Bạn đang xem bài viết Định Nghĩa Thiết Bị Là Gì? Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Máy Móc Thiết Bị được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Định nghĩa thiết bị là gì? Máy móc là gì? Sử dụng, bảo trì và vệ sinh máy móc thiết bị như thế nào để chúng luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian? Đây là những vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm hiện nay.
Máy móc là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, có cấu tạo phức tạp, dùng để thực hiện chính xác các công việc chuyên môn nào đó. Còn thiết bị là bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc. Hiện nay, theo xu thế phát triển, thiết bị ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với các thiết bị khác. Trong thực tế, tùy theo cách lắp đặt, liên kết và sử dụng, máy móc và thiết bị có thể dùng như một khái niệm chung.
Định nghĩa thiết bị là gì trong định giá? Trong định giá, máy móc, thiết bị là những tài sản không có định, là máy riêng biệt hoặc cả cụm, dây chuyền máy và thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy móc, thiết bị là đề cập tới các yếu tố cơ, điện, điện tử,… được hợp lại với nhau để biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu,… thành các sản phẩm cụ thể, phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.
– Máy, thiết bị động lực: máy phát động lực, máy phát điện, máy biến áp,…
– Máy, thiết bị công tác: máy móc dùng trong ngành khai khoáng; máy kéo, máy dùng trong nông, lâm nghiệp; máy bơm nước và xăng dầu; thiết bị chuyên dùng sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh; thiết bị luyện kim; thiết bị chuyên dùng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, cơ khí; thiết bị sản xuất da, in ấn văn phòng phẩm; thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm; máy móc điện ảnh, y tế; thiết bị viễn thông, điện tử, tin học và truyền hình; thiết bị lọc hóa dầu, thiết bị xây dựng, cần cẩu,….
– Thiết bị đo lường, thí nghiệm: máy móc đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học; thiết bị điện và điện tử; thiết bị quang học và quang phổ; thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị đo và phân tích lý hóa; thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp đúc,…
– Thiết bị và phương tiện vận tải: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không; phương tiện bốc dỡ, nâng hàng hóa,…
– Dụng cụ quản lý: thiết bị tính toán, đo lường; thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý,…
– Bộ thiết bị vệ sinh: Những nhựng dụng sử dụng cho quá trình làm sạch không gian, chi tiết, máy móc…
Quy trình vận hành máy móc thiết bịSau khi nắm được định nghĩa thiết bị là gì, người dùng cần phải nắm vững quy trình vận hành máy móc, trang thiết bị. Theo đó, một số lưu ý mà người dùng cần quan tâm là:
– Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định hiện hành, từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt tới sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể.
– Xác định các nguy cơ gây tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị để thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp.
– Ngoài người phụ trách vận hành máy móc thì không ai được điều khiển, khởi động máy.
– Trước khi vận hành máy cần kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng.
– Bật nguồn, vận hành máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy định an toàn, thực hiện đúng theo thông số kỹ thuật vận hành máy.
– Tắt công tắc nguồn khi bị mất điện.
– Khi muốn điều chỉnh máy, tùy từng loại máy mà người dùng có thể thực hiện tắt động cơ, chờ cho tới khi máy dừng hẳn hoặc điều khiển trực tiếp theo đúng lưu ý an toàn.
– Người điều khiển máy không được phép rời khỏi cương vị khi thiết bị đang vận hành.
– Trong quá trình theo dõi thông số vận hành, nếu thấy máy có hiện tượng bất thường như máy không làm việc, có mùi khét, cháy, động cơ có tiếng kêu lạ,… người dùng cần phải xử lý ngay theo hướng dẫn công việc hoặc thông báo ngay cho trưởng ca để có biện pháp ứng phó kịp thời.
– Tuyệt đối không bước ngang qua động cơ và các thiết bị truyền động khi đang vận hành.
– Không dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như motor, tủ điện, nút bấm, hệ thống điều khiển tự động,…
– Cần báo cáo ngay để xử lý kịp thời sự cố rò rỉ điện (cảm giác bị điện giật khi chạm vào các thiết bị có vỏ kim loại).
– Vệ sinh máy móc, thiết bị trước khi giao ca.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bịNguyên nhân hàng đầu khiến máy móc sản xuất hư hỏng là do không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nên tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của thiết bị suy giảm nhiều, nhanh. Chính vì vậy, bên cạnh định nghĩa thiết bị là gì, người dùng cũng rất quan tâm tới quy trình bảo trì máy móc, thiết bị. Việc bảo trì thiết bị cũng được nhiều đơn vị coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để tránh những tổn thất lớn về kinh tế, giảm lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa. Và thông tin đầy đủ ngay sau đây chắc chắn sẽ hữu ích với quý khách trong việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất:
Mục tiêu của công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của thiết bị với chi phí thấp nhất. Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì gồm: nâng cao độ tin cậy, tối ưu hóa chi phí, an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện các trách nhiệm xã hội.
Để đạt được mục tiêu này thì các nhà máy cần phải chọn giải pháp bảo trì máy móc đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi bắt đầu xây dựng phương án bảo trì máy móc, chủ doanh nghiệp cần xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty để đưa ra mục tiêu bảo dưỡng thiết bị phù hợp.
– Thiết bị sống còn: là thiết bị không thể thiếu đối với hoạt động của xưởng sản xuất, trực tiếp quyết định tới việc sản xuất, độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối với các thiết bị này, việc bảo dưỡng thực hiện theo tình trạng máy móc (theo dõi sự rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (thêm dầu, thay thế các chi tiết định kỳ).
– Thiết bị quan trọng: là các thiết bị có ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất nhưng có dự phòng hoặc thiết bị có vốn đầu tư cao. Các thiết bị này được bảo dưỡng theo tình trạng, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng không thể theo dõi, giám sát thì nên kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy (còn gọi là bảo dưỡng cơ hội).
Ngoài ra, còn có hình thức sửa chữa lớn toàn nhà máy, tức kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa các lỗi hư hỏng tồn đọng. Theo quy định của pháp luật, hình thức này áp dụng cho những thiết bị chỉ sửa chữa khi cần ngừng hoạt động của nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao đối với hoạt động của nhà máy.
Cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng cần phải có:
– Bộ phận lập kế hoạch (thuộc phòng kỹ thuật): gồm các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị và kế hoạch sửa chữa toàn nhà máy.
– Bộ phận thực thi: gồm các kỹ sư, công nhân trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, cơ khí, tự động hóa,…
– Xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa: các bước triển khai công việc, người thực hiện, người giám sát, thống kê,…
Lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và quan trọng với các loại hình bảo dưỡng như đại tu, trung tu, tiểu tu. Việc lựa chọn loại hình bảo dưỡng nào phụ thuộc vào số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa trước đó, tình hình thực tế về hoạt động của máy, khuyến cáo của nhà sản xuất,… Trong quá trình bảo dưỡng, tùy thuộc từng loại máy móc sẽ cần sử dụng máy bơm mỡ bò để bôi trơn các chi tiết máy, đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và bền bỉ cùng thời gian.
Ngoài ra, người thực hiện lập kế hoạch cần chú ý tới vấn đề nhân lực bảo dưỡng vì yếu tố này có quyết định trực tiếp tới chất lượng công tác bảo dưỡng của nhà máy. Dù đã nắm được định nghĩa thiết bị là gì, biết cách vận hành và có kế hoạch bảo dưỡng hoàn hảo nhưng nếu tay nghề thợ sửa chữa và kỹ sư giám sát kém thì cũng sẽ làm phát sinh nhiều lỗi hơn trước, gây tốn kém thời gian, chi phí khắc phục hậu quả.
Quy trình vệ sinh máy móc thiết bịNhà xưởng là môi trường làm việc tập trung của công nhân và các loại máy móc, trang thiết bị. Máy móc sạch sẽ sẽ hoạt động ổn định hơn và giúp nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên. Chính vì vậy, bên cạnh định nghĩa thiết bị là gì, cách sử dụng và bảo trì máy móc như thế nào, người dùng còn cần chú ý tới việc vệ sinh máy móc trong nhà xưởng. Cách thực hiện như sau:
– Chuẩn bị: khảo sát hiện trạng nhà xưởng, lên kế hoạch vệ sinh, vận chuyển hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.
– Vệ sinh máy móc, thiết bị: là công việc phức tạp, có yêu cầu cao nên đòi hỏi người thực hiện phải đặc biệt cẩn thận, tỉ mỉ. Theo đó, khi thực hiện, đầu tiên bạn dùng chổi quét bụi, khăn và hóa chất để làm sạch máy móc, dây điện,… Sau đó, bạn dùng khăn lau khô từng góc cạnh, khe kẽ máy móc. Khi thực hiện vệ sinh người dùng chú ý làm sạch theo đúng quy trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
– Vệ sinh mái, trần, tường, sàn,… nhà xưởng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không gian, tránh bụi bẩn bám lại máy móc.
– Thiết bị: cần sử dụng máy móc vệ sinh đảm bảo an toàn cho nhân viên.
– Hóa chất: nên sử dụng hóa chất chuyên dụng làm sạch máy móc – đảm bảo độ an toàn cho máy móc hoạt động ở trạng thái tốt nhất và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Nhân viên thực hiện: cần phải có kinh nghiệm, nắm vững quy trình vệ sinh máy móc nhà xưởng. Đồng thời, nhân viên cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn như: giày dép, găng tay, mũ bảo hộ, dụng cụ làm sạch,…
Quy trình sửa chữa máy móc thiết bịCuối cùng, nếu không may máy móc gặp trục trặc thì chúng ta cần phải nắm được cách sửa chữa thiết bị đúng chuẩn bên cạnh việc tìm hiểu định nghĩa thiết bị là gì. Quy trình chuẩn như sau:
Nhu cầu sửa chữa máy móc, thiết bị có thể phát sinh trong các trường hợp như: do người sử dụng phát hiện hoặc do người khác phát hiện (báo ngay cho người sử dụng biết). Khi có nhu cầu sửa chữa thiết bị, người đề nghị cần lập phiếu yêu cầu sửa chữa theo đúng quy định.
Các trưởng, phó bộ phận xem xét thiết bị hư hỏng, mức độ hỏng, lý do hư hỏng, sửa chữa hoặc bổ sung các nội dung trong phiếu yêu cầu sửa chữa, xác nhận và chuyển lại cho người yêu cầu.
Chuyển phiếu cho phòng kỹ thuật để nhân viên kỹ thuật xem xét tình trạng máy móc, thiết bị gặp sự cố.
Nếu có thể sửa, nhân viên kỹ thuật sẽ tự sửa thiết bị theo nghiệp vụ của mình rồi bàn giao cho bộ phận sử dụng, ghi phiếu nghiệm thu có chữ ký của các bên. Đối với các loại máy móc, thiết bị còn thời gian bảo hành, kỹ thuật viên sẽ liên lạc với đơn vị cung cấp để tiến hành sửa chữa theo đúng quy định. Sau khi sửa chữa xong, các bên thực hiện nghiệm thu thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thẩm Định Giá Máy Móc Thiết Bị Bằng Phương Pháp So Sánh
( TDVC Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp so sánh) – Trong quá trình sản xuất, nhờ khoa học phát triển, nhiều loại máy móc thiết bị được chế tạo với những tính năng kỹ thuật cao đã làm cho phạm vi thay thế của máy móc thiết bị cho sức lao động của con người tăng lên. Điều đó làm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm được cải thiện quá trình sản xuất được diễn ra nhanh chóng. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá máy móc thiết bị phục vụ nhiều mục đích cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cá nhân như: vay vốn ngân hàng, liên kết; góp vốn đầu tư, thanh lý tài sản, mua sắm mới…. là vô cùng cần thiết và quan trọng. Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận thẩm định giá máy móc thiết bị như: Cách tiếp cận thị trường: Phương pháp so sánh; Cách tiếp cận chi phí: Phương pháp chi phí tái tạo, chi phí sản xuất; Cách tiếp cận từ thu nhập:vphương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu. Tuy nhiên phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị phổ biến nhất hiện nay là phương pháp so sánh.
1. Khái niệm thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp so sánh
Thẩm giá máy móc thiết bị bằng phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dự trên cơ sở phân tích mức giá của các máy móc thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận thị trường “Cách tiếp cận thị trường là cách thức xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá thông qua việc so sánh máy móc thiết bị thẩm định giá với máy móc thiết bị giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường”.
Phương pháp so sánh thường được áp dụng để thẩm định giá các máy móc thiết bị thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường “Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua bán máy móc thiết bị được tiến hành công khai trên thị trường. Có ít nhất 3 máy tương tự có giao dịch mua bán trên thị trường thì được xác định gọi là giao dịch phổ biến.
2. Các bước tiến hành
Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp so sánh cần phải tuân thủ các bước theo quy trình thẩm định giá tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 như sau:
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.
Bước 4: Phân tích thông tin.
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Trong thẩm định giá máy, thiết bị thẩm định viên cần chú trọng tìm hiểu thị trường để có thông tin chính xác về giá giao dịch, giá niêm yết, giá chào bán và các yếu tố so sánh của những máy móc thiết bị tương tự với máy móc thiết bị cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua bán trên thị trường.
Thẩm định viên cần phải thu thập, kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh từ các máy móc thiết bị cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với máy, thiết bị cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá.
Thẩm định viên cần phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa máy, thiết bị so sánh và máy thiết bị cần thẩm định giá từ đó thực hiện điều chỉnh giá của máy, thiết bị so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh so với máy thiết bị cần thẩm định giá, tìm ra mức giá chỉ dẫn cho mỗi thiết bị so sánh.
Phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các máy móc thiết bị so sánh, đưa ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của máy, thiết bị cần thẩm định giá.
3. Các yếu tố so sánh áp dụng đối với máy móc thiết bị
Các thông số kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của máy móc thiết bị: Đối với máy móc thiết bị cần chú ý các thông số cơ bản: cấu tạo áy, thiết bị, công suất, năng suất, kích thước, model, mức tiêu hao nhiên liệu, nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, chế độ bảo hành, linh kiện thay thế.
Điều kiện thanh toán và dịch vụ kèm theo như chế độ bảo trì, bảo dưỡng, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị thay thế kèm theo,..
4. Yêu cầu khi khảo sát thực tế, thu thập thông tin về máy, thiết bị so sánh.
a, Thông tin thu thập từ các giao dịch thành công trên thị trường
Các giao dịch thành công trên thị trường bên mua, bên bán có khả năng tiếp cận thông tin về máy móc thiết bị như nhau, thỏa thuận mua bán đúng theo pháp luật trên tinh thần tự nguyện không chịu sức ép từ bên ngoài.
Thu thập thông tin đảm bảo tính khách quan, chính xác đúng theo thực tế các giao dịch máy móc thiết bị và dựa trên bằng chứng; dẫn chứng cụ thể để chứng minh đã thành công trên thị trường (các chỉ dẫn thông thường hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ mua bán
Đối với thông tin về máy móc thiết bị giao dịch thành công qua nguồn khảo sát thu thập như điện thoại, internet, phương tiện truyền thông, khảo sát thực tế… thẩm định viên cần phải đánh giá, kiểm chứng nguồn thông tin đó trước khi đưa vào báo cáo thẩm định phân tích.
b, Máy móc thiết bị được chào bán; chào mua giao dịch thành công và chưa thành công thẩm định viên cần phải thu thập thông tin, so sánh giữa mức giá chào mua với giá thị trường để điều chỉnh và tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng làm mức giá so sánh.
Các doanh nghiệp thẩm định giá; Thẩm định viên luôn phải lưu giữ các bằng chứng về máy móc thiết bị trong hồ sơ thẩm định giá để bảo đảm đáp ứng yêu cầu kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về thẩm định giá khi cần thiết hoặc phục vụ việc xử lý tranh chấp về kết quả thẩm định giá.
5. Yêu cầu phân tích thông tin
Phân tích thông tin so sánh dể đưa ra những điểm tương tự và những điểm khác biệt, những lợi thế và điểm bất lợi của máy móc thiết bị thẩm định giá với máy móc thiết bị so sánh. Việc phân tích được thực hiện trên 2 hình thức:
Phân tích định lượng: bao gồm phân tích theo cặp, phân tích thống kê, phân tích hồi qui, phân tích chi phí…tìm ra mức điều chỉnh là số hoặc tỷ lệ %
6. Xác định mức giá chỉ dẫn của máy móc thiết bị so sánh
Mức giá chỉ dẫn của máy móc thiết bị so sánh được xác định trên cơ sở mức giá của các máy móc thiết bị so sánh sau khi điều chỉnh chênh lệch do khác biệt về các yếu tố so sánh. Phân tích, so sánh rút ra những điểm tương tự và những điểm khác biệt, những ưu điểm và bất lợi của máy móc thiết bị thẩm định giá với máy móc thiết bị so sánh. Việc phân tích, so sánh thực hiện đối với các yếu tố so sánh định lượng (có thể lượng hóa thành tiền) trước, các yếu tố so sanh định tính (không thể lượng hóa thành tiền) sau.
7. Xác định mức giá của máy móc thiết bị thẩm định giá thông qua mức giá chỉ dẫn của máy móc thiết bị so sánh.
Trên cơ sở mức giá chỉ dẫn của máy, thiết bị so sánh, thẩm định viên cần phân tích chất lượng thông tin của các máy, thiết bị so sánh, sau đó kết hợp phân tích thêm những tiêu chí sau để xác định giá trị ước tính cuối cùng cho máy, thiết bị thẩm định giá.
Tổng giá trị điều chỉnh gộp nhỏ nhất (tổng giá trị tuyệt đối của các điều chỉnh nhỏ nhất
Tổng số lần điều chỉnh càng ít càng tốt
Biên độ điều chỉnh của một số yếu tố so sánh càng nhỏ càng tốt
Tổng các giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất
Để thẩm định giá máy móc thiết bị theo phương pháp so sánh một cách chính xác nhất ngoài thông tin so sánh trên thị trường thì khâu khảo sát thực tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Khảo sát thực tế máy móc thiết bị giúp thẩm định viên có cái nhìn tổng quan cấu tạo máy móc chi tiết, khả năng làm việc máy móc và đánh giá được tỷ lệ khấu hao của máy móc thiết bị. Từ đó thẩm định viên căn cứ vào bảng mô tả khoảng mức chất lượng của thiết bị công nghệ số 57/1999/QĐ -TĐC ngày 11 tháng 03 năm 1999 và tiêu chuẩn số 09 kèm theo thông tư số: 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 08 năm 2023 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận và chất lượng của toàn bộ máy móc thiết bị.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ và từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế thì ngành công nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan quan trọng trong sự phát trển đó. Vì vậy máy móc thiết bị hiện đại đang được ứng dụng tích cực vào sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Đi cùng với sự phát triển của doanh nghiệp và đất nước, Công ty Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá máy móc thiết bị uy tín hàng đầu Việt Nam. Cùng với đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá động sản. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nước và nhập khẩu có quy mô lớn và tính chất phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên sâu trong hoạt động thẩm định giá . Thẩm định giá Thành Đô trải trải qua một quá trình dài phát triển đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong hoạt động thẩm định giá tài sản nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng. Chúng tôi đã tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng đối với khách hàng và được các cơ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá cao trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Năm 2023, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2023” và tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Agile Là Gì? Scrum Là Gì? Quy Trình Vận Hành Ra Sao?
Đọc bài viết để tìm hiểu:
Chính xác khái niệm Agile là gì? Scrum là gì?
Các nguyên tắc trong Agile và Scrum là gì?
Lợi ích của Agile và Scrum cho quy trình làm sản phẩm
Hàng trăm việc làm Agile và Scrum trên ITviec
Agile là gì?
Agile là gì? Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt càng sớm càng tốt.
Tuyên ngôn Agile (Agile Manifesto)Tuyên ngôn Agile là gì? “Tuyên ngôn Phát triển phần mềm linh hoạt” (“Manifesto for Agile Software Development” – gọi tắt là “Tuyên ngôn Agile”) đưa ra các giá trị cốt lõi nhất mà toàn bộ các nhà lý thuyết cũng như những người thực hành Agile phải tuân thủ. Toàn văn Tuyên ngôn Agile như sau:
Tuyên ngôn Phát triển phần mềm linh hoạt
Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện.Qua công việc này, chúng tôi đã đi đến việc đánh giá cao:
Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ;Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ;Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng;Phản hồi với các thay đổi hơn là bám sát kế hoạch.
Mặc dù các điều bên phải vẫn còn giá trị, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn các mục ở bên trái.
12 nguyên lý phía sau tuyên ngôn Agile là gì?Bên cạnh đó, các nhà phát triển còn nhấn mạnh mười hai nguyên lý phía sau Tuyên ngôn Agile để giúp các nhà phát triển có được gợi ý trong thực hành và vận dụng các phương pháp Agile trong thực tiễn. Các nguyên lý được liệt kê sau đây:
Đặc trưng của Agile là gì?
Tính lặp (Iterative)
Dự án sẽ được thực hiện trong các phân đoạn lặp đi lặp lại. Các phân đoạn (được gọi là Iteration hoặc Sprint) này thường có khung thời gian ngắn (từ 1 – 4 tuần).
Trong mỗi phân đoạn này, nhóm phát triển thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết như lập kế hoạch, phân tích yêu cầu, thiết kế, triển khai, kiểm thử (với các mức độ khác nhau) để cho ra các phần nhỏ của sản phẩm.
Các phân đoạn (Sprint) lặp đi lặp lại trong Agile
Các phương pháp Agile thường phân rã mục tiêu thành các phần nhỏ với quá trình lập kế hoạch đơn giản và gọn nhẹ nhất có thể, và không thực hiện việc lập kế hoạch dài hạn.
Tính tiệm tiến (Incremental) và tiến hóa (Evolutionary)
Cuối các phân đoạn, nhóm phát triển thường cho ra các phần nhỏ của sản phẩm cuối cùng.
Các phần nhỏ này thường là đầy đủ, có khả năng chạy tốt, được kiểm thử cẩn thận và có thể sử dụng ngay (gọi là potentially shippable product increment of functionality).
Theo thời gian, phân đoạn này tiếp nối phân đoạn kia, các phần chạy được này sẽ được tích lũy, lớn dần lên cho tới khi toàn bộ yêu cầu của khách hàng được thỏa mãn.
Tính thích ứng (hay thích nghi – adaptive)
Do các phân đoạn chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, và việc lập kế hoạch cũng được điều chỉnh liên tục, nên các thay đổi trong quá trình phát triển (yêu cầu thay đổi, thay đổi công nghệ, thay đổi định hướng về mục tiêu v.v.) đều có thể được đáp ứng theo cách thích hợp.
Theo đó, các quy trình Agile thường thích ứng rất tốt với các thay đổi.
Nhóm tự tổ chức và liên chức năng
Cấu trúc nhóm Agile thường là liên chức năng (cross-functionality) và tự tổ chức (self-organizing).
Theo đó, các nhóm này tự thực hiện lấy việc phân công công việc mà không dựa trên các mô tả cứng về chức danh (title) hay làm việc dựa trên một sự phân cấp rõ ràng trong tổ chức.
Nhóm tự tổ chức có nghĩa là nó đã đủ các kĩ năng (competency) cần thiết cho việc phát triển phần mềm, do vậy nó có thể được trao quyền để tự ra quyết định, tự quản lí và tổ chức lấy công việc của chính mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
Quản lý tiến trình thực nghiệm (Empirical Process Control)
Các nhóm Agile ra các quyết định dựa trên các dữ liệu thực tiễn thay vì tính toán lý thuyết hay các tiền giả định (prescription).
Nói cách khác, Agile rút ngắn vòng đời phản hồi (short feedback life cycle) để dễ dàng thích nghi và gia tăng tính linh hoạt.
Theo thời gian, các chiến lược này sẽ tiến gần đến trạng thái tối ưu, nhờ đó nhóm có thể kiểm soát được tiến trình, và nâng cao năng suất lao động.
Giao tiếp trực diện (face-to-face communication)
Về yêu cầu của khách hàng, Agile khuyến khích nhóm phát triển trực tiếp nói chuyện với khách hàng để hiểu rõ hơn về cái khách hàng thực sự cần, thay vì phụ thuộc nhiều vào các loại văn bản.
Trong giao tiếp giữa nội bộ nhóm phát triển với nhau, thay vì một lập trình viên (thực hiện việc mã hóa) và một kĩ sư (thực hiện việc thiết kế) giao tiếp với nhau thông qua bản thiết kế.
Phát triển dựa trên giá trị (value-based development)
Một trong các nguyên tắc cơ bản của Agile là “phần mềm chạy tốt chính là thước đo của tiến độ”. Nguyên tắc này giúp loại bỏ đi các công việc dư thừa không trực tiếp mang lại giá trị cho sản phẩm.
Để vận hành được cơ chế “làm việc dựa trên giá trị”, nhóm Agile thường làm việc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng (hay đại diện của khách hàng). Cộng tác trực tiếp với họ để biết yêu cầu nào có độ ưu tiên cao hơn, mang lại giá trị hơn sớm nhất có thể cho dự án.
Nhờ đó các dự án Agile thường giúp khách hàng tối ưu hóa được giá trị của dự án. Một cách gần như trực tiếp, Agile gia tăng đáng kể độ hài lòng của khách hàng.
Scrum là gì?Scrum là gì? Scrum là một quy trình phát triển phần mềm theo phương pháp Agile. Chính vì thế, Scrum tuân thủ các nguyên tắc của Agile Manifesto.
Tuy nhiên, Agile và Scrum không phải là một. Hãy nhớ lại, Agile là gì? Agile là một phương pháp, bao gồm những giá trị cốt lõi và nguyên tắc nhất định còn Scrum là quy trình “hiện thực hoá” những giá trị và nguyên tắc của Agile.
Khung làm việc Scrum có gì?Để có thể dùng Scrum, chúng ta cần hiểu rõ và vận dụng đúng các thành tố tạo nên Scrum bao gồm các giá trị cốt lõi (còn gọi là “ba chân”, hay ba trụ cột của Scrum), các vai trò, các sự kiện, và các công cụ (artifacts) đặc thù của Scrum.
Vậy thì ba chân (hay giá trị cốt lõi) của Scrum là gì?
Minh bạch (transparency)
Từ đó mọi người ở các vai trò khác nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định có giá trị để nâng cao hiệu quả công việc.
Các công cụ và cuộc họp trong Scrum luôn đảm bảo thông tin được minh bạch cho các bên.
Thanh tra (inspection)
Công tác thanh tra liên tục các hoạt động trong Scrum đảm bảo cho việc phát lộ các vấn đề cũng như giải pháp để thông tin đa dạng và hữu ích đến được với các bên tham gia dự án. Truy xét kĩ càng và liên tục là cơ chế khởi đầu cho việc thích nghi và các cải tiến liên tục trong Scrum.
Thích nghi (adaptation)
Scrum rất linh hoạt như các phương pháp Agile khác. Nhờ đó nó mang lại tính thích nghi rất cao. Dựa trên các thông tin minh bạch hóa từ các quá trình thanh tra và làm việc, Scrum có thể phản hồi lại các thay đổi một cách tích cực, nhờ đó mang lại thành công cho dự án.
Ba Vai trò trong Scrum là gì?Trong Scrum, đội ngũ tham gia phát triển phần mềm được phân chia ra ba vai trò với trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo tối ưu hóa các công việc đặc thù như sau:
Product Owner (chủ sản phẩm): Là người chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án, người định nghĩa các yêu cầu và đánh giá cuối cùng đầu ra của các nhà phát triển phần mềm.
Scrum Master: Là người có hiểu biết sâu sắc về Scrum và đảm bảo nhóm có thể làm việc hiệu quả với Scrum.
Development Team (Đội sản xuất, hay Nhóm phát triển): Một nhóm liên chức năng (cross-functional) tự quản lý để tiến hành chuyển đổi các yêu cầu được tổ chức trong Product Backlog thành chức năng của hệ thống.
Bốn Cuộc họp (4 Events)Scrum định nghĩa quy tắc cho bốn sự kiện chủ chốt (các cuộc họp) nhằm tạo môi trường và quy cách hoạt động và cộng tác cho các thành viên trong dự án.
Sprint là một phân đoạn lặp đi lặp lại trong quy trình phát triển phần mềm, thường có khung thời gian ngắn (từ 1 – 4 tuần).
Sprint Planning (Họp Kế hoạch Sprint)
Nhóm phát triển gặp gỡ với Product Owner để lên kế hoạch làm việc cho một Sprint. Công việc lập kế hoạch bao gồm việc chọn lựa các yêu cầu cần phải phát triển, phân tích và nhận biết các công việc phải làm kèm theo các ước lượng thời gian cần thiết để hoàn tất các tác vụ.
Scrum sử dụng cách thức lập kế hoạch từng phần và tăng dần theo thời gian, theo đó, việc lập kế hoạch không diễn ra duy nhất một lần trong vòng đời của dự án mà được lặp đi lặp lại, có sự thích nghi với các tình hình thực tiễn trong tiến trình đi đến sản phẩm.
Daily Scrum (Họp Scrum hằng ngày)
Scrum Master tổ chức cho Đội sản xuất họp hằng ngày trong khoảng 15 phút để Nhóm Phát triển chia sẻ tiến độ công việc cũng như chia sẻ các khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển phần mềm suốt một Sprint.
Sprint Review (Họp Sơ kết Sprint)
Cuối Sprint, nhóm phát triển cùng với Product Owner sẽ rà soát lại các công việc đã hoàn tất (DONE) trong Sprint vừa qua và đề xuất các chỉnh sửa hoặc thay đổi cần thiết cho sản phẩm.
Sprint Retrospective (Họp Cải tiến Sprint)
Dưới sự trợ giúp của Scrum Master, nhóm phát triển sẽ rà soát lại toàn diện Sprint vừa kết thúc và tìm cách cải tiến quy trình làm việc cũng như bản thân sản phẩm.
Các công cụ (artifacts) Scrum là gì?Scrum sử dụng các công cụ rất đơn giản nhưng hiệu quả để trợ giúp công việc.
Product backlog
Đây là danh sách ưu tiên các tính năng (feature) hoặc đầu ra khác của dự án. Có thể hiểu như là danh sách yêu cầu (requirement) của dự án.
Product Owner chịu trách nhiệm sắp xếp độ ưu tiên cho từng hạng mục (Product Backlog Item) trong Product Backlog dựa trên các giá trị do Product Owner định nghĩa (thường là giá trị thương mại – business value).
Sprint backlog
Đây là bản kế hoạch cho một Sprint; là kết quả của buổi họp lập kế hoạch (Sprint Planning).
Với sự kết hợp của Product Owner, nhóm sẽ phân tích các yêu cầu theo độ ưu tiên từ cao xuống thấp để hiện thực hóa các hạng mục trong Product Backlog dưới dạng danh sách công việc (TODO list).
Burndown Chart
Đây là biểu đồ hiển thị xu hướng của dự án dựa trên lượng thời gian cần thiết còn lại để hoàn tất công việc.
Burndown Chart có thể được dùng để theo dõi tiến độ của Sprint (được gọi là Sprint Burndown Chart) hoặc của cả dự án (Project Burndown Chart).
Biểu đồ burndown không phải là một thành tố tiêu chuẩn của Scrum theo định nghĩa mới, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi do tính hữu ích của nó.
Quy trình Scrum vận hành như thế nào?Mô hình quy trình Scrum chi tiết
Product Owner tạo ra Product Backlog chứa các yêu cầu của dự án với các hạng mục được sắp theo thứ tự ưu tiên.
Đội sản xuất sẽ thực hiện việc hiện thực hóa dần các yêu cầu của Product Owner với sự lặp đi lặp lại các giai đoạn nước rút từ 1 đến 4 tuần làm việc (gọi là Sprint). Đầu vào là các hạng mục trong Product Backlog, đầu ra là các gói phần mềm hoàn chỉnh có thể chuyển giao được (Potentially Shippable Product Increment).
Trước khi cả nhóm cùng đua nước rút trong Sprint, đội sản xuất cùng họp với Product Owner để lập kế hoạch cho từng Sprint. Kết quả của buổi lập kế hoạch (theo cách làm của Scrum) là Sprint Backlog chứa các công việc cần làm trong suốt một Sprint.
Trong suốt quá trình phát triển, nhóm sẽ phải cập nhật Sprint Backlog và thực hiện công việc họp hằng ngày (Daily Scrum) để chia sẻ tiến độ công việc cũng như các vướng mắc trong quá trình làm việc cùng nhau. Nhóm được trao quyền để tự quản lí và tổ chức lấy công việc của mình để hoàn thành công việc trong Sprint.
Khi kết thúc Sprint, nhóm tạo ra các gói phần mềm có chức năng hoàn chỉnh, sẵn sàng chuyển giao (shippable) cho khác hàng. Buổi họp Sơ kết Sprint (Sprint Review) ở cuối Sprint sẽ giúp khách hàng thấy được nhóm đã có thể chuyển giao những gì, còn những gì phải làm hoặc còn gì phải thay đổi hay cải tiến.
Sau khi kết thúc việc đánh giá Sprint, Scrum Master và nhóm cùng tổ chức họp Cải tiến Sprint (Sprint Retrospective) để tìm kiếm các cải tiến trước khi Sprint tiếp theo bắt đầu, điều này sẽ giúp nhóm liên tục học hỏi và trưởng thành qua từng Sprint.
Các Sprint sẽ được lặp đi lặp lại cho tới khi nào các hạng mục trong Product Backlog đều được hoàn tất hoặc khi Product Owner quyết định có thể dừng dự án căn cứ tình hình thực tế.
Sử dụng chiến thuật “có giá trị hơn làm trước” nên các hạng mục mang lại nhiều giá trị hơn cho chủ dự án luôn được hoàn tất trước. Do đó Scrum luôn mang lại giá trị cao nhất cho người đầu tư cho dự án. Do quy trình luôn luôn được cải tiến, nhóm Scrum thường có năng suất lao động rất cao. Đây là hai lợi ích to lớn mà Scrum mang lại cho tổ chức.
Resource cho bạn tìm hiểu về Scrum và Agile là gì?
Scrum.org: đầy đủ kiến thức cơ bản, nâng cao về Scrum và các chứng chỉ Scrum.
Agile Manifesto: cơ bản về Agile, tuyên ngôn Agile cho người mới bắt đầu.
Agile Vietnam Group và Agile forum Vietnam: diễn đàn lớn nhất về Agile tại Việt Nam, cùng chia sẻ thông tin, kiến thức, sự kiện về Agile.
Agile Product Management with Scrum: cuốn sách kinh điển về quản lý sản phẩm cho Product Owner trong quá trình ứng dụng Scrum.
Viện Trang Thiết Bị Và Công Trình Y Tế
Tổng quan về máy gia tốc tuyến tính Primus
Trong chương trình báo cáo nghiên cứu công nghệ mới định kì vừa qua ngày 04/08/2016 của Khoa Công nghệ thiết bị Y tế, KS. Hoàng Chí Vượng đã trình bày báo cáo Tổng quan về máy gia tốc tuyến tính Primus.
Bài báo cáo đưa ra các y sau:
1. Giới thiệu chung đặc điểm kỹ thuật Máy gia tốc tuyến tính Linac – Primus của hãng Siemens . Đây là loại thiết bị hiện đại cung cấp hai nguồn bức xạ để điều trị: Chùm electron trực tiếp với 7 mức năng lượng khác nhau: 5, 6, 7, 8, 10, 12 và 14 MeV. Bức xạ này tuy không có khả năng xuyên sâu nhưng có hệ số truyền năng lượng LET (lin-ear energy transfer) cao hơn nhiều lần so với photon gamma. Do khả năng đâm xuyên của các electron thấp cho nên thường chỉ định điều trị bằng chùm tia này cho các tổn thương nông. Độ sâu tối đa chúng có thể xuyên tới là 3cm dưới mặt da. Nó có hiệu quả điều trị rất cao. Nguồn photon với 2 mức năng lượng 6 và 15 MeV (tức là tương đương với 3 và 8MV của tia gamma). Đây là giải năng lượng có hiệu suất liều sau tối ưu và mức năng lượng của nó cho phép điều trị hiệu quả các tổn thương ung thư nằm rất sâu trong cơ thể nghĩa là ở khắp nơi trong cơ thể: trong não, đầu mặt cổ, phổi, các tạng trong ổ bụng, hạch…
Primus có bộ phận hội tụ và uốn cong, lái chùm tia ở các mức năng lượng mong muốn. Điếu đó tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh trường chiếu. Phần mềm simtec FS của máy cho phép tự động sắp xếp các trường chiếu với các góc độ khác nhau của thân máy mà không cần sự can thiệp của người điều khiển. Với phần mềm này hiệu quả điều trị tăng lên vì đạt được sự phù hợp lí tưởng giữa sự mong muốn về hiệu quả điều trị và kích thước trường chiếu. Nó bao gồm các MLC với các ưu điểm đã nêu ở trên. Máy có hệ thống lập kế hoạch điều trị (treatment planning therapy) với phần mềm của Prowess, Hoa Kỳ do đó có thể thu nhận ảnh từ bất ký máy ghi hình nào, hợp nhất ảnh, kết nối mạng, xử lý ảnh và mô hình hóa cơ quan giải phẫu, dễ dàng vẽ đường viền tự động hoặc thủ công, miêu tả bề mặt, nội suy hoặc nhập đường bao lát cắt, đặt các điểm tính toán liều lượng, hiển thị và so sánh liều, tạo dựng trường chiếu, tính toán liều cho trường chiếu… Primus có chức năng mô phỏng ảo cho máy CT. Đây là 1 kĩ thuật mới dùng để mô phỏng qua dữ liệu thu thập 1 lần khi chụp CT. Bệnh nhân không cần quay trở lại 1 lần nữa để làm mô phỏng trước khi xạ trị. Nó xác định được các đồng tâm (isocenter) và trường phối hợp với phép chiếu chính xác đến 1mm. Nó cũng có trang bị phần mềm mô phỏng ảo 3 chiều của Prowess, Hoa Kỳ, máy tính CT1-1 với màn hình 800*600. Hệ thống lưu trữ và quản lý bệnh nhân theo phần mêm Lantis mới nhất. Giường bệnh nhân với các chế độ hãm nhằm giảm rung khi chuyển động, phanh tự động khi mất điện, điều chỉnh tư thế bằng điện và bằng tay. Có hệ thống cửa chắn Neutron để ngăn chặn photon và electron năng lượng cao thoát ra ngoài trong quá trình xạ trị. Có chế độ đảm bảo an toàn bức xạ tự động. Trang bị thêm bộ Phantom nước 3 chiều, hệ thống đo liều, hệ thống làm khuôn Styro Former để tạo các khuôn đúc có hình dạng giống khối u giúp thực hiện che chắn các vùng cần bảo vệ khi xạ trị. Như vậy chỉ định và chống chỉ định của Linac- Primus nằm trong khuôn khổ chung khi xạ trị và không bị hạn chế độ sâu như trong máy Co-60 chiếu ngoài. Nó cũng có thể dùng trong xạ phẫu sọ não như dao gamma không có chỉ định. Tất nhiên xạ trị chiếu ngoài cũng chỉ là 1 phương thức để phối hợp với các phương thức khác trong điều trị ung thư. Nó cần được chỉ định đúng và phối hợp tốt cho từng trường hợp bệnh cụ thể để mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhận. Xạ trị có thể phối hợp trước hoặc sau với hóa trị, phối hợp trước, trong hoặc sau phẫu thuật.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động a) Các khối cơ bản Máy gia tốc tuyến tính thường được chia thành 5 hệ thống đó là: +) Hệ thống phun, là một nguồn electron hay còn gọi là súng điện tử +) Hệ thống tần số vô tuyến bao gồm nguồn tần số vô tuyến sử dụng magneton hoặc klyston, bộ điều chế, ống dẫn sóng cao tần có chân không thấp trong đó electron được gia tốc,… +) Hệ thống vận chuyển chùm tia có vai trò vận chuyển electron trong chân không từ ống dẫn sóng gia tốc tới bia hoặc lá tán xạ. +) Hệ thống phụ trợ gồm hệ thống bơm chân không, hệ thống làm lạnh bằng nước, hệ thống chất điện môi bằng ga để truyền vi sóng từ bộ phận phát sóng vô tuyến tới ống dẫn sóng. +) Hệ thống theo dõi và chuẩn trực chùm tia. Có thể minh họa các bộ phận chính của một máy gia tốc xạ trị bằng sơ đồ khối đơn giản sau:
Bên cạnh đó còn rất nhiều phần khác đi kèm với máy gia tốc là: +) Hệ thống collimator chuẩn thông dụng. +) Hệ thống laser xác định trục quay của máy, trục thẳng đứng của chùm tia, bộ hiển thị chùm tia bằng ánh sáng nhìn thấy. +) Hệ thống camera theo dõi bệnh nhân, hệ thống đàm thoại giữa thày thuốc và bệnh nhân. +) Hệ thống che chắn phóng xạ. +) Hệ thống tự ngắt máy gia tốc khi có sự cố. +) Giường máy có thể điều khiển lên, xuống, quay theo các góc. +) Hệ thống tính liều lượng và lập kế hoạch điều trị. +)Hệ thống đo liều: máy đo tia phóng xạ, máy đo phòng hộ tia xạ,… +) Hệ thống làm khuôn chì,…
b) Nguyên lý hoạt động Ban đầu, các electron được sinh ra do bức xạ nhiệt từ súng điện tử, do Cathode được nung nóng. Các electron sinh ra từ súng điện từ được điều chế thành các xung sau đó được phun vào buồng tăng tốc. Buồng tăng tốc có dạng cấu trúc dẫn sóng ở đó năng lượng cung cấp cho electron được lấy từ bộ phát sóng siêu cao tần với tần số khoảng 3000 Mhz. Bức xạ vi sóng phát ra dưới dạng sung ngắn. Các bức xạ này được tạo ra bởi các bộ phát tần số vi sóng, đó là các “van” magnetron và klystron. Klystron thường được dùng với các máy gia tốc năng lượng cao với năng lượng đỉnh là 5MW hoặc hơn nữa để gia tốc điện tử. Các electron được phun vào ống dẫn sóng sao cho đồng bộ với xung của bức xạ vi sóng để chúng có thể được gia tốc. Hệ thống ống dẫn sóng và súng electron được hút chân không sao cho các electron gia tốc có thể chuyển động trong đó mà không bị va chạm với nguyên tử khí. Chùm electron được gia tốc trong buồng tăng tốc có xu hướng phân kỳ và không chuyển động chính xác dọc theo trục được. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đó là do lực đẩy Coulomb giữa các electron mang điện tích cùng dấu, do sự lắp ghép không hoàn hảo làm cho cấu trúc ống dẫn sóng không hoàn toàn xuyên tâm, do tác động của điện từ trường ngoài, … Do đó, chùm electron gia tốc phải được lái một cách chủ động. Trước hết sử dụng một điện trường hội tụ đồng trục để hội tụ chùm tia theo quỹ đạo thẳng. Sau đó các cuộn lái tia tạo ra từ trường tác dụng lực lên các electron để dẫn chùm tia đi đúng theo hướng ống dẫn sóng từ đó hướng ra ngoài theo đường cong nào đó hoặc được uốn để hướng đến bia tạo tia X. Khi máy gia tốc ở chế độ phát chùm electron thì chùm electron được đưa trực tiếp vào đầu điều trị qua một cửa sổ nhỏ. Sau đó được tán xạ trên các lá tán xạ hoặc được một từ trường quét ra trên một diện rộng theo yêu cầu của hình dạng, diện tích trường chiếu trong các trường hợp điều trị cụ thể. Chùm tia được tạo hình dạng bằng các bộ lọc phẳng, nên, collimator sơ cấp, thứ cấp. Liều lượng được kiểm soát bằng các detector . Còn nếu chế độ phát tia X thì chùm electron đã được gia tốc lại được uốn theo một đường cong thiết kế để đập vào bia. Chùm electron có động năng lớn xuyên sâu vào bia, tương tác với các nguyên tử vật chất và bị hãm lại, phát ra tia X năng lượng cao. Phổ năng lượng của tia X phát xạ và suất liều bức xạ phụ thuộc vào mức năng lượng của điện tử, số nguyên tử, bề dày bia và chất liệu dùng làm bia. Chùm tia X phát ra cũng được kiểm soát về liều lượng, được định dạng phù hợp. Hầu hết các máy gia tốc xạ trị hiện nay đều có hai chế độ phát chùm photon và chế độ phát electron. Do đó, về cơ khí được chế tạo phù hợp để thay đổi cơ chế từ chế độ này sang chế độ khác một cách linh hoạt. Ví dụ như bia tia X có thể đưa ra khi sử dụng chế độ phát tia X và được rút vào khi phát chùm electron. Trong quá trình hoạt động, khi hãm chùm electron, bia tia X bị nóng lên, do đó cần có hệ thống làm nguội bằng nước. Với mục đích điều trị, máy gia tốc được thiết kế cơ khí chuyển động linh hoạt như cần máy và giường điều trị. Các hệ hống này đều được kiểm soát an toàn bằng một chuỗi khóa liên động điện, cơ khí, nhiệt độ, áp suất và kiểm soát chùm bức xạ với nhau.
3. Cấu tạo một số khối chính a) Buồng gia tốc Buồng gia tốc được đặt phía trong Gantry. Nó là bộ phận tạo ra các electron mang năng lượng lớn bằng cách gia tốc chúng bởi sóng RF cường độ cao.
Hình 7: Ống sóng gia tốc
b) Súng điện tử (Electron Gun) Súng bắn electron được đặt phía trong Gantry, ngay phía trước ống sóng gia tốc. Bộ phận này có hai nhiệm vụ chính: Tạo ra các electron để gia tốc trong ống sóng và kiểm soát độ ổn định của dòng electron đưa vào (số lượng electron, tốc độ dòng).
Hình 9: Súng bắn electron
Súng bắn electron có cấu tạo gồm một hiệu điện thế cao được đặt giữa 2 bản cực. Cathode được nung nóng bởi 1 sợi đốt nhằm tạo ra các electron tự do. Phía trước Cathode bố trí 1 lưới kim loại có tác dụng đóng ngắt như 1 van. Nó cho phép kiểm soát được sự ổn định của dòng electron tưới Anode (phần đầu ống gia tốc)
Phần van lưới này luôn được cấp 1 hiệu điện thế âm tương đối so với Cathode để ngăn chăn electron tự do di chuyển tới Anode. Khi súng hoạt động thì 1 xung dương sẽ được đưa tới van lưới này cho phép các electron thoát ra ở bề mặt Cathode bay sang Anode.
c) Nam châm chuyển hướng (Bending magnet) Nam châm cong được đặt bên trong Gantry, phía cuối ống sóng. Nó tiếp nhận các electron mang năng lượng cao được gia tốc để chuyển hướng chúng. Mặt khác bộ phận này có cấu tạo để chọn dải năng lượng của electron thoát ra theo yêu cầu.
Sơ đồ nguyên lý lọc mức năng lượng dòng electron
Nam châm cong như tên gọi, nó được thiết kế là một khoang kim loại cong như hình vẽ trên. Phía ngoài là 2 cuộn dây tạo từ trường vuông góc với quỹ đạo electron. Electron sẽ chịu tác dụng của lực từ trong khoang làm chuyển hướng. Quỹ đạo electron sẽ phụ thuộc vào vận tốc và độ lớn của từ trường sinh ra bởi nam châm. Do đó chúng ta có thể chọn được dải năng lượng electron mong muốn bằng cách thay đổi độ lớn của từ trường ngoài.
d) Đầu chuẩn trực (Collimator) Đầu chuẩn trực được đặt trong Gantry, tiếp ngay sau nam châm cong. Nó có nhiệm vụ xử lý chùm tia để tạo ra các tính chất mong muốn bao gồm: dải năng lượng ra có tính tập trung, tính đồng nhất, tính đối xứng. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều chỉnh vùng ảnh hưởng của chùm tia. Bộ phận này được cấu tạo bởi nhiều chi tiết khác nhau như: lá tán xạ, bia, bộ lọc phẳng, lá chuẩn trực…
e) Mạch sóng RF (RF circuit) Mạch sóng RF là bộ phận truyền dẫn sóng từ nguồn sóng RF tới ống gia tốc. Nó nằm trong cả phần thân máy và Gantry. Ngoài nhiệm vụ truyền dẫn sóng, bộ phận này còn được thiết kế để ngăn sóng phản xạ quay trở lại nguồn
f) Nguồn phát sóng RF (RF Power source)
g) Bộ nguồn khuyếch đại (Modulator) Bộ điều biến xung thực chất là một mạch điện có tác dụng phát năng lượng phục vụ việc khuyếch đại sóng RF. Nó hoạt động như một mạch nạp xả. Năng lượng sẽ được nạp sau đó xả tới bộ khuyếch đại dưới sự điều khiển của. h) Klystron Klystron có cấu tạo gần giống như ống gia tốc. Nhiệm vụ chính là khuyếch đại sóng kích thích. Sóng được tạo ra tương ứng với sóng kích thích nhưng cường độ được tăng lên nhiều lần. Sóng này sẽ được truyền qua mạch sóng tới để gia tốc electron trong ống sóng. Bộ phận này được đặt ở trên cùng của phần thân máy.
i) Magnetron Magnetron thường được bố trí ở vị trí giống với Klystron. Trong một máy gia tốc chỉ sử dụng 1 trong 2 bộ khuyếch đại này. Nhiệm vụ của Magnetron cũng tường tự như Klystron tuy nhiên nó có thể tự tạo sóng kích thích mà không cần hỗ trợ bởi bộ phận khác.
Magnetron cấu tạo bởi 1 cặp Anode và Cathode đặt trong từ trường mạnh. Anode được cấu tạo như 1 bánh xe với các khoang được bố trí bên phía trong, còn Cathode là trục của bánh xe này. Electron phát ra từ Cathode sẽ có một quỹ đạo phức tạp khi di chuyển trong trường này. Dòng electron này là gốc sóng ban đầu. Kích thước khoang quyết định tần số cộng hưởng để khuyếch đại sóng này.
j) Bộ phận làm mát (Cooling) Năng lượng được tạo ra từ các bộ phận của máy gia tốc là rất lớn và hầu hết dưới dạng nhiệt. Việc làm mát các bộ phận trên là rất cần thiết để thiết bị có thể hoạt động được một cách chính xác và ổn định nhất. Hệ thống làm mát của máy gia tốc sử dụng cả nước, khí, và dầu. Các bộ phận sinh ra nhiều nhiệt cần được làm mát liên tục gồm có: Ống sóng gia tốc, nam châm cong, bia ở đầu chuẩn trực, mạch sóng, nguồn sóng RF.
QUANG MINH
Cập nhật thông tin chi tiết về Định Nghĩa Thiết Bị Là Gì? Quy Trình Vận Hành, Bảo Dưỡng Máy Móc Thiết Bị trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!