Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm 13 Bệnh Ung Thư: Dù Chỉ Có 1 Cũng Nên Đi Khám được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bệnh ung thư di truyền từ những thành viên trong gia đình và bạn muốn chủ động phòng ngừa là điều không khó. Khi biết các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư có thể giúp ngăn ngừa nó phát triển hoặc lan rộng ra. Điều quan trọng mà bạn cần biết là các dấu hiệu của bệnh ung thư cũng có thể được phát hiện bằng các điều kiện, dấu hiệu bên ngoài cơ thể. Nó là ung thư hay một căn bệnh khác?
Bạn càng sớm tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó thì càng yên tâm rằng bạn đang được điều trị đúng hướng. – Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. – Ung thư vú: Khối u hoặc khối u dày, ngứa, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng núm vú mà không do thai nghén, cho con bú hoặc do kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u đều là ung thư. – Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tử cung: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. – Ung thư đại tràng: chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời. Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD). – Ung thư thanh quản: giọng nói ho, khàn tiếng dai dẳng có thể là những dấu hiệu bạn gặp phải. Tuy nhiên, thay đổi giọng cũng có thể do polyp hoặc hypothyroidism gây ra. – Bệnh bạch cầu: Đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chảy máu cam, đau xương hoặc khớp, dễ bầm tím trên da là những dấu hiệu cảnh báo có thể có của bệnh bạch cầu. – Ung thư phổi: Ho dai dẳng, đờm có máu, cảm giác nặng nề ở ngực hoặc đau ngực có thể biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Nhưng đây cũng có thể chỉ ra bệnh viêm phổi. – Lymphoma (một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào): hạch bạch huyết bị sưng, ngứa da, đổ mồ hôi ban đêm mà không có nguyên nhân, sốt và giảm cân… có thể là những dấu hiệu của bệnh Lymphona. – Ung thư miệng và họng: nếu bạn xuất hiện các vết loét mãn tính ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng bị xước, các mảng màu trắng trong miệng nên được bác sĩ kiểm tra. Các đốm trắng hoặc vết loét cũng có thể bị gây ra bởi hệ miễn dịch yếu, căng thẳng, chấn thương miệng hoặc IBD. – Ung thư buồng trứng: đối với căn bệnh này, nó thường không có các triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn sau. Các triệu chứng này có thể là sụt cân, mệt mỏi, đầy bụng và đau bụng. – Ung thư tuyến tụy: cũng giống như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tuỵ chỉ có các dấu hiệu khi bệnh đã phát triển về giai đoạn sau, các triệu chứng đó là da bị vàng, hoặc đau sâu trong dạ dày, lưng. – Ung thư da: Loại ung thư này thường biểu hiện như các nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, các vết loét, khối u, cục u dưới da giống như mụn cóc hoặc loét không bao giờ lành lại. – Ung thư dạ dày: Nôn mửa ra máu hoặc thường xuyên khó tiêu, đau bụng sau khi ăn, giảm cân có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng vì có thể là dấu hiệu của loét dạ dày. Mẹo phòng chống ung thư Nếu ung thư di truyền trong gia đình bạn hoặc bạn có thể trạng kém có thể mắc một căn bệnh ung thư nào đó, thì điều quan trọng là hãy chú ý đến các yếu tố nguy cơ. Chủ động và lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách bạn có thể thực hiện bao gồm: – Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn ít nhất 30%. – Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: đó là một chế độ ăn ít chất xơ, ít hoặc không có thịt đỏ và nhiều trái cây, rau quả tươi. Bạn cũng có thể hấp thụ chất béo nhưng cần chắc chắn rằng đó là những loại chất béo lành mạnh. – Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%. – Hạn chế sử dụng rượu: Mức uống vừa phải là có thể chấp nhận được. Một loại đồ uống mỗi ngày đã được tìm thấy nhằm giảm thiểu một số rủi ro về sức khoẻ, bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. – Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đối với ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác. – Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms. Pap smear là công cụ sàng lọc duy nhất cho bệnh ung thư, nhờ nó mà đã có thể giảm số ca tử vong do bất kỳ loại ung thư nào trên thế giới. Chụp X quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi. – Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn. – Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày. – Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng! Phụ nữ có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách nhờ các bác sĩ phụ khoa thường xuyên xét nghiệm Pap smears và khám sức khỏe. Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính gây chết người phổ biến nhất ở những người phụ nữ trẻ hiện nay. Các nghiên cứu dịch tế học cho thấy rằng nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng lên khi phụ nữ hoạt động tình dục ở lứa tuổi quá sớm, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không được bảo vệ thường xuyên hơn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận một loại vắc-xin chống lại virus HPV và ung thư cổ tử cung mà phụ nữ có thể nhận tiêm phòng trước khi họ quan hệ tình dục để hạn chế bệnh.
Theo verywellhealth.com
Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Dạ Dày Bạn Nên Sớm Biết
Đây là căn bệnh không chỉ phổ biến ở nước ta mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối mặt với tình trạng này, đặc biệt là những nước phát triển. Mỗi năm, trên toàn thế giới, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
Ung thư dạ dày gây ra những ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe người bệnh, một khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì sẽ không thể điều trị được nữa, người bệnh chỉ còn cách sống chung với bệnh và chờ chết mà thôi. Phát hiện và điều trị bệnh sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn chữa khỏi bệnh cao bấy nhiêu. Một người bị ung thư dạ dày sẽ có những triệu chứng như sau:
1. Chán ăn, ăn nhanh no
Vì đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh tiêu hóa bình thường khác nên người bệnh thường hay chủ quan, tự mua thuốc uống mà không đi thăm khám gì. Vì vậy khi phát hiện ra thì bệnh đã nặng, việc chữa trị lúc này là vô cùng khó khăn.
2. Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng
Chướng bụng, đầy hơi cũng là một trong những triệu chứng của căn bệnh ung thư dạ dày, chúng thường hay xuất hiện sau mỗi bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc khi người bệnh nghỉ ngơi. Cũng vì lý do này mà giống như biểu hiện chán ăn, người bệnh thường hay nhầm lẫn và chủ quan, cho rằng đây chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa bình thường, do thức ăn hoặc do chế độ sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo.
3. Sút cân bất thường, người mệt mỏi
Chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, hay bị chướng bụng, đầy hơi sẽ khiến cho bệnh nhân không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, kéo theo tình trạng sút cân nghiêm trọng. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược do thiếu chất vì thế mà hệ miễn dịch trong cơ thể cũng bị suy yếu, làm mất đi sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại phát triển gây bệnh.
4. Ợ hơi, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị
Nếu thường hay bị những cơn ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị làm phiền thì khả năng cao là bạn đã mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… thậm chí là ung thư dạ dày.
Những người bị ung thư dạ dày cũng sẽ có những dấu hiệu này, xảy ra với tần suất lớn. Các cơn đau vùng thượng vị có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể là đau quặn trong một thời gian ngắn nhưng cũng có khi đau âm ỉ, kèm theo đó bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
5. Xuất huyết tiêu hóa
Với những người bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thì chứng xuất huyết tiêu hóa được xem là dấu hiệu rõ ràng và nguy hiểm nhất. Khi các tế bào ung thư trong dạ dày phát triển mạnh, các mạch máu trong dạ dày cũng bị tác động gây rách, vỡ khiến máu chảy trong ống tiêu hóa. Lúc này, máu trong dạ dày sẽ được tống ra ngoài bằng hai con đường là đường miệng hoặc bằng đường hậu môn. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu tươi lẫn các cục máu đông màu đen. Khi đi đại tiện, phân có màu đen hoặc lẫn máu tươi.
Khi bị chảy máu dạ dày thì có nghĩa là bệnh đã khá nặng, các triệu chứng bệnh sẽ đồng loạt “kéo tới” gây ra đau đớn, khó chịu khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
6. Thường hay bị tiêu chảy
Ở những người có tình trạng bệnh nặng hơn, họ sẽ thường xuyên bị táo bón. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị mất nước, khiến cơ thể suy kiệt sức lực. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tác phụ của việc điều trị bằng thuốc trong quá trình điều trị hoặc những tổn thương trong dạ dày khiến cho chức năng chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn.
Theo thời gian, bệnh ngày càng phát triển nhanh chóng khiến sức đề kháng của người bệnh không còn các tế bào ung thư ngày càng lây lan làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Các cơn đau lúc này cũng trở nên dữ dội hơn, không còn kiểm soát được bằng các loại thuốc giảm đau nữa mà cần có những biện pháp chữa trị chuyên biệt.
7. Nôn ói liên tục
Đây được cho là một trong những triệu chứn g thường gặp ở những trường hợp bị bệnh giai đoạn cuối. Lúc này, dạ dày bị đầy hơi do các khối u chèn ép, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do tâm lý sợ hãi mà người bệnh thường xuyên bị buồn nôn và nôn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì việc cứu chữa dường như là không thể. Những phương pháp điều trị lúc này chỉ có tác dụng làm giảm những cơn đau và kéo dài thời gian sống co người bệnh mà thôi. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự dày vò do các triệu chứng của bệnh gây ra, sống chung với nó và ra đi trong đau đớn.
Dấu Hiệu Sớm Cảnh Báo Ung Thư Đại Tràng
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?
Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các Dấu Hiệu Sớm Cảnh Báo Ung Thư Vòm Họng
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Phát hiện dấu hiệu ung thư vòm họng sớm giúp cho việc điều trị bệnh được thuận lợi hơn.
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng – phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ðây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
2. Dấu hiệu ung thư vòm họng
Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu,chảy máu cam.
Nổi hạch cổ: Hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.
Thay đổi giọng nói: Nếu khối u phát triển xung quanh các dây thanh, sẽ dẫn đến việc thay đổi giọng nói.
Đau nhức và khó nuốt: Cảm giác đau nhức và khó chịu khi nuốt, bất kể nuốt nước hay thức ăn, điều này xảy ra bởi sự hiện diện của khối u ngay tại khu vực vòm họng khiến cho quá trình nuốt diễn ra khó khăn hơn. Thức ăn bị bám dính trong cổ họng có nguy cơ khiến bệnh nhân mắc nghẹn. Bên cạnh đó, đi kèm với triệu chứng ung thư vòm họng này là chảy máu khi khối u phát triển.
2.2 Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn muộn
Ở giai đoạn này, khối u tăng dần về kích thước, xâm lấn nên bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như : Đau đầu dữ dội, ù tai tăng dần, nghe kém, giảm thích lực, có thể điếc; ngạt mũi liên tục, kèm chảy máu mũi, không đáp ứng với điều trị thông thường.
3. Tầm soát ung thư vòm họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Gói tầm soát, và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản bao gồm: Đầy đủ các dịch vụ cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng, giúp phát hiện các bất thường khác tại khu vực vòm – hạ họng – thanh quản.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm 13 Bệnh Ung Thư: Dù Chỉ Có 1 Cũng Nên Đi Khám trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!