Bạn đang xem bài viết Cách Thức Phân Loại Đá Quý Dựa Trên Yếu Tố Sắc Màu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đúng là thế giới sắc màu đá quý là vô cùng đa dạng và biến đổi không ngừng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phân chia và sắp xếp các loại đá cùng tông màu đứng chung một nhóm để những ai có lòng đam mê đá quý dễ tìm hiểu hơn.
Đá quý tông đỏ (Red)
Những viên đá quý sở hữu tông màu đỏ thực sự là vô cùng quý hiếm, vì thế giá của chúng khá là đắt đỏ, chủ yếu đến từ các loại đá Ruby, Granet hay Spinel.
Các loại đá quý sở hữu tông màu đỏ quý hiếm là: đá Ruby, đá Spinel, đá Garnet, đá Tourmaline, đá Andesine, đá Zircon…
Tông đỏ được biến đổi đậm nhạt khác nhau.
Đá quý tông xanh dương (Blue)
Nhắc tới đá quý có tông màu xanh dương thì chắc chắn ai ai cũng sẽ liên tưởng ngay tới loại đá quý Sapphire. Tuy nhiên ngoài đá Sapphire ra thì còn vô số những mẫu đá khác cũng sở hữu tông màu này mà giá thành lại rẻ hơn. Nếu như Tanzanite và Iolite là loại đá có màu xanh dương được pha với sắc tím lãng mạn thì Paraiba Tourmaline hay Apatit lại là sắc màu pha trộn giữa hai tông xanh dương và màu xanh lá cây.
Các loại đá hiện sở hữu tông màu xanh dương: đá Sapphire, đá Tanzanite, đá TopazBlue , đá Zircon, đá Spinel, đá Aquamarine, đá Apatite, đá Lapis Lazuli, đá Tourmaline, đá Iolite…
Những viên đá quý sở hữu màu xanh dương khá đa dạng.
Đá quý tông xanh lá cây (Green)
Đá quý sở hữu màu xanh lá cây nổi tiếng nhất có lẽ là đá Emeral – ngọc lục bảo, tất nhiên chúng đi kèm mức giá đắt đỏ. Nếu bạn yêu thích màu sắc này có thể chuyển sang loại đá Tsavorite Garnet, Tourmaline bởi chúng có giá rẻ hơn.
Các loại đá hiện sở hữu màu xanh lá cây: đầu tiên chính là đá Emerald, đá Tourmaline, đá Paraiba Tourmaline, đá Tsavorite Garnet, đá Peridot, đá Sapphire, đá Agate, đá Ruby-Zoisite…
Đá quý màu xanh lá biến đổi từ đậm tới nhạt.
Đá quý tông vàng (Yellow/gold)
Nhắc đến đá quý tông màu vàng thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới thạch anh vàng hoặc là Sapphire vàng. Tuy nhiên đứng đầu bảng xếp hạng loại đá tông vàng đắt đỏ thì phải kể đến Tourmaline, tiếp theo sau sẽ là Beryl và đá Chrysoberl.
Các loại đá sở hữu tông màu vàng nói chung: đá Sapphire, đá Citrine, đá Tourmaline, đá Chrysoberyl, đá Beryl, đá Quartz, đá Agate, kim cương…
Viên kim cương vàng lớn nhất thế giới được chế tác thành nhẫn.
Đá quý tông tím (Violet/Purple)
Trên thế giới, đá quý sở hữu tông màu tím khá là hiếm, thế nên những ai yêu thích màu sắc này sẽ không có nhiều lựa chọn. Thạch anh tím thường được lựa chọn nhiều do chúng sở hữu ánh màu oải hương độc đáo dễ làm say lòng người chiêm ngưỡng.
Các loại đá tím bao gồm: đá Citrine (thạch anh tím), đá Amethyst, đá Fluorite, đá Sapphire, đá Chalcedony…
Loại đá tông màu tím nổi bật nhất là thạch anh tím.
Đá quý tông màu cam (Orange)
Đá quý tông màu cam nổi tiếng nhất chính là Garnet Spessartite. Đá Sapphire cũng có màu cam nhưng chúng được tạo ra nhờ quá trình xử lý nhiệt (nung nhiệt), đá mắt mèo – Opal sở hữu tông màu thay đổi từ da cam cho tới đỏ.
Các loại đá màu cam điển hình là: đá Fire Opal, đá Sapphire, đá Tourmaline, đá Moonstone, đá Citrine, đá Andesine, đá Spoiler…
Shapphire cam khi chế tác thành trang sức mang vẻ đẹp sang trọng.
Đá quý tông màu trắng (White)
Đá sở hữu tông màu trắng đem lại cảm giác tao nhã, không vướng bụi trần và xua tan mọi mệt mỏi. Đá quý tông màu trắng rất phổ biến, đa dạng nhiều chủng loại và cả nhiều mức giá khác nhau.
Các loại đá màu trắng bao gồm: kim cương, đá Sapphire, đá Zircon, đá Topaz, đá Jade,…
Đá quý sở hữu tông màu trắng.
Đá quý tông màu nâu (Brown/Bronze)
Đá quý có tông màu nâu bản thân cũng đã quý hiếm nhưng chúng cũng không được sử dụng nhiều để chế tác thành trang sức. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ, bởi nhu cầu và sở thích của các khách hàng là vô cùng, rất khác nhau.
Các loại đá màu nâu bao gồm: đá Smoky Quartz, đá Agate – mã não, đá Tourmaline, đá Imperial Topaz…
Đá quý tông màu nâu rất hiếm và cũng ít được chế tác thành trang sức.
Đá quý tông màu đen (Black)
Màu đen mang lại sự bí ẩn và rất được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đa phần đá màu đen không ở dạng tự nhiên mà được chế tạo ra. Kim cương đen là bởi vì sử dụng tia chiếu xạ.Onyx đen hoàn hảo nhờ nhuộm màu. Có lẽ loại đá màu đen phổ biến nhất chính là tourmaline.
Các loại đá màu đen bao gồm: kim cương, đá Onyx, đá Agate, đá Sapphire…
Đá quý tông màu đen.
Đá quý nhiều màu (Multi color)
Đó là những viên đá sở hữu từ 2 màu trở lên. Chúng có thể là loại khi được ánh sáng chiếu vào thì đổi màu hoặc bản thân chúng tồn tại sẵn trên 2 màu sắc khác biệt.
Các loại đá nhiều màu gồm: đá Tourmaline, đá Ametrine, đá Opal, đá Sphene, Sapphire, đá Mystic Topaz…
Đá Opal nổi tiếng về sự đa dạng màu. Trong mỗi viên đá luôn có ít nhất hai màu sắc trở lên.
Với những tông màu biến đổi đa dạng của các loại đá quý, tin chắc rằng bất cứ ai cũng có thể chọn lựa được những mẫu trang sức gắn đá quý ưng ý, phù hợp bản mệnh và sở thích của chính mình.
Học Phân Biệt Màu Sắc Và Phân Loại
Hãy quan sát bé để nhận biết thời điểm bé bắt đầu quan tâm đến màu sắc, những biểu hiện có thể như : – bé cố gắng gọi tên màu sắc khi cầm đồ vật, bé có thể gọi sai nhưng không sao cả – bạn yêu cầu bé đưa một vật có đặc điểm màu sắc và bé đưa đúng (bé nhận biết tên màu qua âm thanh trước khi biết gọi tên), ví dụ : con đưa giúp mẹ cây chì màu xanh dương
Khoảng từ 18 tháng tuổi trở đi, hãy chọn đúng thời điểm. Nếu quá sớm bé sẽ không thể làm theo chỉ dẫn của bạn. Nếu quá dễ bé sẽ mau chóng làm nhanh, lúc đó bạn có thể tăng độ khó để thu hút sự chú ý của bé.
2 – Lựa chọn vật liệu :Thật ra, ban đầu mình thử cho bé 20 tháng tuổi chơi bộ “màu và hình dạng” của Nathan http://jeux.nathan.fr/familles/jeux/couleurs-et-formes. Bộ này gồm 4 bảng, mỗi bảng 6 hình với các quân cờ có màu tương ứng với hình. Bé chọn quân cờ thích hợp với hình. Tuy nhiên, mình nhận thấy bé có vẻ bối rối, và mau chóng nản mặc dù mình biết bé đã biết phân biệt màu sắc.
Có thể do hình dáng của bảng làm cho bé khó cầm trên tay (cầm lên thì quân cờ đã đặt bị rơi, làm cho trò chơi trở nên rối rắm, 20 tháng tuổi bé rất cần cầm đồ vật để cảm nhận về nó) và quan sát hình ảnh như bé muốn, trò chơi bắt đầu trở làm một bài tập mà bé phải thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn chứ bé ít có tự do cầm, nắm, lật, quan sát lâu hay nhanh như ý muốn. Lúc đó, mình quyết định in 4 bảng và cắt nhỏ chúng ra thành từng thẻ rời nhau (như trong hình). Ngay tức khắc, cách chơi này thu hút sự chú ý của bé hơn, và bé hoàn thành trò chơi một cách tích cực.
Bạn có thể lựa chọn hình con thú trên mạng, in trên giấy dày cứng, cắt tạo thành các thẻ với độ lớn 4-5cm (mình ép plastic các thẻ để bé không vò hư), làm y như thế với các quân cờ tròn với màu tương ứng với hình con thú. Bạn nên chọn những hình có 1 màu đơn, nếu không bé sẽ rối. Ví dụ như hình con bọ rùa đỏ đốm đen đã làm bé rối vì không biết nên chọn quân cờ đen hay đỏ.
Đây là trò chơi mà bạn hoàn toàn có thể tự tạo và tăng độ khó tùy theo khả năng của bé.
3 – Tổ chức hoạt động :Độ khó : ban đầu, bạn có thể chọn 6 hình thú và 6 quân cờ để bé nhận biết 6 bộ đi với nhau. Tùy theo sức của bé mà bạn tăng thêm 12 hình, 18 hình, 24 hình … Sau đó, tăng số màu trong một hình v.v…
Bé cần có sự hỗ trợ của bạn lúc ban đầu, khuyến khích bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự quan sát để biết khi nào nên hướng dẫn, khi nào nên im lặng để bé tự tìm giải pháp. Bạn gọi tên từng màu , như “cờ màu đỏ”, “con hãy tìm trái sơ ri màu đỏ”, v.v. Sau đó, với thời gian bé hiểu nguyên tắc, tự tìm các màu giống nhau, bạn chỉ cần gọi tên màu và tên con thú, đồ vật trên thẻ để bé học từ. Khuyến khích bé lặp lại từ mà bạn đã gọi tên. Khi bạn cảm thấy bé tập trung cao độ (quan sát tập trung, không nhìn xung quanh, tự phát âm từ màu sắc hoặc đồ vật), lúc này bạn có thể ngưng nói, để yên tĩnh giúp bé đi sâu hơn vào sự tập trung. Lúc này, chỉ cái nhìn của bạn cũng đủ bé hiểu là bạn đang theo dõi việc bé làm. Với thời gian mức tập trung càng cao và sâu (hơn 3 tuổi), bạn có thể rút lui để bé tự chơi một mình.
Khi bé tìm ra quân cờ tương ứng với hình, bạn có thể xếp qua một bên, theo thứ tự từng màu. Bé sẽ nhận biết được phương pháp sắp xếp này, hình thành ý thức lọc đồ vật theo điều kiện chung (màu xanh lá xếp chung với nhau, màu đỏ xếp chung với nhau…)
Trờ chơi này rất thích hợp để chơi dưới nền nhà, như thế bé có thể trải thẻ ra sàn tự do hơn là chơi trên bàn, thẻ hoặc quân cờ hay bị rơi, làm đứt quãng hành trình quan sát của bé.
4 – Các nguyên tắc :Quân cờ và thẻ được xếp trong khay hoặc hộp của nó, cất ở nơi bé có thể tự lấy ra chơi. Bạn hướng dẫn bé cách chơi, cách xếp sau khi chơi xong và cất tại nơi quy định.
Đá Quý Và Đá Bán Quý? Cách Nhận Biết Đá Quý Đơn Giản Nhất
Đá quý và Đá bán quý? Cách nhận biết Đá quý đơn giản nhất
1. Thế nào là Đá quý và Đá bán quý
Đá quý là gì?
Đá quý là một loại vật liệu tự nhiên (khoáng vật, tập hợp khoáng vật, …), tạo thành do các quá trình địa chất hoặc hoạt động của sinh vật, được sử dụng vào thiết kế trang sức, trang trí hoặc mỹ nghệ.
Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn; thường là trong những đợt phun tào núi lửa, những chuyển động địa kiến taọ khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền và độ hiếm cao thì được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý.
Hiện nay, đá quý dựa vào màu sắc và đặc tính để phân loại. Cụ thể như sau:
Trên thế giới có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng chỉ có tầm khoảng 100 loại khoáng thạch được thích hợp cho việc gia công đá quý. Trong đó có 4 nhóm đá quý chính thống gồm:
Kim cương
Ruby
Sapphire
Ngọc lục bảo
Tuy nhiên, một số quốc gia còn có thêm Ngọc mắt mèo, Ngọc trai, Cẩm thạch hoàng gia và Ngọc đổi màu Alexandrite.
Đá bán quý là gì?
Đá bán quý là khoáng chất có thể được gia công sử dụng trong quá trình làm đồ trang sức hoặc trưng bày, sưu tập và chế tác thành những vật phẩm có giá trị. Để có thể được coi là một loại đá bán quý, khoáng vật phải đủ đẹp, hiếm, có độ bền cao chịu được quá trình chế tác và lưu giữ được trong thời gian dài, có thể được truyền từ đời này đến đời khác.
Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn loại khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được đánh giá và xếp hạng là đá bán quý. Từ đó có thể thấy được sự khắt khe trong việc xếp hạng và phân loại đá bán quý.
2. Cách nhận biết Đá quý đơn giản nhất
Cách thứ 1: Quan sát bằng mắt
Đầu tiên, bạn cần quan sát độ tự nhiên của đá. Một viên đá tự nhiên nếu không phải đá trang sức thì không có viên đá nào giống viên đá nào, màu sắc cũng sẽ không đều nhau gần như chắc chắn sẽ có vết như rạn, nứt, vân, tạp chất trong lòng đá, có thể quan sát được bằng mắt thường; hoặc dùng đèn pin nhỏ soi qua viên đá.
Cách thứ 2: Phân biệt đá thật hay giả dựa trên một số đặc tính của đá
Độ mát của đá: thường thì đá tự nhiên khi áp vào má sẽ có cảm giác mát hơn viên đá nhân tạo áp vào, và cách này chỉ dựa vào sự cảm nhận của bạn với viên đá như thế nào? Độ nhẹ của đá: Đối với một viên đá thật sẽ có độ nặng tương đối hơn viên đá giả.
Cách thứ 3: Đốt vài phút (Không khuyến khích)
Nếu bạn không phải là một chuyển gia về đá quý thì khó mà phân biệt được đá thật hay giả bằng mắt thường. Một cách cơ bản nhất mà được nhiều người nhắc đến khi thử xem đó là đá thật hay giả là dùng lửa đốt.
Đó là bạn sẽ lấy một viên đá và dùng lửa đốt. Nếu là đá giả, viên đá sẽ nứt, sủi bọt và có vụn than; còn đá thật lại không ảnh hưởng gì và có thể dùng được.
Cách thứ 4: Thời gian kiểm chứng
Đối với viên đá quý tự nhiên thì càng sử dụng lâu thì đá càng lên nước và ngày thêm đẹp hơn lúc mua về, thì đó mới chính là đá thật. Cách thứ 5: Phân biệt đá quý thật hay giả chắc chắn nhất
Mang đá quý đến nơi giám định để kiểm tra độ cứng, năng lượng bức xạ và bản chất của đá như thế nào? Đây là cách chắc chắn nhất.
Ngoài ra chúng ta còn một cách khả quan
Để tránh tình trạng mua phải hàng giả, thì bạn nên chọn nhãn hàng có uy tín trên thị trường để yên tâm hơn về chất lượng hàng.
Phân Biệt Các Loại Trang Sức Đẹp Làm Từ Đá Quý Và Đá Bán Quý
Từ thuở khai thiên lập địa, cha ông ta đã biết dùng những viên đá quý và đá bán quý khai thác được trong lòng đất để làm trang sức đẹp từ đá. Sự lấp lánh, lung linh của những viên đá nhỏ thật khó cưỡng. Bên cạnh đó sự huyền ảo đến của các viên đá khiến chúng ngày càng có giá trị. Và hơn thế nữa kỷ nguyên kim hoàn và trang sức bước sang một trang mới khi xuất hiện 2 loại đá trên. Cũng từ đó ngành công nghiệp trang sức phát triển mạnh mẽ với những trang sức đính đá.
1. Lịch sử hình thành các loại đá quý và đá bán quýTheo nhiều ghi chép, cách đây 82 nghìn năm, nền văn minh nhân loại ở Ai cập đã xuất hiện các loại đá quý. Tiếp đến thời trung cổ, do ảnh hưởng của nhiều văn hóa. Con người trở nên mê tín dị đoan và tinh vào những điều thần bí. Cũng từ đó mà con người bắt đầu có tín ngưỡng vào những viên đá quý. Họ cho rằng sự lấp lánh của những viên đá quý sẽ giúp xua tan xui xẻo, bệnh tật,.. Bắt đầu xuất hiện nhiều loại đá quý khác nhau, phổ biến nhất là màu hổ phách.
Nhưng với kiến thức lúc ấy, vua chúa chưa thể nào phân biệt được đá quý và đá bán quý. Họ chỉ dựa vào màu sắc mà chọn lựa để làm đồ trang sức cho vương miện, thanh kiếm…. Vào thời đại đấy, đá quý là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu.
Đến thời đại phục hưng, con người biết làm đá quý bằng cách thu thập nhiều loại đá khác nhau. Và từ đó, họ xem đây là của cải, tích trữ đá quý ngày càng nhiều. Và nghề gia công chế tác đá quý ra đời, tạo ra những tác phẩm tuyệt đẹp, rực rỡ và sang trọng từ những viên đá thô cứng trước đó.
Ngày nay, với công nghệ cao chúng ta tìm được ra thêm nhiều loại đá quý khác nhau. Và mức giá thành phẩm tùy thuộc vào các loại đá quý. Và cho đến bây giờ, đá quý vẫn phù hợp với những người thuộc tầng lớp quý tộc, giàu có. Sở hữu những viên đá quý để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân mình. Nhưng trên thị trường hiện nay rất khó phân biệt đá quý và đá bán quý. Tiêu chuẩn nào để đo lường các loại đá này. Jemmia sẽ chỉ cho bạn 1 số mẹo nhỏ để nhận biết cũng như phân biệt giá trị của các loại đá này
1.1. Đá bán quý là gì?Đá bán quý được gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc trưng bày, sưu tập và chế tác thành những vật phẩm có giá trị. Để có thể được coi là một loại đá bán quý phải có đủ nhiều tính chất. Như đẹp, hiếm, có độ bền cao chịu được quá trình chế tác và lưu giữ được trong thời gian dài. Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn loại khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được đánh giá và xếp hạng là đá bán quý.
1.2. Đá quý là gì?Đá quý là các khoáng vật hiếm có được khai thác từ thiên nhiên. Được loài người phát hiện và gia công chế tác thành những món trang sức đẳng cấp. Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Thường là trong những đợt phun trào núi lửa, những chuyển động địa kiến tạo khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Đá quý là những khoáng vật không chỉ có tính thẩm mỹ, mà còn độ cứng, độ bền và độ hiếm.
2. Tiêu chuẩn nào để phân biệt 2 loại đá này?Để một loại vật chất là đá bán quý hay đá quý chúng cần chúng thỏa mãn các điều kiện. Không chỉ về vẻ đẹp, mà còn là độ bền và độ hiếm. Cũng từ đó chúng ta cũng có thể phân biệt được các loại đá này với các đặc điểm sau:
2.1. Màu sắcĐá bán quý
Màu sắc là một trong những đặc tính quan trọng. Màu sắc là yếu tố tăng độ hấp dẫn và giá trị cao hơn. Với đá bán quý chúng ta có thể đa dạng hóa các loại màu sắc tùy theo sở thích của khách hàng
Đá quý
Màu sắc giúp phân biệt các loại đá quý có thành phần khoáng chất tương tự nhau. Ví dụ như Sapphire & Hồng Ngọc. Những khoáng vật có màu đỏ thì mới được gọi là Hồng Ngọc, còn những màu khác gọi là Sapphire (Lam Ngọc).
2.2. Kích cỡĐá bán quý
Kích cỡ của viên đá là một trong những yếu tố thu hút và dễ chiêm ngưỡng. Kích cỡ càng lớn thì giá trị càng cao, và càng được quan tâm.
Đá quý
Những viên đá càng to sẽ đắt hơn và có giá trị cao hơn rất nhiều. Bên cạnh tiêu chí, đẹp, bền, hiếm thì kích cỡ cũng là một thước đo định giá.
2.3. Hình dángĐá bán quý
Hình dáng tạo nên nét cuốn hút và tăng thêm sự hấp dẫn. Ví dụ với Ngọc lục bảo nếu được chế tác hình thuôn dài hoặc hình bát giác sẽ phát huy tối đa vẻ đẹp của loại đá bán quý này.
Đá quý
Có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng rất ít loại được dùng cho việc gia công đá quý. Trong đó có 4 nhóm đá quý chính thống gồm: Kim Cương, Hồng Ngọc, Sapphire, Ngọc Lục Bảo.
Tuy nhiên một số quốc gia còn có thêm Ngọc Mắt Mèo, Ngọc Trai, Cẩm Thạch Hoàng Gia, Ngọc Đổi Màu Alexandrite.
2.4. Độ bền và độ cứngĐộ bền (Durability):Độ bền của đá phụ thuộc vào kết cấu và thành khoáng chất. Độ bền được quan tâm để chọn đá bán quý.
Độ cứng (Hardness): Bên cạnh độ bền thì độ cứng cũng rất quan trọng. Phản án khả năng chống mài mòn, củng cố độ bền và làm tăng tuổi thọ của vật phẩm sau quá trình chế tác và gia công.
Đá bán quý
Độ bền và độ cứng của đá bán quý phụ thuộc vào thành phần khoáng chất cấu tạo bên trong viên đá.
Đá quý
Độ bền là yếu tố được quan tâm khi chọn đá quý. Đá quý có độ bền cao sẽ tránh được những va chạm và sử dụng trong thời gian dài.
2.5. Tính hiếmĐá bán quý
Đá càng hiếm thì càng quý. Dù tính thẩm mỹ cao, nhưng dựa vào mức độ quý hiếm mà có giá trị khác nhau.
Chẳng hạn như Amethysts (Thạch anh tím) thường được đánh giá thấp bởi vì nó quá phổ biến tại Brasil mặc dù màu sắc của nó rất hấp dẫn và nó sở hữu những tính chất đạt chuẩn của đá bán quý.
Đặc biệt, dù không đạt tính thẩm mỹ nhưng chỉ cần hiếm thì những viên đá bán quý “nghìn năm có một” cũng là đối tượng được những nhà sưu tầm nữ trang săn lùng và trả giá cao.
Đá quý
Đồ quý là đồ phải hiếm, đồ càng hiếm thì mới quý. Một trong những viên đá quý nhất hiện nay là đá Alexandrite xuất xứ ở Nga. Đây là loại đá quý có thể thay đổi về màu sắc và có giá trị lớn hơn nhiều so với kim cương. Ở những thế kỷ trước thì Thạch Anh Tím cũng là loại đá quý hiếm nhưng từ thế kỷ XX cho đến nay, Thạch Anh Tím đã tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế mà giá của Thạch Anh Tím đã giảm xuống đáng kể.
2.6. Vẻ đẹp và sự hấp dẫnĐá bán quý
Nhờ đặc tính quang học hấp dẫn, những viên đá có vẻ đẹp khác nhau. Và nhờ đó có thể định giá được từng loại.
Đá quý
Đẹp luôn là tiêu chí hàng đầu của người dùng đánh giá được giá trị và chất lượng của đá quý. Tiêu chuẩn đẹp được quy định về độ trong suốt, màu sắc, phản chiếu ánh sáng. Màu sắc đá quý càng tươi, màu sắc đậm thì viên đá quý càng đẹp và càng có giá trị cao như Ruby, Phỉ Thúy, Sapphire, hay Emerald Ngọc Lục Bảo là những viên đá có màu sắc đẹp nhất hiện nay.
Độ trong suốt của viên đá: Không bị nứt, không có tạo chất, độ trong suốt càng cao thì viên đá càng có giá trị. Độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng luôn cuốn thị giác của người dùng thì viên đá đó càng có giá trị.
Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.
Kiến Thức Đá Quý Cơ Bản Về Đá Sapphire, Ruby
Ruby và saphia đã quá quen thuộc với giới ưa chuộng đồ trang sức ở Việt Nam , tuy nhiên những kiến thức về chúng thì không phải ai cũng có được và nhiều khi dẫn đến việc mất tiền mua những món hàng không đáng giá và ít có giá trị khi ứng dụng chọn làm Đá Phong Thủy Hộ Mệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại đá quý có giá trị này.
1. Khái niệm về corundum nguồn gốc hình thành Sapphire’s và RubyĐá ruby và đá sapphire đều là 1 loại quặng có tên là “corundum” ngồn gốc từ tiếng Hy lạp “Kerand” hoặc “Kuruvinda”, sau này tên gọi corindon được người Ấn Độ miêu tả thành 2 thể loại, tuỳ theo màu sắc của nó: Ruby (rubinus) có nghĩa là màu đỏ và saphia (saphiarus) có nghĩa là màu xanh.
Mãi đến năm 1800 người ta mới biết rằng ruby và saphia cùng thuộc về một nhóm. Tên saphia cũng theo tiếng Hy lạp, saphiarus có nghĩa là màu xanh lam.
Ngày nay chúng ta cũng quan niệm rằng loại có màu đỏ được gọi là đá ruby (Corindon màu đỏ được gọi là ruby) và màu xanh được gọi là đá saphia (corindon màu lam được gọi là sapphire), các màu khác được gọi là sapphire màu như sapphire vàng, sapphire xanh lá chuối, sapphire cam .v.v.
2. Thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể 2.1 Thành phần hóa học
– Thành phần hóa học của corindon ở các vùng khác nhau thì hàm lượng các nguyên tố tạo màu có khác nhau một chút.
2.2. Cấu trúc tinh thể– Corindon nằm trong nhóm hematit (X2O3), cấu trúc của nhóm khoáng vật này dựa trên hình 6 phương khép kín của nguyên tử oxy với các cation trong khối tám mặt giữa chúng. Trên cơ sở hình chiếu của cấu trúc corindon chỉ ra rằng có 2/3 khoảng trống của tám mặt là được lấp bởi cation Al3+. Liên kết hóa trị tĩnh điện (ev) hoặc lực lượng liên kết của mối liên kết Al3+. Bởi vì ion Al3+ được bao quanh bởi 6 ion oxy, hóa trị tĩnh điệncủa mỗi sáu liên kết nguyên tử Al-O trong phân tử bằgn 1/2. Mỗi ion oxy được chia sẻ giữa 4 khối tám mặt, nghĩa là 4 liên kết nguyên tử trong phân tử điện hóa trị bằng 1/2 lượng tỏa ra từ một vị trí oxy. Trong mặt cơ sở (0001) điều này cho phép chỉ 2 cặp Al-O liên kết từ mỗi oxy, mà chỉ ra bởi hai khối tám mặt chung nhau một oxy ở góc.
– Mỗi khối tám mặt chung 1 mặt giữa 2 lớp kề cận theo chiều thẳng đứng của các chồng khối tám mặt (sắp xếp chồng lên nhau). Crôm tham gia vào mạng của corindon dưới dạng 1 ion hoá trị 3 (Cr+3) thay thế đồng hình ion Al3+.
– Đặc tính tinh thể học của corindon: Corindon kết tinh trong biến thể ba phương của tinh hệ 6 phương, thuộc lớp 32/m với các yếu tố đối xứng sau:
Một trục đối xứng bậc ba, mà cũng tượng trưng cho 1 trục bậc 3 đảo.
Ba trục đối xứng bậc 2 vuông góc với trục bậc 3.
Ba mặt phẳng đối xứng vuông góc với trục bậc 2 và cắt nhau dọc theo trục có thứ tự cao.
Một tâm đối xứng.
Corindon là một khoáng vật của nhôm: Al2O3, kết tinh ở hệ lục phương, có hình dạng thường gặp là lăng trụ, hình tấm 6 mặt, hai tháp 6 phương.
Tinh thể dạng lưỡng tháp sáu phương trong đá hoa Lục Yên
Corindon có các biến thể sau: – Al2O3 tam phương là một biến thể vững chắc nhất trong tự nhiên, thành tạo trong khoảng nhiệt độ 500 – 15000C. – Al2O3 lục phương vững bền ở nhiệt Alađộ cao, sự chuyển 2O3 Albthành 2O3 thực hiện ở nhiệt độ 1500 – 18000C. – Lập phương có kiến trúc tinh thể của spinen.
3. Các tính chất vật lý và quang học 3.1. Tính chất vật lý– Cát khai: Ruby, saphia không có cát khai, nhưng có thể tách theo một số hướng nhất định. – Vết vỡ: vỏ sò. – Độ cứng: Ruby, saphia có độ cứng tương đối là 9 (theo thang Mohs), chỉ đứng sau kim cương. Độ cứng của ruby, saphia cũng biến đổi theo các hướng khác nhau. – Màu vết vạch: trắng – Tỷ trọng: Ruby: 3,95 – 4,05, thường là 4,00 Saphia: 3,95 – 4,03 , thường là 3,99
3.2. Tính chất quang học
– Độ trong suốt: Từ trong suốt đến đục – Ánh: Mặt vỡ thường có ánh thuỷ tinh; mặt mài bóng thường có ánh từ thuỷ tinh đến gần ánh lửa. – Tính đa sắc: ruby: mạnh; đỏ phớt tía/ đỏ da cam Saphia: mạnh; lam phớt tím/ lam phớt lục Saphia vàng: yếu đến rõ; vàng/ vàng nhạt. Saphia lục: mạnh; lục/ vàng lục Saphia tím: mạnh; tím/ da cam – Chiết suất: 1,766 – 1,774 – Lưỡng chiết suất: 0,008 – Độ tán sắc: 0,018 – Phổ hấp thụ: Ruby: 6942, 6928, 6680, 6592, 6100, 5000, 4765, 4750, 4685. Saphia lam: màulam của Sri Lanka: 4701, 4600, 4550, 4500, 3790. Saphia vàng: 4710, 4600, 4500, nhưng yếu hơn. Saphia lục: 4710, 4600, 4500, nhưng hơi mạnh hơn. Saphia tím: có thể có cả phổ của ruby (Cr) và saphia (Fe).
– Lọc Chelsea: Ruby: đỏ mạnh
– Saphia lục: màu lục
– Saphia lam : hơi đen
– Saphia tím và lam tím: có thể hơi đỏ.
– Tính phát quang: Ruby : mạnh, đỏ phớt tím (huỳnh quang khác nhau theo những vùng mỏ). Saphia: Không có sự phát huỳnh quang đặc trưng cho mọi loại saphia, nó phụ thuộc vào màu sắc và xuất xứ của viên đá.
Ruby phát quang đỏ mạnh dưới tia cực tím, còn saphia thờng trơ
– Các hiệu ứng quang học: Hiện tượng ánh sao là đặc trưng nhất, hiện tượng mắt mèo thì ít gặp hơn. Ngoài ra còn gặp hiệu ứng đổi màu (hiệu ứng Alexandrit), màu viên đá thay đổi từ lam đến tía hoặc hiếm hơn từ lục đến nâu phớt đỏ.
4. Đặc điểm bao thểTrong ruby sự có mặt phổ biến các bao thể ở các dạng khác nhau. Điều đó giúp phân biệt giữa ruby tự nhiên và ruby nhân tạo.
Nếu viên đá chứa bao thể rutin hình kim que với số lượng khá lớn thì viên đá có ánh bên trong mềm mại (gọi là ánh lụa), nếu ta cắt theo kiểu cabochon thì có thể được viên ruby có hiện tượng mắt mèo hoặc hình sao. Giống như các loại đá khác ruby cũng có nhiều loại bao thể như: lỏng, khí, bao thể “rắn” và “hỗn hợp”: rutin, granat, biotit, apatit, fenspat, canxit,…
Các bao thể apatit, zircon, canxit, dolomit, rutin,…trong ruby Việt Nam
Các bao thể dạng lụa của rutin là nguyên nhân gây nên hiệu ứng “sao” trong ruby và saphia
5. Các phương pháp xử lý 5.1. Tác dụng của các tác nhân– Nhiệt độ: Dưới tác dụng của nhiệt độ, màu sắc và độ tinh khiết của ruby, saphia có thể có những biến đổi khác nhau. – Axit: Rất khó tác dụng. Các chất bột hàn và dung dịch muối dấm chứa Bo có thể hòa tan bề mặt của viên corindon. – Chiếu xạ: Có thể tạo màu vàng đến vàng nâu từ loại saphia vàng nhạt.
5.2. Các phương pháp xử lý và tổng hợp– Xử lý nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao và môi trường xử lý thích hợp có thể làm tăng chất lượng của ruby, saphia. Tăng độ đồng đều của màu, giảm các hiệu ứng màng mây, màng sữa và làm tăng độ tinh khiết. Hiện nay trên thị trường thì hơn 95% ruby và saphia đều đã qua xử lý nhiệt và được thị trường chấp nhận coi như là ruby, saphia tự nhiên. – Các phương pháp xử lý khác: Ngoài ra chúng còn được xử lý bằng cách khuyếch tán nhiệt, sửa bề mặt, chiếu xạ, nhuộm màu và sơn dầu. – Tổng hợp: Ruby và saphia được tổng hợpbằng nhiều phương pháp khác nhau: nóng chảy trong ngọn lửa, chất trợ dung hoặc phương pháp nhiệt dịch. Corindon tổng hợp các màu khác nhau
6. Nguồn gốc và phân bố– Nguồn gốc: Corindon có nguồn gốc chủ yếu là biến chất, skarn, nhiệt dịch và magma. Tuy nhiên loại có giá trị thương phẩm chủ yếu được khai thác trong các kiểu nguồn gốc biến chất và skarn. – Ngày nay trên thế giới đã có nhều vùng mỏ ruby, saphia được khai thác như: Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,…
Ruby, saphia Madagasca
– Ở Việt nam, chúng ta cũng lần lượt khai thác ruby, saphia từ các vùng mỏ Quỳ Châu (Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (Yên Bái), miền nam Việt Nam (Bảo Lộc, Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông,…).
7. Chế tácRuby cũng như saphia có thể cắt theo nhiều kiểu khác nhau, song phổ biến nhất là kiểu cắt hỗn hợp: Phần đỉnh cắt kiểu kim cương (brilliant), còn phần đáy cắt bậc, đối với viên ruby và saphia chất lượng hảo hạng, người ta cũng hay dùng kiểu cắt bậc vừa để đảm bảo trọng lượng vừa để duy trì được các hiệu ứng quang học. Còn các kiểu chế tác đáy tầng và kiểu kim cương cũng gặp nhưng hiếm hơn nhiều. Khi chế tác corindon ta cần phải lưu ý đến các đặc điểm sau:
– Định hướng trục quang (cả đối với kiểu mài giác lẫn kiểu mài cabochon sao). – Tính phân bố màu sắc. – Độ đậm nhạt của màu (màu càng nhạt thì càng phải nhiều tầng, mỗi tầng càng phải nhiều giác và các giác càng phải nhỏ). – Đặc điểm phân bố khuyết tật v.v
Nếu các viên đá có chất lượng kém hoặc nhiều khuyết tật thì người ta có thể cắt thành các hạt hình tròn, kiểu cabochon hoặc dùng để chạm khắc. Riêng viên đá có hiệu ứng sao được cắt theo kiểu cabochon để phô bày hiệu ứng quang học hấp dẫn đó. Ngoài ra, tùy hình dáng, kích thước người ta có thể cắt ruby, saphia thành các kiểu khác nhau tùy ý thích của người tiêu dùng nhằm giữ được trọng lượng tối đa như đối với kim cương: Đó là kiểu emơrôt, kiểu baguette, hình tim, hình tam giác, hình hạt dưa, hình thang, hình chữ nhật, v.v.
8. Phân biệtHiện nay 95% lượng ruby, saphia trên thị trường đã qua xử lý bằng các phương pháp khác nhau.
– Nhận biết ruby, saphia xử lý nhiệt: Ruby, saphia có thể được xử lý nhiệt bằng phương pháp thông thường (chỉ dung nhiệt độ cao tác động lên viên đá làm thay đổi màu sắc và độ tinh khiết), hoặc xử lý nhiệt hoặc khe nứt (dùng thuỷ tinh chì để lấp đầy vào các khe nứt trong quá trình xử lý nhiệt). Để nhận biết chúng phải quan sát các đặc điểm bên trong, các biến đổi của bao thể do tác động của nhiệt độ, phát hiện thuỷ tinh lấp đầy bằng các bọt khí,…
Một dấu hiệu của ruby xử lý nhiệt kèm lấp đầy khe nứt và các bọt khí trong ruby tổng hợp
– Nhận biết ruby, saphia tổng hợp: Hiện nay, ngoài phương pháp nóng chảy trong ngọn lửa Verneuil, người ta còn sử dụng các phương pháp dùng chất trợ dung như: phương pháp Chatham, Kashan, Knischka, Ramaura, v.v. để sản xuất ruby, saphia tổng hợp. Tất cả các phương pháp này đều mô phỏng các quá trình thành tạo ruby, saphia trong tự nhiên do vậy chúng mang nhiều các đặc điểm giống với ruby, saphia tự nhiên. Để có thể phân biệt được chúng phải dựa vào các đặc điểm bên trong. Ví dụ: đường tăng trưởng, bọt khí, bao thể dạng vân tay, tinh thể platin, tinh thể âm v.v cùng với nhiều dấu vết khác.
9. Chất lượng và giá trịGiá trị của ruby,sapphire được quyết đinh bởi 3 yếu tố: màu sắc,độ trong,độ sao
Đối với ruby thì loại có màu đỏ, đỏ huyết bồ câu là có giá trị cao nhất.Loại có sắc màu hồng nhạt,màu nâu có giá trị thấp nhất.
Giá trị của ruby, saphia còn chịu ảnh hưởng của các tì vết bên ngoài và các khuyết tật bên bên trong (rạn nứt, bao thể) song ở mức độ ít hơn nhiều so với màu sắc.
Nguồn chúng tôi
Cách Phân Biệt Đá Quý Thật Hay Giả
Trong thế giới trang sức, có rất nhiều các loại đá khác nhau, có loại đắt, loại rẻ, thậm chí có những loại mang giá trị lên tới hàng tỉ đồng. Chính vì lý do đó mà khi mua một món đồ nữ trang bằng đá quý, mọi người luôn băn khoăn về giá trị thật giả, hoặc đây là đá tự nhiên hay nhân tạo.
Vậy làm thế nào để một người tiêu dùng bình thường như bạn có thể chọn mua cho mình được đúng đá thật? Câu trả lời, đó là … chả có cách nào cả bạn ạ ! Có những loại đá mình chỉ cần nhìn qua bằng mắt thường là đã nhận biết ngay là giả hay thật, nhưng lại rất khó để mô tả cụ thể cho các bạn tự phân biệt. Bởi cái này dựa trên kinh nghiệm. Một người sành rượu có thể nhắm mắt nếm thử cũng có thể đọc vanh vách được tên loại rượu, chưng cất bao nhiêu năm. Một thằng quanh năm suốt tháng ngay cả ăn cũng đá, ngủ cũng đá, rảnh rỗi là lôi đá ra ngắm nghía săm soi, đi đâu cũng tha theo một bịch đá bên người thì dĩ nhiên sẽ khác với những người chưa có kinh nghiệm gì.
Tuy vậy bạn đừng buồn. chúng tôi chia sẻ bài viết này để cho bạn có thể tham khảo qua những cách cơ bản nhất để phân biệt đá thật hay giả.
Quan sát bằng mắtViệc đầu tiên bạn cần quan sát độ tự nhiên của đá. Một viên đá tự nhiên nếu không phải đá trang sức thì không có viên đá nào giống viên đá nào, màu sắc cũng sẽ không đều nhau gần như chắc chắn sẽ có vết như rạn, vết nứt, vân, tạp chất trong lòng đá, có thể quan sát được bằng mắt thường. Hoăc dùng đèn pin nhỏ soi qua viên đá.
Ngoại trừ các loại đá như: đá thạch anh trắng, đá thạch anh khói, đá obsidian là những loại đá sạch trơn. Ngoài ra các sản phẩm, không tỳ vết, có màu sắc rực rỡ thì hầu hết là đá nhân tạo hoặc đá đã qua xử lý màu, đôi khi tệ hơn nó làm bằng nhựa.
Ví dụ một vòng tay như thế này thì chắc chắn không phải là thạch anh vàng tự nhiên được
Như vậy qua việc quan sát bình thường chúng ta cũng đã phân biệt được khá nhiều sản phẩm là tự nhiên hay không.
Phân biệt thật giả qua phương pháp chế tácNhưng tất nhiên, tụi làm giả họ cũng đâu có ngu. Giờ đây bằng công nghệ, các loại đá giả cũng được cấy vân, cấy tạp chất gần giống đá thật. Lúc này bạn sẽ cần những cách phân biệt kỹ hơn.
Có bạn bảo đem đốt thử, nếu bị nóng chảy, có mùi khét, và ra vụn than là đá dởm. Xưa rồi nha, bây giờ nhựa có thể chịu nhiệt lên tới vài trăm độ, đốt bằng bật lửa không ăn thua. Cách này đôi khi cũng có hiệu quả với nhựa dởm, nhựa kém chất lượng nhưng không nên áp dụng. Bởi đá tự nhiên trong lòng chứa lẫn nhiều tạp chất của các loại đá khác, dưới nhiệt độ cao mỗi loại đá giãn nở khác nhau, có thể gây nứt đá. Không khéo chưa kiểm tra được thật hay giả đã hỏng luôn viên đá.
Có bạn lại bảo lấy hóa chất như nước đổ acquy nhỏ lên viên đá xem có sủi bọt không là biết đá thật. Hầu hết các đá bán quý, đá quý đều có độ bền hóa học rất cao, và không phản ứng với hóa chất. Ngược lại, có một số đá mỹ nghệ tự nhiên có công thức hóa học là muối lại phản ứng rất mạnh, nhỏ hóa chất như axit, bazơ lên sẽ làm đá bị sùi và hỏng hết lớp bề mặt. Bởi vậy cách thử này không thể nói lên được điều gì cả.
Có bạn đã nói một ý rất chính xác để phân biệt giữa đá thật và bột đá ép keo (1 kiểu đá giả rất phổ biến trên thị trường đá phong thủy). 2 loại này khác hẳn nhau về phương pháp chế tác. Đá thật người thợ sẽ phải dùng mũi tạc để chạm khắc trên bề mặt đá, bởi vậy đường nét sẽ không thể hoàn hảo, mà có chỗ không đều, không sắc sảo, và đặc biệt không bao giờ có 2 bức giống nhau. Ngược lại, với bột đá thì người ta lấy đá phế phẩm nghiền nát, trộn với keo và màu nhuộm và ép lại bằng khuôn. Thành phẩm sẽ có chất rất mịn màng, bóng mướt, rất nhiều màu sắc, đường nét cực kỳ sắc sảo chính xác, và cả ngàn bức đều giống nhau y hệt.
Phân biệt đá thật hay giả dựa trên 1 số đặc tính của đáĐộ mát của đá: thường thì đá tự nhiên khi áp vào má sẽ có cảm giác mát hơn viên đá nhân tạo áp vào, và cách này chỉ dựa vào sự cảm nhận của bạn với viên đá như thế nào? Đôi khi 1 cửa hàng bán đá giả phong thủy nhưng luôn luôn mở máy lạnh ở cửa hàng thì việc cảm nhận này cũng không phân biệt được.
Độ nặng nhẹ của đá: Đối với 1 viên đá thật sẽ có độ nặng tương đối hơn viên đá giả.
Một chiếc vòng đá thật cầm trên tay sẽ cảm nhận đá mát, trọng lương tương đối
Cách phân biệt đá thật hay giả chắc chắn nhấtMang đá phong thủy đến nơi giám định để kiểm tra độ cứng, năng lượng bức xạ, và bản chất của đá như thế nào? Để có thể biết được chính xác nhất là đá thật hay giả.Đây được coi là cách chắc chắn nhất để có thể phân biệt được là đá thật hay đá giả.
Địa chỉ: Cơ sở 1 : Số 99, Ngõ 381 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: huegems.vn
Holine : 0868999881 – 0983313076
Fanpage : Đá Phong Thủy Đỗ Huệ
Rất vui được nhận phản hồi từ các bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thức Phân Loại Đá Quý Dựa Trên Yếu Tố Sắc Màu trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!