Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Niệu Đạo Ở Nam Giới Và Nữ Giới Có Gì Khác Biệt? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hệ tiết niệu của con người gồm có hai quả thận, hai niệu quản hai bên bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt về kích thước cũng như chức năng. Đối với nam giới, niệu đạo còn có chức năng trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài. Vậy cấu tạo của niệu đạo như thế nào để đảm nhận vai trò đặc biệt đó? Những thay đổi hay bệnh lý nào hay gặp ở niệu đạo? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
1. Cấu tạo niệu đạo (NĐ) nam
1.1. Đường đi
NĐ bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ NĐ trong đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt. Sau đó, NĐ đi qua hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu. Cuối cùng, nó đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.
1.2. Phân đoạn
Ở nam, NĐ được chia thành 3 đoạn: NĐ tiền liệt, NĐ màng, NĐ xốp. NĐ sau gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng. NĐ trước là đoạn xốp.
Niệu đạo tiền liệt
Đây là phần giãn to nhất của NĐ, kích thước dài khoảng từ 2,5 đến 3cm. Niệu đạo tiền liệt chạy xuyên qua tuyến tiền liệt, đi từ đáy đến đỉnh nhưng không chạy theo trục của tuyến. Đoạn này NĐ chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm ra trước. Trong khi đó, trục của tuyến chạy chếch xuống dưới và ra trước. NĐ và trục của tuyến tiền liệt bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu như NĐ ở trước trục tuyến. Có khi chỉ có một phần nhỏ của tuyến ở trước NĐ.
Niệu đạo màng
Tiếp theo chỗ kết thúc của NĐ tiền liệt, niệu đạo màng đi từ đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật, qua cả hoành chậu và hoành niệu dục. Trong hoành niệu dục, NĐ được cơ thắt vân NĐ bao quanh.
Niệu đạo đoạn xốp
1.3. Kích thước niệu đạo nam
Khi dương vật mềm, NĐ dài khoảng 16 cm. Trong đó, đoạn tiền liệt dài khoảng 2,5 – 3 cm, đoạn màng khoảng 1,2 cm, đoạn xốp khoảng 12 cm.
Lúc không tiểu, NĐ chỉ là một khe thẳng dọc ở đoạn dầu dương vật. Có dạng hình chữ T ngược trong thân dương vật, khe ngang ở đoạn màng và cong ra sau ở đoạn tuyến tiền liệt. Lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành một ống không đều. Có 3 đoạn phình và bốn đoạn hẹp.
Các đoạn phình gồm:
Hố thuyền.
Đoạn NĐ ở hành dương vật.
Xoang tiền liệt ở đoạn tiền liệt.
Các đoạn hẹp gồm:
Đoạn NĐ màng.
Lỗ NĐ ngoài.
Đoạn NĐ trong vật xốp.
Đoạn NĐ ở cổ bàng quang.
Tuy nhiên, NĐ có thể được nong to và kéo dài thành một ống thẳng khi thông NĐ bằng ống thông.
1.4. Cấu trúc của thành niệu đạo
Thành NĐ được cấu tạo bởi hai lớp.
Lớp niêm mạc
Đây là lớp rất chun giãn có thể căng ra khi đi tiểu hay nong NĐ. Tuy nhiên, cũng vì đặc tính này mà NĐ khi bị đứt, hai đầu bị tách ra xa nhau làm nước tiểu dễ bị ngấm vào mô xung quanh. Đống thời, phẫu thuật viên khó tìm thấy hai đầu đứt để nối lại.
Niêm mạc có nhiều tuyến NĐ, tiết ra một chất làm trơn lòng NĐ.
Lớp cơ
Lớp cơ gồm các thớ cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài. Còn lớp cơ dọc đoạn tiền liệt và đoạn màng là sự tiếp nối với lớp cơ ở bàng quang ở phía trên. Lớp cơ vòng ở cổ bàng quang dày lên và tạo nên một vùng có chức năng như cơ thắt. Giúp cho nước tiểu được giữ trong bàng quang giữa hai lần đi tiểu. Ngoài ra, cấu trúc này nằm ở phía trên lỗ của ống phóng tinh. Nên khi giao hợp, tinh dịch không trào ngược lên bàng quang mà chỉ có thể xuống dương vật và được phóng ra ngoài.
2. Niệu đạo nữ
NĐ nữ đi từ lỗ NĐ trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ. Nó tương ứng với NĐ đoạn tiền liệt và đoạn màng ở nam.
Kích thước của NĐ nữ khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3 – 4 cm. Như vậy, NĐ nam dài gấp 6 lần NĐ nữ.
Tương tự niệu đọa nam, NĐ nữ cũng rất đàn hồi và có thể dãn ra đến 1 cm. Lỗ NĐ ngoài là chỗ hẹp nhất của NĐ. Nó nằm sau âm vật trước lỗ âm đạo và nằm giữa hai môi bé.
3. Chức năng của niệu đạo
Chức năng dẫn nước tiểu
Chức năng chính của NĐ ở cả nam giới và nữ giới là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Dòng nước tiểu có vai trò rất quan trọng trong việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào NĐ ra khỏi cơ thể.
Chức năng là đường xuất tinh ở nam
NĐ nam không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài (xuất tinh). Vì vậy, việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý ở niệu đạo. Đó có thể là viêm NĐ ở nam giới và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
4. Một số bệnh lý ở niệu đạo
4.1. Viêm niệu đạo
Hầu hết nguyên nhân viêm NĐ đều là do vi khuẩn xâm nhập vào NĐ từ da xung quanh lỗ NĐ ở phía đầu dương vật hay âm đạo. Vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể là chúng tôi và các vi khuẩn khác có trong phân, một số tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường bị giới hạn ở NĐ. Nhưng chúng có thể lan tới cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bệnh viêm vùng chậu, gây đau đớn và có thể dẫn đến vô sinh.
Ở nam giới, lậu và chlamydia đôi khi gây ra viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm vùng chậu và có nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh.
Triệu chứng chính của viêm NĐ là đau khi đi tiểu (khó đi tiểu). Ngoài đau, các triệu chứng viêm NĐ bao gồm:
Tiểu gấp, tiểu gắt, tiểu buốt.
Khó để bắt đầu đi tiểu.
Viêm NĐ cũng có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi một người người không đi tiểu được.
Đau khi quan hệ tình dục.
Có thể bị đỏ hoặc bị sưng ở đầu dương vật.
Có thể điều trị khỏi viêm NĐ do vi khuẩn bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp. Nếu nhiễm trùng lây qua đường sinh dục thì những người bạn tình nên được kiểm tra và điều trị.
4.2. Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý niệu khoa thường gặp, tuy nhiên thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tình trạng này nếu kéo dài không điều trị có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu tắc nghẽn trong thời gian dài có thể gây suy thận. Bệnh cũng ảnh hưởng chất lượng hoạt động tình dục.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hẹp NĐ, như:
Chấn thương.
Do phẫu thuật, thủ thuật.
Nhiễm trùng.
Hẹp NĐ bẩm sinh.
Triệu chứng hẹp NĐ có thể dao động từ khó chịu nhẹ và đến bí tiểu. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bao gồm: nong NĐ, xẻ NĐ, đặt stent, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép.
4.3. Van niệu đạo sau
Van NĐ sau là bệnh lý bẩm sinh xảy ra do có sự rối loạn trong hình thành ống niệu – sinh dục của trẻ ở thời kỳ bào thai.
NĐ sau gồm đoạn tiền liệt và đoạn màng. Van NĐ sau là tình trạng xuất hiện một màng ngăn ở niệu đạo sau. Khiến cho nước tiểu lưu khó lưu thông và có thể chảy ngược lại bàng quang thậm chí là chảy ngược lại niệu quản, thận. Việc ứ đọng và chảy ngược nước tiểu sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng của van NĐ: trẻ thường có biểu hiện quấy khóc vì không tiểu được, có trường hợp còn kèm theo sốt, khó thở, chướng bụng.
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp. Nhìn chung gồm có:
Xông tiểu, dẫn lưu bàng quang.
Đưa niệu quản ra da.
Nội soi cắt van NĐ.
5. Những điều cần lưu ý
Rõ ràng, NĐ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến viêm NĐ, thâm chí gây viêm nhiễm hệ tiết niệu, hệ sinh dục. Đặc biệt ở nữ giới, đường niệu đạo khá ngắn và những giai đoạn sinh lý đặc biệt, nên cần đặc biệt lưu ý. Một số mẹo nhỏ mách bạn như sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày
Dùng nước sạch vệ sinh hằng ngày là đủ. Tránh dùng những hóa chất có thể gây kích thích vùng kín. Không thụt rửa sâu âm đạo. Sử dụng băng vệ sinh và các loại dung dịch vệ sinh đúng cách.
Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc gây ra bệnh viêm niệu đạo. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Uống đủ nước hằng ngày
Việc uống đủ nước hằng ngày khiến bạn tạo ra đủ nước tiểu cho cơ thể. Bởi dòng nước tiểu vô khuẩn đi từ trên xuống sẽ giúp cuốn theo những vi khuẩn có thể có trong niệu đạo ra ngoài.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân
Nguyên Nhân Viêm Đường Tiết Niệu Ở Nam Và Nữ Giới
Viêm đường tiết niệu là một bệnh có thể gặp ở cả nam lẫn nữ. Những ai không may bị mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày, mà còn phải đối mặt những biến chứng nguy hiểm, nếu không sớm được phát hiện, điều trị. Vậy đâu là nguyên nhân viêm đường tiết niệu? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn nguyên nhân khiến cho viêm đường tiết niệu dễ bị lây nhiễm.
Khi bị mắc viêm đường tiết niệu người bệnh thường xuyên đi tiểu, muốn đi tiểu… gây nên những rắc rối không nhỏ cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần nắm được những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu để có thể phát hiện, phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn.
Các nguyên nhân chính của bệnh viêm đường tiết niệu
-Phần lớn những trường hợp bị viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E coli gây nên, ngoài ra bệnh còn có thể do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, hay nấm… gây nên.
-Một số bệnh như: sỏi đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến, hay đái tháo đường… cũng có thể là nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu.
-Một số những bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai… cũng có thể gây viêm đường tiết niệu. Do đó, cần quan hệ tình dục an toàn, chung thủy để phòng ngừa viêm đường tiết niệu được tốt hơn.
-Ở nam giới, một số những viêm nhiễm như viêm quy đầu, viêm bao quy đầu… hay vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Do đó những đấng mày râu cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để hạn chế những tác nhân gây bệnh xâm nhập, phát triển.
-Nữ giới sử dụng băng vệ sinh không hợp lý khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh đẻ, cũng sẽ có thể là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Do đó chị em nên thường xuyên thay băng vệ sinh (khoảng 4h một lần), đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh đẻ.
-Ngoài ra những người cao tuổi, do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm cũng là đối tượng dễ bị viêm đường tiết niệu.
Để có thể phòng ngừa viêm đường tiết niệu được hiệu quả triệt để bạn nên uống nhiều nước (khoảng 2lít mỗi ngày), không nên nhịn tiểu quá lâu, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy… Và khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn nên đến ngay những cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm, tránh những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra. Đó là khuyến cáo của bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM bạn cần lưu ý.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đa khoa quốc tế HCM là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy mà bạn có thể tin tưởng để khám, và điều trị viêm đường tiết niệu. Với những y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo bảo cho khám, điều trị viêm đường tiết niệu được hiệu quả, triệt để.
Địa chỉ: Đa khoa quốc tế HCM, 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: http://suckhoenguoiviet.vn/
Sự Khác Biệt Giữa Trầm Cảm Ở Nữ Giới Và Trầm Cảm Ở Nam Giới
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
⌨ CHAT FACEBOOK
===
1. Tại sao phụ nữ có dễ bị trầm cảm hơn nam giới?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần: Nếu tính chung ở nam giới, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm ít nhất một lần trong đời là là 10% thì tỷ lệ này ở phụ nữ là 20%. Nếu bạn còn chưa rõ về bệnh trầm cảm, bạn có thể tham khảo bài viết ” Mắc bệnh trầm cảm”.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
2. Sự khác biệt giữa trầm cảm ở phụ nữ so với trầm cảm ở nam giới
Các biểu hiện của bệnh trầm cảm có sự khác biệt ở nữ khi so với nam:
Tỷ lệ mắc trầm cảm: ở nữ là 20% (nam 10%)
Tuổi khởi phát bệnh: sớm hơn
Thời gian kéo dài một đợt trầm cảm: Dài hơn
Diễn tiến bệnh: Các đợt trầm cảm dễ xảy ra và hay tái phát
Các triệu chứng không điển hình của trầm cảm như ngủ nhiều, ăn nhiều…: Nhiều hơn
Cảm giác có lỗi: Thường xảy ra hơn
Hành vi tự sát: Ý tưởng tự sát thường xảy ra hơn, nhưng hành vi tự sát thành công thì ít hơn
Rối loạn ăn uống: Nhiều hơn
Thường kèm theo bệnh ở tuyến giáp (bướu cổ), bệnh đau nửa đầu (migraine) và có nhiều ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nữ đối với tâm trạng hơn so với nam giới.
Để hiểu rõ hơn sự khác biệt này, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết về cách nhận diện bệnh trầm cảm ở hai đối tượng này:
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở nữ giới
3. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng độ nặng của trầm cảm ở phụ nữ
Trong gia đình đã từng có người bị trầm cảm
Bản thân đã từng bị trầm cảm, đặc biệt là khi điều này xảy ra rất sớm trong giai đoạn mới dậy thì.
Bị mất cha/mẹ từ trước khi lên 10 tuổi
Lúc còn nhỏ bị bạo hành thể xác hoặc xâm hại tình dục
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, đặc biệt là loại thuốc có hàm lượng progesterone cao.
Đang sử dụng thuốc kích thích rụng trứng để điều trị vô sinh
Thường xuyên có những yếu tố gây stress trong đời sống, vì dụ như mất việc làm hoặc xung đột trong hôn nhân chẳng hạn…
Thiếu những nguồn lực hỗ trợ từ gia đình và xã hội
Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm lại trở nên phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ bệnh trầm cảm ở nam giới vì nam giới thường có những hậu quả do bệnh trầm cảm đem lại lớn hơn ở nữ giới.
Dấu Hiệu Vô Sinh Ở Nam Giới Và Nữ Giới
Vô sinh chia làm 2 loại, vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Trường hơp vô sinh nguyên phát nếu trong tiền sử họ chưa có thai lần nào. Vô sinh thứ phát nếu trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai, sinh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn một năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại.
Bình thường sau một năm chung sống khoảng 80 – 85% các cặp vợ chồng có thể có thai tự nhiên. Hiện nay các yếu tố nguy cơ đến từ môi trường sống càng nhiều dẫn đến tỉ lệ vô sinh ngày càng gia tăng. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15% các cặp vợ chồng. Ở Việt Nam hiện nay, vô sinh chiếm 12 – 13% tổng số cặp vợ chồng, tương đương với gần một triệu cặp vợ chồng. Đặc biệt là nguyên nhân vô sinh đến từ nam và nữ có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản đều phải được cả 2 giới chú trọng quan tâm.
NHỮNG DẤU HIỆU VÔ SINH Ở NAM GIỚI
Ở nam giới, những biểu hiện về bệnh có thể dễ dàng phát nhận thấy qua những dấu hiệu ở bộ phận sinh dục, cụ thể nguyên nhân điển hình là do bất thường về bộ phận sinh dục bên ngoài và chất lượng cũng như số lượng tinh trùng bên trong. Những báo hiệu cụ thể như sau:
Xuất hiện những tổn thương nhưng không đau ở thân hoặc đầu dương vật nam giới: Người bệnh nên đi tới các cơ sở trung tâm y tế để thăm khám kĩ hơn vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng về đường sinh dục như u sùi, giang mai hay có thể là ung thư cơ quan sinh sản ở nam giới
Có hiện tượng lạ ở bìu cơ quan sinh dục: ở một hoặc cả hai bên bìu có biểu hiện sưng to, đau, tròn và sờ bào thấy mềm, cảm giác có nước ở tinh mạc.Đây có thể do viêm mào tinh hoàn, xoắn thừng tinh gây ra, hay cũng có thể do bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục do vi khuẩn.
Bao quy đầu đau và sưng tấy:Nguyên nhân có thể bắt nguồn do bị nhiễm khuẩn bao quy đầu.
Trong khi quan hệ có cảm giác đau ở cơ quan sinh dục, khi xuất tinh có dấu hiệu bị đau và có thể có lẫn máu trong tinh dịch: Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc và các vật dụng tránh thai như (bao cao su, màng ngăn, thuốc diệt tinh trùng…), hay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn, âm đạo không tiết dịch gây tổn thương do cọ sát.
Đi tiểu bị nóng rát, buốt ở bộ phận sinh dục:Đây có thể là những dấu hiệu cảnh bảo bị viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.
Đầu dương vật chảy dịch vàng nhạt hay hơi xanh: Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc cũng có thể do bị nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo ở nam giới. Là dấu hiệu vô sinh nam giới mà nhiều bạn nam thường mắc phải.
Tinh hoàn có triệu trứng đau mặc dù không do chấn thương gây ra:Thường là biểu hiện của chứng viêm mào tinh hoàn thể nặng, xoắn tinh hoàn dẫn tới việc không có máu nuôi dưỡng có thể gây ra teo tinh hoàn.
Triệu chứng đau nhẹ quanh tinh hoàn:Biểu hiện của viêm mào tinh hoàn thể nhẹ
Một bên tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: Nếu xuất hiện dấu hiệu này thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn hay một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.
Hiện tượng tinh hoàn sưng căng tròn và càng to hơn khi hoạt động:Trong các hoạt động như nâng vác vật nặng hay khi ho. Đây có thể là do thoát vị bẹn.
Không có tinh trùng, tinh trùng yếu , tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng: Được phát hiện bằng các xét nghiệm tại các phòng khám chuyên khoa. Chất lượng và số lượng tinh trùng ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thụ tinh.
Tinh dịch bất thường: Tinh dịch bị đông đặc; bị vón cục; bị loãng; không thể xuất tinh hoặc xuất tinh sớm;…
Bất lực, tuyến sinh dục nam bị suy yếu: Do tinh hoàn phát triển không bình thường, xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược (tinh dịch thay vì được phóng ra ngoài thì lại chảy ngược vào bàng quang, sau đó được thải ra ngoài qua đường tiểu).
Tinh hoàn bị xoắn(là trường hợp máu cung cấp cho tinh hoàn bị chặn lại do bị xoắn) hay do tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trường hợp tinh hoàn không nằm trong bìu mà ở một vị trí khác).
NHỮNG DẤU HIỆU VÔ SINH Ở NỮ GIỚI
Những dấu hiệu vô sinh dễ quan sát ở nữ giới thường được phát hiện qua chu kỳ kinh nguyệt hay những bất thường trong các dịch tiết của cơ quan sinh dục nữ
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
Thời gian chu kì kinh nguyệt không đều, quá ngắn (ít hơn 24 ngày) hoặc quá dài (nhiều hơn 35 ngày). Trường hợp này rất có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố cũng như hormone giới tính nữ gây ảnh hưởng tới việc chín và rụng trứng.
Vô kinh là hiện tượng nữ giới trên 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc đã có kinh mà bị tắc ít nhất 6 tháng liên tiếp. Thường là do rối loạn chức năng tuyến yên; suy buồng trứng; dị tật bẩm sinh đường sinh dục như không có tử cung, không có âm đạo;…
Bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt:
Trong những ngày có kinh có thể xuất hiện những triệu chứng như đau bụng dưới quằn quại hay chuột rút. Thường là do khí huyết lưu thông kém, gây ứ đọng, dẫn tới làm cho kinh thoát ra bị trở ngại nên gây đau.
Trong khi giao hợp, thường bị đau cơ quan sinh dục; đau vùng chậu, đau phần bụng dưới ngay cả những ngày không có kinh nguyệt;… Là những dấu hiệu của các bệnh u xơ cổ tử cung, viêm vùng chậu,…
Khí hư bất thường:
Bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong. Nhưng nếu khí hư xuất hiện thường xuyên, nhiều, kéo dài, có thể có mùi hôi và màu khác lạ như nâu, xanh thì có thể là do viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm âm đạo, viêm nội mạc tử cung hoặc các bệnh về đường sinh dục khác. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫ đến sự nhiễm trùng lan rộng và sâu vào đến tử cung, vòi trứng.
Sẽ là một dấu hiệu đáng lưu ý nếu quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển. Vì bình thường dưới tác động của estrogen, tuyến vú sẽ dần hoàn thiện và phát triển.
Đây là một yếu tố nguy cơ quan trọng, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Thường kèm theo một số biểu hiện bên ngoài như nhiều mụn trứng cá, stress kéo dài, tâm trạng thất thường, béo phì nghiêm trọng không rõ nguyên nhân,… Bệnh điển hình hay mắc phải là buồng trứng đa nang, trong đó có sự gia tăng đột biến của androgen ở phụ nữ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Niệu Đạo Ở Nam Giới Và Nữ Giới Có Gì Khác Biệt? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!