Xu Hướng 12/2023 # Cấy Chỉ Chữa Bệnh, Coi Chừng Mạnh Thành Què! # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cấy Chỉ Chữa Bệnh, Coi Chừng Mạnh Thành Què! được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lâu nay một số người dân chúng tôi vẫn lan truyền một địa chỉ chuyên chữa các bệnh đau nhức bằng “cấy chỉ”. Tuần qua, ghé đến phòng khám y học cổ truyền này, người viết chứng kiến: cơ sở mở cửa mỗi ngày từ 16 giờ, nhưng gần 22 giờ, hàng chục bệnh nhân vẫn kiên nhẫn chờ đến lượt mình để vào khám. Đặc biệt trong số những bệnh nhân tìm đến cấy chỉ để chữa bệnh có không ít bệnh nhân mắc hen suyễn. Hen suyễn cấy chỉ có khỏi không, cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau. 

Mỗi chuyên gia giải thích một kiểu

Hỏi ông P., 65 tuổi, ngồi chờ khám, ông cho biết mình bị đau dây thần kinh toạ nửa năm nay, chữa tây y hoài không hết, nên ông tìm đến phòng khám này điều trị xem sao. Ông nói: “Hai tuần trước bác sĩ cấy chỉ vào lưng tôi, về nhà thấy cũng đỡ đau chút chút, nhưng bác sĩ bảo phải cấy thêm hai lần nữa, vì thế tôi quay lại để chữa tiếp”.

Không giống như ông P., anh L., 44 tuổi, cũng đi cấy chỉ, nhưng chẳng thấy hiệu quả. Anh nói: “Khám tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình, bác sĩ bảo tôi bị thoát vị đĩa đệm nặng cần phẫu thuật. Nhưng do sợ mổ, tôi đi cấy chỉ xem sao. Thật tình khi cấy xong tôi chẳng hề bớt đau chút nào, vẫn phải uống thuốc tây. Có lẽ tôi phải sang chữa theo tây y”.

Không khác gì giả dược

Theo một chuyên gia hô hấp, cấy chỉ mang lại tác dụng nhất thời cho một số người có thể do yếu tố tâm lý mang lại. Chuyên gia này nói: “Nếu bạn là bác sĩ tạo được niềm tin cho bệnh nhân, bạn có thể chữa được mọi căn bệnh cho họ mà chẳng cần đến thuốc men. Theo tôi, cấy chỉ chữa bệnh chẳng khác gì placebo (giả dược)”.

Theo giới chuyên môn, cấy chỉ – hay còn gọi là nhu châm, vùi chỉ – được du nhập vào nước ta vào những năm 1960, sau đó được phát triển thêm lên. Ở đây người ta dùng kim cấy lên da bệnh nhân một cọng chỉ catgut, loại chỉ làm từ ruột cừu dùng trong phẫu thuật có khả năng tự tiêu trong 2 – 3 tuần.

Giải thích cơ chế tác dụng của cấy chỉ, BS Lê Hoàng Sơn, giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền chúng tôi nói: “Trong châm cứu bình thường, người ta châm kim vào huyệt đạo để một hồi rồi rút ra, như thế tác dụng chỉ nhất thời. Còn với cấy chỉ, chỉ lưu lại nhiều ngày rồi mới tiêu, tác dụng sẽ kéo dài hơn. Trước đây người ta cấy nhau, nhưng bây giờ cấy nhau rất phiền phức và độ an toàn không cao, nên chuyển sang cấy chỉ catgut”.

Nhưng khác với giải thích trên, một giảng viên khoa Y học cổ truyền đại học Y dược chúng tôi lại giải thích bằng… tây y. Giảng viên này nói: “Cấy chỉ không cần tính đến huyệt vị, người ta cấy trên các hạch giao cảm. Cấy chỉ ngày nay gần như ai cũng có thể làm được, không phải đông y nữa mà đã tây y hoá vì chỉ catgut bản thân là sản phẩm của tây y. Ở đây, chỉ là một vật lạ, có tác dụng như kháng nguyên. Khi cấy vào người, cơ thể sẽ huy động kháng thể để chống lại, từ đó sẽ chữa được bệnh”.

Cẩn thận với tác dụng phụ

Cấy chỉ còn được áp dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn và… tự kỷ. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn tây y, chưa có bằng chứng khoa học nào về chuyện này.

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, chủ tịch hội Hô hấp chúng tôi nói: “Hen suyễn có đợt, nếu cấy chỉ vào thời điểm không có đợt, bệnh nhân nghĩ là do tác dụng của cấy chỉ, nhưng thật ra đó chỉ là ngẫu nhiên. Phương pháp này không có cơ sở khoa học, chưa kể người hen suyễn rất dễ bị dị ứng, đưa một chất lạ vào cơ thể họ có thể tạo ra phản ứng dữ dội”.

Cũng đáng lo khi cấy chỉ có thể dẫn đến những hậu quả chưa được nói đến. Năm 2011, bệnh viện đại học Y dược chúng tôi từng chữa trị một bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng sau khi được cấy chỉ vào người để chữa hen suyễn. Theo một bác sĩ khoa hô hấp của bệnh viện này, đây không phải trường hợp cá biệt, ngoài ra bệnh viện còn gặp không ít trường hợp “tiền mất, tật mang” vì đã tốn nhiều tiền cho cấy chỉ nhưng hen suyễn vẫn không hết, thậm chí tính mạng còn bị đe doạ do bệnh nhân không dùng thuốc tây để cắt cơn.

Một giảng viên đại học Y dược chúng tôi chia sẻ: “Tôi có niềm tin vào cấy chỉ vì tận mắt chứng kiến người thân là đông y sĩ dùng cách này chữa hết bệnh cho một số người. Nhưng cũng như nhiều phương pháp đông y khác, để phát triển được, cấy chỉ cần được làm nghiên cứu khoa học một cách bài bản, chứ không thể nói theo cảm tính”.

Thật vậy, đến nay số lượng nghiên cứu khoa học về cấy chỉ công bố ở nước ta chưa thấy nhiều, chưa kể hầu như không có nghiên cứu nào công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế dù nó được ca ngợi không hết lời trên mạng.

Đáng lưu ý là cách đây một năm, một bác sĩ từng đứng đầu hội Đông y Việt Nam cho rằng tại Trung Quốc, nơi sản sinh phương pháp cấy chỉ, người ta đã bỏ nó từ lâu. Chuyên gia này nói: “Từ năm 1965 – 1973, người Trung Quốc thử nghiệm cấy chỉ để chữa bệnh, nhưng do không mang lại hiệu quả cao vì thế họ không còn áp dụng nữa. Ở nước ta, nhiều nơi còn áp dụng vì có lẽ người thầy thuốc chưa cập nhật thông tin”.      

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại

Bệnh Khô Gan Không Chữa Sớm, Coi Chừng Biến Chứng Nguy Hiểm

Khô gan nằm trong số các bệnh lý về gan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây khô gan do đâu, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào để mang lại hiệu quả?

xảy ra khi chức năng làm việc của gan bị suy giảm, không thể lọc được độc tố, lâu ngày độc tố dần tích tụ trong gan khiến cho gan bị khô, làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh khô gan góp phần vào nguy cơ dẫn đến các bệnh như xơ gan, chai gan, ung thư gan… nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh khô gan

Khô gan và các khác đều có nguyên nhân gây bệnh tương đồng, cụ thể:

Do virus truyền nhiễm gây bệnh viêm gan sẽ đồng thời làm gan bị khô. Có 2 loại virus gây bệnh phổ biến và có tính lây lan cao là virus viêm gan B và viêm gan C.

Uống nhiều rượu bia khiến gan bị hủy hoại, làm tăng nguy cơ bị khô gan đi kèm các biến chứng bệnh thành xơ gan, ung thư gan.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm mất vệ sinh, ăn ít chất xơ, rau củ quả

Lạm dụng các loại thuốc tây khiến gan bị nóng và thải độc không kịp dẫn đến nguy cơ khô gan.

Dấu hiệu nhận biết bệnh khô gan

Dấu hiệu của bệnh khô gan không quá khác biệt so với các bệnh lý về gan nói chung, nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh, phải đi khám và xét nghiệm chẩn đoán mới biết.

Các triệu chứng cơ bản có thể là:

, vàng mắt: triệu chứng đầu tiên báo hiệu các bệnh lý về gan nói chung và bệnh khô gan nói riêng. Do chức năng gan kém đi dẫn đến độc tố không được thanh lọc, lượng chất bilirubin trong máu tăng cao làm người bệnh bị vàng da, vàng mắt.

Mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức: Khi gặp tình trạng này chứng tỏ gan đã bị nhiễm độc, khiến việc đào thải độc tố bị khó khăn khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu, ăn uống không ngon miệng.

Phân và nước tiểu có màu sậm: Khi màu phân và màu nước tiểu đổi màu là do những thay đổi trong gan, người bệnh nên để ý mỗi khi đi vệ sinh để có thể đi thăm khám kịp thời tìm nguyên nhân.

Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Khi bị nóng gan hoặc khô gan, người bệnh sẽ bị nổi mụn nhọt và ngứa toàn thân, khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh khô gan có nguy hiểm không?

Khi mắc bất kì một bệnh lý về gan nào, kể cả khô gan thì chức năng của gan sẽ bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả hơn, lâu dài cơ thể sẽ bị suy nhược. Tình trạng khô gan không được chữa trị kịp thời sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan.

Giải độc gan, chữa bệnh khô gan

– Hạn chế đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị (muối, đường, cay)

– Nói không với rượu bia, chè

– Gia tăng thực phẩm lành mạnh: trái cây tươi, có nhiều acid hữu cơ (cam, quýt, dưa gang, dưa hấu,…), các loại trà thiên nhiên mát gan như (trà râu ngô, trà lá sen,…), các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen,…), các thực phẩm thanh đạm cũng là lựa chọn ưu tiên ( mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá,…)

– Uống thật nhiều nước 1,5 – 2 lít/ngày

Thay đổi chế độ sinh hoạt

– Nói không với thuốc lá và các chất kích thích

– Hạn chế thức khuya

– Thể dục thể thao, sống lành mạnh tránh căng thẳng kéo dài

– Khám, kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh

– Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Cấy Chỉ

Thứ bảy – 10/12/2011 09:37

Cấy chỉ – phư­ơng pháp châm cứu mà B.S đang sử dụng để tiến hành điều trị cho bệnh nhân hiện nay đã đ­ược khẳng định sau khi có nhiều bệnh nhân chữa trị khỏi bệnh bằng phư­ơng pháp này.

Xin BS nói rõ hơn về phư­ơng pháp này cho độc giả báo GDTĐ đ­ược biết?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng rất độc đáo, là thành quả của sự kết hợp hai nền y học, có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam từ những năm của thập kỷ 70 thế kỷ trước. Cấy chỉ là một trong những hình thức tác động vào huyệt đạo như thủy châm, từ châm, laser châm. Theo tiếng Anh, cấy chỉ có tên gọi là catgut embedding therapy, trong đó embedding có nghĩa là chôn, vùi, cấy. Catgut là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau một thời gian nhất định. Chính vì vậy, sự tồn lưu của catgut tại huyệt đạo trong một thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo được sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất trệ, chỉ thống (giảm đau)…Theo y học hiện đại, cũng như châm cứu, cấy chỉ cũng có tác dụng kích thích theo cơ chế thần kinh thể dịch. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cấy chỉ có tác dụng giảm đau, an thần, điều hòa thể dịch, giãn nở mạch máu, kích thích tái tạo thần kinh, điều hòa trương lực cơ …

Cấy chỉ – phư­ơng pháp châm cứu mà B.S đang sử dụng để tiến hành điều trị cho bệnh nhân hiện nay đã đ­ược khẳng định sau khi có nhiều bệnh nhân chữa trị khỏi bệnh bằng phư­ơng pháp này. Đây là pưh­ơng pháp cổ điển hay mới mẻ đối với y học cổ truyền Việt Nam?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sau nhưng năm 50 của thế kỷ trước, có nhiều hình thức tác động vào huyệt như thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt), từ châm (tác động vào huyệt bằng từ trường), laser châm (tác động vào huyệt bằng ánh sáng), điện châm (kích thích bằng xung điện)… đã được nghiên cứu và ứng dụng. Có thể coi đây là sự kết hợp hai nền y học.

Tôi được biết rằng, cấy chỉ đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 cuả thế kỷ trước. Cho nên nói cấy chỉ không còn là mới mẻ với y học cổ truyền Việt Nam. Nhưng do chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam nên còn có nhiều người chưa biết đến phương pháp điều trị – Phục hồi chức năng (PHCN) độc đáo này. Tôi đã được đọc một nghiên cưú của Viện Đông y trung ương về phương pháp cấy chỉ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đăng trên tạp chí Y học thực hành từ nhưng năm 1970. Một số BV như 103, BV trung ương quân đội 108, viện Châm cứu trung ương…đều có áp dụng cấy chỉ điều trị – PHCN một số chứng bệnh nhất định như hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng…

Trên thế giới đã ứng dụng ph­ương pháp này chưa? Tại sao?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cho đến nay, có thể nói Trung Quốc là nước có nhiều nghiên cứu về cấy chỉ trong điều trị và PHCN đã được báo cáo. Tôi đã được đọc nhiều nghiên cứu về cấy chỉ như cấy chỉ điều trị parkinson, nhức đầu do mạch máu, đau thắt ngực, viêm loét đại tràng, Alzheimer, hội chứng tiền kinh nguyệt…của các nhà khoa học Trung Quốc. Tại Hungary, bác sĩ Lê Thúy Oanh (nguyên là bác sĩ Phòng Quân y Tổng cục Chính trị) cũng là người đã nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật cấy chỉ điều trị -PHCN cho nhiều bệnh chứng khác nhau và đã thu được nhiều kết quả. Và tại Hungary, phương pháp cấy chỉ đã được đưa vào chương trình giảng dậy y khoa và được coi là một phương pháp điều trị chính thống. Tại Ấn Độ, cấy chỉ cũng được áp dụng điều trị một số chứng bệnh tại Trung tâm nghiên cứu châm cứu của bác sĩ Lohiya.

Ưu điểm và hiệu quả của ph­ương pháp này so với ph­ương pháp châm cứu thông th­ường?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Các nhà khoa học Hungary đã công nhận hiệu quả điều trị ưu việt của phương pháp cấy chỉ so với châm cứu truyền thống. Thực tiễn lâm sàng cho thấy có thể đánh giá phương pháp điều trị -PHCN này có nhiều ưu điểm so với châm cứu truyền thống: Thứ nhất là hiệu quả điều trị cao hơn châm cứu. Thứ hai là người bệnh và cả thầy thuốc đều tiết kiệm được thời gian do lần điều trị tiếp sau phải cách lần trước 15 – 20 ngày. Nếu điều trị bằng châm cứu thông thường, người bệnh thường pahỉ châm cứu 10-15 ngày, rồi nghỉ dăm bảy ngày, sau đó lại tiếp theo đợt điều trị thứ hai. Còn điều trị bằng cấy chỉ, lần điều trị tiếp sau phải cách lần trước 15-20 ngày, thậm chí lâu hơn tùy theo ý định của thầy thuốc. Vì vậy, với phương pháp này, người bệnh có thể tiết kiệm nhiều thời gian đi điều trị như châm cứu thông thường. Bệnh nhân Lê Thúy Hồng (1959), trú quán Quan Thánh – Hà Nội, mắc bệnh liệt dây VII. được điều trị tại BV 3 tháng không có chuyển biến. Trong 3 tháng trời đó, chỉ riêng việc đi lại, chờ đợi cũng khá vất vả cho bệnh nhân. Nhưng khi được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, sau 15 ngày thậm chí cả tháng mới phải điều trị tiếp lần sau và kết quả rõ rệt hơn nhiều so với châm cứu truyền thống.

Có thể, do kích thích vào huyệt đạo lâu dài nên cấy chỉ đã tạo được hiệu quả điều trị cao hơn bình thường. Rất nhiều người bệnh tôi trực tiếp điều trị đã từng châm cứu nhưng khi được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ đều nhận thấy rõ hiệu quả điều trị của phương pháp này. Bệnh nhân Bửu Thi (Trần Xuân Soạn – Hà Nội), khi đi lại rất khó khăn và thường rơi dép do bàn chân không gấp lại được. Người bệnh đã đi điều trị bằng châm cứu 7 tháng liên tục không kết quả, nhưng khi được cấy chỉ vài lần đã thấy có chuyển biến rõ rệt. Cụ Vương Thị Tính (Mạc Đĩnh Chi – Hà Nội) đột quỵ lần 2 do tăng huyết áp, gây liệt nửa người phải kèm theo cấm khẩu từ 13 tháng 2 năm 2008. Đến tháng 4 .2008 được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ. Sau 6 lần cấy chỉ, cụ Tính đã nói được, tự phục vụ một số việc đơn giản như chải đầu, mặc áo, xúc cơm lấy và nhúc nhắc đi lại được…Bà Lê Thúy Dực, 70 Nguyễn Công Hoan – Hà Nội, mắc bệnh suy giảm thị lực và đục thủy tinh thể đã có chỉ định mổ, sau vài lần cấy chỉ thị lực đã phục hồi rõ rệt và không phải mổ, hiện nay khi xem báo đọc sách không phải đeo kính…

Xin bác sĩ cho biết, cấy chỉ có gây tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay không?Bác sĩ có lời khuyên đối với bệnh nhân chữa trị bằng phư­ơng pháp cấy chỉ nh­ư thế nào?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cấy chỉ là một hình thức châm cứu hiện đại, cần được thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền thực hiện. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, cấy chỉ không gây tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị , trước khi điều trị bằng cấy chỉ, người bệnh cần chú ý: Không ăn quá no, không uống rượu, không uống nước ngọt, cà phê…, không quá đói và không lao động thể lực quá sức, không quá mệt mỏi. Nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ trước khi điều trị và cần tắm rửa trước khi đến điều trị. Để tiện cho việc điều trị, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi.

Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần ngồi nghỉ tại phòng khám 10 – 15 phút và không lao động thể lực quá sức. Có thể tắm rửa 4- 6h sau khi điều trị.

Người già, người tàn tật, trẻ em cần có người nhà đưa đón đến phòng khám. Cần mang theo kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu; phim Xq; đơn thuốc đang điều trị (nếu có) để thầy thuốc tham khảo. Khi đến khám cần thông báo rõ các bệnh, chứng đã mắc hoặc đang mắc để thầy thuốc tiện cho việc xây dựng kế hoạch điều trị. Cần thông báo cho thầy thuốc tình trạng dị ứng với thuốc men, hóa chất …nếu có.

Vai trò của bác sĩ có ảnh h­ưởng và quyết định nh­ư thế nào trong quá trình điều trị?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cũng như châm cứu truyền thống, để điều trị -PHCN thành công và có hiệu quả cao, người thầy thuốc cần nắm chắc y lý Đông y, có kinh nghiệm phối hợp huyệt. Nếu sử dụng phương huyệt không đúng thì sẽ không thể mang lại hiệu quả điều trị tốt được. Theo tôi, cấy chỉ phải do các thầy thuốc chuyên khoa đông y, lương y thực hiện.

Kinh nghiệm của ông trong điều trị bằng phương pháp cấy chỉ là như thế nào?

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh: Cá nhân tôi đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp cấy chỉ khá sớm, khoảng những năm 1980 tôi đã tìm hiểu về phương pháp này qua tài liệu. Năm 1983, ca bệnh đầu tiên là một ca viêm loét dạ dày tá tràng đã được điều trị thành công chỉ sau 2 lần cấy chỉ. Đến năm 1985, kế thừa nghiên cứu của Viện Đông y Trung ương (đăng trên tạp chí Y học Thực hành), tôi đã áp dụng cầy chỉ bằng phương pháp cải tiến điều trị cho hơn 30 cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 66 sư đoàn 10 quân đoàn 3. Năm 1995, lần đầu tiên áp dụng thành công phương pháp cấy chỉ phục hồi di chứng liệt cứng sau viêm não cho bệnh nhi Ngô Huy Tuấn, sinh 1990, trú quán Chân Lạc – Dũng Liệt – Yên Phong – Bắc Ninh. Đến nay, cháu Tuấn đã trưởng thành, khỏe mạnh, hiện là công nhân một nhà máy giấy và đã có gia đình hạnh phúc.

Theo y học cổ truyền, tiền nhân có câu “vạn bệnh nhất điểm”, hoặc “dụng dược tam niên bất như cứu ngải nhất tráng”(dùng thuốc ba năm không bằng cứu một mồi ngài)…đã nói rõ quan điểm có thể áp dụng châm cứu, cấy chỉ chữa nhiều loại bệnh chứng khác nhau với hiệu quả cao hơn dùng thuốc. Với thâm niên gần 30 năm nghiên cứu ứng dụng, kế thừa và phát triển phương pháp cấy chỉ này trong điều trị -PHCN, và đã trực tiếp điều trị cho rất nhiều ca bệnh, loại bệnh, tôi thấy cấy chỉ có thể áp dụng điều trị – PHCN cho nhiều loại bệnh lý khác nhau. Các bệnh chứng có chỉ định châm cứu thì đều áp dụng cấy chỉ được.

Một số chứng bệnh khi điều trị bằng phương páhp cấy chỉ mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian công sức cho người bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm với các biểu hiện như đau vai gáy, đau thần kinh tọa, nhức đầu, thiểu năng tuần hoàn não…Suy giảm thị lực, viêm mũi xoang dị ứng, nhức nửa đầu, đau xương khớp do phong thấp, viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng kinh, viêm phần phụ ở phụ nữ, vô kinh, thống kinh…đều là những bệnh có thể điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.

ở Việt Nam, một số các BV có áp dụng phương pháp này như 103, 108, viện Châm cứu Trung ương, viện Đông y trung ương… Hiện nay, phương pháp này cũng đã được triển khai tại Làng Hữu Nghị – Trung ương hội Cựu chiến binh Việt Nam như một phương pháp điều trị – PHCN. Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang (Thuộc Phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân) tại số 2 ngõ 12B Lý Nam Đế – Hà Nội do bác sĩ Quách Tuấn Vinh tổ chức là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cấy chỉ trong điều trị -PHCN cho nhiều bệnh, chứng khác nhau. Tại đây, cấy chỉ là phương pháp điều trị chủ yếu cho nhiều chứng bệnh khác nhau. Bạn đọc có thể liên hệ qua điện thoại 0984.101.269 hoặc 04.8435.160 để tư vấn về phương pháp cấy chỉ hoặc tham khảo qua http://caychi.sky.vn. Bài đăng trên báo GD&TĐ sốđặc biệt tháng 9 năm 2008

Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Bệnh Cột Sống

Bệnh lý cột sống bao gồm Thoát vị đĩa đệm và Thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến hiện nay, gây đau đớn, giảm khả năng lao động và giảm chất lượng cuộc sống. Để chữa trị bệnh cột sống thì có rất nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật…Tùy vào trường hợp của người bệnh mà các phương pháp trên có ưu nhược điểm riêng nhưng đa số là rất mất thời gian đi lại. Đó là phương pháp xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, giảm đau, chữa được bệnh cột sống mà không cần đến phẫu thuật.

1. Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh cột sống là như thế nào ?

Chữa bệnh cột sống bằng phương pháp cấy chỉ, hay còn gọi là vùi chỉ, chôn chỉ, nhu châm…Đây là một phương pháp điều trị khác hiệu quả mà không cần phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nó là phương pháp tác động vào huyệt vị với tác dụng giảm áp lực khu thoát vị, chống viêm, cân bằng quá trình tạo- hủy xương, giải phóng chèn ép rễ thần kinh và giảm đau cho người bệnh trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng.

Chỉ được sử dụng để cấy là chỉ catgut chromic. Nó là loại chỉ có khả năng tự tiêu trong vòng 2 tuần. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà họ sẽ phải trải qua 3 liệu trình điều trị hoặc nhiều hơn. Mỗi liệu trình sẽ cấy cách nhau khoảng 2 tuần, một lần cấy trung bình từ 10-15 huyệt, một liệu trình sẽ cấy từ 3-6 lần Như vậy sẽ rút ngắn thời gian điều trị rất nhiều cho người bệnh.

– Dùng chỉ tiêu Catgut đưa vào các huyệt

– Thứ tự huyệt: Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và vị trí huyệt mà cấy. Huyệt cấy cũng giống như huyệt châm cứu vậy.

– Nếu chưa có sự chèn ép vào mạch máu và thần kinh: cấy vào các huyệt giáp tích L4-5, thận du, giáp tích L5-S1, Đại trường du. Mục đích để tăng cường nuôi dưỡng vùng cột sống thắt lưng và giảm đau.

– Còn nếu đã chèn vào dây thần kinh thì cấy vào các huyệt trên.

– Chèn ép vào bàn chân, sau đùi – cẳng chân: thêm các huyệt: Ân môn, Trật biên, Côn lôn, Thừa phù, Thừa sơn.

– Chèn ép vào mặt trước ngoài chân thì thêm các huyệt: Dương lăng tuyền, hoàn khiêu, tuyệt cốt, phong thị, quang minh.

3. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh cột sống:

– Có tác dụng tăng cao hydratcarbon và protein ở cơ, tăng cường đồng hóa, giảm sự phân giải acid ở cơ và nồng độ acid lactic, giảm dị hóa. Do đó phương pháp cấy chỉ catgut làm lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng sinh lưới mao mạch, kích thích miễn dịch.

– Thời gian điều trị ngắn, không tốn kém chi phí như phẫu thuật, không để lại di chứng về sau, không gây đau đớn cho người bệnh. Giúp cho người bệnh nhanh phục hồi chức năng vận động và giảm đau.

– Không để lại tác dụng phụ như tổn hại thận, gan. Tỷ lệ tái phát của người bệnh điều trị bằng phương pháp này cũng rất thấp, nếu có thì cũng xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị sang chấn trong quá trình vận động hàng ngày hay tuổi tác cao nên bị thoái hóa xương khớp.

– Phương pháp cấy chỉ này không chỉ chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống mà còn chữa được các bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp…

– Có thể áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là với những người cao tuổi và những người sợ mổ. Kể cả những người tiểu tiện không tự chủ hay bị teo cơ đều có thể tiến hành được như thường.

4. Chỉ định với bệnh nhân dùng phương pháp cấy chỉ:

– Thoái hóa cột sống thắt lưng đơn thuần

– Tất cả trường hợp thoái vị cột sống thắt lưng có chỉ định điều trị nội khoa ( ngoại trừ trường hợp phải điều trị ngoại khoa ).

– Đau thần kinh tọa ( có chèn ép rễ thần kinh ).

5. Lưu ý một số trường hợp sau không được cấy chỉ:

– Bệnh nhân có huyết áp dao động

– Phụ nữ có thai

– Người bệnh có dị ứng tiền căn với chỉ tiêu.

Cấy chỉ vào huyệt được coi là một cuộc cách mạng trong phương pháp châm cứu, nhiều người ưa thích vì không gây đau đớn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Trong quá trình cấy chỉ thì người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai và chắc khỏe của cơ bắp. Người bệnh cũng nên tránh vận động mạnh để tránh tối đa các thương tổn, bảo vệ cột sống tốt hơn.

Bài Liên Quan

Ngứa Hậu Môn, Chảy Máu Đại Tiện “Coi Chừng” Dấu Hiệu Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là bệnh gây ra do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Dựa vào các dấu hiệu bệnh trĩ (hay chính là các triệu chứng, biểu hiện của bệnh trĩ) là cách nhanh nhất và tốt nhất giúp chúng ta phát hiện và chữa trị bệnh trĩ kịp thời. Có 3 dấu hiệu bệnh trĩ điển hình là đi ngoài ra máu, sa búi trĩ và đau rát hậu môn kèm có dịch nhầy hậu môn. Các biểu hiện bệnh trĩ sẽ diễn biến nặng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ.

Các dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn. Bệnh trĩ gồm có 4 loại chính là: bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Đi ngoài ra máu, sa búi trĩ và bị đau rát hậu môn kèm theo dịch nhầy là 3 dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Tuy nhiên ở mỗi loại bệnh trĩ khác nhau và trong từng cấp độ bệnh nặng nhẹ khác nhau 3 dấu hiệu bệnh trĩ sẽ có biểu hiện và thay đổi khác nhau.

Các dấu hiệu bệnh trĩ nội phát triển qua từng cấp độ

Bệnh trĩ nội là tình trạng lão hóa, phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong tại bên trên đường lược – nơi kết nối giữa trực tràng và hậu môn. Sự phình giãn này khiến máu tươi chảy vào lấp đầy chỗ trống trong các tĩnh mạch trĩ trong và làm hình thành búi trĩ nội. Búi trĩ nội lớn dần “chắn ngang lối đi” của phân nên khi người bệnh trĩ nội rặn đại tiện quá mạnh sẽ gây ra hiện tượng đi cầu ra máu.

Để hiểu chi tiết hơn về bệnh trĩ nội, mời bạn tìm hiểu:

Trĩ nội là loại thường gặp nhất ở bệnh trĩ. Chúng hình thành và phát triển qua 4 cấp độ bệnh với các triệu chứng, dấu hiệu trĩ cụ thể là:

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1

Xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu. Đây là triệu chứng đầu tiên và cũng là dấu hiệu duy nhất có thể nhìn thấy ở trĩ nội độ 1. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài ra máu xảy ra không thường xuyên, lượng máu chảy ra rất ít khiến người bệnh khó phát hiện bệnh, bệnh nhân phát hiện trĩ nội độ 1 thường do vô tình đi nội soi đại tràng

Búi trĩ nội bắt đầu được hình thành do sự phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Nhưng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường do các búi trĩ nội quá bé và được trực tràng nâng đỡ.

Hình ảnh trĩ nội độ 1

Biểu hiện bệnh trĩ nội độ 2

Đi ngoài ra máu: Số lần người bệnh đi ngoài ra máu thường xuyên hơn, số lượng máu chảy ra nhiều hơn, máu có màu đỏ tươi, không dính vào phân và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Xuất hiện chứng sa búi trĩ: Sa búi trĩ là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nội nói riêng. Ở bệnh trĩ nội độ 2, các búi trĩ nội với kích thước lớn dần và bắt đầu lòi ra bên ngoài hậu môn (khi có tác động rặn đại tiện) gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Sau đó búi trĩ tự động co vào trong hậu môn theo phản xạ tự nhiên. Theo phản hồi của bệnh nhân trĩ, búi trĩ nội độ 2 “giống như các cục thịt hồng có thể tự do bay nhảy ở trong và ngoài hậu môn”.

Người bệnh bắt đầu có cảm giác hơi đau rát hậu môn và có dịch nhầy quanh hậu môn xuất hiện.

Các dấu hiện bệnh trĩ nội xuất hiện rõ ràng và biến chuyển nhanh:

Sa búi trĩ nội biến chuyển qua 4 cấp độ bệnh trĩ

Người bệnh bị chảy máu nhiều mỗi khi đi đại tiện, máu chảy thành từng giọt, kéo dài có thể gây mất máu, thiếu máu ở bệnh nhân trĩ nội. Triệu chứng đi ngoài ra máu xảy ra với tuần suất dày, thậm chí người bệnh có thể bị chảy máu khi ngồi quá lâu và làm việc quá sức.

Trĩ nội độ 3 khiến vùng hậu môn bệnh nhân bị sưng phồng, tấy đỏ, các dịch nhầy xuất hiện nhiều gây ẩm ướt, khó chịu.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội độ 4

Trĩ nội cấp độ 4 là cấp độ nguy hiểm nhất và dễ gây ra biến chứng ở người bệnh trĩ. Các biểu hiện bệnh trĩ nội lúc này diễn biến quá nặng khiến việc kiểm soát bệnh rất khó khăn:

Đi ngoài ra máu: Lượng máu chảy nhiều, có thể chảy giọt ranh hoặc phun thành tia (ở người bệnh quá nặng). Nhiều bệnh nhân ví đây giống như ngày “đèn đỏ” và phải dùng BVS tránh gây “ướt át”.

Các biểu hiện bệnh trĩ ngoại không thể bỏ qua

Bệnh trĩ ngoại cũng là loại bệnh trĩ thường gặp có tỉ lệ “ngang cơ” với trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại hình thành bên dưới đường lược do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Giống như tên gọi của nó, trĩ ngoại là căn bệnh hình thành ở bên ngoài hậu môn, các búi trĩ ngoại ẩn dưới lớp da quanh rìa hậu môn. Có thể nhìn thấy, sờ trực tiếp búi trĩ ngoại ở bên ngoài hậu môn rất dễ dàng.

Có thể bạn muốn tìm:

Nhìn từ hướng khách quan, trĩ ngoại cũng được chia làm 4 giai đoạn với 4 cấp độ phát triển. Tuy nhiên các cấp độ phát triển bệnh trĩ ngoại không có biểu hiện rõ ràng như bệnh trĩ nội, các bác sĩ thường xác định cấp độ trĩ ngoại thông qua kích thước và độ to của búi trĩ ngoại

Các biểu hiện bệnh trĩ ngoại độ 1

Có máu tươi xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện: Tương tự như trĩ nội, triệu chứng đi cầu ra máu là biểu hiện bệnh trĩ ngoại xuất hiện đầu tiên. Máu có màu đỏ tươi (là dòng máu giàu oxi), không lẫn vào phân, số lượng máu chảy ít.

Búi trĩ ngoại xuất hiện ở vùng rìa hậu môn và khu trú dưới lớp da quanh rìa hậu môn, kích thước búi trĩ ngoại độ 1 chỉ khoảng bằng hạt đậu nành.

Triệu chứng trĩ ngoại độ 2

Búi trĩ ngoại bắt đầu phát triển lớn dần, vùng da quanh rìa hậu môn căng giãn hơn. Bằng mắt thường (hoặc sờ, nắn) có thể cảm giác được búi trĩ ngoại đang to dần. Hậu môn bắt đầu xuất hiện các dịch nhầy ẩm ướt.

Do nằm dưới vùng da hậu môn, búi trĩ ngoại có nhiều dây thần kinh cảm giác đi qua nên người bệnh trĩ ngoại sẽ gặp các cơn đau rát, vướng víu ở vùng hậu môn sớm hơn so với bệnh trĩ nội.

Đi ngoài ra máu: Số lượng máu chảy và tần suất người bệnh đi ngoài ra máu cũng tăng lên đáng kể ở trĩ cấp độ 2.

Búi trĩ ngoại độ 1 có kích thước nhỏ và nằm ngay rìa hậu môn

☛ Có thể bạn sẽ cần: Hình ảnh bệnh trĩ ngoại thay đổi qua 4 cấp độ

Biểu hiện của trĩ ngoại độ 3

Búi trĩ ngoại phồng to khiến lớp da quanh rìa hậu môn bóng và căng mọng và bóng, các nếp nhăn tự nhiên bị mất đi. Búi trĩ ngoại độ 3 phình to cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, cảm giác đau đớn kéo dài ngay cả khi ngồi hoặc nằm, bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.

Đi ngoài ra máu: Trong quá trình đào thải, phân đẩy ra ngoài và cọ sát vào các búi trĩ ngoại khiến máu chảy nhiều khi người bệnh đi đại tiện. Hiện tượng chảy máu ở bệnh trĩ độ 3 xuất hiện ngay cả khi người bệnh nằm, ngồi hoặc khi vô tình tác động mạnh vào búi trĩ ngoại. Vùng hậu môn vẫn tiếp tục xuất hiện các dịch nhầy.

Triệu chứng trĩ ngoại độ 4

Ở cấp độ cuối cùng, búi trĩ ngoại phát triển với kích thước lớn khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch trĩ, sa nghẹt hậu môn.

Cũng vì kích thước quá lớn búi trĩ ngoại làm lớp da vùng hậu môn căng giãn quá mức gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu nhiều, cảm giác đau đớn, nóng rát ở vùng hậu môn kéo dài không dứt khiến người bệnh gặp rắc rối lớn sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp bạn cần biết

Trĩ hỗn hợp là loại trĩ kết hợp từ cả 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại hay nói cách khác người mắc bệnh trĩ hỗn hợp là người mắc cả 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp là do: trong cơ thể người bệnh đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài cùng bị giãn nở quá mức tạo thành các búi trĩ nội, ngoại. Dây chằng Park – “dải phân cách” duy nhất giữa búi trĩ nội và búi trĩ ngoại bị thoái hóa và trùng nhão khiến các búi trĩ có cơ hội “nối” với nhau tạo thành búi trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp là loại bệnh trĩ ít gặp hơn so với các loại bệnh trĩ thông thường nhưng lại diễn biến phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe nếu không được điều trị từ sớm. Theo nhiều thống kê cho thấy tỉ lệ người mắc trĩ hỗn hợp hiện nay đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Sa nghẹt hậu môn – biến chứng điển hình của bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp:

Đi cầu ra máu: ở bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn đầu chỉ gây chảy máu ít, người bệnh khó phát hiện bằng mắt thường hoặc chỉ vô tình phát hiện qua giấy vệ sinh. Tuy nhiên, giai đoạn trĩ hỗn hợp phát triển nặng dần cũng là thời điểm chứng đi ngoài ra máu biến chuyển nặng, lượng máu chảy nhiều lên theo từng đợt, máu có màu đỏ tươi.

Búi trĩ hỗn hợp thường có màu hồng, tuy nhiên cũng có thời điểm búi trĩ xuất hiện với màu tím hoặc xanh đậm.

Cảm giác đau, căng tức hậu môn và sưng hậu môn khiến người bệnh luôn bị cảm giác khó chịu, đau đớn và bất tiện.

Soi hậu môn thấy niêm mạc sưng phồng và lồi vào không gian phía trong lòng trực tràng

Biểu hiện cảnh báo bệnh trĩ vòng

Trĩ vòng có thể hiểu là hiện tượng các búi trĩ con xuất hiện nối các búi trĩ mọc đầu tiên với nhau tạo thành vòng trĩ quanh hậu môn.

Đi ngoài ra máu: Cũng giống như các bệnh trĩ khác, đi ngoài ra máu là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ vòng. Lượng máu chảy và số lần xuất hiện máu tươi khi người bệnh đi đại tiện tăng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ vòng. Tương tự như các loại bệnh trĩ khác, khi kéo dài chứng đi cầu ra máu khiến người bệnh mất máu và gây ra nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Biểu hiện bệnh trĩ vòng cấp độ nhẹ: Xuất hiện 2 – 3 búi trĩ nhỏ quanh rìa hậu môn (giống như búi trĩ ngoại). Đây gọi là búi trĩ chính.

Biểu hiện bệnh trĩ vòng cấp độ nặng: các búi trĩ chính phát triển với kích thước to dần, đồng thời xuất hiện thêm nhiều búi trĩ con khác nối với búi trĩ chính tạo thành một vòng trĩ bao quanh toàn bộ khu vực hậu môn. Do thời gian mọc của các búi trĩ vòng khác nhau nên trĩ vòng có kích thước to nhỏ khác nhau theo từng búi trĩ.

Người bệnh có cảm giác đau đớn kéo dài khi đi đại tiện, sợ đi đại tiện.

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên (Tác dụng tùy thuộc cơ địa).

Với các thành phần thảo dược:

Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm

Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau

Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát

Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.

Chủ động thăm khám khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu (khi lâu ngày không tự khỏi) hoặc thăm khám sức khỏe định kì chính là cách tốt nhất giúp phát hiện bệnh trĩ từ giai đoạn sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời từ sớm, ngăn chặn bệnh phát triển nhanh đồng thời lấy lại sức khỏe và sinh hoạt bình thường cho người bệnh. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Các Phương Pháp Cấy Chỉ Để Chữa Các Bệnh

Hiện nay y học ngày một phát triển các nhà nghiên cứu tìm ra được rất nhiều các phương pháp chữa bệnh đặc biệt phương pháp cấy chỉ bản sắc việt không dùng thuốc, là phương pháp châm cứu mới tiên tiến, hiện đại trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm cua châm cứu. Phương pháp này được con người áp dụng từ những thế kỉ trước con người đã áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Hiện nay y học ngày một phát triển các nhà nghiên cứu tìm ra được rất nhiều các phương pháp chữa bệnh đặc biệt phương pháp cấy chỉ bản sắc việt không dùng thuốc, là phương pháp châm cứu mới tiên tiến, hiện đại trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm cua châm cứu. Phương pháp này được con người áp dụng từ những thế kỉ trước con người đã áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Các phương pháp cấy chỉ bản sắc việt

Các nghiên của các nhà khoa học chứng minh cấy chỉ có tác dụng làm lưu thông máu trong lòng mạch của cơ thể, làm tăng sinh lưới của mao mạch, thông qua điều hòa âm dương, điều hòa chức năng tạng phủ làm lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc có tác dụng chữa bệnh rất tốt Trong y học người ta áp dụng cấy chỉ vào để chữa bệnh phương pháp này cho kết quả rát tôt loại bỏ được hết các cơn co thắt phế quản, giảm ho tiến tới cắt hoàn toàn những cơn ho cho bệnh nhân mà hầu hết không phải dung thuốc để can thiệp.

Cấy chỉ chữa hen phế quản

Phương pháp này được các bác sĩ của việt nam áp dụng từ khá nâu, cấy chỉ chữa hen phế quản điều trị rất hiệu quả, hạn chế phải dung thuốc tây, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, chỉ sau vài lần bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Hầu hết dân văn phòng dễ bị cột sống vì công việc phải ngồi một chỗ ít vận động trong khoang thời gian khá lâu một này từ 8-12 tiếng một ngày làm tăng áp lực cho cột sống và hệ thống đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm Một số biểu hiện thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 loại: đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau thắt lưng dữ dội một cách đột ngột, đau ở vùng thắt lưng kèm theo đau dây thần kinh tọa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cấy Chỉ Chữa Bệnh, Coi Chừng Mạnh Thành Què! trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!