Xu Hướng 5/2023 # Dạy Con Tự Học Không Khó Với 5 Bí Kíp Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết # Top 10 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Dạy Con Tự Học Không Khó Với 5 Bí Kíp Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Dạy Con Tự Học Không Khó Với 5 Bí Kíp Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dạy con tự học bằng cách rèn tính tự giác

Trước khi dạy con tự học, bố mẹ nên giúp trẻ rèn luyện tính tự giác. Sự tự giác sẽ giúp trẻ hiểu được vai trò của việc học đối với tương lai của mình. Do vậy, bố mẹ nên trò chuyện để trẻ có thể hiểu được mỗi người trong gia đình đều có nhiệm vụ riêng và nhiệm vụ trẻ cần hoàn thành tốt chính là học tập. Một khi trẻ đã hiểu được điều này và có tinh thần tự giác, trẻ sẽ tập trung và tự giác trong học tập hơn.

Giúp trẻ chủ động trong tư duy

Thay vì giải bài tập hộ trẻ, việc hướng trẻ làm chủ tư duy, tự đào sâu suy nghĩ khi gặp bài toán khó mới là phương pháp dạy con tự học đúng. Bố mẹ chỉ nên là người khơi gợi, định hướng dựa trên những suy nghĩ của trẻ. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng bố mẹ nên dạy trẻ cách tự tìm tòi tài liệu phục vụ việc học, giúp kích thích ham mê học tập của trẻ. 

Ngoài giờ học, bố mẹ có thể cùng trẻ tham gia một số hoạt động như chơi cờ, giải đố để rèn luyện kỹ năng tư duy. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ chủ động trong tư duy và không còn cảm thấy việc học là quá khó khăn.

Học cùng trẻ, biến giờ học thành giờ chơi

Hạn chế kiểm tra bài vở hằng ngày của trẻ

Ngay cả khi đi làm bố mẹ cũng không thích bị sếp kiểm tra tiến độ công việc mỗi ngày bởi điều này khiến bố mẹ cảm thấy gò bó và không thoải mái. Trẻ nhỏ cũng vậy. Nếu bị kiểm tra bài tập hằng ngày, trẻ sẽ dễ cảm thấy mình đang bị ép học và những gì trẻ làm chỉ là để đối phó với việc kiểm tra không phải vì trẻ thích học. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bố mẹ lơ là không để ý đến việc học của trẻ.

Coi việc học thật nhẹ nhàng

Nhiều bố mẹ ở Việt Nam mắc phải căn bệnh “con nhà người ta” nên thường yêu cầu con mình phải giỏi, phải hơn hoặc ít nhất không thua kém “con nhà người ta”. Chính tư tưởng này khiến nhiều bố mẹ biến con mình trở thành công cụ tham gia vào những cuộc đua vô nghĩa về điểm số và thành tích. 

Bố mẹ nên hiểu rằng, học kiến thức là cả một quá trình kéo dài suốt cuộc đời. Ở giai đoạn nhỏ tuổi này, điều trẻ nên học đó là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Nếu điểm số của trẻ chưa cao mà trẻ biết đối nhân xử thế, kính trên nhường dưới thì đó không phải là vấn đề quá to tát. Nếu có sự hỗ trợ của bố mẹ, trẻ vẫn thể cố gắng vào những kỳ sau. Quan trọng là bố mẹ có biết cách dạy con tự giác học tập đúng cách chưa.

Một khi bố mẹ biết cách coi việc học thật nhẹ nhàng, trẻ sẽ có cái nhìn tích cực với việc học tập. Nhờ đó, trẻ sẽ không coi việc học là việc bắt buộc mà biến chúng thành một sở thích, thú vui của bản thân. 

Học Cách Dạy Con Của Phương Tây – Bố Mẹ Nên Biết

1. Phương pháp tôn trọng con trẻ

Người phương Tây đặc biệt coi trọng vấn đề này. Cho dù con còn nhỏ nhưng những bà mẹ phương Tây luôn tôn trọng những điều con muốn. Khi cho trẻ đến chơi nhà bạn và được mời ăn, các bé đều được quyền nói Có hoặc Không với món ăn đó, cách xử sự của trẻ đều rất tự nhiên chứ không bị ép buộc. Thậm chí các bà mẹ Tây còn chả bao giờ ngăn cản con ăn (vì sĩ diện hay e ngại làm phiền) hoặc bắt ép con ngoan ngoãn, ăn món được mời (để lấy lòng chủ nhà như ở phương Đông). Khi con mắc lỗi, cha mẹ phương Tây không hề quát mắng ở nơi công cộng mà chỉ để đến lúc về nhà hoặc tìm không gian riêng tư để “nhỏ to tâm sự”, chỉ cho con sai ở đâu, nên làm gì cho phải phép. Rất ít khi bố mẹ dùng đòn roi để giải quyết vấn đề mà chủ yếu là dùng lời nói để dạy con. Cũng bởi trẻ nhỏ có tính bắt chước cao nên việc bố mẹ luôn tôn trọng con đã giúp trẻ hình thành thói quen tôn trọng người khác. Những lời nói của bố mẹ cũng luôn được trẻ ghi nhận, hợp tác với bố mẹ và luôn có thái độ thoải mái, tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

2. Phương pháp “con lật đật”

Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về cách dạy con của các bà mẹ phương Tây. Thường thì những bà mẹ như ở Việt Nam chúng ta luôn chăm chút con từng tí một, thậm chí con khóc, con ngã cũng đã hoảng hốt chạy đến nâng niu, dỗ nín con. Nhưng ở phương Tây hoàn toàn ngược lại, chúng ta nhìn vào thì cho rằng như vậy hơi phũ phàng và không thương con tí nào. Nhưng mà đó lại là cách dạy con tuyệt vời đáng để chúng ta học hỏi. Phương pháp “con lật đật” tức là: nếu con ngã thì phải tự đứng dậy, nếu con tự kích hoạt chế độ khóc thì con cũng phải biết cách bấm nút ngừng khóc. Bởi vậy mà trẻ con ở đó bao giờ cũng biết cách tự giải quyết vấn đề cá nhân, ít khi phải để bố mẹ động tay chân vào giúp đỡ. Người Việt thường có câu “uốn con từ thuở còn thơ”. Chính trong thời điểm con còn bé, bạn hãy áp dụng phương pháp này nếu muốn con không bị nhiễm thói nuông chiều, mè nheo, ưa làm nũng và không có tính tự lập. 

3. Để trẻ nhận biết đâu đâu cũng là cửa hàng “tự phục vụ”

Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà bố mẹ Tây sẽ khai thác tối đa khả năng “tự phục vụ” của con. Chẳng hạn, khi trẻ đã biết cách cầm nắm đồ vật, tự ngồi dậy được thì trẻ sẽ được làm quen với muỗng, chén đĩa và cứ để cho trẻ tự ứng biến xoay sở làm sao để ăn được. Trong thời gian đầu, trẻ sẽ còn lóng ngóng, khuấy đảo tứ tung hoặc vục mặt vào chén bột ăn dặm nhoe nhoét. Bố mẹ cần ở cạnh bên quan sát và hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhưng vẫn để trẻ tự xử lý và dần dần, với bản năng sinh tồn, trẻ cũng sẽ biết cách xử lý khẩu phần ăn của mình. Lớn thêm chút nữa, trẻ sẽ phải tự thay quần áo, tự mang giày dép,… mà hiếm khi có sự giúp đỡ từ bố mẹ. 

4. Phương pháp lắng nghe và kiên nhẫn

Nói về vấn đề này, phải công nhận những bà mẹ phương Tây cực kỳ chịu khó lắng nghe, kiên nhẫn giải đáp mọi thắc mắc của con. Có khi họ còn dành cả ngày chỉ để trò chuyện với con, sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi ngô nghê hoặc chơi trò chơi với con cả buổi. Điểm đáng chú ý ở trẻ con phương Tây là chúng rất hay đặt câu hỏi “tại sao”, “tại sao không”. Ở bất cứ câu chuyện nào trẻ cũng luôn đặt câu hỏi như vậy và bố mẹ Tây bao giờ cũng kiên trì giải đáp hết cho con.

Ở phương Đông, cha mẹ chúng ta hầu như chỉ trả lời cho qua chuyện hoặc ậm ừ cho có. Nhưng với người phương Tây, mọi vấn đề mà con còn thắc mắc, không hiểu sẽ được giải đáp tỉ mỉ, đến lúc con thỏa mãn thì thôi. Đặc biệt khi con mắc lỗi sai, họ cũng nhẹ nhàng chỉ bảo nhưng không thiếu đi tính kiên định, nghiêm khắc với câu nói “không được” cùng lời giải thích cụ thể, đến lúc trẻ hiểu ra vấn đề mới thôi.

Nghiêm khắc là vậy nhưng bố mẹ phương Tây cũng rất hào phóng lời khen, hướng đến hành động cụ thể như tự mặc quần áo, bằng câu “con đã biết mặc quần áo rồi đấy, rất đẹp, rất giỏi”. 

Cách dạy con của phương Tây có nhiều điều mới mẻ đáng để chúng ta học hỏi. Thế nhưng, văn hóa mỗi nơi mỗi khác, chúng ta hãy vận dụng phương pháp giáo dục con làm sao để dung hòa giữa tinh hoa truyền thống của nhân loại và đón nhận những điều hay, mới mẻ mà không mất đi bản sắc văn hóa của người Việt. 

Mách Nhỏ Bố Mẹ 5 Phương Pháp Dạy Con Tự Lập Sớm

Dạy con làm những việc vừa sức

Mỗi ngày, bố mẹ cần tận dụng thời gian rảnh để dạy con tính tự lập bằng cách hướng dẫn trẻ làm những việc vừa với sức mình. Điều này đòi hỏi bạn tính kiên trì và nhẫn nại. Thời gian đầu, khi con làm sai, làm hỏng, đừng quát mắng còn mà hướng dẫn lại để con có thể tự làm đúng.

Bố mẹ hãy dạy con làm những việc vừa sức của mình

Ví dụ như dạy con tự xúc cơm ăn, tự thu dọn đồ chơi, tự lựa chọn quần áo mặc hàng ngày, tự xếp quần áo của trẻ, tự vệ sinh cá nhân… Nên nhớ, khi dạy con những điều này, hãy tạo cho trẻ không khí vui vẻ, thoải mái.

Khi con lớn hơn, bố mẹ dạy trẻ tự giặt quần áo, nấu ăn, làm việc nhà… Đây là những kỹ năng cơ bản giúp trẻ tự lập khi không có bố mẹ bên canh.

Phân công công việc cho mỗi thành viên trong gia đình

Bố mẹ nên phân công công việc cho mỗi thành viên trong gia đình để con hiểu rằng ai cũng phải làm việc, tùy theo sức của mình và mỗi người đều phải có trách nhiệm với công việc đó. Hãy nhớ nhắc nhở trẻ công việc của mình thường xuyên để hình thành thói quen.

Với mỗi việc con làm, bố mẹ không nên tiết kiệm lời khen

Không tiết kiệm lời khen

Khi con hoàn thành công việc nào đó, bố mẹ hãy dành cho trẻ những lời khen ngợi dù cho con chỉ hoàn thành ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, nên hạn chế dùng những từ khen ngợi quá mức khi trẻ làm xong một việc đơn giản, thay vào đó là những lời nhận xét tích cực. Ví dụ như: Miệng con rất thơm sau khi đánh răng, cảm ơn con vì đã lau bàn ăn, con xếp áo quần rất gọn gàng…

Ngoài ra, bố mẹ có thể động viên con bằng các phần thưởng cho con đi công viên, đi siêu thị chơi nhưng không nên khuyến khích con bằng tiền, sẽ khiến trẻ không hiểu giá trị của việc lao động.

Hạn chế giúp đỡ nhưng luôn bên cạnh quan sát con

Bên cạnh đó, để thành công trong việc dạy trẻ tính tự lập, bố mẹ cần kiên nhẫn và hạn chế giúp đỡ khi chưa cần thiết. Tốt nhất hãy luôn bên cạnh động viên và hướng dẫn để trẻ có thể làm tốt hơn. Đừng vì thấy con làm đảo lộn mọi thứ, càng làm càng hỏng mà làm thay, như thế bố mẹ đã thất bại trong việc dạy con tự lập rồi.

Tổng hợp (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

Bí Kíp Tự Học Ở Nhà

Việc học ở nhà là 1 trong những Phương pháp học tập chúng ta hệ thống lại các kiến thức mà chúng ta đã được cung cấp trong những giờ học trên lớp. Từ đó các bạn sẽ tự bản thân trau rồi, nghiên cứu thêm những khía cạnh mở rộng của bài học.

Bí Kíp 1. Sắp xếp thời gian khoa học

Do chúng ta mất từ 9h đến 12h học ở trường. Đó là 1 khoảng thời gian rất dài chúng ta cần phải tập trung cao độ để lắng nghe bài giảng, đầu óc căng thẳng nên khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Rồi là áp lực của kiểm tra, thi thử, thi thật…. rất nhiều những bài thi làm cho chúng ta cảm thấy kiệt sức. Vì vậy việc học tập ở nhà chủ yếu là do chính chúng ta tự quyết định nên có vẻ nó sẽ bớt căng thẳng, bớt áp lực hơn. Nhưng làm thế nào để chúng ta tự học một cách thoải mái mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng làm được Hiểu được những áp lực của các bạn học sinh, Học trực tuyến – Study Online đưa ra một vài ” bí kíp” giúp các bạn tự học đạt hiệu quả cao. Để tự học đạt hiệu quả cao, không bị phân tâm các bạn cần

Bí Kíp 2. Không gian học tập.

Chọn 1 không gian yên tĩnh. Bạn nào có phòng riêng thì càng tốt.Lưu ý nếu ban ngày lựa chọn ánh sáng vừa phải, không chói mắt quá. Ban đêm không nên để bóng điện quá tối sẽ hại đến mắt và tâm lý.

Bí Kíp 3. Phòng ốc gọn gàng.

Để điện thoại ở chế độ im lặng, hoặc để rung ( phải tạo được thói quen này sẽ có lợi cho các bạn về sau này)

Bí Kíp 5. Hạn chế ” Buôn dưa”

Không buôn dưa lê, bán dưa chuột với bạn bè thâu đêm, suốt sáng làm ảnh hưởng đến thời gian học tập và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bí Kíp 6. Không Facebook

Trong khung thời gian học bài không nên vào facebook. Rất nhiều vấn đề trên fb ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bạn.

Bí Kíp 7. Checklist công việc

Lên checklist cho những công việc ngày mai vào cuối ngày hôm nay sau khi bạn hoàn thành xong việc học. Đây là 1 kỹ năng vô cùng hiệu quả để bạn kiểm soát những công việc của chính mình. Phương pháp học tập đơn giản này

Bí Kíp 8. Mục tiêu

Lên mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Mục tiêu ngắn hạn hàng ngày bạn phải hoàn thành những công việc gì ( Checklist). Mục tiêu dài hạn là đỗ vào trường ĐH với số điểm cao.

Việc học tại nhà sẽ chiếm 30-40% thành công của bạn. Đừng bao giờ bỏ qua việc này nếu như bạn xác định việc học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mình.

Study Online – Học Trực Tuyến Miễn Phí luôn đồng hành cùng các bạn.

5 bí quyết giúp bạn thoát khỏi sự lười biếng Tuyển tập bộ đề thi trắc nghiệm môn Toán Lớp 12 Đề thi thử trắc nghiệm môn Khoa học Xã hội 2017

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Con Tự Học Không Khó Với 5 Bí Kíp Bố Mẹ Nào Cũng Nên Biết trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!