Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Tỉnh Kiên Giang được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối tượng tham gia cuộc thi là cán bộ Đoàn, đảng viên, đoàn viên, thanh niên đang công tác, lao động và học tập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời gian tổ chức cuộc thi từ ngày 12/3 đến hết ngày 25/4/2019. Tham gia cuộc thi, người dự thi phải trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận xoay quanh các nội dung tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hoàn cảnh và quá trình viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ, nội dung cơ bản và giá trị to lớn của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc phát động cuộc thi ở địa phương, đơn vị mình; đồng thời tổ chức chấm và lựa chọn 20 bài dự thi tiêu biểu gửi Tỉnh đoàn trước ngày 30/4/2019. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tổ chức tổng kết, trao giải thưởng vào dịp tổ chức đợt Hành trình Tuổi trẻ Kiên Giang nhớ lời Di chúc theo chân Bác kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5).
Cơ cấu giải thưởng như sau: Đối với giải cá nhân, gồm: 1 giải Nhất, trị giá 2.000.000 đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 1.500.000 đồng; 3 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng và 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng. Đối với giải tập thể, gồm: 1 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 1 giải Nhì, trị giá 2.000.000 đồng; 1 giải Ba, trị giá 1.500.000 đồng và 3 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng.
Ban Tổ chức Cuộc thi mong muốn hoạt động này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một cuộc thi mà sẽ trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các cấp bộ đoàn tỉnh Kiên Giang, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ tương lai của đất nước.
Cổng Thông Tin Điện Tử
Thực hiện Kế hoạch số 1120/KH-UBND ngày 23/4/2020 của UBND thành phố Hội An; Ngày 01/9/2020, UBND thành phố Hội An đã triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023”.Đối tượng tham gia cuộc thi là Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn thành phố Hội An. Cuộc thi tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ http://hoian.thiphapluattructuyen.net., hoặc trên Trang thông tin điện tử của UBND thành phố Hội An tại website: http://www.hoian.gov.vn, mục THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN.Theo đó, các thí sinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh) theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn; thí sinh trả lời 15 câu hỏi chính và 01 câu hỏi phụ, thời gian trả lời là 20 phút.Ngày 05/10/2020 Phòng Tư pháp thành phố Hội An – Cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức cuộc thi đã tổ chức chấm thi và công bố kết quả đợt 1 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023.Qua thống kê cho thấy số lượng thí sinh đăng ký tham gia Đợt 1 cuộc thi là 2.065 người, trong đó có 1.577 thí sinh tham gia trả lời các câu hỏi. Có 26 thí sinh đã trả lời đúng 15/15 câu, đạt 150 điểm. Sau 01 tháng triển khai Đợt 1 cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Quyết định công nhận 01 tập thể và 10 thí sinh có thành tích cao nhất đạt giải trong Đợt 1 cuộc thi.Đợt 2 cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023 được tiếp tục triển khai từ ngày 01/10/2020Việc tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào cuối đợt 2 của cuộc thi./.
Lê Văn Phúc – CV Phòng Tư pháp TP Hội An
Cổng Thông Tin Điện Tử Thị Xã Hồng Lĩnh
Câu hỏi 1: Trẻ em được quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Câu hỏi 2: Bảo vệ trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Câu hỏi 3: Phát triển toàn diện của trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.
Câu hỏi 4: Chăm sóc thay thế quy định như thế nào?
Đáp: Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Câu hỏi 5: Xâm hại trẻ em là gì?
Đáp: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Câu hỏi 6: Bạo lực trẻ em là gì?
Đáp: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Câu hỏi 7: Bóc lột trẻ em là gì?
Đáp: Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
Câu hỏi 8: Xâm hại tình dục trẻ em là gì?
Đáp:
Câu hỏi 9: Bỏ rơi trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Câu hỏi 10: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
Câu hỏi 11: Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 12: Các hành vi bị nghiêm cấm
trong thực hiện quyền và bổn phận trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện quyền và bổn phận trẻ em quy định như sau: (1) Tước đoạt quyền sống của trẻ em. (2) Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (3) Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. (4) Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. (5) Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. (6) Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. (7) Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. (8) Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. (9) Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. (10) Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. (11) Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. (12) Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. (13) Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. (14) Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. (15) Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
Câu hỏi 13: Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Điều 14. Trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Điều 15. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây: (1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; (2) Trẻ em bị bỏ rơi; (3) Trẻ em không nơi nương tựa; (4) Trẻ em khuyết tật; (5) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; (6) Trẻ em vi phạm pháp luật; (7) Trẻ em nghiện ma túy; (8) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; (9) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; (10) Trẻ em bị bóc lột; (11) Trẻ em bị xâm hại tình dục; (12) Trẻ em bị mua bán; (13) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; (14) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
(Chính phủ quy định chi tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt)
Câu hỏi 16: Tháng hành động vì trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 17: Trẻ em theo quy định có những quyền gì?
Đáp: Trẻ em theo quy định của Luật trẻ em có những quyền như sau: (1)
Quyền sống
; (2) Quyền được khai sinh và có quốc tịch; (3)
Quyền được chăm sóc sức khỏe
; (4)
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
; (5)
Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
; (6)
Quyền vui chơi, giải trí
; (7)
Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
; (8)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
; (9)
Quyền về tài sản
; (10)
Quyền bí mật đời sống riêng tư
; (11)
Quyền được sống chung với cha, mẹ
; (12)
Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
; (13)
Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
; (14)
Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
;
(15) Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
; (17)
Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
; (18)
Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
; (19)
Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
;
(20) Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
; (21)
Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
;
(22) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
; (23)
Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
; (24)
Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
; (25)
Quyền của trẻ em khuyết tật
; (26)
Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
.
Câu hỏi 18: Quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em quy định như thế nào?
Đáp:
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 19: Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em quy định như sau: (1) Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. (2) Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Câu hỏi 20: Quyền của trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
Câu hỏi 21: Quyền của trẻ em được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Câu hỏi 22: Quyền của trẻ em được bảo đảm an sinh xã hội quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Câu hỏi 23: Quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Câu hỏi 24: Quyền của trẻ em khuyết tật quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
Câu hỏi 25: Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Câu hỏi 26: Bổn phận của trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em quy định như sau: (1)
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình; (2) Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; (3) Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội; (4) Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước; (5) Bổn phận của trẻ em với bản thân.
Câu hỏi 27: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định như sau: (1) Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.(2) Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
Câu hỏi 2
8 : Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác quy định như sau: (1) Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. (2) Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. (3) Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. (4) Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
Câu hỏi 29:
Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội quy định như sau: (1) Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. (2) Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. (3) Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 3
0 : Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước quy định như sau: (1) Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. (2) Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
Câu hỏi 3
1 : Bổn phận của trẻ em với bản thân quy định như thế nào?
Đáp: Bổn phận của trẻ em với bản thân quy định như sau: (1) Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. (2) Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. (3) Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang. (4) Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. (5) Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Câu hỏi 3
2 : Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em quy định như sau: (1) Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. (2) Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 33: Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 34:
Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em quy định như sau: (1) Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động. (2) Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ. (3) Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em. (4) Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. (5) Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.
Câu hỏi 35: Bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 36: Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: (1) Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây: Phòng ngừa – Hỗ trợ – Can thiệp. (2) Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. (3) Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. (4) Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. (5) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em. (6) Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Câu hỏi 37: Bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa quy định như sau: (1) Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (2) Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn; d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; đ) Xây dựng môi trường sống an toàn
và phù hợp
với trẻ em
.
Câu hỏi 38: Bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ quy định như sau: (1) Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. (2) Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này; d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.
Câu hỏi 39: Bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp quy định như sau: (1) Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. (2) Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp; b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em; c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý
;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định
tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này
;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Câu hỏi 40: Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em quy định như sau: (1) Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền. (2) Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. (3) Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Câu hỏi 41: Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
quy định như thế nào?
Đáp: Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã quy định như sau: (1) Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ. (2) Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. (3) Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác. (4) Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng. (5) Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện. (6) Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
Câu hỏi 42:
Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 43:
Các yêu cầu thực hiện chăm sóc thay thế đối với trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Các yêu cầu thực hiện chăm sóc thay thế đối với trẻ em quy định như sau: (1) Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em. (2) Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em. (3) Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em. (4) Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau. (5) Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Câu hỏi 44: Hình thức chăm sóc thay thế
quy định như thế nào?
Đáp: Các hình thức chăm sóc thay thế quy định như sau: (1) Chăm sóc thay thế bởi người thân thích. (2) Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích. (3) Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi). (4) Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Câu hỏi 45: Trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế
quy định như thế nào?
Đáp: Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế quy định như sau: (1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa. (2) Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em. (3) Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ. (4) Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.
Câu hỏi 46: Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế
quy định như thế nào?
Đáp: (1) Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
(2) Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Câu hỏi 47:
Trường hợp đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định như thế nào?
Đáp: Trường hợp đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định như sau: (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
b) Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 50 của Luật này.
(2) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
Câu hỏi 48: Các yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 49: Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng
quy định như thế nào?
Đáp: Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng quy định như sau: (1) Trẻ em vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi được miễn trách nhiệm hình sự; hình phạt cải tạo không giam giữ; án treo theo quy định của Bộ luật hình sự; trẻ em đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn được áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm:
a) Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này; b) Các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp quy định tại Điểm a và Điểm e Khoản 2 Điều 50 của Luật này; c) Tìm kiếm đoàn tụ gia đình nếu thuộc trường hợp không có nơi cư trú ổn định; d) Áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định của Luật này trong trường hợp trẻ em không còn hoặc không xác định được cha mẹ; không thể sống cùng cha, mẹ; không xác định được nơi cư trú trong thời gian thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền; đ) Hỗ trợ gia đình giám sát, quản lý, giáo dục trẻ em; e) Các biện pháp bảo vệ khác quy định tại các điều 48, 49 và 50 của Luật này khi xét thấy thích hợp
. (2) Trẻ em là người bị hại và trẻ em là người làm chứng mà bị tổn hại về thể chất, tinh thần được áp dụng các biện pháp bảo vệ cấp độ hỗ trợ quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 49 và các biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp quy định tại Điều 50 của Luật này. (3) Trẻ em là người làm chứng được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư; hạn chế tối đa việc dẫn giải, gây áp lực về tâm lý.
Câu hỏi 50: Phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật
quy định như thế nào?
Đáp: Phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật quy định như sau: (1) Cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú thực hiện các biện pháp sau đây nhằm chuẩn bị và thúc đẩy việc tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật:
a) Duy trì mối liên hệ giữa trẻ em với gia đình; b) Tổ chức học văn hóa, học nghề, kỹ năng sống cho trẻ em; c) Xem xét, đánh giá quá trình chấp hành việc học tập, rèn luyện của trẻ em tại cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc chấm dứt biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 51: Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp:
a) Xây dựng
và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
b) Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
c) Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
d) Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.
(2) Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức sau đây:
a) Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;
b) Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em;
c) Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;
d) Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;
đ) Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.
Câu hỏi 52: Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 53: Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác
quy định như thế nào?
Đáp:
Câu hỏi 53: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em quy định như thế nào?
Đáp: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em quy định như sau: (1) Thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. (2) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật này; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương; thực hiện trách nhiệm được quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật này. (3) Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương. (4) Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cụ thể về thực hiện quyền của trẻ em, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý.
Câu hỏi 54: Trách nhiệm
bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ quy định như thế nào?
Đáp: Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ quy định như sau: (1) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống với cha, mẹ. (2) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình phải chấp hành quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về việc hạn chế quyền của cha, mẹ; tách trẻ em khỏi cha, mẹ để bảo đảm an toàn và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Câu hỏi 55: Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em quy định như sau: (1) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. (2) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi. (3) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em. (4) Phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em. (5) Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Câu hỏi 56: Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em quy định như sau: (1) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. (2) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. (3) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em. (4) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
Câu hỏi 57: Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em quy định như sau: (1) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;
b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
. (2) Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình. (3) Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho trẻ em trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 58: Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em
quy định như thế nào?
Đáp: Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em quy định như sau: (1) Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật. (2) Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật. (3) Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 59: Luật
T rẻ em có hiệu lực thi hành khi nào?
Đáp: Luật Trẻ em có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2023. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Giới thiệu
Kinh tế – Xã hội
Album ảnh
Văn bản pháp luật
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Tỉnh Kiên Giang trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!