Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10 được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn khối 10. Đọc hiểu Con lừa và người nông dân, Nghị luận xã hội Thử thách trong cuộc sống, hình ảnh người phụ nữ qua bài ca dao
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 10
(Thời gian làm bài: 90 phút)
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA – Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 10 (Chương trình cơ bản). – Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu,vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về tiếng việt và làm văn: Nhân vật giao tiếp và nội dung giao tiếp; Phương thức biểu đạt. + Kiến thức văn học : Trữ tình dân gian ( ca dao hài hước) + Kĩ năng tạo lập văn bản: Tạo lập một đoạn văn; một bài văn nghị luận. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Thấp Cao
I.Đọc– hiểu: 1. Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản. 2. Xác định được yếu tố miêu tả trong đoạn văn. 3. Xác định nội dung của văn bản
Số câu Số điểm Tỷ lệ 3 30 30% 3 3,0 30%
II. Làm văn: NLXH -Giới thiệu vấn đề cần viết trong đoạn văn: thử thách trong cuộc sống -Thế nào là thử thách? -Cách mỗi người vượt qua thử thách. Vai trò của những thử thách trong tôi luyện con người
-Liên hệ với bản thân mình
Số câu Số điểm Tỷ lệ 0,5 5% 1 10% 0,5 5% 1 2 20%
III.Làm văn NLVH – Nhận biết được nhân vật trữ tình (người phụ nữ) qua bài ca dao than thân. – Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ qua bài ca dao. -Nhận biết được những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao. – Hiểu được các nội dung + Vẻ đẹp và ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ + Ý thức về thân phận của người phụ nữ – Vai trò của các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ… trong việc diễn tả nội dung – Dựa vào nội dung phân tích đưa ra nhận xét, suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến – Lấy dẫn chứng từ một số ngữ liệu khác để bàn luận, so sánh, mở rộng – Liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại: dám khẳng định vị trí và tài năng, cống hiến tài năng cho xã hội.
Số điểm Tỷ lệ 1,5 15% 2 20% 1 10% 0,5 5% 1 5,0 50%
Tổng số câu: Số điểm Tỷ lệ 5,0 50% 3,0 30% 1,0 10% 1,0 10% 5 10 100%
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ Văn 10
(Thời gian làm bài:90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Cho ngữ liệu sau: CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 1 ( 1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2 ( 1 điểm): Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 3 ( 1 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? Phần 2: Làm văn(7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn không quá 10 câu về: Thử thách trong cuộc sống Câu 2 ( 5 điểm): Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.”
( Bài số 1 – Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập 1, NXBGD 2006)) —————– Hết ———— XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 1, Hướng dẫn chung: – Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. – Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 2, Đáp án và biểu điểm:
Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu a. Yêu cầu về kĩ năng: – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức:
1 Văn bản sử dụng phương thức tự sự. 01
2 Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên: + lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên + đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao + lóc cóc chạy 01
3 Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa: – Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc – Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng. 01
II Làm văn Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách viết đoạn văn. – Vận dụng được các thao tác nghị luận. – Diễn đạt ngắn gọn, chặt chẽ, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu. – Có những cách viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức:
Đoạn văn cần đạt được những ý sau: * Giới thiệu vấn đề cần viết trong đoạn văn: thử thách trong cuộc sống *Thế nào là thử thách? *Cách mỗi người vượt qua thử thách. Vai trò của những thử thách trong tôi luyện con người *Liên hệ với bản thân mình 0,5 0,5 0,5 0,5
Nghị luận văn học *Giới thiệu: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong bài ca dao:Ý thức được vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm, đồng thời ý thức được thân phận của mình trong xã hội cũ * Triển khai: – Người phụ nữ tự ý thức về vẻ đẹp của bản thân: + Môtip thân em : quen thuộc. ( phù hợp với cảm nhận về thân phận bé nhỏ, hẩm hiu) + Thủ pháp so sánh: Thân em – tấm lụa đào + Hình ảnh ẩn dụ: Tấm lụa đào(đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và mát, lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý) – Ý thức về thân phận: + Hình ảnh ẩn dụ: Chợ ( Nơi ồn ào, xô bồ , nơi ngã giá, mặc cả. Giá trị và vẻ đẹp của con người trở thành một món hàng trao tay) + Từ láy: phất phơ ( chông chênh, không có gì đảm bảo) + Cụm từ nghi vấn: biết vào tay ai ( như câu hỏi chua xót, lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định phía trước.) – Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. – Có rất nhiều bài ca dao có cùng môtip “thân em” trong chùm ca dao than thân. Nhân vật trữ tình thường là người phụ nữ trong xã hội bất công. ” Thân em như miếng cau khô…”, ” Thân em như hạt mưa rào…”. Nguồn cảm hứng và cách thức thể hiện này còn được lắp lại trong một số tác phẩm văn học viết. *Kết thúc : Liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại: dám khẳng định vị trí và tài năng, cống hiến tài năng cho xã hội. ( Hoặc đánh giá vấn đề nghị luận, liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân) 0,5 1 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5
Lưu ý: Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt Điểm 2-3:Đáp được một phần các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt,chính tả. Điểm 0: Không làm bài. ………..Hết………….
Đề thi học kì môn văn lớp 10
Tuyển tập những đề thi về những bài ca dao đã học : Ca dao
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Văn 2022
(1) Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6) Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh Mặt trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt – John Maxwell)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trình bày ý theo cách nào trong các cách sau đây? (0,5 điểm)
E. Tổng – phân – hợp
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu (6) đến câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là tư duy số đông? Anh/Chị ứng xử với tư duy số đông như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
Anh /Chị hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn 2017 – THPT Yên Dũng số 3
– Phép lặp cấu trúc
– Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận, giọng điệu hùng biện lôi cuốn hấp dẫn thể hiện nhiệt huyết của người viết; tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu..
– Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận tầng lớp trong xã hội về vấn đề, hiện tượng nào đó.
– Cách ứng xử với tư duy số đông:
+ Cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng .
+ Tránh a dua theo đám đông mà thiếu sáng suốt.
+ Tư duy số đông không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng cần lắng nghe để xác lập cho bản thân một cách nghĩ đúng và một cách làm đúng.
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
c. Nội dung nghị luận: thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới dây là một số gợi ý về nội dung:
– Đồng tình: Nếu quan niệm thành công là sáng tạo, là tạo ra những khác biệt mang tính đột phá thì tư duy số đông nhiều khi lại tạo ra đường mòn, hạn chế tìm tòi trong suy nghĩ và hành động của con người. Khi đó, tư duy số đông sẽ là lực cản của thành công.
– Phản đối: Cũng có người quan niệm thành công là đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Trên con đường thực hiện mục tiêu, con người cần phải biết lắng nghe và khi đó có cách nhìn nhận, đánh giá của số đông cũng có những tác dụng nhất định: thể hiện xu hướng, trào lưu phổ biến nào đó; cảnh báo tính khả thi của mục tiêu đặt ra; chỉ ra hướng tiếp cận với công chúng… Khi đó, tư duy số đông không phải là lực cản của sự thành công, ngược lại có ý nghĩa quan trọng với việc mang lại thành công.
– Vừa đồng tình, vừa phản đối:
+ Tư duy số đông là lực cản nếu con người chưa đủ năng lực tìm tòi cái mới, cái riêng cho suy nghĩ và hành động của mình. Con người sẽ bị lệ thuộc vào cách nghĩ, cách làm của số đông.
+ Tư duy số đông của có thể là lực đẩy, thôi thúc người ta tìm kiếm cách nghĩ, cách làm riêng, nỗ lực tìm tòi, kiến tạo những giá trị mới.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật người đàn bà hàng chài
– Người đàn bà vô danh, ngoại hình thô kệch, số phận bất hạnh…là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ.
– Tuy quê mùa thất học, sống cam chịu, nhẫn nhục nhưng chị rất sâu sắc thấu hiểu lẽ đời; giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung; thương yêu con vô bờ bến và biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.
– Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau, vào nhiều mối quan hệ; bút pháp khắc họa theo lối tương phản, ngôn ngữ sinh động phù hợp với tính cách…
– Người đàn bà hàng chài mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ ViệtNamtần tảo, nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh..
– Nhà văn cảm thông, thấu hiểu và trân trọng, ngợi ca những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình; làm bật nét riêng của mỗi đoạn thơ,…
Theo Thethaohangngay
Để Học Tốt Môn Ngữ Văn Lớp 6
khác nhiều so với môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Do đó các con cần các bí quyết để . Novateen bật mí các học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 ngay sau đây.
Vì sao phải học tốt môn Ngữ Văn lớp 6?
Quả thật môi trường cũng như phương pháp học ở bậc THCS khác hoàn toàn so với bậc Tiểu học. Nếu ở bậc Tiểu học thì cô giáo chủ nhiệm sẽ đảm nhận các môn học chính. Còn đối với bậc THCS thì mỗi thầy, mỗi cô sẽ đảm nhận 1 môn. Mỗi thầy cô sẽ có phương pháp truyền đạt khác nhau. Bên cạnh đó các môn học cũng khó hơn nhiều so với bậc Tiểu học.
Đối với môn Ngữ Văn lớp 6 cũng vậy. Nó khác và khó hơn nhiều so với môn Tiếng Việt ở các lớp dưới. Môn Ngữ Văn lớp 6 không chỉ khó hơn về nội dung mà còn có nhiều khái niệm trừu tượng.
Làm thế nào để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6?
Muốn học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 cần các em học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Đồng thời phải có phương pháp học tập khoa học.
Tiếp cận cách học mới
Ở các lớp dưới các con đã quá quen với cách học theo kiểu áp đặt. Tức thầy cô giáo giảng thế nào thì các con nghe vậy. Khi còn ở Tiểu học các con đã đã quá quen với việc viết văn dạng văn bản mẫu. Điều này sẽ hạn chế tư duy và sự sáng tạo của các con.
Khi lên lớp 6, cách học hoàn toàn khác hẳn. Thầy cô giáo chỉ hướng dẫn, gợi mở cho học sinh. Học sinh phải suy nghĩ và tư duy nhiều hơn. Các bài tập yêu cầu sự sáng tạo nhiều hơn. Do đó các em thường gặp phải khó khăn do sự cảm nhận của các em còn đơn giản và thực tế. Ngoài ra vốn từ cũng như hiểu biết của các em còn nghèo nàn. Chính vì lẽ đó các em cần có một phương pháp học mới.
Bên cạnh đó, muốn học tốt môn Ngữ Văn cần phải có sự say mê đọc nhiều tư liệu. Có đọc nhiều các con mới tích lũy được vốn từ. Điều này các con lớp 6 ít đáp ứng được. Nguyên nhân chính bởi các con mới thoát khỏi lứa tuổi nhi đồng, còn rất mải chơi. Đặc biệt trong, trong thời đại công nghệ ngày nay. Rất nhiều loại hình giải trí như: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là trò chơi điện tử đang rất cuốn hút các em. Chính những điều này sẽ làm nghèo nàn vốn ngôn từ của các con.
Nắm chắc kiến thức mới học tốt môn Ngữ Văn lớp 6
Để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 điều đầu tiên các con phải nắm chắc kiến thức ở trên lớp. Như đã nói ở trên, cách giảng của thầy cô giáo sẽ chủ yếu là gợi mở. Do đó khi ở trên lớp các con cần chú ý nghe giảng. Những điều không hiểu các con cần hỏi thầy cô giáo, đồng thời đưa ra ý kiến riêng của mình. Chắc chắn thầy cô giáo sẵn sàng giải thích cũng như sẽ phân tích ý kiến của con. Điều này sẽ làm các con mạnh dạn và tăng vốn từ cũng như tư duy. Phù hợp với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Ôn lại bài cũ luôn giúp các con hiểu và nhớ sâu kiến thức. Do đó, các bậc phụ huynh cần giúp các con duy trì việc ôn tập và làm bài tập ở nhà. Đồng thời chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Điều này sẽ giúp các con tiếp thu bài một cách dễ dàng nhất.
Khi làm bài văn, các con cần đọc kỹ đề bài cũng như lập dàn bài trước khi viết. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các con nếu muốn học giỏi môn Ngữ Văn lớp 6. Việc làm này giúp các em không bị lạc đề hay sắp xếp các ý lộn xộn.
Muốn học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 cần phải luyện viết nhiều
Muốn học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chắc chắc không thể không viết nhiều. Khi các con càng viết nhiều thì kỹ năng viết sẽ càng được nâng lên. Giúp bạn rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn từ, diễn đạt lưu loát, trôi trảy. Từ đó sẽ có cách hành văn sẽ súc tích, cô đọng. Bạn có thể khơi dậy niềm đam mê viết lách bằng cách hướng dẫn con viết nhật ký. Có thể viết về một ngày của con ở trường. Về những kỷ niệm của con. Viết nhiều sẽ giúp con bạn rèn được một kĩ năng rất quan trọng không chỉ giúp học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 mà còn là kĩ năng viết.
Tìm trung tâm ôn luyện văn hóa
Để môn tốt môn Ngữ Văn lớp 6. Tuy nhiên, trên lớp học thường có đông học sinh. Thầy cô giáo không thể giúp đỡ, chỉ bảo từ em một. Nếu phụ huynh nào định hướng muốn con theo học ngành xã hội nên suy nghĩ đầu tư ngay từ lớp 6. Các bậc phụ huynh có thể tìm gia sư dạy kèm hoặc tìm đến các trung tâm ôn luyện để nâng cao kiến thức cho con.
Novateen có địa chỉ 22A Thành Công – Ba Đình là một trung tâm ôn luyện nâng cao kiến thức bậc THCS uy tín tại Hà Nội. Đội ngũ Thầy Cô giáo tại Novateen là những người có kinh nghiệm lâu năm, giàu lòng nhiệt huyết, tận tình trong quá trình giảng dạy. Học viên sau mỗi bài test đánh giá năng lực định kỳ sẽ được chuyển lớp nếu có nhu cầu để tránh tình trạng ” Không ngồi nhầm lớp “.
Học viên tại các lớp học ở Novateen đều hạn chế về số lượng. Điều này tạo điều kiện thầy cô kèm cặp hướng dẫn tối đa cho học viên. Đối với môn Ngữ văn lớp 6, các thầy cô giáo ở Novateen sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu và biết làm các dạng đề văn mới như miêu tả, tự sự sáng tạo… Biết cách viết các đoạn văn cũng như cách cảm nhận về tác phẩm văn học. Các thầy cô giáo giỏi môn ngữ văn còn thường xuyên hướng các em đọc sách, tham khảo tài liệu. Qua đó giúp các em có niềm đam mê Văn học cũng như để trau dồi ngôn ngữ, vốn từ, ngữ pháp. Từ đó góp phần nâng cao khả năng cảm nhận của các em về các vấn đề trong cuộc sống.
Vậy nên, hãy để con học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 cùng NOVATEEN
Nếu như bạn lo lắng rằng giáo viên môn Văn thường chấm bài theo cảm tính. Kết quả bài thi của con không đánh giá đúng năng lực. Thì chính phụ huynh cũng đang rất cảm tính. Dù là môn tự luận, nhưng để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 cũng phải tuân theo một cái khung nhất định.
Đến với Novateen, chúng tôi sẽ giúp cho con bạn nắm vững những phương pháp học môn Văn. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, yêu chữ, yêu nghề. Con bạn sẽ tiến bộ từng ngày. Không chỉ học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, con bạn cũng sẽ cảm thụ Văn học tốt hơn.
Tại Novateen, học sinh sẽ được làm bài kiểm tra đánh giá năng lực thường xuyên. Từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh phương pháp dạy kịp thời. Đảm bảo mọi học sinh đều tiến bộ rõ rệt từng ngày. Học sinh vừa nắm chắc kiến thức cơ bản, lại hiểu được kiến thức nâng cao.
Những ưu điểm của lớp học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 tại Novateen
ĐẶC BIỆT: Trải nghiệm 2 buổi học đầu tiên miễn phí. Nếu học sinh hài lòng và mong muốn học tiếp mới phải đóng tiền. Link đăng ký học: http://bit.ly/Novateenlop9Hotline tư vấn miễn phí: 098.442.3335 – 098.949.2020
Kiểm Tra 1 Tiết Cuối Kì 1 Gdcd Lớp 10, Sự Khác Nhau Giữa Nhận Thức Cảm Tính Và Lý Tính?
A*. Cô giáo đang kể chuyện viễn tưởng hoặc là chuyện của tương lai.
B*. Trong điều kiện nhất định cơ năng sẽ hóa điện năng.
C*. Trong điều kiện nhất định, các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau.
D*. Đi bộ sẽ sản sinh ra nhiệt và nhiệt sẽ hóa điện.
2: Các nhà khoa học đã tìm ra loại vắc xin phòng chống dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra, nhưng sau một số năm vi rút H5N1 biến đổi sang chủng mới là H7N9. Vì vậy vắc xin cũ không còn phù hợp nữa, các nhà khoa học lại phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại vắc xin mới… Thực tế trên phù hợp với nhận định nào sau đây?
A*. Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức.
B*. Nhận thức của con người có thể đúng đắn, hoặc sai lầm.
C*. Nhận thức giúp con người cải tạo hiện thực khách quan.
D*. Thực tiễn giúp các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện.
A*. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
B*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng đều là tạm thời.
C*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng là khách quan.
D*. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.
4: Giai đoạn nhận thức nào sau đây giúp con người tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng?
A*. Nhận thức trực quan. B*. Nhận thức lí tính.
C*. Nhận thức lí luận. D*. Nhận thức cảm tính.
5: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là
A*. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá.
B*. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.
C*. Học cách học →biết cách học.
D*. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.
7: Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
8: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và
A*. nhu cầu của con người trong thế giới đó. B*. khả năng của con người trong thế giới đó.
C*. vị trí của con người trong thế giới đó. D*. niềm tin của con người trong thế giới đó.
9: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A*. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.
B*. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.
C*. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.
D*. Mọi sự vận động đều là phát triển.
11: “Để có được tấm bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học, anh D đã đánh đổi bằng nhiều đêm miệt mài, nhiều ngày nỗ lực, nhiều giờ nghiên cứu trên thư viện của trường. Tấm bằng giỏi đại học là kết quả xứng đáng cho sự phấn đấu của anh, đồng thời cũng mở ra cho anh một tương lai tốt đẹp”. Em hãy đọc đoạn trên và cho biết ý nào sau đây nói về lượng?
A*. Nghiên cứu trên thư viện. B*. Nhiều đêm miệt mài.
C*. Mở ra tương lai tốt đẹp. D*. Kết quả xứng đáng.
13: thành ngữ nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng?
A*. Rút dây động rừng. B*. Nhất bên trọng nhất bên khinh.
C*. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. D*. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.
14: Anh Q và anh T vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra việc đánh nhau. Trước sự việc trên chị C phán đoán anh Q và anh T vốn đã có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh K lại khẳng định bố anh Q trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh Q đánh anh T là điều dễ hiểu. Còn anh M thở dài giá mà cả hai anh Q và T bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn trên. Theo em, ai là người có phương pháp luận siêu hình?
A*. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện có tính ngẫu nhiên.
B*. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện mang tính chu kỳ.
C*. Lịch sử loài người biến đổi theo xu thế tất yếu xuất hiện cái tiến bộ hơn.
D*. Lịch sử loài người biến đổi theo quy luật khách quan.
A*. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
B*. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
C*. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
D*. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
A*. Lượng của sự vật thay đổi. B*. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.
C*. Chất của sự vật thay đổi. D*. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.
18: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là
19: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thứC*. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
A*. thuyết nhị nguyên luận. B*. thuyết bất khả tri.
C*. thế giới quan duy tâm. D*. thế giới quan duy vật.
A*. Rút dây động rừng. B*. Tre già măng mọc.
C*. Có chí thì nên. D*. Nước chảy đá mòn.
21: Là một người thợ sửa chữa đồ điện ở xã nhà, không có bất cứ bằng cấp nào về cơ khí, nhưng do chịu khó mày mò tìm hiểu từ những thứ đồ cũ nên bác T đã chế tạo ra nhiều loại máy móc phục vụ thiết thực cho hoạt động nông nghiệp. chuyện về bác T là minh chứng cho vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. D*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
A*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. D*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
23: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là
24: Luận điểm ” Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông ” nói đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A*. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B*. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C*. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. D*. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
25: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?
A*. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.
B*. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.
C*. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.
D*. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.
26: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong
A*. thế giới khách quan và xã hội. B*. giới tự nhiên và tư duy.
C*. đời sống xã hội và tư duy. D*. giới tự nhiên và đời sống xã hội.
27: Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N cũng sẽ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo
A*. phương pháp luận biện chứng. B*. thế giới quan duy tâm.
C*. phương pháp luận siêu hình. D*. thế giới quan duy vật.
28: Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, xương, tre gỗ, con người đã biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí. Nhờ đó, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài. Khi năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa, chế độ tư hữu có cơ sở để tồn tại. Xã hội thị tộc bộ lạc của công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại. Hãy chỉ ra hình thức vận động xã hội (hình thức vận động cao nhất) trong đoạn thông tin trên?
A*. Cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài.
B*. Công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ, nhường chỗ cho xã hội cổ đại.
C*. Năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa.
D*. Biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí.
29: Hoa nở thì nụ biến mất, quả xuất hiện thì hoa biến mất. Đó là biểu hiện của hiện tượng nào sau đây?
A*. Phủ định siêu hình. B*. Phủ định biện chứng.
C*. Phủ định hoàn toàn. D*. Phủ định sạch trơn.
30: Nghỉ hè, H lên Hà Nội thăm chị gái. H nhận thấy ở thủ đô toàn nhà cao tầng, chứ không có nhiều nhà cấp bốn như ở quê. Trên đường phố, mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Trong lúc chờ chị đón, H thấy có một bạn nhỏ đến xin tiền mua đồ ăn. Nhìn bạn nhỏ rất đáng thương nên H cũng muốn cho em ấy tiền, nhưng nhớ lời mẹ dặn ở trên thành phố nhiều trộm cắp lừa đảo nên H lại thôi. H cứ băn khoăn mãi, không biết nên quyết định ra sao. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học trong tình huống trên?
A*. Thủ đô nhiều nhà cao tầng, ở quê nhiều nhà cấp bốn.
B*. Trạng thái băn khoăn vừa muốn giúp lại vừa sợ bị lừa của H.
C*. H nhà thì ở quê, nhưng hôm nay được lên thành phố chơi.
D*. Mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã.
31: Quan điểm nào sau đây phủ định sạch trơn sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật?
A*. Quan điểm duy tâm. B*. Quan điểm biện chứng duy tâm.
C*. Quan điểm biện chứng duy vật. D*. Quan điểm siêu hình.
32: Một cơn áp thấp nhiệt đới, khi gió mạnh dần lên đến cấp 7 thì chuyển thành bão. Thời điểm gió cấp 7 được gọi là
Nhận thức là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính?
Tham khảo đáp án:
– Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính?
– Tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng.
– Mang lại hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức (giai đoạn đầu tiên).
– Tiếp xúc gián tiếp với sự vật hiện tượng
– Tìm ra bản chất, quy luật,… của sự vật, hiện tượng.
– Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 10 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!