời nói và không nói được). Vì vậy, trẻ cần được học trong những trường lớp riêng biệt, chương trình học riêng, phương tiện dạy – học riêng.
Những thầy, cô giáo ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật không chỉ nuôi, mà còn dạy cho trẻ có những kỹ năng cơ bản để giao tiếp, học tập, vượt qua khiếm khuyết cơ thể. Thầy cô luôn tận tụy, nhẫn nại với các em cũng như cố gắng bù đắp những thiệt thòi khiếm khuyết mà các em không may mắn gặp phải. Đồng thời cũng muốn chia sẻ trách nhiệm với gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt vừa nuôi vừa dạy trẻ nếu không thành danh thì phải thành người tốt. Tại đây các bé sẽ được các thầy cô giáo chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tỉ mỉ từng phương pháp tập luyện giúp các bé có thể nhanh chóng thích nghi và cải thiện tình trạng bệnh. Nên quý bậc phụ huynh quan tâm có thể tìm hiểu và đưa con em mình đến học tập nhằm giúp các em khắc phục những khuyết điểm và có cơ hội phát triển, hòa nhập với xã hội.
Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ năng làm cha mẹ cũng vô cùng quan trọng. Tình trạng bệnh của bé sẽ cải thiện và có nhiều dấu hiệu tốt hơn nếu cha mẹ các bé có những sự hiểu biết nhất định về căn bệnh của con em mình cũng như biết lắng nghe và thông cảm với các bé. Một khi bạn hiểu được những gánh nặng mà các bé đang phải chịu đựng thì trái tim của bạn sẽ tự động rộng mở để yêu thương các bé nhiều hơn. Chính tình yêu và sự cảm thông yêu thương có thể xóa tan được những bức xúc, khó chịu trong cơ thể của các bé. Chính những hoạt động trong gia đình, thái độ quan tâm hợp lý và những kế hoạch làm việc cụ thể tại gia đình dành cho trẻ khuyết tật, mà phụ huynh là người hướng dẫn và giám sát mới là những điều kiện cần thiết, hỗ trợ cho các phương pháp giáo dục ở trường giúp trẻ có những tiến bộ cần thiết.
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 – No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 – 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/
Trẻ Đặc Biệt Là Gì? Giáo Dục Cho Trẻ Đặc Biệt Như Nào
Trẻ đặc biệt là gì? Hiểu một cách đơn giản đây thuật ngữ dùng để chỉ những đứa trẻ có sự phát triển không bình thường về thể chất, tinh thần và trí tuệ và được phân chia thành rất nhiều nhóm khác nhau như:
– Trẻ khuyết tật về thể lý (các giác quan) bao gồm trẻ khiếm thị, trẻ khiếm thính, bại liệt, bại não…
-Trẻ khuyết tật về tâm lý, nhận thức, khả năng tư duy bao gồm trẻ tăng động, giảm chú ý, trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển…
Tuy nhiên, thực tế phần lớn trẻ đặc biệt dùng để chỉ những đứa trẻ tự kỷ, chậm phát triển.
Ở Việt Nam, số lượng trẻ tự kỷ, chậm nói, trẻ tăng động, chậm phát triển ngày càng có xu hướng gia tăng. Thực tế này đang gây ra nhiều khó khăn và áp lực cho các gia đình trong quá trình giáo dục đặc biệt cho trẻ mắc những hội chứng rối loạn thể chất, trí tuệ này.
II. Giáo dục đặc biệt và những điều phụ huynh cần biết 1, Hiểu thế nào là giáo dục đặc biệt?Rất nhiều gia đình không may phát hiện trẻ có dấu hiệu tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển đều tỏ ra lúng túng, không biết giáo dục đặc biệt là gì? Giáo dục trẻ đặc biệt như thế nào? Đầu tiên, các bạn cần hiểu đúng giáo dục đặc biệt là gì? Đây là chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế, xây dựng dành riêng cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt, những trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển thể chất, tinh thần, tình cảm, khả năng nhận thức…
Thực tế giáo dục cho trẻ đặc biệt không hề dễ dàng, đòi hỏi phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp can thiệp sớm đúng đắn, phù hợp với từng mức độ, tình trạng của trẻ dựa trên những nguyên tắc giáo dục nhất quán.
Việc giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thực sự rất cần thiết. Bởi việc áp dụng các chương trình giáo dục đặc biệt, các phương pháp can thiệp sớm, kỹ năng, cách thức chăm sóc trẻ đặc biệt sẽ đảm bảo cho trẻ có thể sống và hòa nhập với xã hội một cách bình thường như bao đứa trẻ cùng lứa tuổi khác.
2, Nguyên tắc giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng độngDù là giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ hay trẻ chậm nói, trẻ chậm phát triển, trẻ tăng động thì cũng cần phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc giáo dục chung sau đây:
Việc giáo dục cho những đứa trẻ bình thường vốn đã không phải chuyện dễ dàng, với trẻ đặc biệt lại càng trở nên gian nan và nhiều áp lực hơn, đòi hỏi phải xác định kế hoạch giáo dục lâu dài trong nhiều năm liền. Đặc biệt, khi tìm kiếm và áp dụng các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đặc biệt nên được tiến hành từ từ, từng chút một, từng giai đoạn một cách nhẹ nhàng, bền bỉ, tránh dồn ép tạo thêm căng thẳng cho trẻ.
Khi tiến hành giáo dục sớm cho trẻ đặc biệt, cần phải xác định và đặt ra những mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt và kiên định đi thực hiện theo mục tiêu đã đề ra bằng những phương pháp can thiệp sớm phù hợp. Trong quá trình thực hiện những mục tiêu cần phải hoàn thành theo ngày, theo tuần, các bạn có thể linh động điều chỉnh thời gian, phương pháp, cách giáo dục sao cho phù hợp với thực tiễn, tránh rập khuôn, cứng nhắc nhưng tuyệt đối tránh thay đổi mục tiêu ban đầu.
– Nguyên tắc đảm bảo sự liên tục
Vai trò của cha mẹ trong quá trình giáo dục đặc biệt cho trẻ là rất lớn, góp phần quan trọng trong thành công can thiệp tại nhà ở trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển. Chính bởi vậy, đừng tỏ ra chán nản, hay mệt mỏi mà bỏ dở giữa chừng. Điều này sẽ gây gián đoạn và khiến cho quá trình giáo dục, chăm sóc trước đó trở thành công cốc. Do đó, việc giáo dục cho trẻ đặc biệt cần được đảm bảo liên tục, bền bỉ, cho dù có bận rộn với công việc đến mấy thì vẫn phải cân đối để có khoảng thời gian nhất định dành cho việc quan tâm, dạy dỗ và chăm sóc trẻ.
Khi áp dụng những kỹ năng dạy trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển, cần đơn giản hóa mọi kế hoạch, chương trình giáo dục. phương pháp giáo dục cho trẻ đặc biệt như nào càng đơn giản, ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ hiểu càng đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ, càng làm tăng hiệu quả can thiệp. Tránh áp dụng những phương pháp giáo dục nặng nề, máy móc, vượt quá khả năng của trẻ.
III. Phương pháp can thiệp, chăm sóc giáo dục cho trẻ đặc biệt như nào?Thực tế giáo dục cho trẻ đặc biệt không có một giáo án nào cố định. Bởi mỗi trẻ tự kỷ lại có những dấu hiệu, biểu hiện, nhận thức không giống nhau. Chính vì vậy các hoạt động, bài tập can thiệp cũng được thiết kế khác nhau sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc giáo dục can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, trẻ đặc biệt vẫn được thực hiện dựa trên những phương pháp cơ bản sau:
1. Nói chuyện, giao tiếp với trẻ thường xuyên
Phương pháp thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với trẻ bằng các cử chỉ, hành động đơn giản là phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, chậm phát triển tại nhà hiệu quả. Việc liên tục trò chuyện còn khiến trẻ cảm nhận được tình thương và nhanh chóng có sự tương tác với cha mẹ, người thân, giúp trẻ nhanh biết nói và nâng cao khả năng hòa nhập xã hội. Chính vì vậy, hãy nói mọi điều cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nói chuyện càng nhiều càng tốt.
2. Phương pháp thu hút sự chú ý
Các gia đình có trẻ tự kỷ nên dành nhiều thời gian để cùng trẻ tham gia các hoạt động vui chơi. Hãy cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ với một món đồ chơi hay điều thú vị nào đó và chờ đợi phản ứng của trẻ. Hãy làm những công việc của bạn ở gần trẻ để gây sự chú ý, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa bằng các cử chỉ và hành động và chia sẻ với trẻ mọi thứ để trẻ cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, khi thu hút sự chú ý của trẻ, bạn đừng bắt chước những cử chỉ, ngôn ngữ của trẻ mà hãy dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh đơn giản.
3. Tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc xã hội
Điều quan trọng nhất trong quá trình giáo dục trẻ đặc biệt đó là tạo ra càng nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người càng tốt, hãy tạo môi trường hòa nhập thân thiện, lành mạnh để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và nhanh nhẹn hơn, nhanh biết nói hơn, dễ hòa nhập hơn.
Ngoài việc áp dụng các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại nhà hay dạy trẻ chậm nói, trẻ tăng động tại nhà, các bạn nên dành thời gian để đưa con ra ngoài, đi tham quan sở thú, đến những nơi đông người.
4. Sử dụng phương pháp trị liệu
Ngoài những cách giáo dục trẻ đặc biệt kể trên, việc áp dụng các phương pháp trị liệu khoa học, hiện đại cũng rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả can thiệp sớm thành công. Một số phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, trẻ đặc biệt được áp dụng phổ biến như phương pháp ABA (phân tích hành vi ứng dụng), phương pháp TEACCH (trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật về giao tiếp), phương pháp PÉC (hệ thống giao tiếp trao đổi hình), phương pháp FloorTime ( dựa trên sự phát triển, khác biệt cá nhân và mối quan hệ cùng chơi với trẻ), phương pháp Social Story ( những câu chuyện xã hội), phương pháp SI (hòa nhập cảm giác), phương pháp OT ( hoạt động trị liệu)…
Trong quá trình sử dụng các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ đặc biệt, các bạn không nên quá phụ thuộc vào một phương pháp giáo dục đặc biệt nào mà nên kết hợp có chọn lọc những phương pháp, kỹ năng chăm sóc phù hợp với từng tình trạng của trẻ. Có như vậy mới đem lại hiệu quả giáo dục trẻ đặc biệt, giúp trẻ tự kỷ nhanh chóng hòa nhập xã hội và phát triển toàn diện một cách bình thường.
Bình Luận Facebook.
Giáo Dục Đặc Biệt Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Đặc Biệt
Trong giáo dục đặc biệt, có sử dụng đến các phương pháp và chương trình, nội dung giảng dạy có tính thích nghi với các trẻ có những nhu cầu đặc biệt. Trong trình dạy ở đây, có đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động, học tập và vui chơi theo đúng khả năng ở mỗi trẻ.
Việc một đứa trẻ có sự phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể từ rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu gia định phát hiện sớm, để trẻ tiếp xúc với chương trình giáo dục đặc biệt kịp thời, sẽ giúp cho trẻ có được khả năng can thiệp trị liệu đúng thời điểm. Khi này, trẻ được học tập, được phát triển tốt nhất như một đứa trẻ bình thường.
Vì thế có thể nói rằng, giáo dục đặc biệt không những giúp cho một đứa trẻ có thể sống, hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Giáo dục đặc biệt còn giúp nâng cao nhận thức từ xã hội dành cho người khuyết tập, từ đó làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp, công bằng và phát triển hơn. Cũng từ các chương trình giáo dục đặc biệt, sẽ giúp người khuyết tật nhất là những em nhỏ có được sự quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng, giúp cho trẻ có thêm nhiều cơ hội phát triển, có thể sống hòa nhập cũng như cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Tầm quan trọng của giáo dục đặc biệtHiện nay, với xã hội phát triển tầm quan trọng của giáo đặc biệt ngày càng nâng cao và cần thiết. Thông tin từ hội thảo “giáo dục trẻ rối loạn phát triển” diễn ra ngày 31/10/2023, Thứ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết “tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam ta có đến khoảng 1,5 triệu trẻ bị khuyết tật và trong số đấy thì trẻ bị rối loạn phát triển đang chiếm một tỷ lệ lớn”. Vấn đề này khiến cho ngành giáo dục gặp khá nhiều khó khăn trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng.
Được biết, Việt Nam ta đã ban hành ra rất nhiều chính sách cũng như luật dành cho người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ giáo dục và hòa nhập cho trẻ khuyết tật ra đời. Nhưng việc tiến hành giáo dục cho trẻ khuyết tật, còn gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân dẫn đến điều này chính là vì giáo viên cho chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn khá ít, nếu có thì lại không đáp ứng được nhu cầu.
Hiện nay, cả nước ta chỉ có 2 cơ sở đào tạo cử nhân giáo dục đặc biệt là: Đại học sư phạm Hà Nội và đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Có 3 trường cao đẳng mầm non đào tạo giáo dục đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh ngành này ở mỗi trường đều thuộc vào diện thấp nhất.
Trước tình trạng, nhu cầu cần giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt thì cao, mà khả năng đáp ứng từ nguồn nhân lực xã hội lại thấp. Thì xã hội Việt Nam nhất là những gia đình có con bị khuyết tật, bị tự kỷ cần phải có một định hướng rõ ràng trong việc nhìn giáo viên giảng dạy các bé, không được hình thành tư tưởng sợ con bị đau, sợ sót con thì những giáo viên mới giảm bớt đi áp lực, mới có thể chăm sóc các bé tốt nhất. Ngành giáo dục nước ta, cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích sinh viên theo học ngành giáo dục, cần có những định hướng rõ về quyền lợi mà họ nhận được sau khi ra trường để việc đăng ký tuyển sinh được tăng lên tại các cơ sở đào tạo giáo dục đặc biệt.
Với một đứa trẻ khuyết tật, được phát hiện càng sớm và được giáo dục can thiệp càng sớm càng tốt. Sự can thiệp đó cần được đảm bảo, từ khi trẻ là những đứa trẻ mẫu giáo cho đến khi học xong THPT việc làm này giúp cho trẻ được đào tạo theo một chương trình thống nhất, từ đó sẽ phát triển toàn diện hơn. Vì thế, từ cấp mầm non đến THPT ở mỗi địa phương, cần phải giáo viên chuyên về giáo dục đặc biệt. Có làm được như vậy, thì chúng ta mới yên tâm và cảm thấy hài lòng hơn cho sự phát triển ở những đứa trẻ khuyết tật và tầm quan trọng của giáo dục đặc biệt được khẳng định.
Kết luậnQua nội dung bài viết, các bạn đã hiểu giáo dục đặc biệt là gì rồi đúng không ạ? Đây là một ngành khá đặc thù, quan trọng và cần thiết trong sự phát triển và hình thành nhân cách ở một đứa trẻ khuyết tật cũng như xã hội hiện nay. Tuy nhiên, giáo dục đặc biệt quan trọng, nhưng cung và cầu của yếu tố này lại chưa phù hợp. Vậy nên, mong rằng nhà nước, ngành giáo dục cũng như chính những gia đình có con cái bị khuyết tật, sẽ quan tâm nhiều hơn đến giáo dục đặc biệt. Để những sinh viên, những người đang làm trong nghề cảm thấy tự tin, yêu nghề và chăm sóc cho các trẻ khuyết tật tốt hơn.
southdakotahomeschool.com – Giáo Dục
Sáng Tạo Phương Pháp Giáo Dục Cho Trẻ Đặc Biệt
GD&TĐ – Với kinh nghiệm 10 năm dạy trẻ đặc biệt, cô Nguyễn Viết Hiền (Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Hiện là giảng viên tại Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội) đã tự tìm hiểu và sáng tạo ra phương pháp giáo dục riêng, áp dụng để hỗ trợ trẻ tự kỷ, chậm nói, giảm tập trung… hòa nhập với cộng đồng.
Lấy nghề nuôi nghiệp
Nhớ lại những ngày còn là sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cô Nguyễn Viết Hiền không thể quên những năm tháng khó khăn của mình. Để có thể trang trải đủ tiền sinh hoạt hàng tháng, cô Hiền phải nhận dạy kèm trẻ đặc biệt như tự kỷ, tăng động, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ. “Lúc bấy giờ, tôi vừa đi làm vừa bỡ ngỡ đủ thứ.
Sau khi tốt nghiệp, cô Hiền trở thành giảng viên của Trường ĐH An Giang. Cơ duyên với trẻ đặc biệt vẫn được tiếp tục khi cô được phân công giảng dạy môn Giáo dục hòa nhập. Trong quá trình dạy, cô Hiền vẫn chủ động tìm thêm các phương pháp giáo dục mới dành riêng cho trẻ khó hòa nhập và tích cực tham gia các khóa tập huấn về dạy trẻ tự kỷ. Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều cô giáo đang dạy trẻ khó hòa nhập như mình, cô Hiền hiểu rằng, mỗi đứa trẻ tự kỷ cần giáo viên linh động phương pháp cho phù hợp.
Cô cho biết: “Nhiều giáo viên cảm thấy rất áp lực khi trong lớp có một vài em học sinh đặc biệt như tự kỷ, tăng động, rối loạn ngôn ngữ. Các em rất khó hòa nhập, khó theo phương pháp chung giáo viên áp dụng cho cả lớp. Ngày nay, xã hội nhận thức nhiều hơn về những trẻ đặc biệt, phụ huynh quan tâm đến phương pháp dạy con nhiều hơn. Những trẻ đặc biệt học hòa nhập với những trẻ em bình thường. Vì vậy, giáo viên cần phải biết đến phương pháp giáo dục dành riêng cho trẻ khó hòa nhập để giúp các em tiến bộ”.
Giảng viên Nguyễn Viết HiềnTự sáng tạo phương pháp riêng
Nắm rõ nỗi trăn trở của nhiều giáo viên hiện nay, cô Hiền đã tổng hợp lại những phương pháp mình áp dụng trong suốt nhiều năm qua, chủ động sáng tạo phương pháp giáo dục mới, giúp các em khó hòa nhập có thể tiến bộ hơn. Trong các phương pháp can thiệp, phương pháp cô Hiền thực hiện đem lại hiệu quả nhanh nhất là phương pháp can thiệp nhóm.
Đây là mô hình can thiệp nhóm, từ 2 – 3 người lớn và 1 trẻ. Trong phương pháp này, một người lớn sẽ đóng vai trò là giáo viên can thiệp chính, tổ chức các hoạt động giáo dục. Từ 1 – 2 người lớn còn lại thường là phụ huynh, phối hợp hoạt động với giáo viên để tạo hiệu quả tốt nhất. Tùy vào vấn đề và mức độ của từng trẻ để xây dựng nội dung hoạt động can thiệp.
Chia sẻ về phương pháp này, cô Hiền cho biết: “Hoạt động can thiệp cần xoáy sâu vào phát triển 5 giác quan bằng nhiều bài tập đa dạng. Giáo viên cần xây dựng hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, thể chất, vận động, nhận thức, khả năng tập trung chú ý, chú trọng việc tạo ra các hoạt động trải nghiệm thực tế.
Qua kinh nghiệm can thiệp trên nhiều trẻ với nhiều độ tuổi và mức độ khác nhau, tôi nhận thấy phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh hơn nhiều so với những phương pháp khác. Phương pháp tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nói chung và sự đồng hành của bố mẹ với giáo viên trong quá trình can thiệp trẻ nói riêng”.
Trong phương pháp này, phụ huynh nên có mặt trong mỗi buổi can thiệp cho con để nắm rõ nội dung, phương pháp và thấy rõ kết quả đạt được. Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ giao bài tập cho phụ huynh để đồng hành cùng con. Đây được coi là phương pháp giúp gắn kết phụ huynh và trẻ, theo sát sự phát triển của con.
Suốt 10 năm qua, cô Hiền không thể nhớ rõ mình đã đồng hành với bao nhiêu trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động. Nhưng cô nhớ rõ từng phụ huynh vui ra sao khi chứng kiến con tiến bộ. Trong đó, có những người mẹ đã rơi nước mắt khi nghe thấy tiếng con gọi sau nhiều năm chậm nói, có những người cha khóc thành tiếng khi thấy con tiến bộ mỗi ngày… Đối với cô Hiền, đó chính là động lực để cô tiếp tục cố gắng mày mò phương pháp và theo sát những trẻ em khó hòa nhập.
Hiện tại, cô Hiền đã về công tác tại Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Dù vậy, tiếng lành đồn xa, cô vẫn đang được nhiều phụ huynh khắp cả nước gửi gắm con cái và gọi điện nhờ tư vấn mỗi ngày. “Nhiều phụ huynh ở xa Hà Nội, nhưng vẫn gọi điện cho tôi mỗi ngày để nhờ tôi hướng dẫn họ can thiệp cho con. Sự tin tưởng của phụ huynh ở khắp mọi nơi trở thành niềm vui cho tôi, giúp tôi cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa để tôi tiếp tục đồng hành cùng những đứa trẻ đặc biệt mỗi ngày” – cô Hiền chia sẻ.
Giáo Dục Của Israel Có Gì Đặc Biệt
Israel một quốc gia nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải. Khiến cả thế giới phải thán phục về trình độ khoa học công nghệ vượt trội, sánh ngang với các siêu cường phương Tây.
Để có được những điều đó người do thái (Israel) đã đặt con người lên hàng đầu. Xây dựng một nền giáo dục với chất lượng tuyệt vời, từ bậc tiểu học cho tới giáo dục đại học, dù là trường tư hay công lập. Đặc biệt, nhà trường luôn đề cao khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng những đam mê của học sinh. Ngay từ những năm đầu, khi nền giáo dục của Israel được thành lập. Các môn học về khoa học và công nghệ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, ở tất cả các cấp độ.
Cách thức học tập của nền giáo dục israelNền giáo dục của Israel ưu tiên dạy cho người học cách vận dụng công cụ, phương pháp để tiếp thu những tri thức mà mình muốn, và sẵn sàng chia sẻ. Chú trọng cho người học tự chứng minh những lý thuyết, khái niệm của sự vật hiện tượng. Thông qua trải nghiệm bản thân từ thực tế trong cuộc sống, qua khám phá thay vì chỉ nghe giáo huấn của thầy cô.
Cổ vũ, khuyến khích cho người học chủ động chia sẻ kết nối đa chiều các ý tưởng với người khác. Tìm thêm các mối quan hệ để phát triển, trau dồi thêm tư duy. Sáng chế ra những công cụ, phương pháp mới để làm rõ vấn đề.
Cách sống và định vị bản thânPhương pháp giáo dục của Israel hướng đến độc lập trong tư duy, phán đoán. Dùng lý trí để căn cứ cho hành động, mỗi hành động phải hợp với đạo lý và pháp lý. Tập trung vào phát triển bản thân thành một người không bị cám dỗ, ràng buộc tiền tài vật chất, quan điểm lạc hậu, dư luận đám đông. Quan trọng hơn là không bị lôi cuốn vào những dục vọng trái với tự nhiên.
Không để lý trí phục tùng, nô lệ trước các thế lực, các nhân, tổ chức nào. Phải biết chứng minh được điều bản thân đã hiểu. Biết tư duy kiểm chứng những điều hiểu biết trong môi trường thực tế.
Nhân cách, đạo dứcLà con người yêu hòa bình giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên (biết bảo vệ môi trường) không cổ vũ cho xung đột bạo lực. Nhưng cũng phải biết chủ động đứng lên bảo vệ những chân lý, sự thật. Trong giao tiếp phải hòa nhã biết tôn trọng người khác. Chủ động tranh luận với mục đích tìm cái đúng, và lẽ phải chứ không nằm ở thù hận, trù dập cá nhân.
Lòng tốt phải có những biểu hiện, hành động cụ thể. Không ích kỷ nhắm vào lợi ích của mỗi bản thân. Mà phải hướng đến cộng đồng xung quanh. Giá trị đạo đức chia sẻ với người khác không nằm ở việc cho người khác tiền bạc. Mà nó là sự cảm thông, thương xót trong tâm hồn rồi chuyển thành sự giúp đỡ bằng hành động cụ thể.
Phát triển giáo dục theo năng lực riêng cho từng ngườiGiáo dục của Israel tập trung dạy trẻ ngay từ bé là ưu tiên hàng đầu, giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Mỗi trẻ sẽ có một giáo án được thiết kế riêng. Dựa trên tâm lý, sức khỏe, đặc điểm tính cách, năng lực học tập. Để trẻ phát triển tối đa, toàn diện, giáo án phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, các cơ quan an sinh xã hội. Từ đó tạo tiền đề để hướng đến sự phát triển một con người phát triển tối đa, toàn diện những tiềm năng của bản thân gồm; đức, trí, thể, mỹ phù hợp với lẽ tự nhiên.
Mỗi đứa trẻ phải được hạnh phúc trong đúng lứa tuổi của chúng, với những gì không trái với tự nhiên. Từ đó chúng sẽ có điều kiện tâm sinh lý tốt để học, hiểu được mọi thứ chúng cần trong cuộc sống.
Nền giáo dục nước ta dù có không ít điều đáng ca ngời. Nhưng còn đầy những hạn chế yếu kém cần khắc phục để hướng đến triết lý giáo dục Việt Nam. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu; “Triết lý giáo dục của Việt Nam nằm ở trước hết đó là chúng ta xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nằm ở chỗ chúng ta xây dựng con người Việt Nam toàn diện đức – trí – thể – mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.
Lớp trẻ thiếu định hướng tương laiCác học sinh, sinh viên nước ta giường như thiếu mục tiêu định hướng cho chính bản thân mình. Rất nhiều sinh viên học ra trường không biết làm gì, hoặc phải nhờ mối quan hệ của bố mẹ mới có việc làm.
Thụ động – thiếu quyết đoán trong vấn đề cá nhânMỗi khi có khó khăn, biến cố trong cuộc sống, hay những quyết định bước ngoặc của cuộc đời. Đa phần các bạn trẻ sẽ phải nhờ đến người khác để cho ý kiến, quyết định giúp bản thân như; khởi nghiệp hay làm thuê, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, hôn nhân – gia đình … Mọi thứ điều có ý kiến người khác tham gia vào. Bản thân người trẻ chính vì thiếu định hướng dẫn đến việc mình làm không biết đi đúng hướng hay không. Không hiểu điều gì sẽ tốt cho bản thân khi đứng trước các ngã rẻ, quyết định.
Khuôn mẫu so sánh áp đặtĐiển hình nhất là việc ba mẹ hay ép con mình phải giỏi như người này người kia. Phải có bằng cấp cao mới là thành đạt. Hay phải giàu có trở thành một hình mẫu con người nào đó mà ba mẹ thấy thích. Thầy cô luôn có định nghĩa về hình mẫu một học sinh giỏi. Phải chăm học, điểm số học tập cao, biết vâng lời, mà quên rằng phải dạy học sinh sự tự chủ, tự lập và sống như bản thân mình muốn trở thành.
Điều này khiến người học rập khuôn lẫn nhau. Hiện tượng văn mẫu, tôn sùng điểm số trả, quan điểm phấn đấu chỉ cần có nhiều tiền là người thành đạt, là những kết quả điển hình cho việc này.
Người lớn sắp xếp thay trẻ con Chương trình giảng dạy chưa có sự linh hoạt, sáng tạoNgười học cả nước buộc phải học một bộ sách giống nhau. Trong khi có những môn không hứng thú cũng phải học. Những lý giải kiểu như đã giỏi Toán sẽ giỏi Lý, Hóa, giỏi Văn sẽ giỏi Sử do đó các phân Ban, Khối A B C ra đời. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ nếu một học sinh thích học Sử thì có thời gian đầu tư nghiên cứu để không ảnh hưởng đến học tập môn khác hay không?. Vì cả giáo trình, thời lượng học … đều được sắp xếp dàn trải nhiều cho các môn Văn – Toán – Ngoại ngữ… Đáp án đề thi theo khung, triệt tiêu sự sáng tạo.
Người học không được chọn kiến thức học muốn học, mà phải học hết các môn. Chúng ta có quá nhiều học sinh – sinh viên được gọi là giỏi toàn diện. Nhưng khi cần vận dụng những tri thức để đáp ứng vào công việc – cuộc sống thì họ lại trở nên khờ dạy và không biết gì. Học sinh giỏi vật lý nhưng không biết lắp đường dây điện trong nhà; giỏi văn nhưng không biết cách dùng từ phù hợp khi giao tiếp; giỏi oán nhưng không tính được lãi suất tiền vay; giỏi Địa lý nhưng không biết mô tả vị trí nước ta trên bản đồ… Là những trường hợp phổ biến hiện nay.
Cải cách chưa hiệu quả như mong đợiMỗi năm mỗi cách, chủ yếu xung quanh cách tổ chức thi cử khác nhau, thiếu định hướng lâu dài. Làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đấy. Gây hoang mang dư luận và gia đình thí sinh, và áp lực cho cả người học. Các cải cách giáo dục hiện tại chỉ tập trung vào bề nổi là khâu thi cử. Chưa có nhiều giải pháp cho các cấp khác. Các kế sách lâu dài định hướng về một nền giáo dục cho tương lai chưa được làm.
Nguồn tham khảo công trình nghiên cứu “Tư duy giáo dục Israel và kinh nghiệm rút ra cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam” – Phạm Thị Kim Hoa, Trung tâm Khoa học tư duy CTS
“Thiếu tính hệ thống” trong giáo dục đại học nước Mỹ Công thức thành công từ cá chuyên gia tâm lý giáo dục của ISRAEL Lý thuyết đa thông minh
Tìm Hiểu Về Ngành Giáo Dục Đặc Biệt
Cập nhật: 27/05/2023
Giáo dục đặc biệt là một ngành học mới và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt, khi nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn trên cả nước đang thiếu trầm trọng thì đây là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học.
1. Tìm hiểu ngành Giáo dục đặc biệt
Giáo dục đặc biệt (tiếng Anh là Special Education) là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là các các học sinh bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập, do đó mà chúng cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng.
Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó. Giáo dục đặc biệt có thể kịp thời giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu, được học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ bình thường; các trẻ có thể sống và hoà nhập tốt hơn. Cùng với đó là nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.
Đào tạo giáo viên Giáo dục đặc biệt trình độ cử nhân có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt và các cơ sở giáo dục hòa nhập, có khả năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn và không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức:
Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập);
Có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt;
Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục đặc biệt.
Nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục đặc biệt đang thiếu trầm trọng 2. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục đặc biệtTheo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Giáo dục đặc biệt– Mã ngành: 7140203
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt:
B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt những năm gần đây. Trong năm 2023, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 – 25 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Giáo dục đặc biệtHiện nay, ngành Giáo dục đặc biệt chưa có nhiều trường đào tạo, trên cả nước chỉ có một số trường đào tạo, đó là:
6. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệtChắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc học ngành Giáo dục đặc biệt ra trường làm gì? Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đặc biệt được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau đây:
Giáo viên tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật);
Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung trẻ bình thường);
Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội;
Chuyên viên giáo dục đặc biệt các Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;
Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục; cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, các trung tâm, các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam;
Ngành giáo dục đặc biệt 7. Mức lương ngành Giáo dục đặc biệtCác giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương này, giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt còn có thêm những khoản hỗ trợ khác. Mức thu nhập của những người làm việc trong ngành Giáo dục đặc biệt có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, các bạn có thể nhận tư vấn, trị liệu thêm những đối tượng có nh cầu ở ngoài hoặc tự mở trung tâm của riêng mình.
8. Những tố chất cần có của ngành Giáo dục đặc biệtĐể trở thành giáo viên của ngành Giáo dục đặc biệt, bạn cần phải có những tố chất sau:
Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.
9. Tham khảo một số thông tin về ngành Giáo dục đặc biệthttp://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/giao-duc/giao-duc-dac-biet-can-giao-vien-chuyen-nganh-494082
Giáo dục đặc biệt cần giáo viên chuyên ngành
http://daidoanket.vn/xa-hoi/khan-hiem-giao-vien-day-tre-dac-biet-tintuc385209
Khan hiếm giáo viên dạy trẻ đặc biệt
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-thieu-hang-nghin-giao-vien-day-tre-dac-biet-3664071.html
Việt Nam thiếu hàng nghìn giáo viên dạy trẻ đặc biệt
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Đặc Biệt Dành Cho Các Bé Đặc Biệt trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!