Bạn đang xem bài viết Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hóa Áp Dụng Thuế Tuyệt Đối, Thuế Hỗn Hợp ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ketoanfun trả lời: Căn cứ quy định tại thông tư 38/2023/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp
1. Căn cứ tính thuế:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp
Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư này
Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hoá Áp Dụng Thuế Suất Theo Tỷ Lệ Phần Trăm?
Ketoanfun trả lời: Căn cứ quy định tại thông tư 38/2023/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 1. Căn cứ tính thuế: a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan; b) Trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; c) Thuế suất c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt: c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công Thương công bố. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi; c.2.2) Thuế suất thông thường thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; c.2.3) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do. Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện: c.2.3.1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; c.2.3.2) Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương. c.2.4) Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN. d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ. 2. Phương pháp tính thuế: a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
Thuế suất của từng mặt hàng
Thuế Tuyệt Đối Là Gì? Cách Tính Và Áp Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt?
Kính gửi luật sư, Luật sư vui lòng tư vấn giúp Tôi vấn đề về thuế tuyệt đối và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng theo dung tích xi-lanh và cách tính thuế khi nhập khẩu một chiếc ô tô giá khoảng 15.000$ dung tich xi-lanh 2.000cc?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật thuế của Công ty Luật Minh Khuê
Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
* Trước hết giải đáp cho bạn về thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu:
Thuế tuyệt đối là loại thuế được đưa ra để tránh gian lận thương mại về giá nhập vì bất kể hoá đơn đề bao nhiêu chăng nữa, cứ nộp thuế này coi như nhà nước đã tránh được việc thất thu thuế.
Thuế tuyệt đối đặc biệt có tác dụng đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bởi giá trị của các lô hàng này thường nhỏ, khó có thể dùng thuế theo tỷ lệ phần trăm để điều tiết.
*Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu ô tô: Thuế nhập khẩu, Thuế giá trị gia tăng và Thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể:
Cơ sở pháp lý: Quyết định 36/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng. ( đã được sửa đổi bởi Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03/05/201)
Do tình huống bạn đưa ra không nói rõ là bạn có nhập khẩu xe ô tô bao nhiêu chỗ nên chúng tôi không thể tính chính xác kết quả cho bạn. Bạn có thể căn cứ vào văn bản chúng tôi vừa trích dẫn để đối chiếu tính mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu ô tô của mình.
Trong đó: X được xác định như sau:
X = giá tính thuế ôtô cũ nhập khẩu x mức thuế suất thuế nhập khẩu của dòng xe cùng loại chưa qua sử dụng quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Mức thuế đối với xe mới:
Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính thì: Xe ô tô có dung tích xilanh trên 1.800 cc nhưng không quá 2.000 cc thuộc phân nhóm 8703.23, có thuế suất thuế nhập khẩu 74%.
Mức thuế nhập khẩu: (15000 x 74%) + 5000 = 16100 USD
Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x thuế suất.
Tương đương: (15.000 USD + 161.00 USD) x 45% = 13995 USD
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất ( thuế suất giá trị gia tăng đối với xe ô tô đã qua sử dụng là 10%)
= (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x 10% = ( 15000 + 16100 + 13995) x 10%= 4509,5 USD
Như vậy tổng số tiền thuế phải nộp là: Thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu 16100 USD + Thuế tiêu thụ đặc biệt 13995 USD + Thuế giá trị gia tăng 4509,5 USD = 34604,5 USD.
Trong thư bạn không nêu rõ bạn nhập khẩu xe bao nhiêu chỗ nên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể xem xét để đối chiếu để có kết quả chính xác!
Phương Pháp Tính Thuế Gtgt Đối Với Hàng Nhập Khẩu
Thuế GTGT – người tiêu dùng cuối cùng phải chịu. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng. Thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
Thuế Giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao
Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế nhiều hay ít
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăngĐối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và được hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC
Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa. Trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định cuả pháp luật .
Hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăngDanh sách đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 5, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2023.
Theo đó các hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng có thể chia thành 5 nhóm:
Nhóm hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp: vd: giống vật nuôi..
Nhóm hàng hóa không chịu thuế theo các cam kết quốc tế: viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…
Hàng hóa không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội: nhập khẩu sách giáo khoa…
Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế: hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu…….
Không chịu thuế GTGT vì một số lý do khác: máy móc, thiết bị vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học…
Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu“Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu “ Thuế GTGT của hàng NK = (giá tính thuế Nk + thuế NK + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường) x thuế suất thuế GTGT Trong đó:
Giá tính thuế: Được tính theo 2 trường hợp: theo CIF hoặc FOB
Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)
Với FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).
Giá tính thuế = Giá FOB
Với CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.
+ Số lượng: số lượng hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu
+ Giá tính thuế: giá theo CIF hoặc FOB ở trên
+ Thuế suất thuế nhập khẩu: được quy định tại Thông tư 216/2009/TTBTC.
Trình tự tính thuế GTGT hàng nhập khẩuCụ thể các trường hợp:
– Cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu vừa chịu thuế giá trị gia tăng:
– Lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng:
– Cả lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn giảm thuế nhập khẩu nhưng thuế giá trị gia tăng không được miễn giảm thì giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả thuế nhập khẩu.
Những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thị không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tính thuế giá trị gia tăng:
Xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu chịu tuế giá trị gia tăng.
Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp cuả hàng hoá chịu tuế giá trị gia tăng.
Xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng đó.
Tính thuế giá trị gia tăng theo công thức.
Thông báo thuế và thời gian tính thuế:
Thời gian tính thuế giá trị gia tăng và thông báo thuế như quy định đối với thuế xuất nhập khẩu.
Trong thông báo thuế phải ghi rõ số tiền thuế phải nộp cuả từng loại thuế và thời hạn nộp thuế.
Khai báo hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu:
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu.
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các loại giấy tờ sử dụng khi khai báo hải quan thực hiện như quy định trong Luật thuế xuất nhập khẩu và các quy định cuả ngành hải quan.
Những hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Người nhập khẩu phải trình nộp các loại giấy tờ chứng minh.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được quy định như thời hạn nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đường xuất nhập cảnh, phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới đất liền không thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Cách Tính Thuế Ttđb Đối Với Hàng Hóa Bán Ra
Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
(a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
(b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 3.1: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B là các đơn vị thành viên của Tổng công ty bia B.
Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty con của Tổng công ty bia B.
Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của công ty TNHH MTV thương mại bia B.
Các công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng…
Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các công ty cổ phần thương mại khu vực bán ra.
Kế toán Việt Nam – Nơi đào tạo tư duy kế toán chuyên nghiệp!
Đối Tượng Áp Dụng Phương Pháp Khấu Trừ Thuế
Trên thực tế, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp rất nhiều các loại thuế khác nhau cho Nhà nước như thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên không phải loại thuế nào mà doanh nghiệp nộp cho Nhà nước cũng là khoản thuế doanh nghiệp phải chịu, mà thực chất chỉ là doanh nghiệp nộp hộ cho người tiêu dùng, ví dụ như thuế GTGT.
Bài viết sau xin được cung cấp những kiến thức cơ bản về thuế GTGT, về đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
Thuế giá trị gia tăng là gì?Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, về bản chất là khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp nộp cho Nhà nước hộ người tiêu dùng.
Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng: có 2 phương pháp nộp thuế GTGT là Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Đối tường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừCăn cứ theo điều 12, mục 2, thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bao gồm:
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thuCăn cứ theo khoản 2, điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu bao gồm:
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng không đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hộ, cá nhân kinh doanh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Như vậy: Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ căn cứ vào doanh thu hàng năm để xác định phương pháp tính thuế là phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ. Hộ, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Cập nhật thông tin chi tiết về Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hóa Áp Dụng Thuế Tuyệt Đối, Thuế Hỗn Hợp ? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!