Bạn đang xem bài viết Câu Chuyện Bi Thảm Của An Dương Vương được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề bài: An Dương Vương được thần Kim Quy giúp sức đã xây Loa Thành kiên cố, chế nỏ thần kỳ diệu khiến Triệu Đà mấy phen đem quân sang cướp nước ta đều bị thất bại. Nhưng cũng chính An Dương Vương do sai lầm của mình đã làm cho đất nước rơi vào tay giặc, cơ đồ chìm đắm biển sâu. Truyền thuyết ấy khơi dậy trong em những tình cảm ra sao đối với An Dương Vương? Người xưa muốn nói gì với chúng ta qua câu chuyện bi thảm của An Dương Vương.
– An Dương Vương là truyền thuyết lịch sử nêu lên một bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp giữ nước lâu dài cua dân tộc.
– Có tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước nhưng do thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt nên chuốc lấy thất bại đau thương.
1. An Dương Vương có tinh thần chống xâm lược, bào vệ đất nước:
– Cuộc chống xâm lược của cha ông hơn hai ngàn năm trước còn để lai cho chúng ta niềm tự hào lớn với tên tuổi của An Dương Vương và hàng trăm mũi tên đồng đã đào lên được.
– Xây Loa Thành, đắp lũy, chê tạo vũ khí, đặc biệt là nỏ thần, một vũ khí vô cùng lợi hại.
– An Dương Vương đã nhiều lần cho Triệu Đà chuốc lấy thất bại trong các đợt xâm lược nước ta.
2. An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
– Vì thế đã trả một giá quá đắt cho bệnh chủ quan, mất cảnh giác của mình.
– Một bài học cảnh giác trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc đầy xương máu và nước mắt.
– Muốn bảo vệ vững chắc đất nước phải có vũ khí nhưng đồng thời phải có cả trí tuệ mưu lược và đặc biệt là đường lối sáng suốt.
Trong những truyện dân gian đã học, truyện An Dương Vương đã để lại cho em một ấn tượng đặc biệt, nhất là hình ảnh An Dương Vương đã dấy lên trong lòng em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Đó là hình ảnh một vị vua trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các đợt xâm lược hung bạo của bọn giặc ngoài nhưng liền đó đã bị thất bại vô cùng đau xót làm nên một bài học kinh nghiệm bằng xương máu khó có thể nào quên.
Có thể nói trong truyền thuyết trên, An Dương Vương vừa đáng kính trọng vừa đáng trách
Hơn hai ngàn năm trước đây, thời Âu Lạc, cha ông chúng ta bằng tài trí của mình, lại được thần Kim Quy giúp sức, đã xây được Loa Thành kiên cố, chế được nỏ thần kỳ diệu, khiên Triệu Đà mấy phen đem đại quân sang cướp nước ta là mấy phen đại bại. Đến nay Loa Thành còn lưu dấu lại, cùng với hàng trăm mũi tên đồng đào được ở nơi đó là bằng chứng làm sáng ngời thêm niềm kiêu hãnh của dân tộc ta. Tên tuổi của An Dương Vương không thể tách rời khỏi giai đoạn lịch sử hào hùng vừa nói.
Trong truyền thuyết của dân gian ta, An Dương Vương đã xuất hiện như một nhân vật có tinh thần bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm mạnh mẽ. Cho dù cuối cùng ông đã chuốc lấy thất bại đau xót, bi thảm nhưng đối với em – là một kẻ hậu sinh – em vẫn dành cho ông một tấm lòng quý trọng. Đó là tình cảm riêng đối với một con người yêu nước mãnh liệt, kiên nhẫn trong việc xây thành, đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại nhằm chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Truyện kể rõ rằng, sau khi giúp Ạn Dương Vương xây xong Loa Thành, thần Kim Quy cho nhà vua một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bách phát bách trúng và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc. Thần Kim Quy sở dĩ hết lòng giúp sức An Dương Vương như vậy là vì thần quý trọng tài trí của nhà vua khi ông còn tỉnh táo, sáng suốt, biết vận dụng tài trí của nhân dân trong việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại đề chống giặc.
Triệu Đà mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên quân lính hắn bị giết hại rất nhiều. Hắn đành cố thủ chờ cơ hội khác. Sau đó thấy dùng binh không lợi, Triệu Đà dùng mưu cho con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, lừa được Mỵ Châu lấy cắp nỏ thần thật, đánh tráo bằng nỏ giả. Sau đó hắn đem quân sang đánh Âu Lạc và hắn đã thành công như ý muốn. Cuộc đời và sự nghiệp của An Dương Vương do đó đá kết thúc một cách bi thảm là nhà vua phải nhảy xuống biển tự vẫn sau khi nát ruột giết con.
Vì sao một con người tài trí, có tinh thần yêu nước mãnh liệt lại có cả thành lũy kiên cố, vũ khí lợi hại như vậy mà phải gánh chịu quốc phá gia phong, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chí còn là mây khói? Phái chăng là do nhà vua thiếu cơ mưu sáng suốt. Ông rất chủ quan và mất cảnh giác đối với ké thù cua mình nên không hiểu được bản chất của quân xâm lược vốn là nham hiểm khôn lường. Do đó, ông chủ quan nghĩ là Triệu Đà muốn thật tâm hoà hiếu nên không thấy được âm mưu thâm độc của bọn chúng rồi mất cả cảnh giác đối với Trọng Thủy đang thi hành độc kế. Hơn thế nữa nhà vua cũng không nắm vững đựợc cả nội bộ của mình. Ông yêu con là Mỵ Châu một cách mù quáng, không hiểu hết tính cách của con mình. Đợi đến khi thần Kim Quy chỉ rõ: “Giặc ở sau lưng” ông mới tỉnh ngộ và hiểu ra thủ phạm dẫn đến cảnh điêu linh nhà tan nước mất là cô con gái ngây thơ, nhẹ dạ và cả tin của mình … thì đã muộn màng cả rồi. An Dương Vương lại thiếu tinh táo không phòng bị gì cả vì quá tin vào vũ khí lợi hại bách phát bách trúng của mình mà không chú ý đến con người. Nhà vua đã phải trả giá quá đắt cho sai lầm của mình là làm cho đất nước rơi vào tay giặc, cơ đồ chìm đắm biển sâu:
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Có thể nói trong truyền thuyết trên, An Dương Vương vừa đáng kính trọng vừa đáng trách. Là người đứng đầu nước Âu Lạc có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm nhưng do chủ quan, mất cảnh giác nên dẫn đến nước mất, nhà tan.
Người xưa sáng tạo nên một truyền thuyết lịch sử nhiều xúc động như thế nhằm nhắc nhở muôn thế hệ sau là phải cảnh giác trước dã tâm của kẻ thù để bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng của đất nước và hạnh phúc của gia đình.
Từ khóa tìm kiếm
nêu cảm nhận về nhân vật an dương vương
Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY, BÀI HỌC ĐẰNG SAU BI KỊCH SỐ PHẬN
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dung lượng không dài nhưng phản ánh khá đầy đủ quá trình mất nước – tan nhà xoay quanh ba nhân vật – một gia đình, trong cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà. Đằng sau những bi kịch số phận ấy là bài học tầm vóc quốc gia, trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
1. An Dương Vương – hai mặt sáng tối của người anh hùng.
Truyền thuyết không nói rõ quá trình chinh phục Văn Lang để lập nên nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã diễn ra như thế nào mà nhấn mạnh hơn chi tiết việc dựng nước. Chọn việc xây thành để nói việc dựng nước của An Dương Vương, cha ông ta xưa đã dùng thủ pháp ẩn dụ sâu sắc. Xây thành trì là để bảo vệ đất nước cũng như việc xây dựng pháp chế để bảo vệ chế độ, đó là công việc tất yếu của triều đại, chính thể nào mới lên cầm quyền thực hiện. Thế nhưng “thành cứ xây lên rồi lại đổ” mà không hiểu lẽ tại sao? Hết cách, An Dương Vương trai giới, lập đàn cầu bách thần. Sau đó, Người gặp được “một ông lão râu tóc bạc phơ” bảo sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp. Như vậy tấm lòng chân thành của An Dương Vương đã động đến đất trời, thần linh – khi việc cầu đảo thuận ý trời, hợp lòng dân.
An Dương Vương mong muốn xây dựng nhà nước Âu Lạc với nền thái bình thịnh trị. Những buổi đầu sự nghiệp ấy hết sức gian nan, gặp muôn vàn trắc trở bởi “âm hồn vua quan, tướng sĩ triều đại trước” phá phách. “Âm hồn” ấy theo cách nhìn triết học hiện đại, đó chính là quyền lợi của những người gắn với vương triều trước bị mất, là tư tưởng “tôi trung không thờ hai chúa” còn rơi rớt lại.
Giãi bày tấm lòng mình (trai chay – cầu khấn), An Dương Vương đã có xuất phát điểm dựng nước từ cái Tâm, chữ Tín nên sớm thu phục được lòng người mà tác giả dân gian đã hình tượng hóa bằng sự việc được Rùa Vàng (sứ Thanh Giang) giúp sức tiêu diệt con gà trắng chín đuôi – “âm hồn” vua quan tướng sĩ triều đại trước, xây dựng được Loa Thành.
Như vậy, về công việc dựng nước, An Dương Vương đã hoàn thành xuất sắc, thuận ý trời, hợp lòng dân. Thành Cổ Loa vững chắc sừng sững được ghi chép trong sử sách Trung Hoa là Côn Lôn Thành. Và thành trì chống giặc ngoại xâm ấy, bằng tấm lòng chân thành, An Dương Vương xây dựng vững chắc trong tấm lòng mỗi con dân Âu Lạc.
Một mặt sáng nữa cần nói đến là An Dương Vương biết nhìn xa trông rộng. Thành trì kiên cố chưa phải là bảo đảm cho việc giữ nước. Tâm sự của nhà vua với thần Kim Quy: “Nhờ ơn thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy rõ điều đó. Sự việc thần Kim Quy rút móng tặng An dương Vương, rồi An Dương Vương sai tướng Cao Lỗ chế nỏ thần đây chính là sự kết hợp trí tuệ, sức lực để hiện đại hóa vũ khí của quân và dân. “Ý dân là ý trời”, “hợp lòng dân là thuận ý trời”. Sứ Thanh Giang chính là biểu tượng trí tuệ, sức mạnh của nhân dân. Móng vuốt là một phần xương thịt của thần và đó cũng chính là của nhân dân. Có cuộc chiến tranh nào mà nhân dân không đổ xương máu?
Vậy nên, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc lần thứ nhất thất bại thảm hại, An Dương Vương chỉ “bắn một phát giặc đã tan ngay”. Chiến thắng ấy là sự đoàn kết của toàn dân tộc cộng với vũ khí hiện đại, thành trì vững chắc (thành trì này xin được hiểu hai nghĩa như đã nói ở trên).
Mặt tối của người anh hùng dân tộc là say sưa với chiến thắng, thỏa mãn với chiến thắng chống quân xâm lược, từ đó nảy sinh tư tưởng chủ quan khinh địch, mất cảnh giác, kiêu ngạo trước kẻ thù. Minh chứng rõ ràng nhất thể hiện qua các sự việc:
– Chấp nhận giảng hòa với Triệu Đà, nhận Trọng Thủy làm con rể.
– Khi Trọng Thủy về thăm cha, chiến tranh xảy ra nhưng vẫn không một mảy may nghi ngờ.
– Khi Triệu Đà phát động cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai, đã tiến sát chân thành, An dương Vương vẫn “điềm nhiên đánh cờ”, nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.
Chỉ khi nỏ thần mất hết linh nghiệm, An Dương Vương mới cùng Mị Châu chạy trốn. Chạy không khỏi, quân giặc truy sát ngày một gần, An dương Vương biết đâu kẻ chỉ đường cho giặc chính là cô con gái yêu của mình. Cùng đường, khấn sứ Thanh Giang cứu, Rùa Vàng hiện lên thét: “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó” thì An dương Vương mới hiểu cơ sự! Truyền thuyết không miêu tả nỗi lòng đau đớn của An Dương Vương như thế nào khi chính tay mình chém chết con gái yêu. Hành động oan nghiết ấy cho đến nay vẫn nhói lòng dân tộc. Nhói lòng nhưng phải chấp nhận vì hoàn cảnh khi ấy là hoàn cảnh khốc liệt nơi chiến trường, không có chỗ cho sự cân đong đo đếm giữa lý và tình. An Dương Vương giết Mị Châu là hành động của vị vua giết kẻ nối giáo cho giặc. Cả dân tộc đau thương trong chiến tranh không lý gì gia đình công dân số một đất nước lại ven toàn. Quy luật nghiệt ngã nước mất nhà tan không buông tha một riêng ai.
Bài học mất nước nhìn từ góc độ trách nhiệm người lãnh đạo – An Dương Vương, thể hiện ở những điểm:
– Nuông chiều con cái quá mức, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.
– Tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh vũ khí trong khi vũ khí không còn là bí mật nữa (đã đem dùng, kẻ thù đã biết).
– Biết Triệu Đà là kẻ thù nhưng vẫn chấp nhận để con trai hắn là Trọng Thủy ở rể để thực hiện chính sách hòa hoãn hòa bình. Đặt niềm tin vào kẻ có dã tâm xâm lược đây chính là biểu hiện của sự ngây thơ chính trị.
Nước Âu Lạc rơi vào tay giặc trách nhiệm thuộc về An Dương Vương – người đã đánh giặc đến hơi sức cuối cùng hoặc là tuẫn tiết, đó mới chính là sự thật lịch sử. Đánh giá công lao, tinh thần yêu nước của Người, cha ông ta đã sáng tạo chi tiết “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước vua đi xuống biển” – tức là tiếp tục sống trong lòng “nước”, lòng dân, hết sức ý nghĩa, nhân văn. Những sai lầm của An Dương Vương, suy cho cùng, tha thứ được, An Dương Vương là ông vua nhưng cũng là con người.
2. Công chúa Mị Châu – “trái tim lầm chỗ để trên đầu”.
Mị Châu là nàng công chúa trong trắng, ngây thơ được vua cha hết mực yêu chiều. Cuộc sống nhung lụa gấm vóc nơi cung cấm, các nghi lễ triều đình tách nàng ra khỏi đời sống hiện thực xã hội, nàng không hiểu mặt trái của xã hội, lại càng mơ hồ về chính trị.
Truyền thuyết không đề cập đến hoàng hậu, có lẽ vì mồ côi mẹ quá sớm nên nàng được vua cha dồn cho tất cả tình thương yêu chăng?
Khi kết duyên cùng Trọng Thủy, Mị Châu có thêm bầu bạn tâm sự, lại thêm có người yêu chiều nên sống trong mái ấm hạnh phúc ấy nàng không hề để ý chuyện gì khác. Mị Châu tin tình cảm của Trọng Thủy đối với mình cũng hết mực chân thành, đằm thắm như bản thân mình đối với Trọng Thủy. Tình cảm lứa đôi đẹp đẽ của Mị Châu đáng được ca ngợi.
Không trách Mị Châu được, vua cha đã chon Trọng Thủy cho nàng, vua cha hết lòng tin tưởng con rể thì lý gì nàng nghi ngờ, phân vân khi Trọng Thủy hỏi xem nỏ thần? Đắng cay nhất, đau khổ nhất của đời người chính là bị lợi dụng lòng tin mà Mị Châu là một trong số đó.
Tình yêu Trọng Thủy quá lớn nên Mị Châu không phát hiện con người thật của Trọng Thủy khi hắn lộ sơ hở: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng biết lấy gì làm dấu?”.
Nghe thế,Mị Châu chỉ chú ý mấy chữ “ta lại tìm nàng biết lấy gì làm dấu?”. quên đi trước đó là “hai nước thất hòa”. Không mảy may suy nghĩ vì sao khi Trọng Thủy xa cách thì chiến tranh xảy ra mà chỉ nghĩ làm sao tìm được nhau. Quá yêu Trọng Thủy – yêu gia đình nhỏ của mình nên vận mệnh quốc gia bị che mờ. So sánh sự việc này của nàng Mị Châu xưa với cô du kích trạc tuổi nàng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Tố Hữu có tứ thơ rất hay:
Có cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù
Mĩ hại trăm nhà lo diệt trước
Rắn – mình em chịu có sao đâu.
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tâm sự)
Khi Trọng Thủy chưa biết cách nào ‘tìm ra nhau”, Mị Châu đã nói: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảch biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường đểv làm dấu, như vậy có thể tìm được nhau”. Đúng là một giải pháp hết sức thông minh, chỉ rắc “ở ngã ba đường”, nếu rắc dọc đường thì Trọng Thủy có theo dấu cũng chỉ được một quãng mà thôi!
Chỉ khi nghe tiếng thét của Rùa Vàng – phán quyết của nhân dân, Mị Châu mới bừng tỉnh, hối hận vì đã vô ý nối giáo cho giặc. Lời khấn và cái chết của nàng chứng thực cho Mị Châu chưa bao giờ có ý nghĩ phản bội tổ quốc. Hành động nối giáo cho giặc chỉ là sự lầm lỡ của một trái tim mù quáng. Lúc này chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi giày vò ân hận do chính nàng gây ra; và cũng chỉ có cái chết mới minh chứng cho tâm hồn trong sáng của nàng.
Chi tiết ngọc trai được rửa nằng nước giếng Cổ Loa sáng rực, đó không phải là sự gặp gỡ, đoàn tụ của Mị Châu – Trọng Thủy sau cái chết, mà đó là ứng nghiệm của lời nguyền “bị người lừa dối”. Nhân dân ta thương cảm Mị Châu, dẫu gì cũng đã có thời gian Mị Châu hạnh phúc bên Trọng Thủy, nên không nỡ để từ “hắn”, “nó”, “y” khi Mị Châu nói về Trọng Thủy mà dùng chữ “người” – với nghĩa “người ta”, âu cũng là thể hiện bề dày ứng xử văn hóa. Từ dùng đó cho thấy Mị Châu không đẩy hết tội lỗi về Trọng Thủy, người nghe biết hàm ý nhận lỗi của Mị Châu trong đó.
Bi kịch của Mị Châu là bi kịch niềm tin bị đánh cắp. Niềm tin càng lớn thì bi kịch càng cao, cái giá phải trả càng đắt.
3. Trọng Thủy – bi kịch của tham vọng công danh và tình yêu đôi lứa.
Theo lệnh Triệu Đà, Trọng Thủy đến Cổ Loa làm rể An Dương Vương. Làm rể chỉ là cái vỏ bọc chắc chắn cho hoạt động gián điệp nhằm ly gián vua tôi An Dương Vương, nắm được bí mật quân sự, bí mật quốc gia đối phương.
Triệu Đà đã thất bại trước An Dương Vương, nhưng với dã tâm xâm lược cháy bỏng hắn đã thuộc lòng, nghiền ngẫm kỹ nguyên nhân thất bại để loại bỏ nó, đi tới thành công. Lần thứ hai xâm lược Âu Lạc, Triệu Đà sử dụng kế sách: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Để “biết người”, Triệu Đà dùng con trai mình làm chàng rể – con tin, với nhiệm vụ gián điệp tìm cho ra sức mạnh quân sự của An Dương Vương. Trọng Thủy có thể bị chết dưới bàn tay An Dương Vương nếu bị phát giác, nhưng tham vọng xâm lược của Triệu Đà lớn hơn tình phụ tử!
Khách quan mà nói, Trọng Thủy là chàng trai xuất chúng, bằng suy luận, chúng ta hiểu điều đó. Trọng Thủy chiếm trọn lòng tin An Dương Vương, mê hoặc Mị Châu, thực hiện xuất sắc điệp vụ Triệu Đà giao phó. Là điệp viên, đặt trách nhiệm phụng sự tổ quốc lên trên hết nhưng Trọng Thủy không khỏi không có những giây phút yếu mềm, suýt để lộ chân tướng khi chia tay với Mị Châu. Về với Triệu Đà, Trọng Thủy lập được đại công, nổi danh thiên hạ; ở lại với An Dương Vương, Trọng Thủy có được tình yêu đôi lứa tuyệt mĩ. Trọng Thủy biết hắn chỉ có được một trong hai điều đó mà thôi. Là chàng trai xuất chúng, Trọng Thủy không cam chịu, bi kịch cuộc đời y cũng từ đó mà ra.
Nếu như Mị Châu bình thường như bao phụ nữ khác thì Trọng Thủy dễ dàng dứt bỏ. Tài năng, uy quyền hoàng tử khó gì chuyện kén vợ xinh đẹp kiêu sa đầy đủ chuẩn mực theo quan niệm phong kiến. Điều làm cho Trọng Thủy day dứt là tấm chân tình, là niềm tin tưởng tuyệt đối, là sự trong trắng và trí thông minh…của Mị Châu.
Hoàn thành nhiệm vụ cho vua cha, Trọng Thủy nghĩ ngay đến việc riêng của mình là làm sao giữ trọn tình nghĩa vợ chồng với Mị Châu. Trọng Thủy đã giữ lời hứa khi chia tay Mị Châu nhưng hắn không hiểu được chân lý: “nước mất – nhà tan”. Trọng Thủy không thể từ bỏ công danh để bảo vệ tình yêu đôi lứa khi quyền lợi dân tộc Âu Lạc không thể chấp nhận điều đó, và Mị Châu lại càng không thể! Vinh quang chỉ là một khoảnh khắc, tình yêu mới theo suốt cuộc đời, Trọng Thủy nhận ra điều đó đã muộn. Cái chết của Trọng Thủy cảnh tỉnh cho những ai đặt công danh, quyền lợi lên trên tình yêu.
Viết đến đây tôi chợt nghĩ Trung Quốc vừa rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, thật ấu trĩ cho những ai xem đó là chiến thắng. Nhiều thông tin cho thấy, ngoài quần đảo Hoàng Sa đã nuốt trọn, Trung Quốc đã xây dựng xong sân bay quân sự trên một đảo chìm ở quần đảo Trường Sa! Dã tâm xâm lược Việt Nam chưa bao giờ ngưng chảy trong dòng máu những kẻ cầm quyền Bắc Kinh. Trên đất liền, tại Vũng Áng – Hà Tĩnh, số lượng kỹ sư, công nhân lao động hợp pháp và bất hợp pháp người Trung Quốc có số lượng tương đương sư đoàn; địa bàn chiến lược Tây Nguyên cũng vậy, chưa kể rải rác ở các địa phương khác. Trong số những người Trung Quốc đó, bao nhiêu là lao động đích thực, bao nhiêu là “Trọng Thủy”? Điều này chúng ta chỉ biết trông đợi vào lòng yêu nươc, sự lãnh đạo sáng suốt, cảnh giác của lãnh đạo các cấp mà thôi.
Biết cái sai của lịch sử mà lại đi vào vết xe đổ của lịch sử là phản quốc. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, thời điểm lịch sử hiện nay càng thể hiện rõ giá trị về bài học mất nước. Đảng – Nhà nước – Nhân dân cùng thấm nhuần bài học lịch sử này chắc chắn: “Non sông muôn thuở vững âu vàng”.
ĐÀO MẬU THẮNG
Thực Hư Câu Chuyện Bắt Được Sinh Vật Nghi Hoàng Xà Cực Độc Ở Hải Dương
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện Bùi Cẩm Hổ phá án, khi còn bé ông thường đi bắt cá, lươn, ếch vì nhà nghèo, sau đó lên Thăng Long để học nhằm thay đổi cuộc sống cơ cực. Một lần đi qua chốn nha môn xử án thì chứng kiến 1 vụ án như sau:
Một người phụ nữ bị khép tội giết chồng vì cho chồng ăn món cháo lươn, người chồng sau đó bỗng lăn ra chết nên quan huyện cho là chị ta tẩm độc để hại chồng mình.
Chứng kiến cảnh oan ức đó, Bùi Cẩm Hổ đã xin vị quan xử án được minh oan cho người vợ này, ông ra chợ mua lươn về rồi đến nha môn, nấu cháo lươn và cho chó ăn thử, quả nhiên con chó lăn ra chết ngay lập tức. Mọi người đều tròn xoe mắt kinh ngạc.
Bấy giờ Bùi Cẩm Hổ mới chỉ vào một “con lươn” đang ngóc đầu trong đám lươn đang bò trên đất và nói rằng “cơn lươn” này thật ra là rắn tràu hay hoàng xà, tuy có vẻ ngoài giống lươn nhưng cực độc, ăn vào là chết, người phụ nữ do vô tình nên đã mua nhầm cả rắn độc.
Sau đó, người vợ được giải oan, vụ án khép lại. Sở dĩ Bùi Cẩm Hổ biết được điều này vì thuở nhỏ thường đi bắt lươn bắt ếch, kiến thức ấy đã giúp ông cứu sống cả một mạng người.
Hoàng xà: Có thật hay chỉ có trong truyền thuyết?
Hoàng xà ở câu chuyện trên vốn chỉ được xem là loài sinh vật trong truyền thuyết, không có thật nhưng gần đây hình ảnh một sinh vật được Facebook cá nhân Nguyễn Phương D. ở Hải Dương đã khiến cho nhiều người hoang mang, xem hình ảnh dưới:
Anh đăng tải hình ảnh một sinh vật mà anh cho là rắn tràu hay hoàng xà với tiêu đề:
“Ai gặp hoặc mua, bẫy được con này thì đập chết vứt đi. Con này là con rắn Tràu hay còn gọi là Hoàng xà, thân rắn rất độc, hình dáng rất giống con lươn, nếu ăn phải hoặc bị nó cắn sẽ rất khó chữa. Đặc điểm của con vật này là đầu có 2 cái u, hay kêu lọp bọp, phình má như rắn hổ mang”. Vậy thực hư câu chuyện này là thế nào?
Kenh14 cho hay, Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương – Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang, một chuyên gia hàng đầu về rắn tại Việt Nam cho biết:
“Nhìn những hình ảnh này thì tôi chắc chắn nó không phải rắn, còn con gì thì tôi cũng không biết. Rắn là loài bò sát nên da của nó phải khác. Con vật trong ảnh da trơn thuộc họ lươn hoặc cá da trơn”. “Theo tìm hiểu của tôi thì không có loài rắn nước ngọt nào giống mô tả trên. Cũng không có loài rắn nào tên là rắn Tràu. Còn nếu Hoàng xà là một loại rắn khác, không phải con này.
Ông cũng cho rằng đây là thông tin câu view, không đáng tin vì có thể hình ảnh đã được chỉnh sửa phần đầu nên mọi người không nên hoang mang hay tin vào độ xác thực của nó.
Ông Phạm Văn Toàn, một người kinh doanh, buôn bán rắn nhiều năm cũng trả lời VTC News rằng ông chưa từng gặp loài sinh vật nào giống như vậy cũng như không có loài rắn như vậy, có một loài rắn giun gần giống nhưng đầu có hình dạng khác và thân tròn.
Với kinh nghiệm trong nghề nhiều năm ông cho rằng loài hoàng xà trong câu truyện Bùi Cẩm Hổ trên chỉ là hư cấu, không phải là sinh vật có thật:
“… nhiều năm buôn bán trong nghề này tôi chưa bao giờ gặp con vật rắn giả lươn. Ngay cả nghe đến con vật này cũng chưa. Có thể hình ảnh trên là một con lươn bị dị dạng hoặc người đăng đã cố tình làm biến dạng phần đầu của nó”.
Nếu nói về sinh vật có độc khiến nhiều người nhầm lẫn với loại lươn nhất thì phải kể đến loài rắn lươn (snake – eel hay rắn biển) tuy nhiên loài lươn này lại sống ở biển:
Những con lươn kỳ lạ
Tuy hoàng xà không có thật nhưng câu chuyện về những người nông dân bắt được loại lươn có màu sắc sặc sở, vàng óng cũng có thể khiến nhiều người liên tưởng tới loài hoàng xà, xem video:
Có những con còn có màu sắc sặc sở, vàng óng vô cùng đẹp mắt:
Những con lươn này thường được hỏi mua với giá rất cao lên tới hàng chục triệu đồng để nuôi làm cảnh, chúng không hề có độc dù nhiều con có màu sắc sặc sỡ và trông có vẻ nguy hiểm.
Nguồn: Leisurepro, Vapaguide
Câu Chuyện Con Cá Da Trơn
Những hàng rào cản cá da trơn của VN vào Mỹ
Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, ngành thủy sản Việt Nam rất quan tâm đến việc xuất khẩu tôm cá vào thị trường Hoa Kỳ và từ nhiều năm nay đã lo ngại về các rào cản thương mại và luật lệ của Mỹ, trong đó có quy chế kiểm phẩm loại cá da trơn của Việt Nam, mà bên Mỹ gọi là “catfish”. Tuần qua, ông Tổng trưởng Canh nông Hoa Kỳ lại cho biết rằng bộ Canh nông chưa xác định về cách xếp loại những con cá nào thì gọi là “catfish”. Điều ấy ảnh hưởng ra sao đến việc xuất khẩu cá tra hay cá basa của Việt Nam? Xin đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của một vấn đề rất lạ này trước khi chúng ta phân tích vào nội dung….
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Thưa ông, về bối cảnh thì Hoa Kỳ là quốc gia tiên tiến trên thế giới về đánh lưới cận duyên và viễn duyên nhưng lại đi rất chậm về ngành nuôi tôm cá nước ngọt trong đất liền nên họ thường nhập khẩu từ Á châu rồi Mỹ châu La tinh. Riêng về các loại cá da trơn và có râu thì họ cứ gọi chung là “catfish” tức là “cá mèo” vì cái râu, chứ họ không phân biệt cá tra, cá trê, cá hú, cá vồ hay cá basa, v.v… như Việt Nam.
Riêng về các loại cá da trơn và có râu thì họ cứ gọi chung là “catfish” tức là “cá mèo” vì cái râu, chứ họ không phân biệt cá tra, cá trê, cá hú, cá vồ hay cá basa, v.v… như Việt Nam.
Thật ra, ngành nuôi cá này mới bắt đầu từ khoảng 50 năm trở lại và tập trung tại các tiểu bang miền Đông Nam, nhất là Mississippi, Arkansas, Alabama và Louisiana. Ngành này quy tụ vài vạn nông ngư gia nhưng rất tích cực vận động vào Quốc hội Mỹ, nhất là khi thủy sản của Á châu đã phát triển mạnh và xuất khẩu ào ạt vào Mỹ từ cả chục năm nay, trước hết là từ Thái Lan rồi đến Việt Nam và Trung Quốc.
– Chuyện thứ hai về bối cảnh thì Hoa Kỳ có truyền thống bảo vệ quyền lợi nông gia qua các đạo luật Canh nông có kỳ hạn năm năm rồi tái tục. Do sự vận động của các hiệp hội nông gia, mỗi lần tái tục thì các dân biểu nghị sĩ lại có thể gài thêm một số điều khoản nâng đỡ khác mà nhiều người tại Hoa Kỳ than phiền là có mục tiêu bảo hộ mậu dịch, thậm chí cạnh tranh bất chính.
– Khi thấy cá da trơn của Việt Nam được chiếu cố, từ giới tiêu thụ, các gia đình đến nhà hàng và công ty nhập khẩu hay phân phối đều ưa thích vì rẻ, ăn ngon, dễ làm, nấu được nhiều món mà cũng sạch thì các hiệp hội nuôi cá tại Mỹ phản đối và vận động. Kết quả là các dân biểu nghị sĩ gài trong đạo luật Canh nông năm 2002 một quy định về nhãn hiệu. Là chỉ có cá Mỹ mới được bán dưới tên là “catfish”, còn cá nhập khẩu thì phải gọi dưới tên lạ của nước ngoài, thí dụ như cá tra, cá basa. Mục đích là để giới tiêu thụ Mỹ phân biệt và sẽ chiếu cố cá nội địa hơn cá ngoại.
đạo luật Canh nông năm 2002 một quy định về nhãn hiệu. Là chỉ có cá Mỹ mới được bán dưới tên là “catfish”, còn cá nhập khẩu thì phải gọi dưới tên lạ của nước ngoài, thí dụ như cá tra, cá basa. Mục đích là để giới tiêu thụ Mỹ phân biệt và sẽ chiếu cố cá nội địa hơn cá ngoại.
Vâng thưa ông, kết quả ra sao mà giờ đây bộ Canh nông Mỹ lại chưa xác định được là những loại cá gì mới gọi là catfish?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Câu chuyện con cá này khá dài nên tôi xin được tóm lược.
– Kết quả là dù dưới tên gọi xa lạ, cá da trơn Việt Nam vẫn tiếp tục chinh phục thị trường Mỹ, vì thế dân nuôi cá tại Mỹ tung ra nhiều mẻ lưới khác để chặn, như đả kích cá Việt Nam bán quá rẻ vì tiêu chuẩn thấp, thiếu vệ sinh an toàn, trong khi cá Mỹ bị thiệt vì thức ăn hay xăng dầu đều lên giá, v.v….. Năm 2003, Hiệp hội Catfish Hoa Kỳ lại vận động Ủy ban Thương mại Quốc tế của Chính quyền nâng thuế biểu nhập nội thêm chín điểm, từ 37 lên 46% để chặn cá da trơn của Việt Nam. Vậy mà tình hình vẫn không khả quan hơn cho con cá Mỹ.
Năm 2003, Hiệp hội Catfish Hoa Kỳ lại vận động Ủy ban Thương mại Quốc tế của Chính quyền nâng thuế biểu nhập nội thêm chín điểm, từ 37 lên 46% để chặn cá da trơn của Việt Nam.
Kết cuộc thì năm 2008 Đạo luật mới ra đời dưới cái tên rất lạ là “Đạo luật về Thực phẩm, Bảo tồn và Năng lượng”. Nó trị giá tới 450 tỷ đô la, bên trong lại được cài nhiều điều khoản bảo hộ mậu dịch khiến cả Liên hiệp quốc lẫn Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và một số dân biểu nghị sĩ Mỹ kết án là cạnh tranh bất chính.
Chế độ kiểm soát khắt khe của bộ Canh nông
Xin ông nêu cho vài thí dụ về các điều khoản có thể là cạnh tranh bất chính này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Trước hết, Đạo luật đòi tách riêng quy chế kiểm phẩm cho cá catfish.
– Hoa Kỳ có hai cơ chế kiểm soát phẩm chất lương thực hay thực phẩm. Bộ Canh nông thì kiểm soát mọi loại nông sản hay thịt thà gia súc bán trên thị trường Mỹ. Cơ quan kiểm tra Lương thực và Dược phẩm, gọi tắt là FDA, thì kiểm soát các loại thuốc và hải sản. Bây giờ, thay vì do cơ quan FDA tiến hành theo phương pháp ngẫu biến, là khi hàng vào tới Mỹ thì chọn bất ngờ một số mẫu hàng để kiểm soát, riêng cá catfish lại giao cho bộ Canh nông kiểm tra. Chế độ kiểm soát của bộ Canh nông lại rất khắt khe vì tiến hành từ gốc, từ nơi chăn nuôi ở xứ khác.
Bây giờ, thay vì do cơ quan FDA tiến hành theo phương pháp ngẫu biến, là khi hàng vào tới Mỹ thì chọn bất ngờ một số mẫu hàng để kiểm soát, riêng cá catfish lại giao cho bộ Canh nông kiểm tra. Chế độ kiểm soát của bộ Canh nông lại rất khắt khe vì tiến hành từ gốc, từ nơi chăn nuôi ở xứ khác.
– Năm 2007, viện dẫn lý do là một số thủy sản nhập từ Trung Quốc vào Mỹ có nhiều độc chất, người ta đòi có một chế độ kiểm soát khắt khe hơn, nhưng lại có gian ý khi chỉ có loại cá catfish mới đưa qua bộ Canh nông kiểm soát. Nếu áp dụng như vậy, ngành nuôi cá xứ khác phải tổ chức lại hệ thống sản xuất cho giới chức Mỹ đến tận nơi xem xét, một quy định sẽ gây tốn kém cho mọi người và cần phải nghiên cứu thêm cho cá catfish xưa nay là do cơ quan FDA phụ trách.
– Thế rồi, chuyện thứ hai, là sau khi đẩy việc kiểm soát cá catfish qua bộ Canh nông, với 30 triệu đô la dự chi để nghiên cứu chương trình kiểm phẩm riêng cho một loại cá, Hiệp hội Catfish Hoa Kỳ vận động tiếp một chuyện trái ngược với đòi hỏi trước đây đã do Đạo luật Canh nông áo dụng năm 2002: là từ nay phải gọi mọi loại cá da trơn là catfish. Mục đích là để cá tra hay cá basa nhập nội đều sẽ nằm trong kính hiển vi của bộ Canh nông. Bộ này bỗng dưng nhận thêm trách nhiệm mới và mất công nghiên cứu thêm nên đã xài hết phân nửa số 30 triệu đô la mà chưa quyết định được!
Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì ngày trước họ đòi là chỉ riêng cá da trơn của Mỹ mới được gọi là catfish, các loại khác thì phải gọi dưới tên rất lạ của ngoại quốc. Sau đó qua năm 2008 thì mới lập quy chế riêng cho cá catfish vốn dĩ được nuôi ngay trong nước Mỹ và vẫn được kiểm soát theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì chẳng gây thêm vấn đề phụ trội cho nông gia Mỹ. Gài được điều kiện này trong đạo luật Canh nông thì họ đòi tiếp là mọi loại cá da trơn đều sẽ phải được gọi là catfish và do bộ Canh nông kiểm soát. Thưa ông có đúng như vậy không?
Hiệp hội Catfish Hoa Kỳ vận động tiếp một chuyện trái ngược với đòi hỏi trước đây đã do Đạo luật Canh nông áo dụng năm 2002: là từ nay phải gọi mọi loại cá da trơn là catfish. Mục đích là để cá tra hay cá basa nhập nội đều sẽ nằm trong kính hiển vi của bộ Canh nông.
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Thưa đúng như vậy, Hiệp hội Catfish Hoa Kỳ và một số dân biểu nghị sĩ Mỹ rất tinh ma dùng luật lệ bắt bộ Canh nông giăng lưới kiểm soát cá catfish, với lý do bảo vệ an toàn thực phẩm mà ai cũng có thể cho là chính đáng. Rồi cũng lại đổi luật để gọi cá nhập nội là catfish và sẽ bị chặn trong tấm lưới này. Bây giờ, chính họ lại mắc kẹt trong tấm lưới của họ.
Gậy ông lại đập lưng ông ?
Câu chuyện quả là ly kỳ! Xin ông giải thích vì sao mà người ta đổi luật như giăng lưới mà sau cùng lại kẹt vào tấm lưới của mình?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Khi chưa có phán quyết của bộ Canh nông về tiêu chuẩn xếp loại, xem những giống cá da trơn nào thì được gọi là catfish và rơi vào chế độ kiểm tra tận gốc của bộ thì các da trơn Việt Nam vẫn nằm trong chế độ kiểm soát cũ của đạo luật Canh nông năm 2002, do cơ quan Lương thực và Dược phẩm thi hành. Trong khi ấy, chỉ có catfish của Mỹ mới bị bộ Canh nông kiểm soát!
Một số dân biểu nghị sĩ Cộng Hoà đã nhân cơ hội cài thêm vào đạo luật vài quy định có lợi cho địa phương hay thành phần cử tri của họ để bỏ phiếu theo phe Dân Chủ. Bên đảng đa số thì muốn tranh thủ các tiểu bang miền Nam xưa nay không mấy tin tưởng vào đảng Dân Chủ. Vì vậy mới có hiện tượng là dùng luật để hạn chế cạnh tranh và bênh vực cá Mỹ.
– Nhưng ngần ấy mưu mô đều dẫn tới việc bộ Canh nông phải quyết định xem là cá nào thì gọi là catfish để bộ kiểm soát. Mất gần ba năm và 15 triệu đô la mà bộ chưa quyết định được và có thể đợi thêm sáu tháng. Ông Tổng trưởng Canh nông cho rằng có lẽ phải đợi đến năm tới.
Khi chưa có phán quyết của bộ Canh nông về tiêu chuẩn xếp loại, xem những giống cá da trơn nào thì được gọi là catfish và rơi vào chế độ kiểm tra tận gốc của bộ thì các da trơn Việt Nam vẫn nằm trong chế độ kiểm soát cũ năm 2002, do cơ quan Lương thực và Dược phẩm thi hành. Trong khi ấy, chỉ có catfish của Mỹ mới bị bộ Canh nông kiểm soát!
Rồi đây kết quả sẽ ra sao, ông có thể dự đoán được không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Trước hết, cơ quan Lương Dược FDA của Mỹ có kiểm tra cá Việt Nam mà không thấy có mức đào thải hay loại bỏ nào là đáng kể. Nghĩa là về an toàn vệ sinh thì không có vấn đề. Chúng ta không nên quên là tại Việt Nam, có một khu vực kinh doanh mà tư nhân đã tự động phát triển rất mạnh chứ không do nhà nước nâng đỡ, đó là ngành thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long.
Họ có cố theo kịp tiêu chuẩn quốc tế để vượt qua cuộc đua của cá Thái Lan hay Trung Quốc vào Mỹ và còn đang chinh phục nhiều thị trường khác ngoài Hoa Kỳ. Riêng về cá da trơn thì một năm thu về được một tỷ rưỡi đô la, một nguồn thu nhập khả quan cho cả triệu người và chiếm phân nửa số xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
– Tại Hoa Kỳ, dư luận cũng thấy dụng ý cạnh tranh bất chính khi giới tiêu thụ lại hài lòng với cá da trơn của Việt Nam. Các doanh nghiệp nhập khẩu hay hệ thống nhà hàng Mỹ đều nhìn ra điều ấy và tìm cách ngăn cản những quy định khắt khe, những thủ tục kiểm soát trùng dụng vì khiến cho cá nhập nội thành đắt hơn làm họ bị thiệt. Đây cũng là một thành phần vận động khá mạnh.
thủy sản của Việt Nam, kể cả tôm đông lạnh hay cá rô phi chẳng hạn, cũng nên ý thức được là sẽ còn gặp nhiều trận đánh khác để nên tự chuẩn bị. Nhất là phải có cái nhìn khá xa là đừng tìm đường tắt với lương thực cho tôm cá có chất độc, cách nuôi bè cá thiếu tinh khiết.
– Thứ ba, các cơ quan nghiên cứu độc lập thì thấy là những đòn phép luật lệ này gây tốn kém cho công quỹ, chẳng đóng góp gì thêm cho việc bảo vệ an toàn thực phẩm và thực chất chỉ là biện pháp cạnh tranh bất chính. Có lẽ bộ Canh nông Mỹ cũng hiểu như vậy nên chưa quyết định và bộ này càng trì hoãn thì các nhóm vận động bảo vệ catfish càng thất lợi vì chính thủ đoạn của họ.
– Trong khi ấy, đảng Cộng Hoà đã kiểm soát Hạ viện và thắng lớn tại Thượng viện nên sẽ chống mọi biện pháp tăng chi phi lý và cũng muốn ngăn chặn xu hướng bảo hộ mậu dịch bên đảng Dân Chủ. Đặc biệt là Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hoà tại Arizona là người đang muốn cải thiện quan hệ mọi mặt với Việt Nam thì đả kích Đạo luật Canh nông 2008 là kết quả của các nhóm vận động quyền lợi riêng tư, có mục tiêu bảo hộ mậu dịch và ông còn đề nghị sẽ thu hồi!
– Chúng ta chưa biết đạo luật này sẽ bị thu hồi hay phải được tu chính, nhưng trên chính trường Mỹ hiện nay thì hồ sơ catfish chưa là một ưu tiên lớn, nên tình trạng hiện tại sẽ còn kéo dài qua năm sau. Trong hoàn cảnh đó, thủy sản của Việt Nam, kể cả tôm đông lạnh hay cá rô phi chẳng hạn, cũng nên ý thức được là sẽ còn gặp nhiều trận đánh khác để nên tự chuẩn bị. Nhất là phải có cái nhìn khá xa là đừng tìm đường tắt với lương thực cho tôm cá có chất độc, cách nuôi bè cá thiếu tinh khiết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Chuyện Bi Thảm Của An Dương Vương trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!