Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Ngữ Văn 12 Tiết 34, 35: Đọc Thêm Dọn Về Làng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
DỌN VỀ LÀNG – Nông chấn quốc
TIẾNG HÁT CON TÀU – Chế Lan Viên
ĐÒ LÈN – Nguyễn Duy
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
A. DỌN VỀ LÀNG
– Nỗi thống khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác dã mancủa thực dân P. niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng
– Cam nhan cách diễn đạt riêng vừa cụ thể , vừa sinh động
– Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.
– Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Tiết 34- 35 Ngày soạn : 20/9/10 Phần : Đọc văn BA BÀI ĐỌC THÊM DỌN VỀ LÀNG - Nông chấn quốc TIẾNG HÁT CON TÀU - Chế Lan Viên ĐÒ LÈN - Nguyễn Duy MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: A. DỌN VỀ LÀNG 1. Kiến thức: - Nỗi thống khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác dã mancủa thực dân P. niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng - Cam nhan cách diễn đạt riêng vừa cụ thể , vừa sinh động - Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người. 2. Kĩ năng : - Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh. B. TIẾNG HÁT CON TÀU: 1. Kiến thức Giúp HS: Cảm nhận khát vọng về với nhân dân của Chế Lan Viên. Giọng thơ giàu chất triết lí, hình ảnh sáng tạo. Sự trăn trở mời gọi lên đường những kỉ niệm kháng chiến đầy tình nghĩa thắm thiết và khúc hát lên đường sôi nổi Từ ngữ hình ảnh giàu triết lí 2. Kĩ năng : - Đọc - thơ theo thể loại đặc trưng C. ĐÒ LÈN: 1. Kiến thức Giúp HS: - Hiểu được tình cảm Nguyễn Duy - Cảm nhận những nét mới trong cách diễn đạt của Nguyễn Duy Cuộc sông lam lũ , tần tảo của người bà bên cạch sự vô tư đến vô tâm của người cháu và sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình Nghệ thuật sử dụng từ ngữ , hình ản , cách thể hiện diễn biến tâm trang nhân vật trữ tình 2. Kĩ năng Độc thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.GV: @ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: SGK , SGV , STK, Soạn giáo án lên lớp 2. HS : SGK, Soạn bài theo hướng dẫn học bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ( hình thức vấn đáp) GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời : + Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong đoạn thơ: "Nhớ gì như nhớ người yêu Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy" (Việt Bắc - Tố Hữu) HS thực hiện yêu cầu GV - GV nhận xét đánh giá 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC A) DỌN VỀ LÀNG Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã trở thành nguồn cảm xúc sáng tác phong phú cho giới văn nghệ sĩ bấy giờ, cũng lấy từ nguồn cảm xúc ấy, Nông Quốc Chấn sáng tác Dọn về làng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn. Mục tiêu : Hiểu và nắm vững các vấn đề tác giả và văn bản Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả. GV: Gọi HS đọc Tiểu dẫn của SGK. Cho biết những nét chính về tác giả? + HS phát biểu *Kết quả : - GV chốt ý chính - HS ghi bài Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm. - GV yêu cầu: Nêu hoàn cảnh ra đời. Nó có tác động như thế nào đến cảm hứng sáng tác của tác giả? + HS trả lời. *Kết quả : - GV định hướng chung - HS ghi bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Mục tiêu : Gíup HS nắm vững nỗi thống khổ cảu nhân dân về tội ác giặc gây ra - Đồng thời nêu lên niềm tin đất nước được độc lập - nhân dân ra sức xây dựng tổ quốc Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Tìm hiểu về Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc. 2.Cuộc sống đó cay đắng như thế nào? 3.Tội ác của thực dân Pháp được miêu tả như thế nào? + HS thực hiện * Kết quả : - GV chốt ý và giải thích . - HS ghi bài - Thao tác 2: Tìm hiểu về Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng. GV hỏi : Hình ảnh miêu tả niềm vui về làng xuất hiện trong những phần nào bài thơ? Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui đó là gì? * Kết quả - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - Bố cục giản dị: + Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng. + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp gieo rắc tội ác trên quê hương. + Đoạn kết: Trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng. -HS ghi nhận - Thao tác 3: Tìm hiểu về màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh. - GV hỏi : Cách sử dụng hình ảnh trong bài thơ có gì đặc sắc? Phân tích nét đặc sắc đó? * Kết quả : - GV định hướng, chốt lại các ý chính. -HS ghi nhận Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu : chôt lại các ya chính về tác giả và tác phẩm- Gía trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ Tổ chức thực hiện -GV yêu cầu HS nhận xét tổng thể nội dung và nghệ thuật - HS thực hiện * Kết luận : - GV chốt và định hướng - HS ghi bài I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Sinh năm 1923 - 2002, tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, sớm giác ngộ cách mạng. - Là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng. - Nhiều năm vừa đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực quản lí văn hoá, văn nghệ, vừa bền bĩ sáng tác. - Nông Quốc Chấn để lại một sự nghiệp văn học có giá trị: SGK. - Thơ ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lối diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh. 2. Văn bản: - Viết về quê hương tác giả trong những nắm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng. - Viết 1950, được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc - lin. Sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc: - Nỗi khổ của nhân dân: + Cuộc sống cay đắng đủ mùi (Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa - Đường đi lại vắt bám đầy chân) - Tội ác của giặc: + Súng nổ kìa... ... trong túi + Giặc đã bắt .. ... nằm trên mặt đất. + Không ván, không người .. ... liệm thân cho bố. à Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân. - Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng: Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn Băm thịt xương mày, tao mới hả! 2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng: Được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi: - Cách thể hiện niềm vui mang phong cách riêng: Lối nói cụ thể, giàu hình ảnh: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Đường cái kêu vang tiếng ô tô ... nhà lá. 3. Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh. Đó là những hình ảnh cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc: - Chỉ số nhiều: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Người nói cỏ lay trong rừng rậm. - Chỉ nỗi khổ triền miên: Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chỉ cái chết: Cha ơi! Cha không biết nói rồi... - Không khí vui tươi, sinh động: Đường cái kêu vang tiếng ô tô Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ. - Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng tự chính III.Tổng kết -Niềm tin của nhân dân vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đậm đà chất thơ trữ tình - phong cách người dân tộc B) GV giới thiệu vào bài : TIẾNG HÁT CON TÀU Vào bài: Khát vọng xây dựng đất nước sau khi miền Bắc giành được độc lập của một tâm hồn nghệ sĩ giàu tình yêu quê hương.Chế lan Viên viết bài thơ trong sự hân hoan mừng thắng lợi, với giọng điệu trữ tình , mượt mà , giàu triết lí lấy cảm hứng từ việc xây dựng đất nước . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn Mục tiêu Nắm vững tác giả và tác phẩm - hiểu được lời kêu gọi lên TB xây dựng kiến tạo lại đất nước sau chiến tranh Hiểu được tâm sự của nhà thơ - giọng thơ đầy triết lí nhân sinh về cuộc sống xây dựng XHCN Tổ chức thực hiện Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả. -GV: Đọc Tiểu dẫn, giới thiệu vài nét về tác giả? - HS dựa SGK nêu ngắn gọn * Kết quả : - GV chốt ý chính - HS gach vào SGK Thao tác 2: Tìm hiểu về văn bản. - GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Xác định bố cục bài thơ và nêu ý chính của bài thơ? *Kết quả : - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS ghi nhận * Kết luận : Gv giảng + bình vài chi tiết về bài thơ và phong cách sáng tác của tác giả Chế lan Viên - HS lắng nghe nhập tâm * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Mục tiêu Định hướng cách hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: + GV: Nêu ý nghĩa hình tượng con tàu được miêu tả trong bài thơ? * Kết quả : - Gv định hướng và chốt lại các ý chính. -HS ghi bài * Gợi ý : + GV: hình tượng Tây Bắc trong bài thơ có những ý nghĩa gì? *Kết quả : - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS lắng nghe Câu hỏi phát vấn ; + GV: Lời đề từ của bài thơ có ý nghĩa gì? * Kết quả : - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS ghi bài - Thao tác 2: Tìm hiểu Sự vận động trong tâm trạng của chủ thể trữ tình + GV: Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ biến đổi như thế nào theo mạch cảm xúc? * Kết quả : GV định hướng và chốt lại các ý chính. + Đoạn 2: Lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm đầy ân tình về nhân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp. + Xen với những hình ảnh của hồi tưởng là những chiêm nghiệm về đời sống được đúc kết trong giọng thơ trầm lắng. - Đoạn 3: Mang âm hưởng của khúc hát lên đường vừa dồn dập, lôi cuốn vừa bay bổng, say mê HS lắng nghe - Thao tác 3: Tìm hiểu Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân + GV: Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân được thể hiện trong đoạn thơ nào? Phân tích những câu thơ mà em cho là hay nhất? * Kết quả : -GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS ghi nhận - Thao tác 4: Hướng dẫn tìm hiểu Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ. + GV: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với nhân dân? * Kết quả : GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS lắng nghe - Thao tác 5: Hướng dẫn tìm hiểu Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí. + GV: Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của Chế Lan Viên? Phân tích chất triết lí đó? * Kết quả : - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS ghi nhận - Thao tác 6: Hướng dẫn Đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ. + GV: Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ? *Kết quả : - GV định hướng và chốt lại các ý chính. - HS ghi nhận * Kết luận chung: GV định hướng và giảng bình tổng quát HS nhập tâm Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu Hiểu và nắm vững giá trị lời kêu gọi kiến thiết và ý thức trách nhiệm cuả công dân - tình yêu ĐN - yêu thiên nhiên một miền tổ quốc xa xôi nhưng cũng gắn bó giàu tình yêu Tổ chức thực hiện - Gv yêu cầu HS nhận xét tổng thể - HS thực hiện * Kết luận : Gv định hướng HS ghi nhận I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: SGK - Con đường thơ nhiều biến động - Nhà thơ giàu chất triết lí. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh ... à cội nguồn cảm hứng của sáng tạo thơ ca. à Vì thế, lời giục giã ra đi, kêu gọi lên Tây Bắc cũng là trở về với chính lòng mình, với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước. - Lời đề từ: + Sự hoà nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước. + Tâm hồn của nhà thơ (Khi lòng ta đã hoá những con tàu) một khi hoà nhập với không khí náo nức, tưng bừng với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước (Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát) thì cũng là lúc soi vào lòng mình, có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn (Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu). 2. Sự vận động trong tâm trạng của chủ thể trữ tình: Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ biến đổi theo mạch cảm xúc. - Đoạn đầu: Lời giục giã với những câu hỏi dồn dập, tăng tiến. (Tàu gọi anh đi sao anh chửa ra đi?- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. 3. Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân: - Được thể hiện trong khổ thơ: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa - Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, tác giả liên tiếp sử dụng những hình ảnh so sánh: + Những hình ảnh vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà vừa biểu tượng cho quy luật tất yếu của tự nhiên: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa + Vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực: trẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa à Nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. 4. Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ. - Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiểu qua những hình ảnh, con người cụ thể, gần gũi thân thương. - Đó là: anh con, người du kích với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh gởi lại cho con; là em con, thằng liên lạc - Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ; là bà mế già lửa hồng soi tóc bạc - Năm con đau mế thức một mùa dài. + Những điệp ngữ con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế ... làm đoạn thơ chồng chất kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ. + Cách xưng hô của chủ thể trữ tình (anh con, em con, con nhớ mế) bộc lộ một tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng găn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến. è Những câu thơ này cho thấy sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân. 5. Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí. - Nhớ bản sương giăng ... .... đất đã hoá tâm hồn. + Sự vận động của mạch thơ là đi từ những hình, cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận. + Những bản làng, núi đèo ẩn hiện ẩn hiện trong sương mờ, mây phủ, gợi lên những miền đất mà trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn kỉ niệm. + Chính những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp làm phong phú tâm hồn ta. - Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét... ... làm đất lạ hoá quê hương. + Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành tâm hồn ta: Tình yêu thành đất lạ hoá quê hương. + Tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước. + Chất triết lí trong thơ Chế Lan Viên được rút ra từ quy luật tình cảm nên không khô khan mà rất tự nhiên, sâu sắc. 6. Câu 6: Đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ. - Chế Lan Viên sáng tạo một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú: + Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực: bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc... + Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể, chi tiết: Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách + Có hình ảnh thữ nhưng giàu sức gợi: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc + Có những hình ảnh mang tính biểu tượng: con tàu, vầng trăng, Tây Bắc, suối lớn mùa xuân... à Chế Lan Viên thường có thói quen thiết kế những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ. III. Tổng kết : - Nội dung : kêu gọi TN xây dựng tổ quốc - Nghệ thuật : Triết lí, suy tưởng cao cả - Nguyễn Duy , ngoài bài thơ ÁNH TRĂNG , ông còn một tác phẩm xuất sắc là Đò Lèn . Ông viết về đại danh Đò Lèn và chủ đạo bài thơ là tấm lòng của Tác giả về bà - những kí ức tuổi thơ, cơ cực được bà chăm lo của bà ngoại dành cho đứa cháu ngoịa sớm mồ côi hiếu động nghịch ngợm . Qua đó giáo dục con người phải biết quý trọng những gì đang có và phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ , bởi vì họ là những người thân yêu , thiêng liêng và con người phần lớn chỉ biết và nhơ đến công ơn người khác khi cơ hội đền đáp không còn .Đây là giá trị đánh thức đầy bất ngờ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. Mục tiêu Hiểu và nắm vững phong cách sáng tác của Nguyễn Duy- Hiểu được giá trị của hoàn cảnh nhà thơ viết bài thơ Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả. + GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần Tiểu dẫn nêu những ý chính về tác giả. + HS: Nêu những nét chính. * Kết quả : - GV chốt lại các ý chính. - HS ghi nhận - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm. + GV: Yêu cầu học sinh giới thiệu xuất xứ bài thơ. Yêu cầu học sinh nêu bố cục và ý chính mỗi đoạn. + HS: Dựa và Tiểu dẫn để lần lượt trả lời. * Kết quả : - GV ghi nhận các ý kiến đúng và chốt ý. - HS ghi nhận * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Mục tiêu Hiểu được tâm hồn thơ ngây của người cháu khi còn thơ Hiểu được tấm lòng của người bà thơng cháu côi cút Từ thực tế đó rút ra giá trị nhân bản về cách làm người , cách báo hiếu và hiếu thảo với người cha mẹ , bà ... khi còn có thể Tổ chức thực hiện - Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu Cái tôi của tác giả thời thơ ấu . + GV nêu câu hỏi phát vấn : - Tuổi thơ của tác giả đã được tái hiện lại như thế nào?Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ là gì? + HS lần lượt suy nghĩ và trả lời * Kết quả : - GV chốt lại - HS ghi lại - Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà: Tác giả đã nhớ những gì về người bà của mình? Hình ảnh về người bà hiện lên như thế nào? Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ đối với người bà của mình như thế nào? Phân tích các từ ngữ hai bờ hư - thực và trong suốt? Các từ ngữ này thể hiện cảm nhận gì của nhà thơ? * Kết quả : - GV định hướng và giảng rõ hơn - HS lắng nghe GV phát vấn : Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành đối với người bà của mình như thế nào? + HS phát biểu xây dựng ý kiến * Kết quả : - GV chốt ý chung - HS ghi nhận - Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu Cách thể hiện tình cảm thương bà của Nguyễn Duy và Bằng Việt qua hai bài thơ Đò Lèn và Bếp lửa. Cách thể hiện tình cảm thương bà của Nguyễn Duy như thế nào? Cách thể hiện tình cảm thương bà của nhà thơ Bằng Việt như thế nào? + HS trình bày và bổ sung kiến thức * Kết luận : - GV định hướng chung - HS ghi nhận Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu Tổ chức thực hiện - GV gọi hS đọc lại bài và phát biểu suy nghĩ củabản thân sau khi đọc bài thơ này -HS thực hiện theo ý cá nhân * Kết luận - GV định hướng chung -HS lắng nghe I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (SGK) - Tuổi thơ lam lũ, vất vả - Thơ có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng trữ tình và cái chất thế sự 2. Văn bản: a. Xuất xứ: Viết 1983 khi ông có dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức êm đềm. b. Bố cục: Hai phần: - 5 khổ đầu: Hồi ức của nhà thơ về nỗi vất vả, tần tảo của bà bên cạnh sự vô tình của mình. - Khổ cuối: Sự thức tỉnh, nuối tiếc, xót xa của tác giả. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Cái tôi của tác giả thời thơ ấu : - Hiếu động, tinh nghịch, mê chơi: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, đi đi xem lễ, đi nghe hát chầu văn... - Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ: là thái độ thẳng thắng, tôn trọng dĩ vãng, không thi vị hoá thời quá khứ của mình à đem lại cách nhìn mới mẻ về quá khứ tuổi thơ. 2. Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà: - Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm. + Mò cua xúc tép à lam lũ, vất vả, tần tảo + Buôn bán khắp nơi: gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn à Từ hình tượng thập thững: bước chân khó nhọc, không nhìn rõ đường của người già. Trước hiểm nguy của bom đạn bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn. + Bữa ăn đói khổ, đạm bạc: chỉ là củ dong riềng luộc sượng.. . - Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ: + Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế à vô tâm, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà. + Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực - Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần o Hai bờ là sự phân định giữa hai bên: một bên là hư bao gồm tiên, Phật, thánh thần; một bên thực là bà suốt lam lũ, vất vả. o Hai từ trong suốt : biểu hiện trạng thái ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ. o Câu không nhận ra đâu là thực, (cuộc sống lam lũ vất vả), đâu là hư (thế giới của truyện cổ tích: tiên, Phật, thánh thần) nên không nhận ra sự vất vả của người bà, trở thành kẻ vô tâm. - Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành: "Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi " + Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương bà nhưng bà đã mất. + Lòng trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa. + Câu thơ có giá trị thức tỉnh làm lay động lòng người. 3. Câu 3: Cách thể hiện tình cảm thương bà của Nguyễn Duy và Bằng Việt qua hai bài thơ Đò Lèn và Bếp lửa. - Nguyễn Duy: + Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật. + Tâm trạng nuối tiếc, xót xa, muộn màng. + Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi. - Bằng Việt: + Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. + Thấu hiểu công lao khó nhọc, vất vả và tình thương của bà. + Giọng thơ trang trọng, mực thước. Tổng kết Giáo dục nhận hậu - hiếu thảo cho con người Chân lí cuộc sống 5. CỦNG CỐ A. DỌN VỀ LÀNG - HS chú ý kiến thức tác giả Nông Quốc Chấn và giá trị tác phẩm - Cuộc sống đau khổ của người dân và tội ác của giặc Pháp. - Niềm vui được giải phóng. B. TIẾNG HÁT CON TÀU Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và ý nghĩa khổ thơ đề từ? - Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân? - Phong cách nghệ thuật giàu hình ảnh và giàu chất triết lí? C. ĐÒ LÈN - Học thuộc bài thơ. - Nắm lại nội dung chính đã học: Tình cảm của nhà thơ đối với người bà của mình. 6. DẶN DÒ : - Học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp. - Câu hỏi: + Thế nào là phép lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen? + Làm bài tập I.1a, II.a, III a của SGK.Giáo Án Ngữ Văn 11 Tiết 14: Tìm Hiểu Thêm Về Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu bài học.
– Thấy được mối gắn bó của nhà thơ với quê hương, đó là nguồn gốc của những thành công Nguyễn Khuyến trong văn học.
– Về sáng tác của Nguyễn Khuyến, tuy ông có thơ yêu nước, thơ trào phúng, nhưng tiêu biểu nấht ở Nguyễn Khuyến là những tác phẩm trữ tình của ông viết về nông thôn. Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, chú ý đến phong cách thơ Nguyễn Khuyến và những thành công trong ngôn ngữ thơ của ông.
1. Gv: Stk, soạn giảng
Tiết: 14 ( lớp 11a2), 15 ( lớp 11a5,11a6) Ngày soạn: 26 / 09 / 07 TÌM HIỂU THÊM VỀ NGUYỄN KHUYẾN Mục tiêu bài học. Giúp hs: Thấy được mối gắn bó của nhà thơ với quê hương, đó là nguồn gốc của những thành công Nguyễn Khuyến trong văn học. Về sáng tác của Nguyễn Khuyến, tuy ông có thơ yêu nước, thơ trào phúng, nhưng tiêu biểu nấht ở Nguyễn Khuyến là những tác phẩm trữ tình của ông viết về nông thôn. Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, chú ý đến phong cách thơ Nguyễn Khuyến và những thành công trong ngôn ngữ thơ của ông. Chuẩn bị. Gv: Stk, soạn giảng Tiến trình bài dạy. Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng bài thơ " Vịnh khoa thi hương" và cho biết suy nghĩ của anh chị về hiện thực được miêu tả trong bài. Bài mới. Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Pv. Theo em những nhân tố nào ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người? ( quê hương, gia đình, thời đại) Pv. Nêu một vài nét về quê hương, gia đình, thời đại của Nguyễn Khuyến? Dg. Gia đình Nguyễn Khuyến có truyền thống hiếu học. Ông nội đỗ tiến sĩ; cha đỗ 3 khoa tú tài chuyên nghề dạy học, là người thanh bạch giản dị, trọng đạo lí.¦ Tính cách ảnh hưởng sâu sắc đến NK. Mẹ: Trần Thị Thoan (Ý Yên, Nam Định ) bà là một bậc nữ lưu mẫu mực, đoan trang, chịu thương, chịu khó. Bà cả một đời phụng dưỡng mẹ chồng, chăm chỉ, cần cù, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn, kiếm sống để khuyến khích chồng con thi cử. - Quê hương: vùng chiêm trũng rất nghèo, lại sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo, nên Nguyễn Khuyến rất thấm thía cái khỗ của người dân, gắn bó với nông thôn. Quê hương là dòng sữa nuôi lớn NK và tác động nhiều đến tâm hồn của ông. Pv. Ba yếu tố trên ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến như thế nào? Pv. Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến? Dg. Ông cất tiếng chào đời từ một ngôi nhà hướng Đông trông thẳng ra núi Quế, sau này ông cũng được chôn cất ở núi này. Gd. Các nhà Nho xưa đã đi học, đi thi, thi đỗ thì phải ra làm quan "thờ vua giúp dân" khi đất` nước có ngoại xâm, thì họ có 3 con đường: chống pháp, hợp tác , trung lập. Nguyễn Khuyến chọn con đường thứ 3 ( từ quan ), chúng ta cũng thông cảm cho nhà nho yêu nước này, vì đây cũng là bi kịch của ông, bi kịch của một người yêu nước nhưng không có khả năng tham gia những phong trào cứu nước. Bởi bản tính ông ôn hoà, không có tính cách quyết liệt như Phan Đình Phùng. I.Cuộc đời và con người. 1. Quê hương, gia đình, thời đại. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. NK sinh ra ở Ý Yên, lớn lên trên quê hương Yên Đỗ ( Nam Định ), đó là vùng chiêm nước trũng rất nghèo ¦ ảnh hưởng đến các sáng tác của ông. Thời đại: rối ren, loạn lạc. Pháp chiếm Nam kì và đang đánh ra Bắc, Tự Đức chết ¦ Nguyễn Khuyến cáo quan về sống với nhân dân ª Ảnh hưởng đến cảm quan cuộc sống và tư tưởng trong các sáng tác của ông. 2. Cuộc đời và con người. - NK ( 1835 - 1909), lúc nhỏ có tên là Thắng, hiệu là Quế Sơn. - 1852 đi thi với cha nhưng bị hỏng - 1864, thi Hương đỗ giải nguyên - 1871 đỗ cả Hội nguyên, Đình nguyên. - Con đường công danh, quan lại gặp thuận lợi, làm quan 10 năm thì cáo quan về nhà. - Có thái độ bất hợp tác với giặc. Củng cố Những yếu tố ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến. Vài nét về con người, cuộc đời Nguyễn Khuyến. Dặn dò Học bài. Chuẩn bị trước phần nội dung thơ văn NK. Lớp a2 chuẩn bị bài " Bài ca ngất ngưởng" Rút kinh nghiệm:Giáo Án Môn Ngữ Văn 10
– Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
– Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
– Kiến thức: + Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
+ Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
+ Các yêu cầu và nguyên tắc chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
– Kĩ năng: + Nhận diện và phân tích hiệu quả của các phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
+ Lựa chọn, vận dụng và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
Tiến trình lên lớp:
Tuần 23 - Tiết 69: 11/ 02/ 2011. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh. + Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh. + Các yêu cầu và nguyên tắc chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh. - Kĩ năng: + Nhận diện và phân tích hiệu quả của các phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. + Lựa chọn, vận dụng và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Tiến trình lên lớp: - Ôn định lớp: - Kiểm tra bài cũ: - Bài giảng: + Đặt vấn đề: Khi làm văn thuyết minh nắm chắc đối tượng, sưu tầm đầy đủ số liệu chưa phải là toàn bộ, mà để có một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh thì cần có một phương pháp thuyết minh cụ thể... + Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT ? Yêu cầu để viết một bài văn thuyết minh là gì? ? Muốn viết văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu thì còn cần điều kiện gì? ? Cần ghi nhớ điều gì về mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh? ? Ở chương trình ngữ văn THCS các em đã được học những PP thuyết minh nào? Hãy nêu và cho ví dụ minh họa? - PP nêu định nghĩa và giải thích: + VD: Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của VN. Rắn là loại bò sát không chân. + Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu về đối tượng. - Phương pháp liệt kê: + VD: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000: Bao ni lông làm tắc nghẽn cống nước thải, làm chết các sinh vật, làm ô nhiễm thực phẩm, thải khí độc gây ung thư... + Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung thuyết minh. - Phương pháp nêu ví dụ: + VD: Đặc biệt bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như: chì, ca đi mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư... + Tác dụng: thuyết phục người đọc - P. pháp dùng số liệu: + VD: Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ 1 phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la...) + Tác dụng: tạo sự tin tưởng chắc chắn của cách thuyết minh. - PP so sánh: + VD: Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS...nếu như đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn lá dâu... + Tác dụng: tăng sức thuyết phục và độ tin cậy - PP phân tích, phân loại: + VD: Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển Huế còn là công trình kiến trúc nổi tiếng... Huế còn nổi tiếng với những món ăn. + Tác dụng: giúp người hiểu được từng mục của đối tượng... ? Cho biết trong các đoạn trích nêu trên các tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng? ? Ngoài những phương pháp thuyết minh nêu trên, theo em văn thuyết minh còn có phương pháp nào khác không? - Thuyết minh bằng cách chú thích VD: Ba- sô là tên hiệu, Ba-sô là tên chữ... → tác giả giải thích cho danh xưng của Ba- sô - Thuyết minh giảng giải nguyên nhân- hệ quả: GV: Yêu cầu HS đọc mục III sgk ? Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp thuyết minh? ? Mục đích của việc sử dụng phương pháp thuyết minh là gì? 1/ Bài văn thuyết minh cần đạt các yêu cầu sau: - Cung cấp thông tin về đối tượng một cách trung thực, chính xác và khách quan. - Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động. - Trình tự thuyết minh phải hợp lí, khoa học, nhất quán. 2/ Muốn viết được văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu cần phải có những phương pháp thuyết minh phù hợp. M3/ ục đích thuyết minh thường được hiện thực hóa thành bài văn thông qua phương pháp thuyết minh, các P thuyết minh bao giờ cũng gắn liền với một mục đích thuyết minh cụ thể. 1/ Ôn tập các PP thuyết minh đã học ở THCS: - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp nêu ví dụ. - Phương pháp dùng số liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân loại, phân tích. 2/ Các phương pháp thuyết minh được vận dụng trong các đoạn trích: * Đoạn văn a: - PP thuyết minh liệt kê, giải thích. - Mục đích: công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục. * Đoạn văn b: - PP thuyết minh: phân tích, giải thích. - Mục đích: lí do (nguyên nhân) thay đổi bút danh của Ba- sô. - Tác dụng: Cung cấp những hiểu biết mới, bất ngờ, thú vị * Đoạn văn c: - PP thuyết minh: nêu số liệu và so sánh - Mục đích: giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào - Tác dụng: gây ấn tượng và hấp dẫn. * Đoạn văn d: - PP thuyết minh: Phân tích, giải thích. - Mục đích: giúp người đọc hiểu về một loại hình nghệ thuật. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị. 3/ Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh: - Thuyết minh bằng cách chú thích. - Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả. - Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn P thuyết minh. - Phương pháp thuyết minh không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng mà còn làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn... Hướng dẫn tự học: Sưu tầm thêm một số văn bản thuyết minh và tìm hiểu các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản đó. Dặn dò: Soạn bài "Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh". Yêu cầu: - Tìm hiểu thế nào là đoạn văn? - Điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tự sự và văn bản thuyết minh. - Cách viết đoạn văn thuyết minh?Tài liệu đính kèm:
V10 Phương pháp thuyết chúng tôi
Giáo Án Môn Ngữ Văn 11
I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: – Huy Cận (1919 – 2005), Tên khai sinh: Cù Huy Cận – Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh – 1939, đậu tú tài. 1943, đậu kĩ sư Canh nông tại Hà Nội. – Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào. – Trước cách mạng: – tập “Lửa thiêng” : nỗi buồn trong không gian (cuộc đời), thời gian (hiện tại, quá khứ) – Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Bàn tay ta năm ngón nở bình minh, Hai bàn tay em ® nhạy cảm trước không gian vũ trụ, cuộc đời, đất nước với những sự kiện trọng đại ® hòa nhập cuộc sống mới, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước, nhân dân … 2/ Hoàn cảnh sáng tác: 9/1939 khi ông đang học Cao đẳng canh nông, trong những chiều ông ra bến Chèm, ngoạn cảnh nhìn sông Hồng cuồn cuộn mà nỗi nhớ nhà tràn ngập cõi lòng. 3/ Nhan đề: Tràng giang – Tràng giang: Sông dài – Nỗi niềm của cái tôi nhà thơ (bút pháp : tả cảnh ngụ tình, thi trung hữu hoạ, quan hệ vô hạn, hữu hạn …) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1/ Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng: – Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh của “sóng” và con thuyền “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song” + Động từ “gợn” ® sóng gối nhau đến vô tận (chất thơ của sông nước) ® nỗi buồn da diết, khôn nguôi của người có ý thức cuộc sống. + Từ “tràng giang” gợi hình ảnh, âm hưởng từ láy tạo cộng hưởng âm thanh cho lời thơ kết hợp từ láy “điệp điệp” ® nỗi buồn triền miên, bất tận. + Hình ảnh con thuyền: “xuôi mái” ® không gian mở ra theo chiều rộng, xuôi theo chiều dài ® gợi cái không cùng của vũ tru vô biên ® cái mênh mông, hoang vắng của sông nước tô đậm cảm giác lẻ loi, cô đơn, vô định của con thuyền bé nhỏ ® nỗi buồn cứ bao trùm không gian mênh mông từ dòng sông, con sóng, chiếc thuyền gợi cảm giác xa vắng, chia lìa – Sang 2 câu sau: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” + Nghệ thuật đối lập “thuyền về”, “nước lại” ® gợi cảm giác chia xa, tạo ấn tượng về kiếp người trong cuộc đời đầy bất trắc, gian truân (tâm cảnh hòa nhập ngoại cảnh) + Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô” (tuyệt bút) ® cái khô héo, nhỏ nhoi, gầy guộc của “một cành”, “lạc” (ĐT gợi tả) giữa “mấy dòng” nước xoáy, giữa trăm ngả sầu thương Þ Nỗi buồn trở thành nỗi sầu hoà vào dòng sông trăm ngả, từ thẳm sâu vũ trụ vào thẳm sâu tâm hồn (tâm thế cô đơn, lạc loài đến rợn ngợp của cái tôi trữ tình) thân phận của những kiếp phù sinh, thân phận nổi nênh, lênh đênh, lạc loài, trôi nổi giữa dòng đời vô định (ý thức cái tôi cá nhân trong cuộc đời ) 2/ Khổ 2 : Bức tranh vô biên của tràng giang – Hai câu đầu: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìa hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều?” + Liệt kê (cồn nhỏ, gió đìu hiu, chợ chiều) ® hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng + Đảo ngữ (lơ thơ cồn nhỏ, vãn chợ chiều) ® cuộc sống hiu quạnh + Từ láy (lơ thơ, đìu hiu) ® gợi sự hoang vắng, tiêu sơ + Từ phủ định “Đâu” trong “Đâu tiếng làng a vãn chợ chiều”® lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được tiếng dội hoang vắng của cõi lòng – Hai câu sau: “Nắng xuống , trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu” + Nắng xuống,trời lên sâu chót vót ® sự vô biên theo chiều cao, chiều sâu + Sông dài, trời rộng , bến cô liêu ® sự vô cùng theo chiều dài, chiều rộng ® bến sông: bốn cô liêu (cái tôi mang “nỗi sấu vạn kỉ”) Þ Không gian được mở rộng 3 chiều Rộng – Cao – Sâu, càng làm cho bến sống vắng vẻ. Nhà thơ như đang đứng chơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm, “đứng trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” của cả một thế giới quạnh hiu, hoang vắng tuyệt đối 3/ Khổ 3 : Niềm khao khát cuộc sống : – Ở câu thơ thứ nhất: + Tiếp tục xuất hiện từ phiếm chỉ “đâu” trong: “Bèo dạt về đâu hàng nổi hàng” . + kết hợp hình ảnh “Bèo dạt ”. Trong ca dao và thơ cổ, hình ảnh “bèo dạt” thể hiện sự trôi nổi, phiêu bạt. Thể hiện cuộc sống trôi đi trong tan tác, vô định – Câu thơ thứ 2: + Tác giả sử dụng đảo ngữ “mênh mông…đò ngang” + Sử dụng hai từ “không”: Không chuyến đò ngang, không cầu gợi ® không dấu hiệu của sự giao hòa, tri kỉ, tri âm à Hai từ không để nói 1 từ có, đó là chỉ có sự trống vắng, cô đơn tuyệt đối – Không gian ấy chỉ có “lặng lẽ… bãi vàng” ( liệt kê) ® Bức tranh thiên nhiên thật đẹp nhưng buồn vắng biết bao, không một chút có tín hiệu giao hòa của sự sống ® khát vọng sống trong tình người, tình đời chan hòa, đồng cảm, tri âm 4/ Khổ 4 : Nỗi buồn nhớ quê hương : – Sang khổ 4, nhà thơ tiếp tục hướng cảm xúc tới thiên nhiên, một thiên nhiên kỳ thú trước mắt: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” + Từ láy “Lớp lớp” có sức gợi hình, mây lớp lớp chồng lên nhau + Từ đắt nhất ở đây là từ “đùn”, nó có sức tạo hình rất lớn, nó giúp người đọc hình dung thấy mây chuyển động, núi mây có màu sắc riêng. – Tiếp theo là hình ảnh cánh chim: “Chim nghiên cánh nhỏ bóng chiều sa” + Xưa nay, thơ ca vẫn dùng hình ảnh cánh chim để báo hiệu hoàng hôn, trong thơ Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du và ngay cả trong thơ Bác “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” + Cánh chim chiều trong thơ Huy Cận đúng là cánh chim của thơ mới, nên nó nhỏ nhoi, hơn, đơn lẻ hơn, nó chỉ là cánh chim nhỏ giữa bầu trời bao la với “Lớp lớp . Núi bạc” và đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống. à Cảm nhận được màu sắc cổ điển trong 2 câu thơ: Mây, núi, cánh chim, bóng chiều ® cảnh hoàng hôn (hùng vĩ) không làm vơi đi nỗi sầu ® cánh chim nhỏ biểu tượng cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm không có được một niềm vui ® nỗi sầu dâng kín đầy buồn thương, tội nghiệp – Kết thúc khổ thơ, cũng là kết thúc bài thơ, ta bắt gặp tứ thơ Đường: “Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” + Trong bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”, Thôi Hiệu viết “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (“Trên sóng khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà) + Người xưa nhìn sóng trên sông mà nhớ nhà. Còn nhà thơ Mới không thấy khói sóng cũng nhớ nhà. Như thế, nỗi nhớ nhà của cái Tôi lãng mạn càng da diết. à Ở đây ta cảm nhận được màu sắc thơ Đường ở 2 câu thơ cuối TỔNG KẾT: – Đọc bài thơ “Tràng giang”, ta thấy được tài năng của Huy Cận trong việc kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc dân tộc, thấy được giọng thơ quen thuộc giàu tính triết lý và đượm nỗi sầu của thi sỹ. – Bài thơ là bức tranh sông nước tuyệt mỹ bởi cảnh sắc xanh tươi rực rỡ. Hòa vào bức tranh ấy là không gian vắng lặng mang đậm tâm trạng của thi sỹ, cảm giác cô đơn, buồn. Ở đây, ta cảm nhận được nỗi buồn thời đại, tình yêu sâu quê hương đất nước sâu kín của tác giả, cũng là của thế hệ nhà thơ lúc bấy giờ.
Giáo Án Môn Ngữ Văn 6
Tìm hiểu chung về văn tự sự Ngày soạn 1/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh – Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự – Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự. 2 Thái độ : Có ý thức tốt trong khi tìm hiểu văn tự sự 3 Kỹ năng : Bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản? Có mấy kiểu văn bản, đó là những kiểu nào? III Bài mới : * Đặt vấn đề : Trong cuộc sống hằng ngày, khi vừa gặp một chuyện gì đó chúng ta muốn kể cho người khác nghe thì cần phải dùng phương thức tự sự . Vởy văn tự sự có những đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự ? Hằng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì? ? Theo em kể chuyện để làm gì? I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự: – ý nghĩa: + Đối với người kể: thông báo, cho biết, giải thích + Đối với người nghe: tìm hiểu, biết HS: Lưu ý một số sự việc của truyện: (1) Sự ra đời của Thánh Gióng (2) Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc (3) TG lớn nhanh như thổi (4) TG vơn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc (5) TG đánh tan giặc (6) TG lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời. (7) Vua lập đền thờ phong danh hiệu (8) Những dấu tích còn lại của TG ? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK Tr28) – Đặc điểm: trình bày một chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó * Ghi nhớ: ( SGK Tr 28) Hoạt động 2: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS làm BT 1, 2, 3 trong SGK( Tr 28- 29) II. Luyện tập: BT 1: Truyện kể diễn biến t tởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện t tởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng còn hơn chết. BT 2: Bài thơ là thơ tự sự, kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy và ngủ ở trong bẫy. BT 3: Đây là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba- tại thành phố Huế chiều ngày 3- 4- 2002. Đoạn ngời Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lợc là một đoạn trong lịch sử 6, đó cũng là bài văn tự sự IV Củng cố – Dặn dò: Em hãy nêu lại ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự? Về nhà : Học bài, làm bài tập 4 và 5
Giáo Án Môn Ngữ Văn 7
Tiết 20 : Tìm Hiểu chung về văn biểu cảm Giaùo vieân daïy: Phạm Quang Huy KÍNH CHAØO QUYÙ THAÀY COÂ VEÀ DÖÏ HOÄI GIAÛNG Tieát: 20 TÌM HIEÅU CHUNG VEÀ VAÊN BIEÅU CAÛM 1. Theá naøo laø vaên bieåu caûm: Đọc và trả lời câu hỏi: Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai H/ Mỗi bài ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm làm gì? Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai Bài 1: Nỗi đau của chim quốc không được ai đoái hoài. Bài 2: Niềm hạnh phúc của người con gái được đứng giữa cảnh đẹp. Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc 1. Vaên bieåu caûm: Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút… Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.Còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút… 1. Vaên bieåu Caûm: 2. Ñaëc ñieåm chung cuûa vaên bieåu caûm: Đọc hai đoạn văn sau: – Thảo thương nhớ ơi ! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình? (Bài làm của học sinh) – Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi và chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời,có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng…có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu. (Nguyên Ngọc, Đường chúng ta đi) Nội dung biểu đạt: Đoạn 1: trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm. Đoạn 2: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương,đất nước. H/ Nội dung của hai đoạn văn trên có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? Điểm khác nhau: Tự sự: kể một câu chuyện hoàn chỉnh Miêu tả: chỉ có miêu tả Biểu cảm: không kể hoàn chỉnh câu chuyện có sử dụng miêu tả để so sánh liên tưởng và gợi cảm xúc Hai cách biểu cảm khác nhau: Đoạn 1: biểu cảm trực tiếp Đoạn 2: biểu cảm gián tiếp H/ Hai đoạn văn có hai cách biểu cảm khác nhau. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó? H/ em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên? Ngoài cách biểu cảm trực tiếp đoạn văn còn sử dụng tự sự và miêu tả. H/ Qua tìm hiểu. Hãy cho biết tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào ? Ñaëc ñieåm chung cuûa vaên bieåu caûm: Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…) Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm Luyeän taäp: Bài tập 1: So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy. a. Hải đường: loài cây nhỡ, họ chè, lá dày. Mặt trên bóng, mép có nhiều răng, cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh. (Theo từ điển Bách Khoa nông nghiệp) b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên Đền Hùng, tôi ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh. (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi) Đáp án: Bài tập 1: – Đoạn b là văn biểu cảm vì đoạn văn tả hoa để bộc lộ cảm xúc Bài tập 2: Bài tập 4: Bài tập củng cố Bài tập 1: bài văn ” cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Bài tập 2: vì sao em biết bài văn ” cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn? A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con người B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc C. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá bàn luận D. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc Dặn dò Học thuộc lòng ghi nhớ làm bài tập 3. SGK/ 74 Đọc văn bản “Bài ca Côn Sơn”. Đọc chú thích và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản trang 78-79-80 Chuẩn bị tự học văn bản: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” .Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản trang 75-76-77 Chuùc quyù thaày coâ sÖÙc khoûE TRAÂN TROÏNG KÍNH CHAØO Giaùo vieân : Phạm Quang Huy
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Ngữ Văn 12 Tiết 34, 35: Đọc Thêm Dọn Về Làng trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!