Xu Hướng 3/2023 # Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Và Cách Chữa Trị # Top 7 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Và Cách Chữa Trị # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Và Cách Chữa Trị được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày nay, nếu nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt thì chúng ta sẽ có thể ngăn chặn được những biến chứng, hệ lụy của chứng trầm cảm gây nên.

Cùng tìm hiểu thông tin từ bài viết sau để có thể giúp bạn nhận diện các dấu hiệu của chứng trầm cảm càng sớm càng tốt, từ đó đem đến những liệu pháp điều trị phù hợp:

I. Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Chứng trầm cảm nguyên phát chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người bệnh về thể chất bì bào mòn và tinh thần suy sụp. Nhưng nếu trầm cảm ở mức độ nặng dễ dẫn đến tử vong và để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

1. Luôn chán nản, buồn rầu

Cuộc sống luôn có những ngày vui đan xen những ngày buồn. Tuy nhiên, nếu bạn đang có nguy cơ mắc chứng trầm cảm thì nỗi buồn có thể sẽ kéo dài từ ngày này sang ngày khác và không có dấu hiệu kết thúc.

Lúc này, bạn luôn cảm thấy tâm lý bị bị đè nặng bởi những ý nghĩ tiêu cực trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Chính điều đó bạn khó tìm thấy niềm vui và động lực để phấn đấu trong công việc và cuộc sống.

2. Luôn cáu gắt, giận dữ

Bên cạnh các triệu chứng buồn bã thì người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm luôn mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân bất thường và cảm thấy bản thân yếu đuối. Do đó, bạn rất dễ bị kích động và trở nên tức giận một cách khó hiểu. Bạn có thể sẽ ném hoặc la lên hoặc cố gắng làm tổn thương người khác về thể xác và tinh thần như một cách đối phó sự yếu đuối của bản thân.

Khi bạn bị trầm cảm, những cơn tức giận luôn có nguy cơ bùng phát ở bất cứ địa điểm nào. Đây không chỉ là một cảm xúc đơn thuần mà còn bắt nguồn từ bên trong tâm lý của chính bạn.

3. Rối loạn giấc ngủ gây kiệt sức

Người có nguy cơ bị chứng trầm cảm thường rối loạn giấc ngủ khiến họ mất ngủ, không thể ngủ được, gặp khó khăn khi thức dậy vào sáng hôm sau… và luôn lâm vào tình trạng kiệt sức.

Khi bạn có dấu hiệu trầm cảm thì thường có hàng ngàn, thậm chí là triệu suy nghĩ chạy qua tâm trí, não bộ khiến bạn luôn trong tình trạng tỉnh táo, không buồn ngủ và dẫn tới mệt mỏi quá mức suốt cả ngày dài. Hơn nữa, dấu hiệu này cứ lặp đi lặp lại khiến tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng hơn.

4. Luôn làm việc liều lĩnh và ngu ngốc

Những người đan ông mắc chứng trầm cảm luôn hành động một cách liều lĩnh và táo bạo hơn phụ nữ. Khi bạn có dấu hiệu trầm cảm và không thể diễn đạt cảm xúc của mình, bạn sẽ có xu hướng gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

Hơn nữa, dấu hiệu này có thể cản báo một loại trầm cảm với tên gọi là rối loạn lưỡng cực. Đây là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến khi người bệnh trải qua sự biến đổi tâm lý từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).

5. Ham muốn suy giảm

Các nghiên cứu cho thấy 85% bệnh nhân bị trầm cảm không còn có những hứng thú trong vấn đề tình dục, đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của chứng bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh niên.

Vì khi bạn có dấu hiệu trầm cảm, hệ thống limbic của bạn – một vùng não kiểm soát sự thèm ăn, giấc ngủ, năng lượng và có cả ham muốn tình dục – bị trục trặc nghiêm trọng, gây nên tình trạng ức chế và trì hoãn quá trình xuất tinh cũng như làm giảm đáng kể hàm lượng testosterone trong cơ thể.

6. Giảm hoặc tăng cân không biết nguyên do

Hầu hết mọi người đều có xu hướng cho rằng việc giảm cân là một điều tốt. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm thì những cơn thèm ăn và giảm (hoặc tăng) một vài cân mà không rõ nguyên nhân… sẽ xuất hiện.

II. Cách điều trị bệnh trầm cảm tại nhà

Trầm cảm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử cao gấp 5 lần bình thường. Và hầu hết những người tự tử đã phải vật lộn với chứng trầm cảm trước đó đến mức độ phải kết thúc cuộc sống như là một cách giải thoát.

Nếu bạn biết cách điều trị sớm, áp dụng các biện pháp thích hợp thì tâm lý có thể phục hồi và không gây biến chứng nghiêm trọng:

1. Suy nghĩ tích cực

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống đang phải gánh chịu quá nhiều áp lực lên bản thân, từ đó tạo nên những suy nghĩ tiêu cực và bi quan. Lúc này bạn đừng vội tự ti mà hãy dành ra thời gian để sắp xếp lại những bất ổn của chính mình.

Hãy tập thư giãn và bình tĩnh bằng cách hít thở thật sâu; đọc những cuốn sách mang màu sắc lạc quan; tham gia các hoạt động tình nguyện để kết nối và mở rộng lòng với mọi người để cải thiện cảm xúc của chính bạn.

Tiếng cười cũng là phương thuốc hữu hiệu cho chứng trầm cảm. Nếu ban thường xuyên cười nhiều sẽ giúp tinh thần phấn chấn và cải thiện tâm trạng cũng như các mối quan hệ.

2. Hạn chế dùng thiết bị công nghệ

Người bị trầm cảm rất cần chú ý đến các vấn đề tương tác xã hội. Đừng để bản thân đắm mình trong thế giới ảo của công nghệ số khiến điện thoại, máy tính chi phối cuộc sống của bản thân.

Lâu dần, người bị trầm cảm khi dùng quá nhiều các thiết bị số sẽ tạo tâm lý ngại giao tiếp, ít nói và thu mình hơn. Bạn hãy sử dụng thiết bị số thật khoa học và thông minh. Hãy dùng chúng nếu thật sự cần đến vì lý do công việc, và sau đó gác sang một bên để tập trung cho các mối quan hệ và những trải nghiệm chân thật.

3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Người bị trầm cảm cần lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống phù hợp để ngăn chặn cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn không thể kiểm soát. Nên ăn nhiều thực phẩm có axit béo omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, dầu olive hoặc giàu axit folic như cải bó xôi và bơ nhằm hạn chế chứng trầm cảm.

Bên cạnh đó, hãy tập cho mình một thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, đúng giờ. Nếu khó ngủ, hãy thử sử dụng các thảo dược như: Tâm sen, đậu xanh, nước ép cà chua… Thời gian đầu tuy có nhiều khó khăn để tạo thói quen sinh hoạt điều độ, nhưng nếu kiên trì sẽ giúp bạn đối phó với chứng trầm cảm hiệu quả.

4. Tăng cường tập luyện thể chất

Bạn hãy quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như vẻ bề ngoài, một ngoài hình đẹp và cân đối sẽ giúp bạn tự tin và giảm mặc cảm về bản thân.

Bạn có thể tham gia một số bài tập thể dục buổi sáng, các khóa gym, Yoga, Aerobic, hoặc bất kỳ môn thể thao yêu thích như bơi lội, cầu lông… để giúp não bộ vui vẻ, sáng tạo và tràn đầy sức sống.

Song Lam

Trầm Cảm Và Dấu Hiệu Nhận Biết?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm cướp đi sinh mạng 850 000 người mỗi năm. Trầm cảm là gì? Trầm cảm là nguyên nhân gây ra 2/3 các trường hợp tự sát. Trầm cảm là bệnh lý tâm thần ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Hiểu được trầm cảm triệu chứng thế nào, trầm cảm biểu hiện ra sao sẽ giúp bản thân bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hướng xử lý kịp thời.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý, khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú. Cảm giác này kéo dài trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ và hành động của người bệnh.

Người bị trầm cảm khó có thể làm việc hoặc sinh hoạt bình thường với gia đình và bạn bè xung quanh, nghiêm trọng hơn là có các hành động làm tổn thương chính bản thân mình, thậm chí là tự tử.

Luôn buồn bã, chán nản: Đây là dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh trầm cảm. Họ thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, buồn bã, than phiền về cuộc sống và có cảm giác trống rỗng, vô vọng, không thiết tha điều gì.

Tự cô lập bản thân: Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng thích ở một mình, không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội hay các mối quan hệ, các hoạt động giao tiếp.

Mất năng lượng: Bệnh nhân thường cảm thấy không có sức lực để làm việc hay tham gia các hoạt động. Nhiều bệnh nhân nói rằng mình cảm thấy cạn kiệt sức lực, không muốn làm bất cứ điều gì.

Mất hứng thú: Bệnh nhân không còn cảm hứng với những hoạt động mình từng yêu thích.

Rối loạn giấc ngủ: Người mắc bệnh trầm cảm có thể ngủ nhiều hơn bình thường, luôn lờ đờ, mơ màng hoặc mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm, kèm theo triệu chứng lo âu, bồn chồn.

Rối loạn ăn uống: Người bệnh có thể ăn rất nhiều, ăn không thấy no hoặc ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn.

Rối loạn vận động: Cơ thể trở nên chậm chạp, mệt mỏi, trì trệ trong cả hoạt động, cử chỉ, lời nói và suy nghĩ. Người bệnh giao tiếp bằng giọng nói đều đều, mắt lơ đãng nhìn xa xăm. Nhiều người bệnh luôn lo âu, đi tới đi lui, không thể ngồi yên một chỗ.

Giảm tập trung: Người bị trầm cảm suy nghĩ chậm chạp hơn, có thể trở nên đãng trí, không thể tập trung làm bất cứ điều gì, kể cả việc đơn giản như xem tivi, đọc báo, đọc sách…

Mặc cảm: Người bệnh có xu hướng đánh giá thấp bản thân mình, mất tự tin, thường tự trách mình ngay cả khi chỉ mắc những lỗi nhỏ. Thậm chí người bệnh có thể hoang tưởng, tự nghĩ ra lỗi, tự buộc tội chính bản thân mình.

BSCKI Nguyễn Giang Nam – khoa Tâm thần

Ở Lào Cai, bạn có thể đến phòng khám Tâm thần kinh hoặc khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để được tư vấn và điều trị.

Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Chữa Trị Không Dùng Thuốc

Bệnh trầm cảm/ rối loạn trầm cảm (Depression) là tình trạng rối loạn cảm xúc phổ biến hiện nay. Bệnh chủ yếu xảy ra do sang chấn tâm lý với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm / rối loạn trầm cảm (Depression) là một bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Ngoài ra, trầm cảm còn là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện.

Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân, tự sát. Khoảng vài chục năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm tăng lên đáng kể với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới (gấp đôi nam giới). Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 5% dân số trên thế giới gặp phải chứng rối loạn trầm cảm.

Không chỉ làm tăng nguy tự sát, chứng trầm cảm còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập và lao động. Người bệnh dần dần tách rời ra khỏi tập thể khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Ngoài ra, chứng trầm cảm còn làm tăng gánh nặng lên gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là vấn đề hết sức cần thiết để có thể tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

ĐỌC NGAY: [ chúng tôi Liệu pháp Tâm lý trị liệu của Trung tâm NHC Việt Nam có thật sự hiệu quả?

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm

Trầm cảm đặc trưng bởi biểu hiện khí sắc trầm buồn, cơ thể dễ mệt mỏi, mất hứng thú, luôn cảm thấy tự ti và tự đánh giá thấp bản thân. Các triệu chứng của bệnh hình thành từ từ trong nhiều tuần với sự suy giảm của khí sắc và hội chứng suy nhược.

Sau một thời gian phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải đầy đủ 3 nhóm triệu chứng trầm cảm sau:

1. Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect)

Cảm xúc bị ức chế là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân thường có khí sắc buồn với biểu hiện là cảm xúc buồn rầu với nhiều mức độ khác nhau như buồn bã, thất vọng, buồn chán sâu sắc, buồn không rõ lý do, mất hứng thú hoàn toàn với những thứ xung quanh. Mức độ buồn tăng lên có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân và tự sát.

2. Tư duy bị ức chế (Depressed thinking)

Ngoài cảm xúc bị ức chế, bệnh nhân trầm cảm còn gặp phải các triệu chứng do tư duy bị ức chế. Ban đầu là các triệu chứng như hồi ức khó khăn, liên tưởng chậm chạp, bi quan, luôn cảm thấy bất hạnh, xấu hổ, tủi nhục. Sau đó có nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng dẫn đến cảm giác tự buộc tội và cuối cùng là kích thích hành vi tự sát.

Tư duy bị ức chế ở bệnh nhân trầm cảm biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

Trả lời các câu hỏi khó khăn, nói chậm chạp, nói nhỏ, thường thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn mà đi kèm với khóc lóc, rên rỉ

Dễ nảy sinh ý nghĩ tự sát, ý nghĩ kéo dài dai dẳng dẫn đến hành vi tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bệnh nhân có thể giả vờ khỏi bệnh để thoát khỏi sự kiểm soát của thầy thuốc và người thân nhằm dễ dàng thực hiện hành vi tự sát

3. Hoạt động ức chế (Depressed activity)

Khi cảm xúc và tư duy bị ức chế, bệnh nhân sẽ xuất hiện các hoạt động ức chế. Bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm thường có những hành động bất thường như:

Đứng khom lưng, cúi đầu (do cảm giác thiếu tự tin, tội lỗi, bất hạnh)

Nằm im hoặc ngồi im trong vài giờ liên tục

Nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng

Đi lờ đờ, quanh quẩn trong nhà, giao tiếp kém

4. Các rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders)

Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm còn có các biểu hiện như:

Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng với nội dung là tự buộc tội bản thân

Khả năng chú ý giảm do tư duy bị ức chế

Xuất hiện ảo thanh nghe tiếng tố cáo tội lỗi của mình hoặc báo trước những hình phạt (tiếng than khóc trong đám ma)

Các rối loạn tâm thần này thường là hệ quả do tư duy bị ức chế trong một thời gian dài. Các triệu chứng trên thôi thúc bệnh nhân thực hiện hành động tự sát để chuộc tội và giải phóng bản thân.

4. Các rối loạn khác (Other disorders)

Não bộ là cơ quan quan trọng, chi phối hầu hết các hoạt động của cơ thể. Khi não bộ bị ức chế cũng có thể gây ra các rối loạn khác như:

Rối loạn tiêu hóa thường xuyên (viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, táo bón, lưỡi trắng, chán ăn, buồn nôn,…)

Rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch (hồi hộp, đánh trống ngực, giảm trương lực cơ, mạch chậm, có cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm,…)

Rối loạn sinh dục, nội tiết (lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, nam giới mất hứng thú tình dục, cường dương hoặc liệt dương)

Rối loạn tiết niệu (đái rắt, khó tiểu, rối loạn tiểu tiện,…)

Giải Pháp Cho Bạn: [Eva.vn] Master Coach Bùi Thị Hải Yến và ước mơ giúp phụ nữ Việt Nam thoát khỏi trầm cảm

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc phổ biến ở nước ta. Tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng tăng lên và trở thành vấn đề y tế đáng lo xếp thứ 4 (theo WHO). Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó tập trung vào 4 nguyên nhân chính sau:

1. Sang chấn tâm lý – Nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến nhất

Sang chấn tâm lý là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trầm cảm và hàng loạt các rối loạn tâm thần khác. Sang chấn tâm lý (stress) có thể bắt nguồn từ những yếu tố như:

Mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, khó khăn trong công việc

Bắt nguồn từ các bệnh nặng, nan y như ung thư, HIV-AIDS

Trầm cảm sau sinh do stress cường độ cao

Tuy nhiên, stress không phải là nguyên nhân hoàn toàn gây ra trầm cảm. Bởi tình trạng này là phản ứng thông thường của cơ thể sau khi trải qua những biến cố như thiên tai, người thân qua đời, làm việc với cường độ cao, quan hệ vợ chồng có nhiều mâu thuẫn,… Vì vậy hiện nay, stress được xem là yếu tố góp thêm làm bùng phát trầm cảm khi có những yếu tố có sẵn như rối loạn tâm thần tiềm ẩn trước đó, stress trường diễn,…

2. Sử dụng chất tác động tâm thần, chất gây nghiện

Trầm cảm cũng có thể bắt nguồn do sử dụng rượu, thuốc lá, Heroin và thuốc lắc (Amphetamin). Các chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương nhằm tạo ra các cảm giác sảng khoái, kích thích, hưng phấn. Tuy nhiên sau đó hệ thần kinh bị ức chế dẫn đến trạng thái trầm cảm với những biểu hiện như uể oải, mệt mỏi, buồn bã và chán nản.

Để giảm cảm giác buồn chán, nhiều người tiếp tục uống rượu và sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, cảm giác sảng khoái chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và hậu quả là khiến tâm trạng càng buồn rầu, chán nản dần dần hình thành bệnh rối loạn trầm cảm.

3. Do bệnh thực thể ở não

Rối loạn cảm xúc nói chung và trầm cảm nói riêng đều có thể xảy ra do các bệnh thực thể ở não (u não, viêm não, chấn thương sọ não,…). Các tổn thương ở cấu trúc não có thể làm giảm ngưỡng chịu đựng stress. Do đó, chỉ với một tác động nhỏ cũng có thể gây ra trầm cảm và các rối loạn tâm thần thường gặp khác.

Đối với trường hợp này, việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Bởi nếu xác định đúng, bệnh có thể được điều trị triệt để, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm gánh nặng lên gia đình và xã hội.

4. Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh được xác định khi đã loại trừ hoàn toàn các nguyên nhân kể trên. Nguyên nhân nội sinh đề cập đến bệnh trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin,…

Khác với những nguyên nhân thông thường, trầm cảm do nguyên nhân này thường tiến triển nặng, bệnh nhân dễ bị hoang tưởng và có ý tưởng, hành vi tự sát. Trầm cảm do nguyên nhân nội sinh rất khó điều trị dứt điểm và tỷ lệ tái phát cao.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Không chỉ làm tăng nguy cơ tự sát (tử vong), bệnh trầm cảm còn khiến người bệnh tự tách biệt với mọi người xung quanh, giảm hiệu suất lao động và học tập. Theo thời gian, bệnh nhân phải đối mặt với những ám ảnh tinh thần nghiêm trọng dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược và giảm chất lượng cuộc sống. Những tác động này làm tăng nguy cơ tử vong gián tiếp – đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, rối loạn tuyến giáp,…

Trầm cảm còn gia tăng tỷ lệ lạm dụng rượu và các chất kích thích. Ngoài những thiệt hại cho chính cá nhân người bệnh, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến gia đình và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Chính vì những tác hại khôn lường, rối loạn trầm cảm đang rất được quan tâm, nghiên cứu rộng rãi.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Chẩn đoán trầm cảm dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng. Mục tiêu của chẩn đoán là xác định bệnh, đánh giá mức độ và loại trừ một số bệnh lý có triệu chứng tương tự.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến.

3 triệu chứng đặc trưng của hội chứng trầm cảm:

Khí sắc trầm

Giảm năng lượng dẫn đến giảm hoạt động, mệt mỏi

Đánh mất sự thích thứ và mọi sự quan tâm

7 triệu chứng phổ biến;

Giảm sút lòng tự tin, tính tự trọng

Giảm sự chú ý, tập trung

Luôn có ý nghĩ bản thân không xứng đáng, cảm giác tội lỗi

Rối loạn giấc ngủ

Ăn ít, không có cảm giác ngon miệng

Luôn nhìn tương lai bi quan, tuyệt vọng

Ngoài ra dựa vào biểu hiện lâm sàng, bác sĩ cũng có thể đánh giá được mức độ trầm cảm:

Trầm cảm nhẹ: Được xác định khí có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến. Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 14 ngày (2 tuần), không có bất cứ triệu chứng nào ở mức độ nặng. Bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ vẫn tiếp tục các hoạt động lao động, học tập nhưng có thể gặp khó khăn.

Trầm cảm vừa: Trầm cảm vừa được xác định có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 3 triệu chứng phổ biến khác, thời gian tối thiểu của các triệu chứng là 2 tuần. Các triệu chứng có biểu hiện rõ, dễ nhận biết, bệnh nhân khó khăn để tiếp xúc các công việc gia đình, nghề nghiệp và xã hội.

Trầm cảm nặng: Bệnh nhân trầm cảm nặng có đầy đủ 3 triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm và ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần, mức độ triệu chứng nặng và khởi phát nhanh. Một số trường hợp trầm cảm nặng còn có các triệu chứng loạn thần như sững sờ trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng,…

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện sau khi khám lâm sàng. Các xét nghiệm này cho phép đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các khả năng khác.

Các xét nghiệm được thực hiện cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, chức năng thận, gan

Trắc nghiệm tâm lý

Điện tim, điện não đồ

MRI, CT sọ não

Một số trường hợp có thể phải thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa khác

3. Chẩn đoán phân biệt

Trầm cảm được chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân thực thể và các bệnh tâm thần.

– Nguyên nhân thực thể:

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, viêm gan, viêm phổi,… đều có thể gây ra hội chứng suy nhược và khí sắc trầm buồn như ở bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm

Thuốc: Trầm cảm cũng có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc như Steroid, Propranolol, Reserpin, Methyldopa, rượu, bồ đà, thuốc ngừa thai hoặc trầm cảm xảy ra trong thời gian cai thuốc Barbiturat, Benzodiazepin, Amphetamin.

Rối loạn ở hệ thần kinh trung ương: Các cơn tai biến mạch máu não, u não,…

Rối loạn nội tiết: Các bệnh tuyến yên, thượng thận, tuyến giáp, đái tháo đường,… có thể gây rối loạn hormone và dẫn đến bệnh trầm cảm. Trong trường hợp này, trầm cảm chỉ là biến chứng của bệnh nên tình trạng có thể thuyên giảm ngay khi điều trị nguyên nhân.

Ung bướu: Bệnh nhân mắc các chứng bệnh ung thư, nan y thường có dấu hiệu trầm cảm – nhất là người bị ung thư đầu tụy.

Các bệnh hệ thống: Suy dinh dưỡng, thiếu máu

– Các bệnh tâm thần:

Rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưng – trầm cảm)

Sa sút trí tuệ

Tâm thần phân liệt

Phản ứng tâm lý đối với các bệnh thực thể

Rối loạn lo âu

Rối loạn nhân cách

Nghiện rượu

Phản ứng tâm lý sau khi chứng kiến người thân qua đời

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Do đó, điều trị bệnh lý này rất được quan tâm. Quá trình điều trị rối loạn trầm cảm phải dựa trên các nguyên tắc như:

Phát hiện sớm, chính xác các trạng thái trầm cảm (bao gồm cả trầm cảm che đậy và trầm cảm nhẹ)

Xác định được mức độ trầm cảm của bệnh nhân

Xác định nguyên nhân cụ thể gây trầm cảm (trầm cảm do thực tổn, trầm cảm nội sinh hay trầm cảm do căn nguyên tâm lý)

Thuốc chống trầm cảm được chỉ định phải phù hợp trạng thái và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân

Có thể chỉ định kết hợp với thuốc an thần kinh trong trường hợp trầm cảm đặc biệt (đi kèm với các triệu chứng loạn thần)

Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể được cân nhắc trong trường hợp kháng thuốc, trầm cảm nặng có ý nghĩ, hành vi tự sát

Khi điều trị cho kết quả, cần duy trì thêm 6 tháng để ổn định tình trạng và phòng ngừa tình trạng tái phát

Các phương pháp điều trị trầm cảm được áp dụng phổ biến hiện nay:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm lý, tâm thần tại các bệnh viện lựa chọn trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn không ít rủi ro và biến chứng. Để đạt kết quả tốt, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân trước khi đưa ra chỉ định. Khi dùng thuốc, bệnh nhân và gia đình cần được giáo dục về tác dụng phụ và chủ động thông báo với bác sĩ ngay khi chuyển sang giai đoạn hưng cảm.

Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân trầm cảm:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gồm có thuốc giải lo âu, tạo cảm giác êm dịu (Laroxyl, Elavil, Amitriptyline, Triptizol,…), thuốc có tác dụng hoạt hóa, kích thích (Imipramine, Imipramine, Tofranil,…) và loại trung gian (Anafranil)

Thuốc chống trầm cảm ức chế men monoamine oxydase (MAOIs): Hiện nay ít dùng bị nhiều biến chứng

Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin: Thường dùng Sertraline, Fluoxetine, Paroxetine,…

Người ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thuốc bồi bổ thần kinh và thuốc tăng cường tuần hoàn não

2. Liệu pháp sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện (ECT) được cân nhắc trong trường hợp trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng, bệnh nhân có suy nghĩ hoặc ý nghĩ tự sát. Liệu pháp này sử dụng một luồng điện được kiểm soát đưa vào bên trong não bộ nhằm tạo ra các cơ co giật nhỏ.

Mục tiêu của liệu pháp sốc điện là phục hồi sự liên kết của các nơron thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Qua đó giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tự sát ở bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ vài tuần sau khi điều trị – đặc biệt là ở người cao tuổi.

3. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý giải quyết chứng trầm cảm một cách hiệu quả và triệt để. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí mà có thể chính thân chủ mình cũng không nhận ra.

Hiện nay, trị liệu tâm lý được áp dụng song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm và được đánh giá mang lại kết quả khả quan. Ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, trị liệu tâm lý có thể kiểm soát các biểu hiện của bệnh mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể.

Trung tâm Tâm lý NHC đơn vị uy tín trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Hiện tại, trung tâm đã xây dựng phác đồ trị liệu đầy đủ, khoa học bao gồm liệu pháp nhận thức, hành vi và gia đình.

Phương pháp này mang đến những tác động cụ thể như:

Giúp người bệnh chấp nhận các vấn đề mà bản thân gặp phải, chấp nhận trị liệu, hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về bản thân

Loại bỏ hoàn toàn các tâm lý tiêu cực như ám ảnh, sợ hãi, lo âu, căng thẳng

Thay đổi hành vi và nhận thức lệch lạc

Giúp người bệnh tăng khả năng ứng phó trước những áp lực từ cuộc sống, các vấn đề mà bản thân gặp phải. Đồng thời cải thiện nhân cách và giúp người bệnh nâng cao giá trị của bản thân

Nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Đội ngũ chuyên gia tâm lý, master coach tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đều có chuyên môn vững chắc và được đào tạo bài bản với các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực khoa học tâm lý. Trung tâm đã nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả phương pháp tâm lý trị liệu giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm, nhổ bỏ neo tiêu cực và định hướng lại tư duy.

4. Một số phương pháp khác

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác như:

Điều trị triệt để các tổn thương thực thể tại não (hút máu tụ trong sọ não, cắt u não, điều trị viêm não,…) trong trường hợp trầm cảm do các bệnh lý ở não bộ

Tiến hành cai nghiện cho bệnh nhân bị trầm cảm do nghiện rượu và sử dụng chất kích thích

Phòng ngừa bệnh trầm cảm

Có thể nói, trầm cảm là một trong những vấn đề lớn đối với nhân loại. Tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do rối loạn trầm cảm có xu hướng tăng lên trong vài chục năm gần đây. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết.

Để phòng tránh bệnh tái phát, người thân và bạn bè cần thực hiện những biện pháp sau:

Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như ăn không ngon miệng, bỏ ăn, giảm chất lượng giấc ngủ, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, giảm sự tập trung khi làm việc,… Ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.

Gia đình cần phải giám sát chặt mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một số người bệnh có thể giả vờ khỏi bệnh để thực hiện hành vi tự sát.

Chia sẻ, động viên người bệnh, khuyến khích người bệnh hoạt bát, năng động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Tránh các xung đột xung quanh người bệnh.

Xây dựng cho người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.

Kiểm soát bệnh nhân về việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp hiện nay. Bệnh không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống gia đình và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Do đó, mỗi người cần có nhận thức về bệnh lý này để chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. Với những phương pháp điều trị bằng tâm lý, người bệnh có thể tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ trung tâm trị liệu uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất khi chữa bệnh.

Nguồn: chúng tôi

Những Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Mèo Bị Trầm Cảm

Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị trầm cảm

Quan sát thói quen hằng ngày của mèo

Loài mèo thường rất thích ngủ và chúng có dành từ 12 đến 16 tiếng một ngày chỉ để ngủ. Tuy nhiên nếu chúng ngủ nhiều một cách bất thường thì có thể đây là dấu hiệu mèo bị trầm cảm.

Mèo thường xuyên ngủ cho nên rất khó để phán đoán bao lâu mới là bất thường, dẫu vậy các bạn cũng nên xác định lúc nào là thời điểm chúng thức dậy hay đi ngủ của chúng. Bạn chỉ cần dựa trên những cơ sở này để quan sát thói quen ngủ của chúng là được.

Nếu chú mèo của bạn luôn thức dậy và chào đón bạn vào buổi sáng nhưng bổng nhiên một ngày thói quen này thay đổi hoàn toàn thì bạn nên chú ý. Đặc biệt là chúng dành thời gian cho việc ngủ vào những lúc như vậy thì có thể chúng đang bị trầm cảm.

Bên cạnh đó khi mèo bị mắc bệnh trầm cảm thì chúng thường tỏ ra thiếu năng lượng, dù đang thức những chúng vẫn thẫn thờ. Tuy có một số cá thể mèo có bản tính lười biếng nhưng nếu bạn thấy chúng thường ngày vẫn hay chạy nhảy và hiếu động nhưng hôm nay lại nằm dài cả ngày, rất có thể chúng đang có dấu hiệu mèo bị trầm cảm.

Lắng nghe tiếng kêu của mèo

Mèo có khả năng phát ra nhiều loại âm thanh khác nhau, từ tiếng kêu xì xì cho đến rừ rừ hay meo meo. Và khi chúng kêu nhiều hơn so với thường ngày thì rất có thể chúng đang gặp vấn đề sức khỏe, có thể đó là triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Mèo khi bị stress thường kêu thét lên, ngao ngao hay xì xì để phản ứng lại những tác động từ bên ngoài. Có thể đây là cách chúng nói cho chúng ta biết là chúng đang cảm thấy không được khỏe.

Thời gian ngủ của mỗi con mèo đều không hề giống nhau và thời gian ngủ bao nhiêu là bình thường trên thực tế là không có chuẩn mực nhất định. Trong trường hợp chú mèo nhà bạn hay kêu to để thông báo cho bạn biết về sự hiện diện của mình thì đây là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường ngày chúng khá trầm tính mà bỗng dưng phát ra âm thanh thì có thể chúng đang cảm thấy không vui.

Hiện tượng mèo kêu nhiều hơn bình thường rất có thể là do người bạn gần gũi của chúng đã mất, chúng kêu lên như thế chỉ vì muốn người bạn đó tìm về gặp chúng.

Lắng nghe tiếng kêu của mèo có thể là thấy dấu hiệu mèo bị trầm cảm ( nếu có).

Quan sát thói quen ăn uống của mèo

Một chú mèo đang trong giai đoạn bị stress có thể ăn nhiều hơn hay ít đi so với thường ngày nhằm chống lại sự buồn phiền, chính vì vậy bạn cũng nên lưu ý đến lượng thức ăn mỗi ngày của chúng để biết được chính xác chúng đang gặp vấn đề gì.

Làm biếng ăn là một trong những triệu chứng thường thấy nhất khi mèo rơi vào tình trạng trầm cảm, chúng có thể cảm thấy biếng ăn và gần như không hề đụng chạm tới bất kỳ món ăn nào. Khi thói quen ăn uống bị thay đổi như vậy, chú mèo của bạn có thể bị sụt cân nhanh chóng.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khi bị trầm cảm, mèo có thể ăn nhiều hơn nhưng những trường hợp như thế này khá hiếm. Nếu bạn phát hiện ra chú mèo của mình ăn nhiều hơn và có dấu hiệu tăng cân thì rất có thể đây là triệu chứng ban đầu của bệnh trầm cảm.

Thường thì khi bị stress, mèo không còn giữ thói quen chải chuốt hay liếm lông thường xuyên và điều này có thể gây ra tình trạng lông ở mèo. Dấu hiệu mèo bị trầm cảm này rất dễ dàng để nhận biết bằng mắt thường.

Nếu bộ lông sáng bóng thường ngày trở nên xám xịt và khô ráp và có thể chúng cũng không còn chịu liếm lông nữa. Ngoài ra bạn cũng dễ dàng thấy rằng chúng chải chuốt không còn thường xuyên như xưa. Ví dụ như việc mèo thường thích làm sạch sau các bữa ăn nhưng đột nhiên lại bỏ thói quen này thì chắc chắn chúng đang cần sự trợ giúp từ bạn.

Ở một số con mèo khác có thể xuất hiện hiện tượng liếm lông quá mức nhằm kiềm chế sự lo âu do trầm cảm gây ra. Lúc này chúng có thể chải chuốt lông nhiều đến mức không bình thường, ngoài ra một số chỗ trên người còn có thể bị rụng lông.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Và Cách Chữa Trị trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!