Xu Hướng 3/2023 # Điều Mẹ Nên Biết Về Beurre (Bơ) Và Fromage (Phô Mai) # Top 10 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Điều Mẹ Nên Biết Về Beurre (Bơ) Và Fromage (Phô Mai) # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Điều Mẹ Nên Biết Về Beurre (Bơ) Và Fromage (Phô Mai) được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngoài sữa thì beurre và fromage đều là những món giàu canxi vì chúng là những sản phẩm được làm từ sữa. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của beurre và fromage lại không hoàn toàn giống nhau.

Fromage giàu canxi hơn beurreSo với beurre thì fromage là thực phẩm giàu canxi hơn gấp nhiều lần. Do đó, mẹ nên bổ sung fromage trong thực đơn của bé. Còn beurre lại là thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao.

Độ tuổi bé ăn được beurre, fromageCó khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:

– Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ăn được fromage, beurre.

– Một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn fromage, beurre khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Còn có ý kiến cho rằng, do fromage, beurre thuộc nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé từ 1 tuổi trở lên (có khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò).

Tốt nhất, cha mẹ có thể cho bé ăn thử fromage, beurre từng ít một khi bé bước vào tuổi ăn dặm. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu bị dị ứng, nên tạm ngưng cho bé ăn fromage và hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách sử dụng fromageNên chọn loại fromage dành cho bé dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%. Fromage thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mỳ (dành cho bé trên 1 tuổi). Fromage có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé.

Ngoài ra:– Có thể nấu chung fromage với bột gạo hoặc mỳ ống (tán vụn fromage và rắc lên trên bát bột gạo cho bé).

– Dùng fromage tán vụn, trộn chung với quả bơ; trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho bé; làm bánh bằng bột gạo.

Làm soup fromage, khoai tây cho bé:Nguyên liệu: 1kg khoai tây; 100g hành tây; 100g fromage; 100ml kem sữa béo; 1,5 lít nước dùng; 10g rau mùi tây thái nhỏ; 5 lát bánh mì; 10g beurre.

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.– Đun bơ chảy ra, cho hành tây vào xào. Cho nước dùng vào, đun sôi.

– Cho khoai tây vào, nấu chín, bắc xuống.

– Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

– Cho kem sữa béo vào, nêm gia vị và rắc rau mùi lên.

– Cắt mỏng bánh mỳ lên trên mặt bát soup.

Điều cần tránh: Tránh dùng fromage nấu bột (cháo) cho bé chung với các thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền… vì sẽ khiến bé bị đau bụng. Thực phẩm phù hợp để nấu cùng fromage gồm: khoai tây, carrot; thịt bò, thịt gà, tôm…

– Không lạm dụng fromage cho bé và không dùng fromage là nguồn cung cấp canxi duy nhất cho bé.

– Không nấu nhiều fromage với thịt bò, thịt gà… do fromage cũng nhiều đạm nên khi kết hợp với các món thịt, cá, hải sản thì mẹ nên cân đối lượng đạm trong bát bột (cháo) của bé.

Theo mevabe

Wonder Weeks: Những Điều Cha Mẹ Nên Biết!

Chính xác thì Wonder Weeks (WW) là gì?

Wonder Weeks là một cách để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Có những thời kỳ cao điểm khi tất cả các em bé phát triển nhanh chóng; trải qua các giai đoạn thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Các tên gọi khác của Wonder Weeks là Fussy Weeks hoặc Stormy Weeks.

Khi nào là Wonder Weeks?

· Wonder Week 5

Sự quấy khóc bắt đầu khoảng 5 tuần và thường kéo dài 1-7 ngày.

· Wonder Week 8

Sự quấy khóc bắt đầu khoảng 8 tuần và thường kéo dài 3-14 ngày

· Wonder Week 12

Sự quấy khóc bắt đầu vào khoảng 12 tuần/ 2,8 tháng và thường kéo dài 1-7 ngày

· Wonder Week 19

Sự quấy khóc bắt đầu vào khoảng 15 tuần/ 3,5 tháng, đỉnh điểm ở 17 tuần và các kỹ năng mới của bé xuất hiện vào khoảng 19 tuần. Nó thường kéo dài 1-6 tuần. (Từ giờ trở đi, thời gian WW sẽ kéo dài hơn trước).

· Tuần 29/30 hoặc 6,8 tháng

Đây thực sự không phải là tuần WW, nhưng nhiều em bé hành động quấy khóc trong thời gian này khi chúng bắt đầu hiểu rằng mẹ của chúng có thể rời khỏi chúng.

Cha mẹ cần làm gì trong Wonder Weeks?

Chăm sóc bản thân. WW có thể rất mệt mỏi đối với cha mẹ và điều quan trọng là bạn đừng bỏ bê bản thân.

Hiểu rằng sự quấy khóc của bé không phải là trạng thái vĩnh viễn. Sự bám víu của con là một dấu hiệu của cảm giác không an toàn. Ôm ấp và trấn an em bé sẽ giúp chúng cảm thấy tốt hơn.

Nhắc nhở bản thân rằng sự thay đổi này ở bé là ngắn hạn. Con sẽ sớm tiến bộ hơn trong giai đoạn này.

Thay đổi thường đáng sợ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể làm nhiều hơn về thể chất có thể tạo ra sự sợ hãi trong con, vỗ về, yêu thương con hơn là cách tốt nhất để giúp con vượt qua.

Bạn có thể cần phải chăm sóc em bé, dỗ dành rất nhiều để con có thể ngủ ngon.

Cố gắng đừng lo lắng về thói quen bú thay đổi của bé, con có khả năng muốn cho ăn thường xuyên hơn.

Cố gắng ở nhà nhiều hơn, nơi em bé cảm thấy an toàn và thân quen.

Đừng lo lắng nếu con không thích khám phá như thường lệ. Rất có khả năng em bé muốn ở gần bạn.

Cố gắng đừng lo lắng nếu em bé của bạn dường như đã đi lùi trong sự phát triển của chúng. Hành xử như một đứa trẻ nhỏ hơn là điều rất phổ biến trong Wonder Weeks.

Nguồn: chúng tôi

Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Mẹ Nên Biết

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là nang kê hoặc mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh) là những mụn nhỏ li ti màu trắng (trông như các đốm sữa), cũng có trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.

Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh là: mụn mọc ở mặt, lưng, ngực hoặc chân tay của trẻ. Theo các chuyên gia, đây là dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc mụn sữa ở trẻ sơ sinh chiếm tới 20% số trẻ 2 – 3 tuần tuổi.

Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ hoặc do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe phải dùng thuốc và mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh xuất hiện là do tác dụng phụ của thuốc.

Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ nóng lên khiến mụn bị tấy đỏ lên.

Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa còn sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.

Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.

Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh mọc nhiều.

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

Lỗ chân lông của trẻ nhỏ còn chưa phát triển toàn diện, khiến các tế bào da chết và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và làm bít lỗ chân lông.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Các loại mụn sữa này có thể khiến các mẹ khá là lo lắng khi tìm đến các cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đa số trường hợp mụn sữa không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự động biến mất.

Cũng có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng da mụn sẽ xảy ra cho con ở tuổi dậy thì.

Cần phân biệt mụn sữa với rôm sẩy do nóng bức, đổ mồ hôi, tã lót hay quần áo của bé không thông thoáng. Mẹ cần giữ vệ sinh khô thoáng cho bé, nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm sảy, thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng và theo dõi xem có cải thiện hay không.

Mẹo trị mụn sữa theo dân gian

Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm. Lá riềng rất lành tính và có tác dụng nhanh trong việc chữa mụn sữa cho bé.

Mẹ lấy một nắm lá khế, cho vào nồi đun sôi, để nguội và lọc bỏ phần bã. Sau đó mẹ hãy tráng sơ qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn, rồi tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.

Mỗi tuần mẹ chỉ nên tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế, vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều sẽ khiến da bé sẽ bị xỉn màu.

Với hai cách tắm bằng “cây nhà lá vườn” trên mẹ có thể yên tâm bé sẽ hết mụn sữa và không hề ảnh hưởng đến làn da của bé.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý: khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn, thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé, làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, quần áo nên rộng rãi, thoáng mát.

Nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp, cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Tắm xong cần lau người thật khô.

Mẹ không nên cho trẻ bú thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ nếu không thật sự cần thiết. Nếu bé phải dùng sữa công thức thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.

Không nên cho trẻ mặc quần áo len hay lông vì dễ gây kích ứng da.

Không nên kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm.

Không nên dùng sữa tắm hay xà bông có tính tẩy hay kích thích mạnh.

Không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa

Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da trẻ vì nóng bức khiến mụn sữa mọc nhiều hơn. Nếu có tắm nắng cho bé, mẹ nên nắng sớm 6 – 8 giờ sẽ không gây kích ứng da.

Không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Một số lưu ý khi trẻ bị nổi mụn sữa

Mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm mụn sữa của trẻ, bởi có thể tác dụng phụ của thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.

Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên mụn sữa để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.

Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc với những người có bệnh về da.

Có nên nặn mụn sữa ở trẻ sơ sinh là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng không cần thiết, mẹ không nên nặn mụn sữa của con để tránh gây nhiễm trùng thêm cho trẻ.

Có thể thấy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với bé. Bé bị mụn sữa nếu được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ có thể sớm khỏi mụn, trả lại làn da mịn màng cho bé.

Video Clip – Cách Làm Sữa Chua Phô Mai Có Lớp Váng Sữa Mới Nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Mẹ Nên Biết Về Beurre (Bơ) Và Fromage (Phô Mai) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!