Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Nhận Diện Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ # Top 13 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Nhận Diện Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nhận Diện Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Việc phát hiện sớm những triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng trong việc chữa trị hiệu quả và triệt để chứng bệnh này.

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn. Đây là căn bệnh khiến đau họng, amidan sưng đỏ, gây cảm giác đau đớn rất khó chịu.Hầu hết trong cuộc đời mỗi người, ai cũng đã từng bị bệnh viêm amidan. Với những người từng bị viêm amidan nhưng sau một vài lần xuất hiện rồi ‘tiêu biến’ hẳn, không bao giờ xuất hiện về sau nữa thì được gọi là viêm amidan cấp tính, trường hợp này thường sảy ra viêm amidan trẻ em hơn .

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể. Bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ em và thanh niên, là hậu quả của việc viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần, hoặc hố Amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn điều kiện phát triển cho các mầm bệnh, dẫn đến gây tổn thương amidan nghiêm trọng gây ra tình trạng mãn tính

Nguyên nhân gây viêm amidan

Viêm nhiễm: Các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.

Vị trí và cấu trúc của amidan: Mọi người đều biết rằng amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, vì vậy nó rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

Tạng bạch huyết: Ở một số đối tượng người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạc ở vùng cổ hoặc ở họng, cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ….là điều cần thiết, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan

Do yếu tố môi trường:Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất….cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.

Các biểu hiện viêm amidan ở trẻ em

Sốt toàn thân:

Một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em đầu tiên là tình trạng sốt cao toàn thân có thể lên tới 39 đến 40 độ, cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu.

Amidan sưng tấy:

Ngoài sốt, triệu chứng viêm amidan ở trẻ sơ sinh còn thể hiện ở amidan trong vòm họng sưng tấy, phì đại kích cỡ gây đau đớn. Cơn đau có thể tăng dần theo thời gian, thậm chí có thể lan lên tai, hoặc đầu.

Bé khó thở:

Do amidan phì đại bất thường, cản trở đường hô hấp của bé khiến bé khó thở, hơi thở gấp, không sâu hoặc bé thở cả bằng miệng cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan trẻ em. Giọng thở khò khè, ngáy to vào ban đêm.

Họng nóng rát, nuốt đau:

Khi bị viêm maidan, vòm họng nóng rát khiến bé nuốt đau, vướng họng và luôn cảm thấy như có một vật gì đó mắc trong cổ họng.

Xuất hiện những cơn ho:

Cơn ho của bé đứt quãng hoặc liên tục, có thể là ho khan hoặc kèm theo đờm. Ho nhiều khiến tiếng bé bị khàn, thậm chí mất tiếng.

Biểu hiện toàn thân:

Những triệu chứng viêm amidan ở trẻ em khiến bé luôn ở trong tình trạng quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục khiến con mất cân nhanh chóng, người yếu ớt, xanh xao…

Ngoài ra, hiện tượng hơi thở hôi, miệng khô, hay góc hàm bị nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Cách xử lý khi trẻ có biểu hiện viêm amidan

Nếu trẻ sốt: hạ sốt bằng cách mặc những bộ quần áo thông thoáng, chườm mát cơ thể cho con đặc biệt là vùng: trán, nách, bẹn. Có thể sử dụng thêm thuốc paracetamol đúng liều lượng và quy cách để nhanh chóng giúp con hạ thân nhiệt.

Trẻ em viêm amidan khiến bé đau đớn trong vòm họng vì thế bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp.

Bổ sung trong thực đơn của bé hằng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin giúp nâng cao sức đề kháng chống lại những triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ.

Giúp bé súc miệng bằng nước muối ấm, giúp sát khuẩn, kháng viêm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh một cách đơn giản và hiệu quả.

Khi những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em mới xuất hiện, bố mẹ hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng chữa viêm amidan an toàn và không kém phần hiệu quả như: sử dụng: Bài thuốc chữa viêm amidan bằng mật ong hiệu quả hoặc trà gừng, nước mật ong chanh rau bạc hà hay bột đường phèn… làm thuốc cho con uống.

Để làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe con, khi nghi ngờ và phát hiện bất cứ triệu chứng trẻ bị viêm amidan nào hãy đưa con đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất.

Ngoài ra cha mẹ cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Amidan Ở Trẻ 2

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ 2 – 3 tuổi

Viêm amidan ở trẻ 2 – 3 tuổi rất phổ biến, là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi, viêm amidan ở trẻ 3 tuổi có biểu hiện như thế nào còn tùy thuộc vào thể bệnh viêm amidan ở mỗi trẻ.

Với trẻ viêm amidan cấp, trẻ thường bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt khoảng 38 – 39 độ C. Trẻ thường mệt mỏi, kêu đau đầu, chán ăn. Ngoài những biểu hiện toàn thân này, trẻ còn thường có biểu hiện nuốt đau, nuốt vướng, cảm giác khô, nóng rát trong họng ở vị trí amidan. Trẻ cũng thường kêu đau tai, đau nhói trong họng. Khi trẻ ngủ có thể thấy trẻ thở khò khè, ngáy lớn… Ngoài ra, con cũng có các triệu chứng ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng…

Khi thăm khám, bác sĩ thường thấy lưỡi con trắng, bẩn, miệng khô. Amidan của con cũng sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc bựa trắng.

Với trường hợp con bị viêm amidan mạn tính, triệu chứng toàn thân thường nghèo nàn hơn. Con thường gầy, xanh, hay sốt vặt. Cha mẹ để ý thấy con thường kêu nuốt vướng, đau rát họng. Con cũng thường ho khan từng cơn lúc buổi sáng mới thức dậy.

Phải làm gì khi viêm amidan ở trẻ 2- 3 tuổi?

Điều trị viêm amidan ở trẻ như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể ở trẻ cũng như nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp viêm amidan ở trẻ do vi rút, bệnh có thể tự khỏi sau 4 – 5 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể cho con thuốc hạ sốt, giảm ho theo cân nặng… Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, giảm ho… thì kháng sinh như bắt buộc để phòng biến chứng áp xe tại chỗ, gây viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản…

Về vấn đề phẫu thuật cắt amidan được áp dụng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm, có những biến chứng viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, gây biến chứng ảnh hưởng đường thở như ngưng thở khi ngủ… Tuy phẫu thuật cắt amidan không quá phức tạp nhưng phải có chỉ định chặt chẽ và thực hiện đúng chỉ dẫn.

Cha mẹ cần lưu ý gì để phòng bệnh viêm amidan cho con? Để phòng viêm amidan cho trẻ, cha mẹ hãy chú ý:

– Hạn chế cho con ăn những đồ ăn lạnh

– Không để con tiếp xúc môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá

– Vệ sinh tốt mũi họng, răng miệng cho con

– Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh

– Chú ý dinh dưỡng tốt cho con

6 Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ

Viêm amidan ở trẻ nhỏ nếu điều trị không đúng cách có thể thành bệnh mãn tính. Chưa kể, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm áp xe quanh amidan, viêm tai giữa thậm chí viêm cơ tim, viêm cầu thận…

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với trẻ nhỏ bệnh diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Giải phẫu ổ miệng.

Hầu hết viêm amidan ở trẻ nhỏ là do vi rút gây nên, bao gồm những loại vi rút có khả năng gây cảm thông thường, vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr… Ngoài ra, vi khuẩn cũng là tác nhân gây bệnh chủ yếu, thường gặp nhất là liên cầu khuẩn Streptococci bacteria.

Những tác nhân này có thể lan truyền trong không khí qua những “giọt nước”. Đồng thời có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, nhất là khi người bệnh hôn trẻ. Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, amidan sẽ chống lại sự xâm nhập dẫn đến bị viêm, sưng đỏ, đau đớn.

Những triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ

Viêm amidan ở trẻ nhỏ thường có các triệu chứng và biểu hiện sau:

Đau họng, cảm giác khó nuốt

Xuất hiện các hạch bạch huyết (ở các tuyến dưới hàm)

Đau tai (tuy nhiên có thể nhầm lẫn với viêm tai giữa)

Sốt, biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi

Nhịp thở không đều

Mất cảm giác thèm ăn

Có thể tự kiểm tra viêm amidan ở trẻ nhỏ tại nhà?

Bạn có thể tự kiểm tra tình trạng viêm amidan ở trẻ nhỏ tại nhà bằng cách sau:

Đặt nhẹ thìa lên lưỡi và yêu cầu trẻ nói “a”

Dùng đèn pin nhỏ chiếu sáng cuống họng trẻ

Nếu phát hiện amidan có dấu hiệu sưng đỏ, viêm tấy bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác nhất.

Súc miệng bằng nước muối cũng là cách giảm đau do viêm amidan ở trẻ nhỏ.

Cách điều trị và làm giảm tình trạng viêm amidan ở trẻ

Điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ và thuốc kháng sinh

Viêm amidan thường do tác nhân vi rút gây ra nên việc sử dụng thuốc kháng sinh dường như vô tác dụng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh. Thông thường, 1 liệu trình điều trị thường trong 10 ngày. Trường hợp trẻ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn như strep, nếu không sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tình trạng nghiêm trọng như áp xe, sốt thấp khớp…

Viêm amidan ở trẻ, trường hợp nào cần phẫu thuật?

Các trường hợp viêm amidan ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như đi học, ngáy, khó nuốt… lựa chọn được đưa ra là phẫu thuật cắt bỏ amidan – phương pháp điều trị tác dụng cao và nhanh. Sau phẫu thuật, trẻ nên:

Nghỉ ngơi, tránh vận động

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước nhưng đừng cố ép trẻ ăn, uống. Bạn cũng có thể cho phép trẻ ăn kem để giúp trẻ thoải mái và ăn uống tốt hơn.

Tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của nhân viên y tế, không tự ý can thiệp nếu trẻ có các dấu hiệu như nóng, sốt

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Sean Byars, ĐH Melbourne, Victoria, Úc phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể làm tăng gấp 3 lần nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp trên, vì amidan có vai trò trong phát hiện mầm bệnh. Đặc biệt ở trẻ dưới 9 tuổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng “củng cố” mối liên hệ giữa cắt amidan và những biến chứng bệnh sau này. Do đó, cần cân nhắc có nên thực hiện phẫu thuật cho trẻ không.

Viêm amidan ở trẻ nhỏ mặc dù không nguy hiểm nhưng người lớn cũng không nên chủ quan trước các dấu hiệu bệnh xuất hiện ở trẻ. Do đó, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh điều trị tại nhà để mắc phải các biến chứng nặng nề.

Sinh viên Y1 Nguyễn Đình Lộc

Trường ĐH Y dược TPHCM

Nhận Diện Sốt Do Viêm Amidan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát – Trưởng Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác đã có trên 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nhi khoa và Hồi sức cấp cứu. Với thế mạnh trong thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức Nhi và sơ sinh, bác sĩ từng cấp cứu hồi sức nuôi dưỡng hơn 1000 ca trẻ đẻ non và hơn 1000 ca các bệnh ở trẻ sơ sinh như: vàng da sơ sinh nặng, suy hô hấp sơ sinh.

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong tai mũi họng của trẻ em, tuy nhiên người lớn vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng với tỉ lệ ít hơn. Viêm amidan thường tái đi tái lại nhiều lần, dễ gây biến chứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc và học tập của người bệnh.

Amidan là một trong những cơ quan thuộc hệ miễn dịch của cơ thể, đây là một cấu trúc giống với thịt nhưng thực tế là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên ở phía sau họng và có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn. Amidan hoạt động mạnh từ độ tuổi 4 – 10 tuổi, sau đó khi đến độ tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm dần.

Nguồn gốc của bệnh viêm amidan thường là do sự nhiễm khuẩn hay nhiễm virus quá tải sự ngăn chặn của amidan sẽ làm cho amidan bị sưng và viêm. Nếu amidan bị viêm tái phát nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn bị yếu sẽ là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng khác. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em trên 5 tuổi, thường do vi khuẩn gây ra, viêm amidan có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng.

Có 2 dạng viêm amidan thường gặp:

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm amidan rất dễ trùng với những bệnh hô hấp thông thường như: triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm mũi họng nên dễ gây nhầm lẫn.

2.1 Viêm amidan cấp tính

Trẻ sốt đột ngột nhiệt độ từ 38 đến 39 độ C, đặc biệt sốt kèm với dấu hiệu rét run người. Khi sốt trên 39.5 độ C thì cần đến bệnh viện ngay.

Biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém, chán ăn hoặc bỏ bú.

Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, táo bón.

Khô, rát, nóng ở trong họng, sau đó là đau họng, có thể đau nhói lên đến tai, đau tăng lên khi nuốt và ho.

Có thể kèm theo viêm mũi, chảy mũi, thở khò khè, ngủ ngáy, nói chuyện giọng mũi. Nếu viêm amidan lan xuống thanh quản, khí quản sẽ gây ho có đờm.

Soi đèn nhìn thấy Amidan sưng đỏ, đôi khi bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng, lâu dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan, hơi thở có mùi.

2.2 Viêm amidan mạn tính

Sốt nhẹ hoặc viêm amidan không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng rất thường hay sốt vặt, sốt về chiều (cần phân biệt với bệnh lao cũng gây sốt về chiều).

Tổng trạng gầy yếu, da xanh, sờ vào da thấy lạnh, Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.

Ho khan từng cơn, kéo dài và thường ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy

Rát họng thường xuyên khiến giọng nói thay đổi

Hơi thở hôi – triệu chứng của viêm amidan mạn tính điển hình, dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.

Trẻ em thở khò khè, ngủ ngáy to, có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Tùy vào từng loại viêm amidan cũng như giai đoạn bệnh của mỗi người mà viêm amidan sẽ có các triệu chứng khác nhau. Có trẻ bị sốt cao, có trẻ chỉ sốt nhẹ nhưng bên cạnh đó cũng có những trẻ viêm amidan không sốt.

Để có thể khẳng định chính xác bệnh viêm amidan sốt mấy ngày sẽ khỏi là rất khó. Một con số ước lượng thống kê của các bác sĩ thì trung bình bệnh viêm amidan sẽ gây sốt từ 1- 4 ngày. Khoảng 70% bệnh nhân sẽ hết sốt trong khoảng 3 – 4 ngày điều trị đúng và kịp thời.

Ngược lại, nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách thì bệnh sẽ rất dễ tái phát, sốt kéo dài hoặc hết sốt rồi lại tái sốt trở lại… dần dần dẫn đến tình trạng viêm amidan mãn tính. Thời gian bị bệnh đợt cấp thường kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút ” Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Nhận Biết Viêm Amidan Ở Trẻ Em

Nhận biết viêm Amidan ở trẻ em 23-04-2009

Amidan là một hệ thống tổ chức limphô nằm trong họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, tổ chức này rất hay bị viêm hoặc quá phát gây hội chứng amidan quá to làm trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Bệnh hay gặp ở trẻ em

Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em, nhất là gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tác giả còn coi amidan là nguyên nhân hay gây ra các rối loạn toàn thân khác nhau cho trẻ em như: biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, đái dầm…Vì vậy, trong đa số trường hợp khi bị viêm amidan nhiều lần, người ta khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ tổ chức này. Cần nhớ rằng, amidan là tên gọi chung cho một số tổ chức nằm ở vị trí ngã ba giữa đường thở và đường ăn ở phía cuối vòm họng. Loại amidan thường hay gây viêm là amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái là nơi tích tụ tổ chức limphô lớn nhất nằm ở hai mặt bên của họng và có thể nhìn thấy khi há to miệng. Một hệ thống amidan thứ hai được gọi là amidan lưỡi nằm ở phía trong cùng (đáy) của lưỡi. Hệ thống amidan thứ ba là amidan họng, khi bị viêm thường gọi là viêm V.A (viết tắt của chữ tiếng Pháp Végetation adénoide). V.A nằm ở phía thành sau, trên cao nhất của họng. Cùng với amidan lưỡi, VA, amidan vòi, amidan khẩu cái tạo thành vòng có tên gọi là vòng Waldeyer có cùng nguồn gốc và cùng chức năng.

Amidan và VA nằm ở ngã ba đường ăn và đường thở, là nơi tiếp xúc đầu tiên với các loại vi khuẩn và các chất kháng nguyên có mặt trong thức ăn và không khí khi hít vào, do đó nó rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Khi đứa trẻ mới sinh ra, amidan có kích thước rất nhỏ. Từ 1 – 6 tuổi amidan to dần do kết quả của sự hoạt động miễn dịch. Bình thường luôn tồn tại sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn của tổ chức amidan và sự đáp ứng miễn dịch tại chỗ của chúng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus dẫn đến quá phát tổ chức limphô và ứ đọng những mảnh hoại tử, lúc đó sẽ dẫn đến viêm amidan mạn tính và phì đại do tăng số lượng các nang limphô.

Các dấu hiệu của viêm amidan

– Các dấu hiệu về amidan quá phát có thể nhận biết từ rất sớm do ảnh hưởng đến chức năng thở của trẻ. Nếu thấy trẻ có ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ. Cần phải đặc biệt lưu ý nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém…

– Amidan quá phát cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành giọng nói hoặc cách phát âm của trẻ. Nếu trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay. – Amidan quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm. Thậm chí viêm amidan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai dẫn đến bị điếc. Trẻ bị quá phát amidan thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài. Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt.

– Trẻ thường tái diễn các đợt viêm nhiễm cấp amidan nhiều lần trong năm.

Khi đó cần đưa trẻ đến các bệnh viện để khám thực thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Các thầy thuốc sẽ có chỉ định cần thiết để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo VA cho trẻ. Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có thẩm quyền chuyên môn và đầy đủ phương tiện cấp cứu, vì dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: chảy máu, nhiễm trùng…

ThS. BS. LÊ QUỐC THỊNH Theo SK&ĐS

Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Trẻ Bị Viêm Amidan

Amidan chính là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm.

Amidan hình thành tuyến miễn cách diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp. Tuy nhiên khi cơ thể phải chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, bản thân amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng.

Những biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan?

+ Nếu trẻ tự nhiên bị ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ.

+ Nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém… thì các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý hơn nếu không bếnh sẽ có nguy cơ bị nặng hơn.

Khi trẻ bị viêm amidan cần phải chăm sóc trẻ như thế nào?

+ Trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay lập tức.

+ Amidan của trẻ quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm, khiến trẻ cảm thấy chán ăn và rất đau khi nuốt. Do vậy mà các mẹ nên chú ý khi bé kêu đau họng.

+ Khi bị viêm amidan, trẻ thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài.

+ Trẻ có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm amidan?

1. Do chuyển đổi thời tiết:

Giao mùa và thời tiết lạnh là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.

Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch sau khi chơi thì vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.

3. Trẻ không thường xuyên đánh răng súc miệng sau khi ăn thì các vi khuẩn tại amidan sẽ làm cho cơ quan này viêm nhiễm.

Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ

+ Giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp trên (các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi).

+ Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.

+ Khi chuyển giao mùa nên giữ cho trẻ đủ ấm cũng quan trọng không kém, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân.

+ Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp ( chế độ phù hợp đối với trẻ là 25oC – 28oC).

+ Hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.

+ Nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh nếu trẻ có các bệnh tiền sử về đường hô hấp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Nhận Diện Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!