Xu Hướng 3/2023 # Con Lừa Già Và Người Nông Dân # Top 7 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Con Lừa Già Và Người Nông Dân # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Con Lừa Già Và Người Nông Dân được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phạm Ngọc Tú

Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu là thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ nhu vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. 

Bài học ở đây là: cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng trước khó khăn.

Người Con Đất Mẹ: Cần Phân Biệt Rõ Quyền Con Người Và Quyền Công Dân

Trong Hiến pháp, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất chi phối hay quyết định đối với các nội dung còn lại của Hiến pháp, do vậy xin có đôi lời tham gia vào chương 2 của Dự thảo như sau:

Việc đưa quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên chương 2 cho thấy bản dự thảo đã có một cách nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề cần phải trao đổi thêm.

Thứ nhất, về cách trình bày và cơ cấu của chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Dự thảo chưa phân biệt rõ ràng quyền con người với quyền công dân nên khi đọc có cảm giác tên chương quá dài và chưa phù hợp với nội dung được trình bày. Mặt khác, các nhóm quyền của con người hay của công dân chưa được xác định (như nhóm các quyền kinh tế, nhóm quyền chính trị, nhóm các quyền trong lĩnh vực xã hội…) làm cho việc trình bày các quyền lẫn lộn và khó theo dõi.

Thứ hai, về các quy định cụ thể.

Về quyền con người, Dự thảo quy định về quyền con người trong khi Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về quyền con người. Đương nhiên, pháp luật quốc gia phải phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên. Tuy nhiên, việc liệt kê các quyền của con người trong Hiến pháp là không cần thiết vì nó đã có công ước quốc tế về quyền con người. Mặt khác, việc liệt kê như vậy thường dẫn đến sự thiếu sót, đặc biệt khi nói tới tự do của con người. Có vẻ như sự bổ sung Điều 21 trong Dự thảo là không cần thiết, vì “quyền được sống” là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng của con người và đã được thừa nhận tại Điều 15 của Dự thảo rồi. Mặt khác, quy định này có thể xung đột với quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành vì hình phạt tử hình vẫn đang tồn tại và được quy định trong 29 tội. Do đó, phải có quy định bổ sung rằng quyền sống của con người chỉ có thể bị tước đoạt khi nó xâm phạm đến quyền sống của người khác, đến tự do của cộng đồng và được phán quyết bởi một tòa án hợp pháp.

Với những quy định cụ thể về quyền công dân, tại Điều 27, Dự thảo quy định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. 2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới”.

Với khoản 2, Điều 32 của Dự thảo, quy định: “Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” cũng cần được trình bày lại cho hợp lý hơn thành: “… Không ai bị kết án hai lần đối với một lần phạm tội” vì cũng một tội phạm nhưng một người có thể thực hiện nhiều lần, mỗi lần như thế đều có thể bị kết án.

Đối với khoản 2, Điều 41: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng”, xin được sửa thành: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa hay xâm phạm đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng” vì chỉ cấm hành vi đe dọa thôi thì không đủ.

Về cách trình bày một số điều, nên bỏ cụm từ “Nhà nước có chính sách…” mà ghi trực tiếp: “Nhà nước bảo đảm”, “Nhà nước thực hiện”, “Nhà nước có trách nhiệm”… trong việc thực hiện các quyền con người và quyền công dân trong các điều khoản cụ thể.

Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Già Hóa Dân Số: Thách Thức Lớn

Cách đây không lâu, chúng ta đã nói về cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam và coi đó là một lợi thế trong những điều kiện phát triển đất nước, vậy nhưng dân số Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá.

Dân số “già trước khi giàu”

Theo số liệu của Tổng cục Thông kê năm 2010 và một số nghiên cứu khác cho thấy, dân số Việt Nam đang già hoá với một tốc độ nhanh tới “chóng mặt”. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc cách đây chưa lâu thì tỷ lệ dân số già Việt Nam sẽ chỉ tăng từ 7,5% trong năm 2005 lên tới 26% vào năm 2050 và dự kiến năm 2014 tỷ lệ người già sẽ là 10%. Theo kết quả cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009, số người từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%). TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ cho rằng, đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Ông cũng đưa ra dự báo, trong tương lai, tốc độ già hóa sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% – 0,6% và đến năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng, cùng với nó là tuổi thọ tăng đã khiến dân số cao tuổi gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. So với tốc độ từ “già hoá” chuyển sang “già”, Việt Nam đang có tốc độ nhanh nhất thế giới. Bởi các nước khác chuyển từ giai đoạn già hoá sang già như Nhật khoảng 26 năm, Thuỵ Điển mất tới 85 năm thì Việt Nam chỉ có 20 năm.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, việc dân số già hoá không phải là chuyện gì ghê gớm. Đó là xu thế tất yếu, một mặt, phản ánh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được nâng cao, mặt khác, cũng đặt ra thách thức lớn. Theo TS Giang Thanh Long, Phó viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân, điều đáng nói là dân số của chúng ta “già trước khi giàu”. Lịch sử của một con người cũng như của một đất nước, nếu chưa kịp tích luỹ trước khi tuổi già đến sẽ là chuyện đối phó với những thách thức lớn

Số lượng người già tăng lên nhanh chóng sẽ là áp lực lớn với những quốc gia đang phát triển Ảnh: Hoàng Long

Đảm bảo cuộc sống cho người già-bài toán khó

Phân tích sâu những khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong tương lai, TS Giang Thanh Long cho rằng: Thách thức trước mắt chính là tình trạng dân số “già trước khi giàu” và “thọ nhưng không khoẻ mạnh”. Điều đó sẽ gây áp lực lớn cho xã hội. Chẳng hạn, chi phí chữa bệnh cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí chữa bệnh cho một trẻ em… Thách thức của cơ cấu dân số già về lâu dài đó là mức hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp xã hội ngày càng thấp do các bất cập trong qui định về chế độ này hiện nay.

Theo các chuyên gia về lĩnh vực dân số, 3 thách thức lớn chúng ta sẽ gặp phải khi dân số bước vào giai đoạn già hoá.. Thứ nhất, già hoá dân số sẽ khiến cấu trúc gia đình thay đổi. Con người sống lâu hơn, sinh ít con hơn và cũng ít quyền được lựa chọn chăm sóc hơn. Hiện tại, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tinh thần cho người cao tuổi ở nước ta chưa phát triển, đa số người cao tuổi vẫn sống nương tựa vào con cháu. Các chuyên gia lo lắng, nếu nhịp độ già hoá dân số vẫn tăng nhanh đều như hiện nay thì chỉ trong khoảng vài chục năm tới, người cao tuổi ở nước ta sẽ gặp khó khăn về vấn đề chỗ ở. Thứ hai, già hoá dân số khiến thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên, làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu. Đồng nghĩa với việc hệ thống bảo trợ xã hội cần được cải thiện. Tuy nhiên việc này không dễ thực hiện bởi ngân quỹ quốc gia còn hạn chế, hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa cho người già chưa phát triển. Hiện cả miền Bắc mới chỉ có duy nhất Viện Lão khoa quốc gia là BV chuyên khoa dành cho đối tượng người cao tuổi. Những chính sách an sinh xã hội cũng mới chỉ trợ giúp, đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của một bộ phận người cao tuổi như: Người già neo đơn, không nơi nương tựa, người trên 85 tuổi… Thứ ba, già hoá dân số sẽ khiến những thách thức kinh tế mới nổi lên. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn… Tất cả những hệ luỵ đó nếu không được giải quyết thoả đáng sẽ là thách thức to lớn cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong tương lai không xa.

Già Hóa Dân Số Ở Nhật Bản

Tổng quan dân số Nhật

Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ dân số trung bình cao nhất trên thế giới. Tại Nhật có hơn 58.000 người trên 100 tuổi làm cho đất nước này đứng đầu trên thế giới về số người sống thọ trên 80 tuổi. Sự trường thọ của những người Nhật Bản là do chế độ ăn uống lành mạnh, chuyên tâm tập luyện thể dục thể thao, cùng điều kiện sống trong lành, sạch sẽ.

https://www.dkn.tv/suc-khoe/diem-danh-15-quoc-gia-co-tuoi-tho-cao-nhat-the-gioi-noi-dung-dau-dang-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong.html

Phân bố độ tuổi của Nhật hiện nay

Số liệu dân số của Nhật Bản theo độ tuổi (ước lượng):

16.585.533 thanh thiếu niên < 15 tuổi (8.515.836 nam / 8.070.960 nữ)

80.886.544 người từ 15 – 64 tuổi (40.787.040 nam / 40.099.504 nữ)

https://danso.org/nhat-ban/

Đặc điểm dân số Nhật Bản

Độ tuổi lao động giảm dần

Một trong những đặc điểm dân số của người dân Nhật đó là những người trong độ tuổi lao động giảm dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do vấn đề già hóa dân số ở Nhật Bản. Vấn đề độ tuổi lao động giảm dần dẫn đến hệ lụy đó là tạo thành gánh nặng cho nền kinh tế khiến cho nước Nhật phải đau đầu giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân già hóa dân số ở Nhật Bản là do số người cao tuổi đang ngày càng tăng.

Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi cao

Tổng tỷ lệ của dân số phụ thuộc tại Nhật Bản vào năm 2019 đó là 68,3%.

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc:

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là tỷ lệ của những người dưới độ tuổi lao động <15 tuổi so với lực lượng lao động ở một quốc gia nào đó.

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc tại Nhật Bản hiện nay là 21,5%.

Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc

Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc tại Nhật Bản là 46,8%.

https://danso.org/nhat-ban/

Tình trạng người cao tuổi chưa được nghỉ hưu

Với vấn đề dân số già hóa ở Nhật dẫn đến nhiều hậu quả già hóa dân số ở Nhật đòi hỏi chính phủ nhật cần có các hành động triệt để, lâu dài. Mới đây thì chính phủ Nhật đã đề xuất dự thảo với mục tiêu đưa Nhật Bản nơi những người lao động từ 65 tuổi sẽ được khuyến khích nhằm giữ gìn sức khỏe, tiếp tục làm việc để giảm áp lực về lương hưu. Cùng theo dự thảo mới này thì cho phép người dân được trì hoãn thời điểm nghỉ hưu tới 70 tuổi và chính phủ cũng khuyến khích họ tiếp tục làm việc khi đã nghỉ hưu khi sức khỏe cho phép. Hiện nay độ tuổi nghỉ hưu chính thức ở Nhật là 65 tuổi nhưng thực tế các doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu để lao động cao tuổi có quyền được chọn thời điểm nghỉ hưu từ 60 – 70 tuổi.

Giải pháp

Định hướng phát triển với quy mô dân số tầm trung

Giải pháp già hóa dân số ở Nhật Bản đang được đất nước Nhật thực hiện đó là định hướng phát triển với dân số tầm trung. Định hướng này góp phần làm giảm dân số già ở Nhật.

Tăng tỷ lệ sinh

Một giải pháp nữa để khắc phục vấn đề già hóa dân số đó là tăng tỷ lệ sinh.Việc tăng tỷ lệ sinh ở Nhật cũng khiến cho dân số cân bằng hơn. Và hiện tại Nhật Bản đang tích cực thực hiện giải pháp này.

Phụ nữ và người già tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động

Vấn đề già hóa dân số ở Nhật đang tạo gánh nặng cho nền kinh tế vì vậy giải pháp được đưa ra đó là những phụ nữ và người già phải tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động để giảm bớt gánh nặng này.

Nâng cao năng suất lao động

Hiện một giải pháp nữa đang được Nhật Bản tích cực thực hiện góp phần giải quyết vấn đề già hóa dân số đó là nâng cao năng suất lao động. Việc nâng cao năng suất lao động sẽ giúp tạo ra nhiều của cải hơn bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn lao động.

Thu hút lao động nước ngoài

Một giải pháp nữa cho nền kinh tế khi thiếu hụt nguồn nhân lực đó là thu hút lao động từ nước ngoài. Hiện nay thì Nhật Bản đang ngày càng có nhiều chính sách để giúp thu hút những người lao động từ nước ngoài.

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Lừa Già Và Người Nông Dân trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!