Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai # Top 19 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư cổ tử cung là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm với nữ giới. Khi bị mắc ăn bệnh này, cổ tử cung sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây trở ngại lớn đến chức năng sinh sản của nữ giới. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?

Khi nữ giới bị ung thư cổ tử cung, các khối u ở cổ tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn. Thậm chí, không ít chị em còn rơi vào tình trạng vô sinh – hiếm muộn khi mắc phải căn bệnh này.

Nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

Vậy nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Chúng tôi xin trả lời rằng ung thư cổ tử cung có thể mang thai, tuy nhiên rất khó. Và tốt nhất, nếu phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung, chị em nên điều trị bệnh triệt để rồi hãy lên kế hoạch mang thai, việc này sẽ giúp chị em tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nhiều trường hợp chị em bị ung thư cổ tử cung khi mang thai, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non của họ là khá cao. Thậm chí, nếu ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, thai nhi còn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?

Đối với những phụ nữ khi mang thai, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị ung thư cổ tử cung?

Đây là triệu chứng ung thư cổ tử cung khi mang thai mà các mẹ bầu rất dễ gặp. Họ sẽ thấy âm đạo xuất huyết bất thường, khi nhiều khi ít. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn tuyệt đối không được bỏ qua mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.

Chảy máu bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm

Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em sẽ bị tiết dịch nhiều ở vùng kín do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu thời gian tiết dịch của bạn kéo dài trong suốt thời gian mang bầu thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Khi mang thai, chị em cũng dễ bị các cơn đau lưng hành hạ. Chính điều này khiến họ dễ nhầm lẫn với các cơn đau vùng bụng, hông, lưng do căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm gây ra.

Các cơn đau này khi nhẹ thì chỉ đau âm ỉ, tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì nó sẽ khiến người bệnh vô cùng đau đớn và mệt mỏi.

Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai của các chị em nhưng nó chỉ xuất hiện nhiều khi thai nhi bắt đầu có kích thước lớn gây chèn ép lên bàng quang.

Còn với những chị em bị tiểu són, tiểu dắt ngay khi mới mang thai thì bạn nên chú ý vì đó có thể là dáu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai.

Ung thư cổ tử cung khi mang thai gây ra tình trạng tiểu són ở mẹ bầu

Có nhiều cặp đôi vẫn quan hệ khi nữ giới đang mang bầu. Và tình trạng đau, chảy máu khi “yêu” cũng là biểu hiện mà chị em cần lưu ý.

Nếu thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở trên, chị em cần đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai như thế nào?

Nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai thì sẽ được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào.

Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định, việc điều trị ung thư cổ tử cung cũng cần dựa vào một số những yếu tố khác như kích thước của khối u, giai đoạn ung thư cổ tử cung và tuần tuổi của thai nhi.

1. Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu

Khi ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ có nhiều cơ hội đảm bảo thai kỳ phát triển một cách an toàn. Phương pháp điều trị sẽ được tạm hoãn lại để đợi khi sinh em bé ra đời. Sau đó, người mẹ sẽ được tiến hành cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung, điều này còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.

Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu như thế nào?

Với một số trường hợp bệnh nhân mang thai nhưng không bị ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn được các bác sĩ chẩn đoán là loạn sản – đây là hiện tượng bất thường nhẹ cổ tử cung hoặc xuất hiện các tế bào tiền ung thư. Do vậy các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi Pap smear thường xuyên trong thời kỳ mang thai.

Ở giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị chính là sử dụng dao LEEP, để loại bỏ các tế bào bất thường ở tử cung trước khi các tế bào ung thư phát triển. Các bác sĩ sẽ sử dụng một vòng dây tích điện để loại bỏ các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư cổ tử cung khi mang thai được điều trị bằng phương pháp LEEP thì sẽ tăng nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra sẽ bị thể nhẹ cân. Chính vì vậy các bà mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.

2. Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn muộn

Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi và giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh nhân cần đi khám chữa kịp thời để tránh bệnh trở nặng

Bác sĩ có thể đưa ra một số trường hợp cho bệnh nhân lựa chọn như chấm dứt thai kỳ nếu như dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, cũng có thể đợi cho đến khi sinh con xong mới điều trị, tuy nhiên đối với những bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1 thì sau 10 tuần thai kỳ sẽ nhanh chóng tiến triển sang ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và gây ảnh hưởng lớn cho cả mẹ và bé.

Khi khối u đã phát triển lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị cho bệnh nhân nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung cho đến khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khi xạ trị lại gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé sau này, thậm chí là sảy thai.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bầu. Nên bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng vào bữa ăn của họ, đồng thời khuyên họ nên nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi chữa bệnh. Bạn cũng có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng để duy trì tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con.

Và lời khuyên cho những người đang muốn có con là trước hết nên tiến hành tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những bệnh lý không mong muốn xảy ra.

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có những dấu hiệu như thế nào? Có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai, phải làm sao? Đó là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ bởi đây là căn bệnh nguy hiểm có rất nhiều phụ nữ mắc phải đặc biệt trong độ tuổi 35-55. Nếu không được điều trị sớm có thể gây nguy cơ tử vong.

Ung thư cổ tử cung chị em có thể hiểu rằng, phần lớn là do người bệnh bị nhiễm HPV hoặc virut papillomavirus thông qua nhiều con đường lây nhiễm như đường máu, dịch tiết, đường tình dục, vết thương hở… Cần hết sức lưu ý nhận biết các triệu chứng của bệnh để kịp thời đưa ra các sử lý và điều trị một cách kịp thời.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung cách nhận biết

Trong những giai đoạn đầu, nếu chị em mắc ung thư cổ tử cung khó có thể nhận biết được các triệu chững của bệnh, chỉ khi khối u đã phát triển được một thời gian, to ra thì mới xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

✜ Đau vùng chậu những dấu hiệu bất thường: Có thể khi đến chu kì kinh nguyệt đôi khi chị em dễ bị chuột rút nhưng cần chú ý khi có chứng chuột rút hoặc đau quanh vùng xương chậu xảy ra khi không có kinh nguyệt. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

✜ Ra máu bất thường tại vùng kín: Vùng kín ra máu bất thường ngay cả khi không trong chu kì kinh nguyệt thì chị em cũng cần phải chú ý. Hiện tượng chảy máu thì thường không rõ nguyên nhân và mức độ chảy máu nhiều hay ít ở mỗi người lại khác nhau. Cho nên dù chảy máu ở mức độ nào thì cũng cần phải đi thăm khám ngay.

✜ Khí hư ra bất thường cảnh báo bệnh: Khí hư có màu trong hơi trắng, không có mùi hôi thường có vào những ngày của giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng khí hư ra bất thường như thay đổi màu sắc có thể khí hư màu vàng, xanh như mủ… và có mùi hôi khó chịu thì nội tiết tố của chị em đã có vấn đề, mắc những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm vòi trứng, ngoài ra đây cũng là dấu hiệu ung thư cổ tử cung, lúc này chị em cũng cần nhanh chóng đi khám để kịp thời xử lý.

✜ Đi tiểu thay đổi không theo thói quen: Thói quen tiểu tiện cũng sẽ bị thay đổi khi các tế bào ung thư cổ tử cung đã phát triển mạnh và bắt đầu lan rộng ra các bộ phận khác, những thay đổi thường thấy đó là có máu khi tiểu tiện, khi tiểu có cảm giác đau, rò rỉ nước tiểu mỗi khi hắt hơi hoặc khi ho.

✜ Thiếu máu cũng là một dấu hiệu ung thư: Khi cổ tử cung xuất hiện các tế bào ung thư hồng cầu khỏe mạnh sẽ nhường chỗ các tế bào bạch cầu để kháng bệnh, cho nên khi mắc ung thư cổ tử cung chị em sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu máu thậm chí là giảm cân và ăn ngủ không ngon.

✜ Đau lưng, đặc biệt vùng dưới lưng: Khi chị em bị đau lưng đặc biệt là ở vùng dưới lưng, có khi kèm cả những cơn đau lan xuống chân và sưng phù chân cũng là một trong những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Khi những khối u bắt đầu lớn sẽ chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh, đây là những nguyên nhân gây nên đau nhức.

✜ Cảm giác đau hoặc chảy máu khi quan hệ: Cảm giác đau hoặc chảy máu khi quan hệ tuy rằng là hiện tượng ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu chị em liên tục có cảm giác đau và chảy máu thì có thể sức khỏe sinh sản của chị em đang có vấn đề, và là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, cho nên cần đi thăm khám ngay nếu hiện tượng này xảy ra nhiều và thường xuyên.

Cần làm gì khi có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung?

Quá trình thăm khám cụ thể, thông thường là làm các xét nghiệm Pap để chuẩn đoán ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện các tế bào bất thường các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình sâu hơn để chuẩn đoán chính sác tình trạng bệnh lý, (Có thể làm các sét nghiệm cần thiết cụ thể hơn, soi cổ tử cung, sinh thiết khoét chóp… để biết chắc chăn tình trạng bệnh).

Khi đã có kết quả chính xác về tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ làm các kiểm tra tiếp theo để biết tình trạng ung thư cổ tử cung đã phát triển đến giai đoạn nào, Trong trường hợp khối u nhỏ, không di căn thì việc điều trị ung thư cổ tử cung có thể thực hiện sau khi sinh. Nếu khối u đã trong giai đoạn nguy hiểm mà thai phụ vẫn muốn giữ lại cái thai thì cần sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Điều trị ung thư cổ tử cung khá phức tạp, thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa. Vậy nên nếu thấy có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung, hay những triệu chứng bất thường nghi là bệnh, bạn nên đi khám ngay và điều trị ngay từ giai đoạn đầu tránh để lâu biến chứng khó lường.

Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa cho các chị em đó là khi nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần phải giữ bình tĩnh và bàn bạc với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời và chính xác nhất, giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, cần phải điều trị ngay nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng nguy hiểm cần có biện pháp can thiệp phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và giai đoạn thai kỳ mà sẽ có giải pháp điều trị phù hợp cho từng mẹ bầu.

Vì sao bị ung thư cổ tử cung khi mang thai?

Ung thư cổ tử cung được đánh giá là bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi có các tế bào ác tính xuất hiện ở cổ tử cung. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, thực tế chỉ đứng sau ung thư vú.

Đây là bệnh lý có các triệu chứng không đặc hiệu. Chính vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh ung thư cổ tử cung hay bị phát hiện và điều trị chậm trễ.

Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung có thể kích hoạt khi mang thai. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai được xác định là do:

1. Nhiễm Human Papilloma Virus (HPV)

HPV có thể tấn công vào bên trong cổ tử cung do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc do quan hệ tình dục với người nhiễm virus. Khi có điều kiện thuận lợi, virus sẽ phát triển mạnh, gây ra sự biến đổi ADN của các tế bào bên trong cổ tử cung. Từ đó dẫn tới ung thư cổ tử cung.

2. Suy giảm miễn dịch

Đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho HPV dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây ra ung thư. Suy giảm miễn dịch được cho là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bà bầu mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong thai kỳ.

3. Căng thẳng, stress thường xuyên

Đa phần các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Đặc biệt là khi các triệu chứng bất thường kích hoạt trong thai kỳ ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Tình trạng này thường xuyên diễn ra và phổ biến hơn ở những chị em phụ nữ lần đầu mang thai. Stress kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe miễn dịch. Có thể là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho HPV phát triển mạnh gây ung thư cổ tử cung.

4. Các yếu tố khác

Quan hệ tình dục quá sớm

Phụ nữ sinh đẻ nhiều

Yếu tố di truyền

Thường xuyên mắc bệnh phụ khoa

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thừa cân, béo phì

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng chủ yếu là tiết dịch âm đạo có mùi hôi thối, dịch tiết có mủ hay có lẫn máu. Ngoài ra âm đạo còn có thể bị chảy máu bất thường. Mang thai bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối chủ yếu có biểu hiện là đau do khối u. Bên cạnh đó, một số bà bầu có thể bị thiếu máu mãn tính do tình trạng chảy máu âm đạo bất thường kéo dài.

Do bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai nên các triệu chứng sẽ rất dễ bị nhầm với các bệnh khác trong thai kỳ. Chính vì vậy, các bà bầu cần hết sức cảnh giác với tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.

Ung thư cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?

Về cơ bản, bệnh ung thư cổ tử cung không trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của thai nhi đang còn trong bụng mẹ. Bởi thai nhi được bảo vệ rất chắc chắn trong nhau thai nên rất khó bị các yếu tố bên ngoài tác động.

Tuy nhiên bà bầu bị ung thư cổ tử cung luôn gặp khó khăn trong vấn đề điều trị. Bởi mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm. Bất cứ lựa chọn điều trị nào cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến em bé.

Chưa kể đến, các triệu chứng của bệnh kích hoạt trong thai kỳ khiến mẹ luôn mệt mỏi, chán ăn và lo lắng. Vấn đề này sẽ gián tiếp cản trở quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Đặc biệt là khi bệnh kích hoạt ở tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Lúc này mẹ có thể đứng trước nguy cơ bị sảy thai rất cao do ảnh hưởng của bệnh. Trường hợp mẹ lựa chọn điều trị trong giai đoạn này thì phải bỏ thai nhi đi.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

Thai kỳ có thể khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện muộn hơn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của ung thư có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu thường gặp khi mang thai.

Trường hợp bà bầu có nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm ban đầu

– Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung:

Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để dễ dàng quan sát các khu vực bên trong cổ tử cung. Sau đó sử dụng bàn chải mềm hay que gỗ y tế để lấy tế bào cổ tử cung và đem đi xét nghiệm.

– Xét nghiệm tìm virus HPV:

Đây được ghi nhận là xét nghiệm rất quan trọng trong công tác phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi nhiễm trùng HPV kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

2. Xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán

Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm ban đầu mà bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm tiếp theo nhằm xác định chẩn đoán. Một số phương án lựa chọn bao gồm:

– Soi cổ tử cung:

Xét nghiệm này sử dụng máy soi để phóng to hình ảnh cổ tử cung nhằm tìm thấy các tế bào bất thường. Trường hợp phát hiện ra các tế bào bất thường trong quá trình soi thì bác sĩ sẽ bấm sinh thiết ngay tại chỗ bất thường để lấy mô mang đi xét nghiệm.

– Bấm sinh thiết cổ tử cung:

Sử dụng một dụng cụ bấm đặc biệt để lấy mô nhỏ trong cổ tử cung đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật này thường sẽ không gây đau nhưng lại có thể gây chảy máu.

– Nạo kênh cổ tử cung:

Bác sĩ sử dụng thìa nhỏ đặc biệt có kích thước bằng lỗ cổ tử cung để cạo 1 ít mô ở vùng kênh nằm trong cổ tử cung. Sau đó lấy mô để gửi đi xét nghiệm giải phẫu bệnh.

3. Các xét nghiệm khác

Trường hợp ung thư cổ tử cung đã được xác định thì bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu làm thêm một số xét nghiệm khác. Mục đích là để xác định giai đoạn cũng như mức độ của ung thư.

Có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

Các xét nghiệm hình ảnh: Điển hình như X-quang, CT scan hay chụp cộng hưởng từ để xác định ung thư đã lan rộng tới mức nào. Đối với phụ nữ mang thai, cần chú ý mang tấm chắn bằng chì để bảo vệ vùng bụng trong quá trình chụp chiếu.

Kiểm tra trực quan: Dùng phương pháp chẩn đoán là nội soi để quét các khu vực bên trong trực tràng và bàng quang. Mục đích là để kiểm tra mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung khi mang thai.

Cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm. Chính vì vậy với bất cứ giải pháp điều trị nào cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai cần dựa trên vị trí và kích thước khối u, giai đoạn ung thư, giai đoạn mang thai và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu. Cụ thể như sau:

1. Ba tháng đầu thai kỳ

Các xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường quy sẽ được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được tiến hành nhằm loại bỏ khối u cùng các mô lành xung quanh cổ tử cung. Đây là loại phẫu thuật không xâm lấn. Chính vì vậy sẽ rất ít gây ra rủi ro cho mẹ và bé.

Trường hợp tình trạng ung thư cổ tử cung của mẹ bầu ở giai đoạn sớm thì bác sĩ có thể trì hoãn việc điều trị đến khi sinh xong. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ mối đe dọa nào với sức khỏe thai kỳ.

Ở giai đoạn này, nếu thực hiện hóa trị thường sẽ gây hại cho thai nhi. Bởi lúc này các cơ quan của trẻ đang dần được hình thành và phát triển. Điều trị bằng hóa trị liệu có thể gây ra các rủi ro sau:

Mất thai nhi

Dị tật bẩm sinh

Tăng nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung

Số lượng tế bào máu thấp trong khi sinh

2. Ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn này, lựa chọn điều trị thường sẽ không quá khắt khe. Bởi lúc này thai nhi được bảo vệ trong nhau thai. Nhau thai chính là hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi các tác dụng phụ của hóa trị. Đồng thời có thể ngăn ngừa một số loại thuốc xâm nhập trực tiếp vào máu của em bé.

Ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, song song với hóa trị bác sĩ có thể kết hợp xạ trị để cung cấp phương pháp điều trị cần thiết. Sự kết hợp này được cho là an toàn và không gây hại cho thai nhi.

3. Điều trị dựa theo kích thước khối u

Ngoài việc căn cứ vào giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ còn cần dựa vào kích thước khối u để tư vấn lựa chọn điều trị cho các bà bầu.

– Trường hợp khối u nhỏ:

Đối với các khối u nhỏ sẽ có 2 lựa chọn điều trị cho mẹ bầu. Đó chính là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi, đặc biệt là có thể gây hư thai nên thường không được áp dụng trong thai kỳ.

Thay vào đó, khoét chóp cổ tử cung là phương pháp được áp dụng phổ biến hơn. Ở phương pháp này thì một phần mô sẽ được lấy ra khỏi cổ tử cung để đem đi kiểm tra và chẩn đoán.

– Trường hợp khối u lớn:

Bác sĩ thường sẽ đề nghị áp dụng hóa trị liệu để điều trị trong các trường hợp có khối u lớn. Bà bầu được khuyên là đợi đến tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 hay lựa chọn sinh sớm rồi mới bắt đầu thực hiện hướng điều trị này.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung khi mang thai

Có rất nhiều biện pháp để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên việc phòng ngừa nên được diễn ra từ trước khi bạn có kế hoạch mang thai. Điều này đảm bảo việc làm giảm nguy cơ xảy ra bệnh trong thai kỳ.

Tiêm phòng vắc xin HPV

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Sinh hoạt điều độ

Kiểm soát tốt căng thẳng, stress

Không hút thuốc lá hay hít phải khỏi thuốc lá thụ động

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Quan hệ tình dục an toàn

Thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Bởi thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nên việc điều trị thường rất khó khăn. Bất cứ lựa chọn điều trị nào của mẹ cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

Việc nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu giúp chị em sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Mọi nữ giới khi bắt đầu có quan hệ đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em thường gặp. Bởi vậy, phụ nữ hãy đọc để tìm hiểu những dấu hiệu ung thư cổ tử cung để sớm phát hiện, kịp thời điều trị.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung sớm

Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và thăm khám càng sớm càng tốt.

Đau vùng xương chậu

Nếu đột nhiên xuất hiện những cơ đau dữ dội tại vùng xương chậu kể cả khi không phải trung chu kỳ kinh, bạn cần chú ý bởi đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư cổ tử cung.

Dịch âm đạo bất thường

Một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung là khí tiết ra nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường.  Vì vậy, để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu … đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như thiếu máu, đau lưng…. khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Việc phát hiện những triệu chứng ung thư cổ tử cung sớm sẽ giúp chị em cơ hội chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung không xuất hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất nguy hiểm.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và có dấu hiệu lan truyền, xâm lấn. Người bệnh lúc này thường có những thay đổi bất thường về thể chất và tâm lý:

Khó thở

Đây được xem là triệu chứng cơ bản và thường gặp nhất. Một số trường hợp còn kèm theo suy hô hấp và tắc nghẽn phế quản.

Cổ chướng

Các tế bào ung thư ở giai đoạn cuối xâm lấn các bộ phận khác khiến: Gan to lên, khối u phát triển, bệnh táo bón… Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó thở.

Khô miệng, buồn nôn

Người bệnh có cảm giác mất nước, miệng đắng, thậm chí buồn nôn do xạ trị hoặc dùng quá nhiều sản phẩm an thần, chống trầm càm.

Thay đổi cảm xúc

Người bệnh luôn hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi vì phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Do đó, người nhà cần tích cực ở bên cạnh động viên, giúp người bệnh thoải mái, kéo dài sự sống.

Ngoài ra, bệnh còn có thể kèm theo những triệu chứng khác như: chân, tay luôn lạnh, khó kiểm soát bàng quang, táo bón…

Bệnh viện đa khoa Hà Nội

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Số điện thoại tư vấn: 02462555333

Địa chỉ email: benhvienhanoi@.vn

Website: www.benhvienhanoi.vn

Các Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung

12/06/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 649 lượt xem

Trong danh sách các bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung được xếp thứ hai. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh.Phụ nữ ở mọi lứa tuổi khi đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Điều đáng nói hơn là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh thường dễ bị bỏ qua và phát hiện muộn.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường gặp ở những phụ nữ từ 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi và rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).

1. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh thường không có triệu chứng gì điển hình nên rất dễ bị bỏ qua và không phát hiện được bệnh sớm. Khi bệnh đã tiến triển, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu, như:

– Huyết trắng ra dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu.– Đi tiểu khó.– Chảy máu bất thường trong âm đạo.– Chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường, rong kinh kéo dài.– Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh.– Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh.– Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau.– Đau sau khi quan hệ tình dục…– Chảy dịch lẫn máu nhiều lần từ âm đạo.– Đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc đau ở chân.-Giai đoạn muộn, người bệnh bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quả.

2. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin để phòng nhiễm các tuýp HPV và khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.Bên cạnh đó, những phụ nữ đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ ( ít nhất 1 lần/năm) để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin ngừa tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Vắc xin này được tiêm cho phụ nự từ 10 – 25 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục.Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về các các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024 3728 0888 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Dấu Hiệu Mắc Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung hình thành như thế nào?

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV (papillomavirus ở người). Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất lây lan qua quan hệ tình dục. HPV gây ra mụn cóc sinh dục, viêm lộ tuyến cổ tử cung và ung thư cổ tử cung. Khi không được điều trị nhiễm trùng gây ra bởi HPV, sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường có thể trở thành ung thư. Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà thường diễn biến âm thầm từ 10 – 15 năm. Do đó, các chị em phụ nữ có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh, nên thường xuyên khám sức khỏe, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Ung thư cổ tử cunghình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, phát triển tăng nhanh quá mức và không kiểm soát được. Với tốc độ phát triển nhanh chóng đó sẽ tạo thành các khối u trong cổ tử cung. Khi những khối u này quá lâu không được điều trị sẽ trở thành ung thư cổ tử cung, có thể di căn sang những bộ phận khác trong cơ thể.

Tại Việt Nam, Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44 tuổi, phụ nữ ở mọi lứa tuổi khi đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh (Theo báo cáo của Trung tâm thông tin HPV năm 2023). Mỗi ngày, Việt Nam có 14 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và 7 ca tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?

Thông thường, bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển qua 4 giai đoạn, cụ thể:

+ Giai đoạn 1: Ở giai đoạn khi virus HPV chỉ vừa mới xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh lúc này chưa có những biểu hiện gì bất thường (tỷ lệ chữa khỏi 100%).

+ Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn tiền ung thư, lúc này những tế bào ung thư bất thường đã xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong cổ tử cung. Tuy nhiên lúc này nó chưa ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận, chưa ảnh hưởng đến bạch cầu và chưa ăn sâu vào biểu mô chính (tỷ lệ chữa khỏi 85 – 90%).

+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Khối u lúc này bắt đầu sẽ xâm lấn ra xa hơn, gây nên những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rõ rệt. Ở giai đoạn này, mặc dù khối u đã phát triển nặng nề nhưng vẫn chưa di căn (tỷ lệ chữa khỏi khoảng 25 – 40%).

+ Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này khối u đã di căn đến rất nhiều những bộ phận khác như: vùng chậu, bàng quang, trực tràng. Ảnh hưởng trực tiếp đến gan, phổi. Ở giai đoạn này, sức khoẻ cơ thể bệnh nhân suy giảm một cách nhanh chóng, đồng thời cơ hội chữa khỏi bệnh rất thấp (khả năng sống dưới 5 năm)

Bệnh ung thư cổ tử cung càng phát triển ở giai đoạn nặng thì càng khó điều trị. Do đó, người bệnh nên có quá trình xét nghiệm GenHPV – tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên, đều đặn để kịp thời phát hiện ra mầm bệnh ngay khi còn tiềm ẩn.

10 dấu hiệu của Ung thư cổ tử cung các chị em cần lưu ý:

Nếu gặp một trong các dấu hiệu kể trên, chị em cần Tầm soát Ung Thư Cổ Tử Cung ngay để tìm ra nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết về xét nghiệm GenHPV – tầm soát ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.

Các bạn sẽ được hướng dẫn các bước rất đơn giản:

Đăng ký bộ lấy mẫu

Tự lấy mẫu (tham khảoClip hướng dẫn tự thu mẫu GenHPV tại nhà)

Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,

Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…

Chương trình khuyến mãi 20%

Tri ân khách hàng và hướng đến sự chăm sóc sức khỏe toàn diện, GENTIS đang cóưu đãi 10%-20% chi phí xét nghiệm GenHPVcho khách hàng từng sử dụng dịch vụ Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (GenEva) của GENTIS.

Thời gian:Từ ngày 17/3 đến 30/4/2023 – Phạm vi: Áp dụng khu vực phía Bắc

Đăng ký hưởng ưu đãi:Gọi ngay đến tổng đài1800 2010

Điều kiện:

– Áp dụng cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ GenHPV bao gồm: HPV 17 types, hoặc HPV 40 types

– Áp dụng với khách hàng đã đăng ký trước với Chuyên viên tư vấn Online qua đầu số 1800 2010

– Trừ 10% trên tổng hóa đơn sau khi khách hàng thanh toán

2/ Giảm 20% trên tổng hóa đơn khi xét nghiệm GenHPV theo nhóm từ 3 người

– Áp dụng cho hóa đơn từ 3 người đối với khách hàng sử dụng dịch vụ GenHPV bao gồm: HPV 17 types hoặc HPV 40 types

– Áp dụng với khách hàng đã đăng ký trước với Chuyên viên tư vấn Online

– Trừ 20% trên tổng hóa đơn sau khi khách hàng thanh toán.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Mang Thai trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!