Xu Hướng 3/2023 # Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục # Top 8 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nói đến khoảng cách giàu-nghèo, điều đầu tiên hiện ra trong đầu mọi người thường là tiền. Nhiều tiền tức là giàu, ít tiền tức là nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế, khác biệt giữa giàu và nghèo phức tạp nhiều hơn thế.

Đầu tiên, khái niệm giàu, nghèo chỉ mang tính tương đối. Ví dụ, một gia đình công chức ở thành phố có thể được xem là giàu so với một gia đình thuần nông ở nông thôn, nhưng lại là nghèo so với mức sống cao ở thành phố; hay một gia đình nông thôn có kinh tế kém hơn gia đình thành phố, nhưng họ lại có đất canh tác, chuồng trại lớn hơn nhiều những gia đình khác cùng thôn… Tất cả so sánh đều chỉ có tính tương đối. Thêm nữa, sự khác biệt lớn nhất giữa giàu và nghèo đôi khi không nằm ở đồng tiền mà ở những-thứ-đồng-tiền-mang-lại một cách gián tiếp như cơ hội, kiến thức, tư tưởng, lối sống…

Trong bài viết này, sử dụng dẫn chứng từ nghiên cứu giáo dục, tôi sẽ phân tích một số điểm khác nhau giữa “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”. Bài viết lý giải tại sao quá trình phân hóa giai cấp giàu-nghèo không ngừng tiếp diễn, kể cả khi các cá nhân đã nỗ lực học tập, dùng giáo dục làm công cụ giúp vươn lên trong xã hội. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đưa ra một số gợi ý nhằm giúp những người có xuất phát điểm thấp vượt lên hoàn cảnh và chính mình để đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống.

Mọi trích dẫn đều được bôi đậm kèm theo đường link đến nghiên cứu gốc và tài liệu tham khảo bổ sung. 

Con nhà giàu và con nhà nghèo khác nhau ở điểm nào?

Thứ nhất, giàu đồng nghĩa với có thêm nhiều lựa chọn.

Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có điều kiện sẽ dễ có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin, kiến thức cập nhật hơn, được đầu tư theo học ở những trường tốt hơn, nhiều nguồn lực phục vụ học tập-hướng nghiệp hơn, dẫn đến lại càng có thêm nhiều cơ hội tốt hơn khi trưởng thành.

Nghiên cứu tôi thực hiện tại Việt Nam vào năm 2017-2018 cũng có quan sát tương tự. Nhiều em học sinh nông thôn, có hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ được hướng đến hai lựa chọn: con gái theo học sư phạm, con trai theo học quân sự. Hai lựa chọn này được gia đình cho là tối ưu để tiết kiệm chi phí ăn học và hy vọng ra trường có việc làm ngay. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết về điểm chuẩn, kết cấu nhà trường và cơ hội tuyển sinh, nhiều em trượt nguyện vọng đầu (do không đủ điểm hoặc không đủ yêu cầu nhập học) và phải rất chật vật mới tìm được nguyện vọng thứ hai (do không có sự chuẩn bị tốt). Đó là chưa kể đến những vấn đề nảy sinh do quá trình định hướng bó hẹp trong định kiến về giới hoặc tập trung vào thi cử chứ không phải nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của các em.

Đây là một hiện tượng mà Herbert Simon (1947) khái quát hoá trong khái niệm “bounded rationality” (lý trí bị hạn chế). Bounded rationality hiểu một cách đơn giản là những hành vi lý trí nhưng bị hạn chế bởi thiếu hụt về tư duy, kiến thức trong quá trình đưa ra quyết định.

Bounded rationality refers to behavior that is rational but limited by the cognitive constrains on decision making (McDonald, 1997, p. 10)

Ví dụ, khi đối diện với hàng chục, thậm chí hàng trăm trường đại học tiềm năng, những học sinh có nguồn lực tốt sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng từng trường học, từng ngành nghề, nắm được những thông tin bổ ích nhất để chọn cho mình cơ hội hoàn hảo nhất. Còn những học sinh không có đủ kiến thức, nguồn lực sẽ chỉ hạn chế cơ hội và lựa chọn của mình trong khuôn khổ những gì mình thấy trước mắt hay những gì người ta nói cho mình thôi, dẫn đến việc phải chấp nhận những lựa chọn chưa thực sự tốt.

Chính vì tư duy này, “con nhà nghèo” dễ đưa ra những lựa chọn sai lầm, khiến cơ hội học tập và sự nghiệp bị thu hẹp. Do đó, khoảng cách giữa “con nhà giàu” và “con nhà nghèo” tiếp tục tồn tại, thậm chí không ngừng nới rộng thêm.

Thứ hai, giàu giúp sửa sai, làm lại từ đầu dễ dàng hơn. 

Ai trong đời cũng không khỏi mắc sai lầm, đặc biệt ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn ở thanh thiếu niên sinh ra trong gia đình có tiềm lực tài chính lớn và địa vị xã hội cao là họ có thể làm lại từ những sai lầm của mình rất nhanh. Đó là bởi khi họ mắc sai lầm, những người xung quanh thường có đủ hiểu biết để ngăn chặn, khuyên can trước khi sai lầm trở nên quá lớn. Khi họ muốn sửa sai thì có cả hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ cả về tiền bạc lẫn nhân lực, trí lực, mối quan hệ… giúp họ trở lại đường đi đúng đắn. Trong khi đó, đối với thanh thiếu niên ở hoàn cảnh khó khăn, một sai lầm dù nhỏ cũng có thể mang đến hệ quả lâu dài vì không có người chỉ dẫn, tha thứ, dọn đường phía trước để làm lại từ đầu. Giai tầng xã hội thấp cũng dễ dẫn đến hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, hàng ngày nhìn thấy cái xấu, giao du xã hội hạn chế, tiêu cực… khiến thanh thiếu niên này dễ mắc sai lầm hơn.

Thật bất ngờ (cho người đọc và có thể cho cả tác giả), kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người trong cả hai nhóm này đều bước vào thời kỳ trưởng thành u ám, không đạt được kỳ vọng về cả sự nghiệp lẫn địa vị như mong muốn; nhiều người sa ngã, tù tội, thậm chí qua đời khi còn trẻ. Một trong nhiều lý do dẫn đến kết cục đáng thất vọng này là vì những thanh thiếu niên ở giai tầng thấp dễ mắc sai lầm khi trưởng thành và một khi đã sa chân mắc sai lầm (dù là rất nhỏ) cũng rất khó quay trở lại con đường đúng đắn để làm lại từ đầu, mà thậm chí còn bị đẩy sâu hơn nữa vào hố đen tiêu cực.

Bởi vậy, một trong những khuyến nghị của MacLeod là thông điệp “giáo dục có thể làm thay đổi vận mệnh con người” cần thay đổi vì thực tế, có rất nhiều yếu tố bên ngoài giáo dục chi phối sự thành công của một cá nhân.

Thứ ba, giàu giúp tự tin, vững vàng hơn.

Trưởng thành từ những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, người trẻ thường tự tin hơn vì họ không phải chịu nhiều áp lực cơm áo, gạo tiền. Họ cũng thường cảm thấy vững vàng hơn vì biết rằng nếu mắc sai lầm dễ có thể (có người giúp) sửa sai và làm lại từ đầu dễ dàng. Điều này giúp cho họ dám nghĩ, dám làm hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình khá giả thường được giáo dục theo hướng ươm mầm, khuyến khích phát triển tích cực nên sẽ có xu hướng tự tin vào bản thân hơn những đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích hoặc bị gò ép vào khuôn khổ nhất định.

Điều này dẫn đến khác biệt lớn trong độ tự tin, tự chủ, tâm thế vững vàng của “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”— ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này và những quyết định thay đổi vận mệnh của cả hai nhóm này.

Làm sao để vượt lên hạn chế giai tầng xã hội?

Bạn có thể đang tự hỏi, nếu nhiều nghiên cứu chỉ ra khoảng cách giàu-nghèo không ngừng tiếp diễn như vậy, tại sao lại có những cá nhân xuất phát điểm thấp nhưng thành công, và những cá nhân xuất phát điểm cao nhưng thất bại? Rồi những gia đình giàu có nhưng không đầu tư cho con học hành, tu dưỡng, mà những gia đình nghèo lại chắt chiu mọi thứ cho con có tương lai sáng lạn?

Với vai trò người làm nghiên cứu, tôi có thể lý giải cho bạn rằng tất cả nghiên cứu, dù sâu sắc, chất lượng đến đâu cũng không thể bao quát mọi trường hợp, đặc biệt những trường hợp đặc biệt; phân tích nghiên cứu thường chỉ tập trung vào xu thế chung lớn nhất, bức tranh tổng quát rõ nét nhất về sự vật, hiện tượng trong xã hội thôi. Với vai trò người đọc bình thường, tôi nghĩ rằng những trường hợp đặc biệt— “lội ngược dòng” như vậy là những nhân tố thú vị, đưa lại cho chúng ta niềm tin ở giáo dục, niềm tin và động lực để không ngừng vươn lên, tạo thay đổi tích cực trong xã hội.

1/ Hiểu rằng giáo dục đơn lẻ không đủ để đóng lại khoảng cách giàu-nghèo

Có cái nhìn thực tế vào giáo dục, như Jay MacLeod khuyến nghị, sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống đúng với giá trị của nó hơn. Là một người làm giáo dục, tôi luôn khuyến khích tất cả thanh thiếu niên tập trung vào học tập, cố gắng vươn lên, học hỏi những điều bổ ích cho mình và cho xã hội… Tuy nhiên, bạn đừng nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào giáo dục, không phải cứ có tấm bằng là ra trường bạn sẽ có công việc ngay và vị trí xã hội của bạn sẽ hoán đổi hoàn toàn. Giáo dục chỉ là một trong nhiều yếu tố để thành công mà thôi.

2/ Đừng chỉ ngồi một chỗ và than phiền về bất công xã hội, hãy hành động!

Hiểu được sự bất công của xã hội và điểm hạn chế của giáo dục là một chuyện, nhưng hành động để tự mình thay đổi vận mệnh là một bước đi khác hẳn. Trong những năm nghiên cứu giáo dục, điều lớn nhất tôi học được là để có thể “thắng” được sự áp đặt từ giai tầng xã hội, bạn phải nỗ lực không ngừng. Càng ở xuất phát điểm thấp, bạn lại càng cần phải học tập và làm việc hơn gấp đôi, gấp ba người khác để đạt được thành công mình mong muốn, đặc biệt trong những năm đầu sự nghiệp.

Điều này có bất công không? Có chứ! Nhưng nếu chỉ ở đó than vãn về sự bất công, chúng ta cũng vô hình chung tiếp tay cho sự bất công đó tiếp tục xảy đến với mình. Mình phải tự cứu mình trước!

Bản thân tôi tự nhận mình có xuất phát điểm tốt hơn nhiều người vì lớn lên trong gia đình bố mẹ là công chức ở thành phố. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình trung lưu không có điều kiện đầu tư học ngoại ngữ với người bản xứ, rèn luyện kỹ năng mềm… từ nhỏ nên sau này tôi cũng gặp thiệt thòi khi phải cạnh tranh với những bạn có điều kiện sống cao hơn. Bởi vậy, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều mới có được ngày hôm nay. Ví dụ, tôi đã phải thử nghiệm nhiều phương pháp, mò mẫm tự tìm đường để “lội ngược dòng” từ 0 điểm phát âm tiếng Anh đại học đến tiến sĩ tại Mỹ:

3/ Tập trung vào những mặt mạnh mà tiền không thể mua được.

Đây là lời khuyên mà mẹ tôi thường nói mỗi khi thấy tôi so sánh bản thân với các bạn “con nhà giàu” khác hoặc khi bị người khác lấy đồng tiền ra coi thường mình.

Thực chất, tiền không mua được cả thế giới.

Có những người dù dát lên người vàng bạc, kim cương, xoè tay ra là cả nắm đô-la nhưng không thể che dấu tính nhỏ mọn, tủn mủn, sự thiếu hiểu biết của mình. Nhiều phẩm chất con người như thần thái, nhân cách, tri thức… không tiền nào mua được. Và dù có “mua” được để giả vờ khoác lên người, bản chất bên trong sớm muộn cũng lộ ra nếu không phải là “hàng thật”. Những ai dùng đồng tiền để coi thường bạn, bạn đừng nên bận tâm tới. Sự dè bỉu này thường cũng xuất phát từ tâm lý bất an của chính họ—những người hàng ngày dùng tiền để che dấu khiếm khuyết do sợ bị người khác coi thường.

Bởi vậy,

Nếu tôi và bạn, chúng ta tìm ra được mặt mạnh nào đó trong mình và đào sâu vào phát triển nó thì chúng ta sẽ có niềm tự hào, tự tôn riêng. Mỗi khi yếu lòng, so sánh mình với người khác hay khi bị người khác coi thường, chúng ta sẽ lấy niềm tự hào đó ra để trân quý và để ngẩng cao đầu, tự tin tiến về phía trước. 

4/ Chọn bạn mà chơi

Có câu: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành nhiều thời gian nhất”, hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ý muốn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của những người bạn giao du. Như đã phân tích, xuất phát điểm thấp dễ đi kèm với hoàn cảnh sống tiêu cực, những mối quan hệ xấu và khả năng mắc sai lầm cao khi còn trẻ.

Bởi vậy, hãy thực sự dành thời gian để chọn lựa bạn bè, đừng ngại cắt bỏ những mối quan hệ “ung nhọt” khiến mình thụt lùi trong cuộc sống và nên gắn kết với những người mang lại ảnh hưởng tốt, nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống của mình.

Bạn không nhất thiết phải chơi với những người ở giai tầng xã hội cao hơn để vươn lên nhưng nên gắn mình với những người có tâm, có tầm, có tài để dẫn dắt mình vượt qua những giai đoạn khó khăn và soi sáng cho mình khi mình mất phương hướng.

Be Present,

Chi Nguyễn

**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog

Giữa Con Người Và Con Vật Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Cho đến những thời đại tương đối gần đây, ít có triết gia nào còn hoài nghi chuyện con người về cơ bản khác hẳn các loài thú khác. Trong truyền thống tư tưởng phương Tây, từ Plato đến thế kỷ 19, hầu như mọi người đều cho rằng con người và chỉ riêng con người là một con vật có lý trí. Quan điểm triết học về bản chất đặc biệt của con người này phù hợp với quan điểm Thánh kinh vốn cho rằng con người và chỉ riêng con người được tạo ra theo hình ảnh Chúa – một con người, chứ không phải một vật.

Từ thời Darwin, quan điểm ngược lại đã trở nên phổ biến, không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cả trong các tầng lớp học thức nói chung. Học thuyết của Darwin về nguồn gốc con người cho rằng con người và loài vượn người đã thừa hưởng từ một dạng tổ tiên chung; và cùng với quan điểm về nguồn gốc tiến hóa của con người này là quan điểm cho rằng con người và những loài động vật có vú cao cấp chỉ khác nhau về mức độ. Vì thế thay vì nghĩ rằng chỉ có con người là có lý trí, những nhà nghiên cứu thuyết tiến hóa còn tìm thấy cùng một kiểu trí thông minh trong con người và những động vật khác. Có điều là con người có nhiều trí thông minh hơn.

Trong lá thư bạn nói rằng bạn nghĩ các luận điểm truyền thống biện minh cho bản chất đặc biệt của con người là không đủ sức thuyết phục, bởi vì con vật cũng như con người đều có thể suy xét, bởi vì con vật cũng như con người đều có thể làm được nhiều thứ,… Giờ hãy để tôi trả lời câu hỏi của bạn bằng cách biện hộ cho quan điểm truyền thống về con người như một sinh vật hết sức đặc biệt.

Chứng cứ mạnh mẽ nhất là con người có những năng lực nào đó mà không một con vật nào khác có được ở mọi mức độ cho dù có gì nằm trong những điều con người có thể làm mà các con vật khác không thể làm được. Một biểu hiện như thế là khả năng tạo ra các thứ của con người.

Tôi biết ong làm tổ ong, chim làm tổ chim, và hải ly xây những đập nước. Nhưng những sản phẩm như thế hoàn toàn là thuộc phần bản năng của chúng. Một loài chim nhất định làm tổ theo cùng cách từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này cho thấy rằng tổ là một sản phẩm của bản năng chứ không phải của nghệ thuật, vốn đòi hỏi lý trí và ý chí tự do. Trong việc làm nhà, cầu, hay bất kỳ vật dụng nào khác, con người sáng chế và tuyển chọn. Họ là những nghệ sĩ thực sự, trong khi con vật thì không.

Thêm nữa, chỉ có con người mới chế tạo máy móc để tạo năng suất. Những con thú khác có thể sử dụng những công cụ thô sơ, nhưng không một con thú nào khác tạo ra được một máy ép dập ra hàng loạt sản phẩm khi nguyên liệu thô được đút vào. Đây là một biểu hiện nữa về năng lực đặc biệt của con người trong vai trò một người tạo ra các thứ.

Bạn nói rằng những con vật khác có thể suy xét. Theo quan điểm tôi thì nói đúng hơn là những con vật khác có thể giải quyết các vấn đề mỗi khi chúng phải đương đầu với tình trạng cấp bách về sinh học để tìm cách đạt được những gì chúng cần. Tất cả cái được gọi là “suy nghĩ” của con vật chỉ ở mức độ này. Nhưng không con vật nào từng ngồi xuống để suy nghĩ, theo cách mà một triết gia hay một nhà toán học làm khi anh ta không có gì thúc bách về mặt sinh học để phải làm như thế.

Việc con người suy nghĩ lan man và sử dụng tới ngôn ngữ là một biểu hiện nữa cho thấy việc này hoàn toàn khác hẳn cách một con thú giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên là con thú tạo ra được âm thanh và truyền đạt được những cảm xúc hoặc rung động của chúng cho nhau. Nhưng không một con thú nào truyền đạt suy nghĩ; không một con thú nào từng thốt ra một câu để khẳng định một điều gì đó là đúng hay sai. Chỉ duy nhất một loài thú có lý trí là con người mới có thể làm điều đó.

Tôi có thể tiếp tục đưa ra những chứng cứ khác rằng con người có những năng lực nào đó mà không con vật nào có được ở mức thấp nhất. Nhưng tôi sẽ tạm bằng lòng với một sự kiện nữa.

Con người là động vật duy nhất có sự phát triển về mặt lịch sử. Những con thú khác có thể thay đổi về hình dạng sinh học của chúng qua hàng trăm ngàn thế hệ; nhưng những thay đổi như thế hoàn toàn do kết quả của những thay đổi trong yếu tố di truyền, vốn là thứ duy nhất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Con người truyền những tư tưởng, những định chế, hay toàn bộ truyền thống văn hóa, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và điều này giải thích lịch sử loài người.

Sự Khác Biệt Trong Tư Duy Mua Nhà Giữa Người Giàu Và Người Nghèo Tại Sao Có Ngư…

【1】Tải Sách Hay (PDF) miễn phí ở đây: https://lejapan.com và https://akirale.com .

SỰ KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY MUA NHÀ GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

Tại sao có người nghèo vì mua nhà, lại có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có?

ĐIỀU 1. Người nghèo mua nhà chỉ để “ở”, người giàu mua nhà là để làm “tài sản”

Trước tiên tự hỏi mình một câu: Nhà của bạn mua để làm gì? Câu trả lời sẽ cho bạn biết căn nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”.

Đây là Video Phát Triển Bản Thân được xem nhiều nhất của LeJapan trên Youtube:

– Nhà là TIÊU SẢN khi bạn trả lời là “MUA ĐỂ THOÁT CẢNH Ở TRỌ”. Nếu giờ bạn chỉ nghĩ mua cái nhà để có mái che đi ra đi vào thì chắc chắn căn nhà đó chỉ là thứ khiến bạn nghèo thêm. Vì sao?

Vì bạn phải sống vật vã để mua nó, tiết kiệm để có tiền đặt cọc xong lại cày vì nó để trả hết số nợ. Cuộc sống không bao giờ sáng sủa, chỉ có cày và sống tiết kiệm để trả nợ. Vòng xoáy đó khiến bạn luôn mang tâm lý “phải sống tiết kiệm” phải “cố tiết kiệm” mà chẳng bao giờ thoải mái.

Trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo”, tác giả đề cập: “Nhà là tài sản hay tiêu sản, quyết định bởi phương hướng lưu động dòng tiền mặt của nó”.

Video cực đỉnh sẽ làm bạn thức tỉnh:

Ông nói: “Tài sản chính là thứ có thể bỏ tiền vào túi của bạn còn tiêu sản chính là thứ khiến tiền của bạn từ trong túi mà đi ra”.

ĐIỀU 2. Người nghèo chỉ dùng lương/tiền tiết kiệm mua nhà, người giàu lại dùng tiền thừa

Người nghèo thông thường là sử dụng tiền lương của mình để chi trả cho chi phí sinh hoạt, và dùng số tiền để dành mỗi tháng của mình mua các sản phẩm gọi là “tiêu sản”, sau đó vì trả tiền lãi mà phải chi tiêu càng ngày càng nhiều, dẫn đến việc không để dư được đồng nào dẫu thu nhập có tăng.

Trong khi người giàu không nghĩ thế, họ chỉ mua nhà khi thừa khả năng, không động chạm đến tiền lương, tiền gửi tiết kiệm của họ.

ĐIỀU 3. Người nghèo mua nhà là không để mắc nợ, người giàu sẵn sàng mang nợ để đổi lấy căn nhà

Nghe có vẻ ngược ha. Bình thường là người nghèo mới cần mượn nợ để mua nhà vì họ ít tiền; người giàu sẽ dư dả cần gì vay mượn.

Nhưng thực tế ngược lại, người nghèo thường chỉ thấy bất an, không dám vay mượn sợ trả không nổi nên chỉ ráng cày, nhịn ăn cho đủ mua căn nhà.

Và người giàu thì lại không “khờ” như thế. Họ dư tiền nhưng chả bao giờ ôm nguyên cục tiền để mua cái nhà về làm món đồ đi ra đi vô. Bí quyết của họ nằm ở sự tính toán, căn nhà có giá trị không nhỏ. Dù có 5 tỷ, thừa sức cầm cục 3 tỷ đi mua 1 căn. Nhưng họ sẽ không bao giờ cầm hết 3 tỷ đi mua 1 căn nhà. Vì tiền đã đi là tiền NGU, tiền đổi lấy 1 căn nhà là tiền đã chết.

Cho nên họ sẽ không dại dột giết chết tiền của họ. Họ muốn mua nhà 3 tỷ ư? Dùng 700 triệu để đặt cọc nhà sau đó vay trả từ từ. Số tiền kia để họ chia ra kiếm lời để trả tiền vay đó. Tính ra cuối cùng căn nhà có, 5 tỷ vẫn còn đó không hao hụt bao nhiêu cả.

ĐIỀU 4. Người nghèo đi mua nhà để nở mày nở mặt, người giàu mua nhà chỉ để lo tương lai

Mọi người có nhớ tới câu chuyện ông nhà giàu chạy xe tiền tỷ lại đi thế chấp chiếc xe để vay 100 triệu gì chưa? Nhân viên ngân hàng chê người đó khùng tự nhiên đem cầm chiếc xe hơi chỉ để lấy 100 triệu nhưng thực ra ổng dùng cách này để thuê 1 chỗ giữ xe rẻ và an toàn nhất mà thôi. Nói riêng về chuyện mua nhà thì người thông minh đi vay chỉ là họ muốn vay để có 1 đống người tư vấn có tâm thôi (họ bỏ ra tiền lãi cho NH cũng được NH, NH muốn cho vay sẽ phải đi nghiên cứu căn nhà đó các thứ gọi là quá trình thẩm định dự án vay rồi từ đó thấy tốt mới cho vay thì có khác nào tư vấn nhà cho bạn nhỉ).

Cũng là câu chuyện đó, người giàu lợi dụng NH cũng là hình thức bảo đảm tài sản căn nhà đó chứ nhỉ. Thay vì để sổ đỏ, giấy tờ nhà bị người ta lấy cắp, bị hư hao; thay vì lo lắng tranh chấp thì coi như trả phí cho NH giữ giùm thôi mà (bị gì NH chịu). Mua bảo hiểm cho căn nhà chưa chắc gì an toàn bằng gửi Ngân hàng.

ĐIỀU 5. Người nghèo đi mua nhà âm thầm, người giàu mua nhà trong phô trương

Thường người nghèo mua nhà chẳng mục đích gì đâu, chỉ vì muốn thoát cảnh ở trọ thôi. Và sợ cảnh phải trả nhiều tiền cho môi giới, sợ mang tiếng nên mua trong thầm lặng khi nào mua xong mới thông báo.

Trong khi đó, người giàu lại khác, khi làm việc, giao thiệp và hợp tác kinh doanh, …thậm chí là quản lý nhân viên thì họ lại cố tình khui mẽ ra chuẩn bị mua nhà. Chi?

Để người ta biết mà giới thiệu, để người ta biết mà góp ý. Ví dụ như anh tôi ngày xưa định mua nhà khu q7 vì nghe nó sang, khu đó toàn khu nhà giàu, cỡ nào giá nhà sau này cũng tăng hốt bạc hoặc chí ít là khu đó sẽ cực kỳ tốt để ở. Nhưng khi hỏi ra mới biết khu đó cũng dơ lắm, nào là rác rưởi, nào là đường xá xa trung tâm,….và hỏi ra mới biết khu quận 2, khu Gò Vấp lại có thể phát triển hơn. Nhờ chiêu mộ thông tin mà cuối cùng anh bạn lại có thể mua căn tốt hơn.

Đó là chưa kể khi có mối quan hệ, người giàu có thể liên hệ những nhân viên ngân hàng, nhân viên trong nghề bất động sản, chứng khoán để moi được thông tin bí mật riêng hơn nữa

Tại sao người nghèo vì mua nhà lại trở nên nghèo hơn? Vì sao người giàu lại mua nhà trong sự giàu có và ngày càng giàu thêm? Đó là ở 5 điểm phân tích trên. Hãy thử thay đổi theo cách suy nghĩ của một người giàu để trở thành người mua nhà thông minh nhen.

Dạy Con Kiểu Nhật: Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Từ Từ 3

1)3 tuổi là bắt đầu tư duy.

2)Trợ giúp 50% để trẻ thực nghiệm được nhiều việc, 3 tuổi là thời kì tự lập.

Để được như vậy, không phải cứ để con chơi một mình mà được, mẹ phải chơi cùng với con.

3)Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ bằng cách nói chuyện hay đọc sách truyện cho trẻ

Làm như vậy có 5 cái lợi 1- Để cho Đình nhi trứoc khi đọc chữ đã có thể hiểu được câu chuyện bằng tranh 2- Tiết kiệm được thời gian của người lớn, chỉ cần 1 lần, Đình Nhi sẽ được nhiều lần nghe kể chuyện 3- Bồi dưỡng ngữ cảm cho Đinh Nhi, trong quá trình nghe đi nghe lại nhiều lần, sẽ hiểu được chỗ nào cần lên cao hoặc hạ giọng, nhằm nhanh chóng nâng cao khả năng đọcsách của con 4-làmtăng vốn từ vựng cho trẻ, những từ ngữ,mẫu câu đã đượcnghe nhiềutựnhiênđọng lại trong trí nhớ của trẻ,rất lợi cho việc biểu đạt ý nghĩ của trẻ một cách chuẩn xác và mẫu mực 5- để bồi dưỡng những tình cảm đạo đức và cao thượng cho trẻ, những câu chuyện tôi chọn đẻ ghi âm phần lớn đều là những câu chuyện nổi tiếng trong va ngoài nước, những tình cảm và tư tưởng cao dẹp cả nhân loại sẽ ngấm dần, ngấm sâu tạonên một tâm hòn cao đẹp và phong phú cho trẻ.

Trẻ em học từ cha mẹ ngay cả khi cha mẹ chúng không hề biết.

Vì vậy hàng ngày mẹ chúng nói chuyện dùng từ nghiêm túc, chính xác, phong phú thì khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rõ rệt, sẽ ít có những từ ngữ phản đối,trẻ không chậm chạp như những đứa trẻtrí tuệ kém phát triển.

Ngoài việc nói chuyện với con, hãy đọc thật nhiều sách truyện cho con (truyện có tranh vẽ chứ ko phải manga). Trẻ con rất thích được nghe đọc truyện.Mỗi ngày hãy cố gắng đọc5 hay 10 quyển cho con.

Đồng thời, qua việc đọc sách tạo cho trẻ sự quan tâm đến chữ cái, trẻ có ý muốn tự đọclấy sách,đó là điều tuyệt vời nhất. 3 tuổi được gọi là thời kì”vận chữđã đến” của trẻ.Cónhững đứa trẻ thời kì này,cực kì quan tâm đến chữ cái, kể cả bố mẹ cứ phớt lờ đi chăng nữa, thì trẻ cũng cứ hỏi “chữ này đọclà gì? Chữ kia đọc là gì?” rồi chẳng mấy lúc nhớ hết bộ chữ cái, tự đọc sách rất lưu loát. Hiện nay, không khó gì tìm ra trẻ 3 tuổi đọc sách lưu loát.

Giáo sư Rickel, đại học Muhem, nơi được gọi là lá cờ đầu trong ngành giáo dục sớmcủa Đứcnghiên cứu dữ liệu trên thực tế cho hay, trẻ có thể bắt đầu đọc viết được từ khi lên 2, lên 3 và ông chủ trương phải dạy trẻ viết đọc từ thời kì này.

Giáo sư cũng có ý kiến như vậy trong việc luyện tập số học. Theo giáo sư thì thời kì để trẻ học tập được ko phải là 5,6 tuổi, mà 2,3 tuổi là thời kì thích hợp nhất. Ở thời kì này, ko cho trẻ học tập, chỉ để thả rông cho chơi không thôi, năng lực của trẻ sẽ bị phát triển thiên lệch. Nếu trong thời kì này không nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ đến chữ cái, thì đến 5,6 tuổi, trẻ ko quan tâm đến chữ nghĩa gì lắm, khả năng nhớ chữ, nhớ từ cũng giảm sút hơn rồi, thì việc bắt đầu cho trẻ tập đọc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nếu từ 6 tháng tuổi đã đọc sách tranh cho trẻ, có thói quen mẹ con cùng đọc sách hàng ngày thìđến không có trẻ nào đến 5 tuổi lại ko có sự ham mê chữ nghĩa.

Nếu như mẹ nói “Trong quyển này có chuyện rất là hay. Nhưng mẹ đang bận quá, ko đọc cho con nghe được. Giá như con biết đọc thì hay quá!” trẻ sẽ muốn tự đọc được phải ko ạ? Đây là cách hướng trẻ đến việc tự đọc sách một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất. Đó là cách làm khiến trẻ 3 tuổi nhớ hết bảngchữ cái 50 âm từ lúc nào.

Trẻ phát triển khả năng lí giải từ những câu chuyện cổ tích đến thế giới mà chúng chưa hề trải nghiệm bao giờ.

Tiến sĩ John Ocorna của Mỹ từng nói “khả năng ngôn ngữ cho biết địa vị xã hội, thu nhập thấp hay cao. Cũng cho biết cả thành tích học tập ở trường học”. Phải suy nghĩ rằng, tạo cho con khả năng đọcsách tốt như là một tài sản quí giá bố mẹ có thể tặng cho con cái của mình mới được.

Bố mẹ trẻ phải nên biết trước rằng để 6 tuổi mới tạo thói quen đọc sách là quá muộn và khó khăn.

Nếu dạy từ 3 tuổi thì trẻ tiếp thu nhanh và việc dạy học cũng vui vẻ hơn nhiều.

Vậy với trẻ 3 tuổi thì sách nào là phù hợp?

Đương nhiên là những câu chuyện ma quỉ là không phù hợp rồi. Càng là những chuyện gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, càng hấp dẫn. Hãy chọn những quyển có nội dung đơngiảnvề chủ để sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Thực tế ở thư viện những cuốn sách được trẻ chọn và mượn nhiều nhất là những cuốn có nội dung gần gũi với trẻ như vậy.

4)Không làm gì phải lo lắng với tật nói lắp của trẻ thời kì này.

5)Nên bắt đầu dạy ngoại ngữ cho trẻ trong thời kì này.

Trẻ trong độ tuổi 3 đến 6 tuổi có khả năng nhớ từ ngữ cao nhất trong suốt cả cuộc đời. Cho nên, trong thời kì này, dạy ngoại ngữ cho trẻ là thời điểm lí tưởng. Về việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở độ tuổi này, học giả Starn đã nói “Một lợi ích to lớn khi dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở độ tuổi này là, đây cũng là độ tuổi trẻ học tiếng mẹ đẻ, nếu dạy luôn ngoại ngữ thì đồng thời trẻ nhập tâm tiếng nước ngoài cũng theocách thức như tiếng mẹ đẻ”. Còn nhà sinh học tâm lí Leoporlter thìnói ” Họcngoại ngữsau 10 tuổikhông phải là không thể, nhưng sẽ rất khó có thành tích xuất sắc. Là bởi vì, nó mang tính phản sinh lí”.

Một hôm, tôi nói chuyện với một phụ nữ ngồi cùng ghế trên tàu điện.Bàấy kể rằng “hồi tôi họccấp 3, có một người bạn nói tiếng Anh với giọng cực kì chuẩn, thành tích học môn tiếng Anh của bạn ấy cũng cực kì xuất sắc. Bạn ấy trong thời gian từ 2 đến 5 tuổi đã từng sống ở Mỹ với bố mẹ. Còn trong lớp của tôi cũng có một bạn quốc tịch Hàn quốc. Người bạn này nói tiếng Nhật trôi chảy, lưu loátchẳng khác gì người Nhật cả. Nhưng khi đến nhà bạn ấy chơi, chúng tôi mới vỡ lẽ bà mẹ thì nói tiếng Nhật ngúc nga ngúc ngoắc, phát âm sai nhiều chỗ. Bà mẹ sống ở Nhật lâuhơncon mà. Thế mới thấy không phải cứ ởlâu mà nói giỏi được đâu phải không ạ?” Câu chuyện của người phụ nữ đồng hành kể trên, như là một xác nhận cho việc dạy ngoại ngữ cho con trẻ vào thời kì thích hợp có tác dụng đến nhường nào.

6)Cứ để trẻ chơi không thôi sẽ có tác hại.

Họ cho rằng phải để cho trẻ chơi mới được.

Các bậc cha mẹ phải biết trước một điều rằng, nếu cứ để cho trẻ chơi không vậy thôi,rồi một lúc nào đó bắt ép trẻ phải học theo bài có ích nào đó, sẽ là việc làm gây tác hại đến não bộ của trẻ đang phát triển.

Tôi xin nhắc lại đến lần thứ 3, rằng, tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến 3 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi thì 80%.

Chẳng thà học tập khi đang trong độ phát triển lúc 2,3 tuổi lại là thời kì thích hợphơncả.Nếu cho trẻ học tập trong độ tuổi này, não bộ trẻ có phản ứng tốt với việc học, khắcsâu vào não,nâng caochất lượng của tế bào thần kinh. Chỉ cần một cử động nhỏ cũng làm nâng cao chất lượng não.

Học tập của trẻ 2,3 tuổi không đơn thuần cho trẻ thu nạp kiến thức, mà làm cho chất lượng của tế bào thần kinh não tăng cao (trở thành tế bào thần kinh giàu ribonucleic RNA, cái được coi làmầm sốngcủa kí ức).

Mạng lưới dây thần kinh trong não đã hoàn thành 80% tức là không thay đổi được gì đối với 80% đã hoàn thành ấy nữa, dù có luyện tập đến đâu đi nữa, thể chất thiêntài đã mất đi không bao giờ trở lạinữa.

Thiết nghĩ các bậc cha mẹ nên biết rằng tuổi thích hợp để học hỏi là từ khi trẻ chưa được 1 tuổi. Thời kì từ sơ sinh đến 3 tuổi là thời kì nếu được giáo dục đúng đắn, não có thể phát triển với tố chất thiên tài. Thời kì từ 3 đến 6 tuổi là thời kì cũng vẫn có thể có được não bộ chất lượng cao nếu được giáo dục thích hợp.

Vào thời kì này nếu dạy trẻ chơi cờ tướng, cờ gô, thì trẻ cũng sẽ có lực cờ mà người lớn cũng không sánh bì được.

Tuy nhiên cái chúng ta thường thấy lại là mặc dù con trẻ có hành động nội lực hết sứcmạnh mẽ, lại bị lơ đi không để ý, hay bị ngăn cấm không được tự do bộc lộ. Nhiều khi cha mẹ chỉ để cho con thích chơi gì thì chơi, hoặc là chẳng làm gì cả cứ để thời gian trôi qua vô bổ.

Vì vậy, đại đa số tài năng của trẻ nhỏ đáng ra được phát triển tột độ lại bị lụi tàn. Năng lựctrí nhớ và năng lực lí giải cũng vì thế mà yếu ớt.

Cũng có nhiều người nói rằng “Không được dạy trẻ 2,3 tuổi nhiều thứ đến thế. Khi vào lớp 1 trẻ cũng thành đứa trẻ bình thường ấy mà”.

Đúng vậy. Xét về hoạt động của não bộ trẻ em và nguyên lí tài năng giảm dần thì điều đó là đúng.

Nhưng đó là để nói khi không tiếp tục giáo dục trẻ nữa.

Hàng ngày dành khoảng 20 đến 30 phút dạy trẻ những điều phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ nhập tâm được nhiều điều hay.

Khi đi chợ, mua sắm hàng, nhờ trẻ cầm hộ đồ, nhờ trẻ tìm món đồ mẹ cần mua chẳng hạn.

Khi trẻ làm được việc gì giúp mẹ, phải khen trẻ. Mỗi khi được ghi nhận việc đã làm như vậy,dần dần trong trẻ hình thành ý thức của một người lớn.

3 tuổi, trẻ cần phải học những điều nho nhỏ từ xã hội như vậy.

Ngược lại, phải nói rằng những trẻ em không được nhờ giúp đỡ việc gì bao giờ, những trẻ em luôn phải nghe những lời nhỏ mọn của cha mẹ là những trẻ bất hạnh.

Trẻ khôngđược bố mẹ nhìn nhận, luôn phải nghe mắng mỏ, thất bại mỗi khi thử nghiệm làm gì… không thể khẳng định bản ngã của mình được.

Tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng, càng khen, càng nhìn nhận việc làm của trẻ sẽ là cách để trẻ lớn khôn, lanh lợi. Bố mẹ không biết đến điều đó, con cái của họ thường có tinh thần không ổn định, tính cách bất thường, phát sinh nhiều vấn đề bất hạnh.

7)Sở thích chệch (sở thích khác người) nuôi dưỡng năng lực tập trung và trí lực của trẻ giai đoạn này.

Đến 2,3 tuổi có trẻ thích đi thú nhún, tàu điện máy bay đu quay… thì lại có trẻ thích hoa lá. Sự quan tâm của trẻ đến những thứ đó quá ư mạnh mẽ, rõ rệt, song thường thì bố mẹ chúng không những không coi sự quan tâm đó của trẻ là điều tốt đẹp mà ngược lại, họ lo lắng rằng sự quan tâm của con họ đãbị chệch đường, phải làm sao tiêu diệt được sự quan tâm đó của con bằng cách hướng sự quan tâm củacon vào một thứ khác.

Điều này gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ.

Khi tập trung vào một điều gì, chắc chắn trẻ sẽ tự tư duy lấy. Tư duy vì thế sẽ tiến bộ. Trẻ sẽ có khả năng tư duy cực kì tốt. Khả năng tư duy có được này, dùcho một thời gian sau tự nhiên trẻ chuyển hướng quan tâm sang một việc khác, vẫn là một hoạt động cóích.

Khi khả năng tập trung và tư duy của trẻ còn chưa sâu sắc, thì việc phân tán sở thích hay sự quan tâm của chúng sẽ là việc làm chẳng đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của trẻ.

Và cũng tự nhiên đứa trẻ đó nhớ được cách vẽ sơ đồ triển khai mà thường học sinh lớp 4 tiểu học mới được học. Khi 5 tuổi nó vẽ sơ đồ triển khai và cắt quả bóng giấy, lắp ghép thành một đầu tàu hỏa.

Cứ như vậy đến năm học lớp 2 tiểu học, nó thích quan tâm đến… và tìm ra loài … mà ở Nhật chưa từng phát hiện ra.

Trẻ em được phát hiện và nhìn nhận, khen ngợi đúng mức những điều chúng thích quan tâm sẽphát triển rực rỡ như vậy đấy. Rồi sau này,chúng quan tâm đến những gì thì chưa rõ,rất tiếccó nhiềuông bố bà mẹ lại dập tắt sự quan tâm của con trẻ khi chúng mới mong manh hình thành

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!