Bạn đang xem bài viết Cách Quản Lý Quán Cafe Hiệu Quả Dành Cho Người Mới Kinh Doanh được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vấn đề đầu tiên mà một người chủ mới kinh doanh cần chú ý là cân đối tài chính, có tài chính ổn định mới có thể tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả của quán cafe.
Trong quản lý tài chính của quán cafe cần chú ý những vấn đề sau:
Đối với nguồn thu của quán sẽ có khá nhiều trường hợp có thể xảy ra như:
Do vậy, để quản lý nguồn thu hiệu quả nhất, anh chị nên phân công ghi chép đầy đủ mỗi khoản mà nhân viên thu ngân thu về để đối chiếu hàng ngày.
Hoặc anh chị có thể trang bị cho quán hệ thống máy tính tiền điện tử, vừa đơn giản trong việc order đồ uống, vừa thuận tiện cho việc kiểm soát số tiền thu về. Đồng thời đừng quên lắp camera tại bàn thu ngân để giám sát các hoạt động của nhân viên, tránh các rủi ro không cần thiết.
Điều quan trọng trong quản lý chi chính là chủ cửa hàng phải biết chi tiêu hợp lý, tính toán làm sao để các khoản chi phù hợp nhất, cố gắng giữ cho nguồn vốn ổn định.
Cách tốt nhất để kiểm soát được vấn đề chi sao cho phù hợp là thường xuyên đối chiếu số tiền thu chi của quán sau mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Như vậy thì anh chị sẽ dễ dàng phân tích và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chi tiêu hơn.
Tìm hiểu chuyên sâu về pha chế trà sữa tại JARVIS Academy để làm chủ tất cả các công thức trà sữa đang thịnh hành nhất hiện nay và có cơ hội sở hữu bộ công thức với hơn 300++ công thức độc đáo của nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng.
Nhân sự là yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh đồ uống, thái độ phục vụ, tình trạng đảm bảo chất lượng đồ uống, chất lượng sạch sẽ của cốc chén là những điều ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng đến quán cafe của anh chị.
Vì vậy hãy đặt ra một bản nội quy, yêu cầu và trách nhiệm thật chặt chẽ và chi tiết cho từng bộ phận, những bộ phân như thu ngân, pha chế, phục vụ, bảo vệ… đều cần có một bản nội quy quyền hạn của mình.
Việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận, từng người sẽ khiến chủ quán có thể dễ dàng nhận ra điểm mạnh điểm yếu của từng nhân viên, từ đó có những sắp xếp phù hợp hơn.
Và đừng quên có những chương trình đánh giá nhân viên định kỳ theo tháng, theo quý để khen thưởng và xử phạt công minh để thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm làm việc của mỗi cá nhân.
Việc quản lý nguyên vật liệu là vấn đề tương đối khó kiểm soát với mô hình kinh doanh đồ uống nếu người chủ, người quản lý không có kiến thức và kinh nghiệm về pha chế. Đặc biệt đối với bộ phận quầy bar và bộ phận bếp.
Việc bộ phân bếp định lượng sai khối lượng các nguyên vật liệu cần thiết đều sẽ gây ra hậu quả nhất định. Đặc biệt là với ngành đồ uống, các nguyên liệu như hoa quả cần sự tươi mới nhất định, việc định lượng thừa nguyên vật liệu sẽ gây ra lãng phí, việc định lượng thiếu dẫn đến tình trạng khách hàng gọi món nhưng đã hết đồ, làm ảnh hưởng đến uy tín của quán.
Nhân viên pha chế định lượng thức uống, công thức pha chế lúc dư lúc thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng đồ uống.
Cũng có những trường hợp khi xem xét thu chi, chủ cửa hàng nhận ra lợi nhuận thu lại thấp hơn dự kiến nhiều, mà phát sinh là do nguồn chi cho nguyên vật liệu quá lớn, là do bộ phận nguyên liệu đã cấu kết với nhau để ăn chặn khoản tiền này. Vì thế chủ cửa hàng, hay những người quản lý cần phải tinh tế và chú ý nhiều hơn đến vấn đề này bởi nó khá nhạy cảm.
Quản lý menu của quán cũng là điều cần thiết mà mỗi chủ cửa hàng cũng cần thường xuyên phải chú ý tới, bởi xu hướng đồ uống luôn thay đổi từng ngày, việc cập nhật những món đồ uống đang hot, theo trào lưu là điều rất cần thiết để kinh doanh đồ uống hiệu quả.
Đồng thời, việc liên tục tìm tòi phát triển các món đồ uống đặc trưng riêng của quán là việc cần thiết để giúp quán có địa vị vững chắc hơn trong tương lai.Bên cạnh đó đừng quên tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng hiện tại về chất lượng các món đồ uống của bạn, để cải thiện chất lượng sao cho phù hợp với thị hiếu của nhiều người hơn.
Tóm lại, để quản lý một quán cafe phát triển bền vững và phát triển thành chuỗi những cửa hàng thì công việc quản lý không chỉ dừng lại ở những vấn đề trên. Các chủ cửa hàng còn cần có tư duy kinh doanh, chiến lược phát triển hợp lý và đặc biệt là những kinh nghiệm thực tiễn. Với những cách quản lý quán cafe hiệu quả dành cho người mới kinh doanh trên, chúc anh chị thành công áp dụng với cửa hàng đồ uống của mình.
Kinh Doanh Quán Cafe Cho Người Mới Bắt Đầu
Kinh doanh quán cafe đang là một trong những hướng phát triển đầy tiềm năng với ưu điểm là vốn đầu tư ban đầu thấp, lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Vậy khi kinh doanh quán cafe cần chuẩn bị những gì?
Theo chia sẻ của nhiều chủ cửa hàng cafe – Học viên tại Vietblend thì điều để làm nên thành công cho một cửa hàng cafe chính là sự khác biệt. Với số lượng vô cùng lớn các quán cafe trên địa bàn Hà Nội hoặc bất cứ một tỉnh thành nào đó thì sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Chính vì thế mà khác biệt hóa mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhưng trước khi tạo ra sự khác biệt riêng có của mình thì bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản khi bắt đầu kinh doanh cafe.
Những yếu tố cơ bản cần chuẩn bị khi kinh doanh quán cafe
#1 Vốn
Là yếu tố tiên quyết và quyết định rất nhiều tới sự thành công của bất kì hoạt động kinh doanh nào. Dù bất cứ ngành nào bạn cũng cần chuẩn bị một số vốn nhất định để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh quán cafe cũng vậy bạn càng phải chuẩn bị kĩ càng hơn yếu tố này. Vốn ở đây không chỉ là “tiền”, ngoài tiền ra thì vốn còn có thể là kinh nghiệm, là nhân sự, là mặt bằng, là đồ đạc dụng cụ cho quán cafe. Nếu bạn có một lượng tiền vừa đủ với kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự ổn định thì khả năng thành công lên đến 80%. Tất nhiên những người mới bắt đầu vẫn hoàn toàn có thể thành công nếu bạn tập trung vào chiến lược kinh doanh hoàn hảo ngay từ ban đầu.
Tiền cần để mở quán cafe xác định là bao nhiêu thì rất khó, điều này còn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và khả năng chi trả của bạn. Nhưng với người mới bắt đầu kinh doanh quán cafe nhỏ dành cho các bạn sinh viên chẳng hạn, thì số tiền cần chuẩn bị khoảng 100 triệu. Để phân bổ số tiền này như thế nào bạn có thể tìm hiểu trong bài viết khác của chúng tôi trên website.
#2 Menu
Bạn cần phải chuẩn bị 1 menu thật phong phú với chất lượng tốt. Đây chính là điểm có thể tạo ra sự khác biệt nhất cho các quán cafe mới bắt đầu kinh doanh. Với món ăn cũ, đồ uống thì bạn không bao giờ thành công được vì các quán đi trước bạn đã có điều đó và họ có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.
Để làm được việc tạo ra một menu đồ ăn độc đáo, khác biệt với phần còn lại bạn có thể tìm hiểu trau dồi các công thức trên mạng, sáng tạo ra món mới bằng vốn kinh nghiệm pha chế của mình hoặc tham gia 1 khóa học pha chế (bạn có thể tham khảo các khóa học pha chế đồ uống của chúng tôi). Một lời khuyên nhỏ: bạn nên biết pha chế sẽ chủ động hơn trong công việc thay vì thuê ngoài, các nhân viên pha chế bên ngoài sẽ khiến bạn bị động rất nhiều khi muốn rời đi hoặc gây áp lực tăng lương cho quán.
#3 Thiết kế không gian quán
Một quán cafe mới mở có không gian độc đáo thường rất được các bạn trẻ quan tâm tới. Với khuynh hướng đến các quán cafe ngoài thưởng thức đồ uống còn để có một không gian mới độc đáo nhằm refresh bản thân như hiện nay thì không gian của quán cafe thực sự trở thành yếu tố trọng yếu đem lại thành công. Cũng từ bài học thành công tại các chuỗi cửa hàng cafe khác như: Cộng cà phê, The coffee house… Mỗi chuỗi cửa hàng đều luôn theo đuổi một phong cách thiết kế rất riêng biệt.
Đối với Cộng cà phê thì không gian quán luôn theo phong cách thời chiến và bao cấp, bạn sẽ có cảm giác trở về Việt Nam của những năm 70 khi bước chân vào quán. Còn The coffee house thì lại theo đuổi phong cách thiết kế từ Italia, không gian thiết kế theo phong cách lịch lãm, sang trọng nhưng giá cả lại bình dân. Làm nên sự khác biệt hoặc là chết.
Tìm hiểu thêm thông tin các khóa học tại: http://bit.ly/khoahocvietblend2019 Miền Bắc: Số 10 ngách 1 ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, Hà Nội Miền Nam: số 74 cư xá Trần Quang Diệu, phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Kinh Nghiệm Quản Lý Quán Cafe Hiệu Quả Hơn Gấp 10 Lần
1. Cách quản lý quán cafe hiệu quả tính toán thu-chi chặt chẽ
Một trong những cách quản lý cà phê hiệu quả cần thiết, cơ bản nhất mà bạn cần biết làm thế nào để quản lý số tiền doanh thu, nguồn thu – chi công việc kinh doanh hàng ngày một cách chặt chẽ để biết tình hình kinh doanh có phát triển hay không.
1.1 Quản lý khoản thu của quán cà phê
Thứ nhất, đối với quản lí doanh thu của quán cà phê hàng ngày của quán thì thường có nhiều trường hợp, khó khăn xảy ra, ví dụ như nhân viên thu ngân thiếu tính trung thực, gian lận; nhận số tiền của khách hàng và không đưa lại dù khách không có ý định; tình trạng thu nhằm, thu thiếu tiền của khách; quên thu tiền của khách khi quán đông…
Quản lí hiệu quả các khoản thu của quán cà phê
Chính vì vậy, để việc quản lí quán cà phê hiệu quả, tránh thất thoát các khoản thu của khách thì bạn cần phải kiểm soát chi tiết,chặt chẽ, thường xuyên mỗi một khoản tiền thu và với mỗi hóa đơn của khách cần phải được ghi lại, đối chiếu hàng ngày.
Việc lắp đặt các thiết bị hỗ trợ kinh doanh tính tiền như: máy tính, máy in hóa đơn,… sẽ giúp cho việc quản lý nguồn thu dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn nên lắp thêm camera giám sát, theo dõi để giúp bạn dễ dàng ghi lại các hoạt động của nhân viên trong một quán.
1.2 Quản lý các khoản chi của các cafe
Thứ hai, đối với các khoản chi phí hàng tháng cũng cần được chúng ta ghi chép lại rõ ràng chi tiết. Là một người quản lí toàn bộ hoạt động công việc kinh doanh quán, bạn cần phải cân nhắc quyết định chi tiêu số tiền hàng ngày sao cho hợp lý, chỉ chi những khoản cần thiết và phù hợp để đảm bảo có lời và giữ cho nguồn vốn luôn ổn định.
Quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi trong một quán
Người quản lý quán cafe cũng thường xuyên so sánh các khoản thu chi từ đó có những khoản điều chỉnh phù hợp kinh doanh và vận hành quán cafe thành công. Chỉ cần dành thời gian, mọi thứ sẽ rất đơn giản.
Nếu các khoản thu chi của quán cà phê vượt quá tầm kiểm soát của bạn hoặc hiện tại bạn chưa thể phát triển quán cà phê có quy mô lớn ngay lúc này, bạn vẫn có thể thay đổi chiến lược, tiến đến mô hình quán cà phê nhỏ hơn, để đảm bảo nguồn thu chi được cân bằng hơn.
2. Kinh nghiệm quản lý quán cà phê hiệu quả – Kiểm soát khâu nguyên vật liệu
Các khâu nhập – xuất nguyên liệu hàng ngày cũng là việc chúng ta khó kiểm soát và dễ xảy ra thất thoát nhất, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu và chưa có cách quản lí quán cà phê hiệu quả. Có rất nhiều vấn đề trong việc quản lý cafe – quản lý nguyên vật liệu mà bạn cần chú ý như:
Vấn đề định lượng nguyên vật liệu chi tiết để chế biến đồ uống hàng ngày. Với ngành đồ uống thì những nguyên liệu, hoa quả cần đảm bảo độ tươi mới với định lượng chuẩn xác. Nếu thừa quá nhiều sẽ gây lãng phí, còn thiếu sẽ không thể đảm bảo phục vụ cho khách dẫn đến làm giảm uy tín kinh doanh quán.
Cân đối sử dụng các nguyên vật liệu pha chế một cách chính xác
Nhân viên pha chế khi pha chế đồ uống mà không dùng định lượng chuẩn xác sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống và khiến khách hàng không hài lòng.
Ngoài ra, số lượng nhập các nguyên vật liệu hàng ngày cũng phải được ghi chép và kiểm tra sát sao, đầy đủ, tránh trường hợp để quản lý kho và bên cung cấp cấu kết với nhau, khai khống số lượng nguyên liệu nhập hàng ngày để ăn chặn tiền.
Từ những vấn đề trên có thể thấy để có cách quản lý quán cà phê hiệu quả không phải là điều dễ dàng, bạn cần chú ý và học hỏi thường xuyên để có nhiều kinh nghiệm quản lý quán cafe của mình, giúp quán hoạt động tốt và đem lại lợi nhuận cao.
bản kế hoạch kinh doanh quán cafe này và bổ sung thêm.
3. Quản lý quán cafe - quản lý nhân sự
Quản lý nhân viên quán cafe tốt là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc quản lí quán cafe hiệu quả. Những nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp, tư vấn và phục vụ khách hàng hằng ngày. Chính vì vậy bạn phải quản lý nhân viên và đào tạo nhân viên một cách kỹ càng, chi tiết thường xuyên bởi vì nhân viên sẽ là những người truyền đạt các thông điệp của thương hiệu.
Trong quán cà phê cần có nhiều vị trí khác nhau, một vị trí sẽ có trách nhiệm đảm nhận các vai trò và công việc khác nhau. Người quản lý nhân viên phải hiểu được tầm quan trọng và vai trò của các vị trí từ đó cần có các điều chỉnh và phân bổ nhân sự cho phù hợp. Việc phân chia nhân viên hợp lý sẽ giúp quán hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Quản lý nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình
Phong cách phục vụ của nhân viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo thiện cảm của khách hàng đối với quán phê của bạn. Chính vì thế bạn cần có những quy tắc tuyển chọn nhân viên phục vụ chọn lọc và có chất lượng. Khi nhân viên mới vào làm thì phải đào tạo để nhân viên biết cách phục vụ. Tất cả các nhân viên ở mọi khâu làm việc đều phải linh hoạt, chủ động phục vụ khách một cách nhanh chóng, nhiệt tình để khách của mình không phải chờ đợi lâu.
Một phương pháp cần thiết để kích thích sự nhiệt tình, tận tâm ở nhân viên đó là thực hiện chương trình đánh giá nhân viên hàng tháng để khen thưởng, xử phạt. Đối với những nhân viên luôn đi làm đúng giờ và phục vụ tốt nên được khen thưởng để họ gắn bó và yêu nghề hơn.
4. Quản lý cơ sở vật chất của quán cafe
Cơ sở vật chất quán cafe có thể chia ra làm hai phần chính đó là các thiết bị phục vụ pha chế, trang thiết bị phục vụ khách hàng và các thiết bị thanh toán
Thiết bị phục vụ pha chế bao gồm các máy xay cafe, máy pha cà phê, máy pha sinh tố, cùng với các máy móc khác. Người quản lý phải nắm bắt được menu của quán từ đó mua sắm đầu tư các trang thiết bị pha chế cho nhân viên phù hợp. Bên cạnh đó, người quản lý quản cà phê cũng cần nắm thông tin để nâng cấp hoặc thay đổi các thiết bị cho phù hợp với menu và lượng khách hàng của quán.
Trang thiết bị phục vụ khách hàng bao gồm bàn, ghế, máy lạnh, wifi và các thiết bị khác. Để quán làm việc năng suất, bạn phải đảm bảo được các thiết bị này chắc chắn, hoạt động trơn tru giúp nhân viên để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra cũng nên chuẩn bị các bàn ghế dự phòng trong trường hợp khách hàng đông vào giờ cao điểm hoặc trường hợp thay thế cho các bàn ghế bị hư hỏng trong quá trình kinh doanh.
Thiết bị phục vụ giúp nhân viên thanh toán: các thiết bị gồm có, máy in hóa đơn, ứng dụng quản lý tiệm cafe cùng nhiều sản phẩm khác. Những sản phẩm này sẽ cung cấp cho bạn giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.
Liên hệ BIGBUY để được tư vấn các sản phẩm cho kinh doanh quán cà phê với mức giá ưu đãi!
5 Kinh nghiệm quản lý chất lượng dịch vụ quán cafe – Đặt khách hàng làm trọng tâm
Trong bất kỳ một mô hình kinh doanh nào thì khách hàng luôn được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Một tiệm cafe dù có thiết kế đẹp, độc đáo và sang trọng cỡ nào mà không có lượng khách hàng ổn định sẽ rất khó có thể tồn tại lâu dài. Chính vì thế, khôn ngoan trong cách quản lý quán cafe luôn tồn tại tiêu chí đặt khách hàng làm trọng tâm lên hàng đầu.
Xu hướng kinh doanh cafe hiện nay được chia làm 2 loại khá rõ ràng.
Một là hướng đến những người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên.
Hai là hướng đến những người trung niên, lớn tuổi.
Xuất phát từ xu hướng của hai nhóm đối tượng khách hàng này, các quán được thiết kế dựa trên sở thích chung của họ. Ví dụ, đối với quán cà phê lấy nhóm đối tượng khách là những người trẻ làm trọng tâm thì nên chú ý đến thiết kế quán theo phong cách đơn giản, trẻ trung nhưng không mất đi sự hiện đại. Bên cạnh đó nhiều màu sắc để không gian quán trở nên lung linh, đẹp mắt, thu hút khách hàng. Không gian bắt mắt, thu hút là những tiêu chí hàng đâu quyết định sự thành công của quán cà phê.
Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm
Ngược lại với nhóm khách hàng lớn tuổi, mô hình không gian quán cafe nên trang nhã, ấm áp và yên tĩnh. Ngoài tiêu chí về thiết kế thì họ cũng quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ và đồ uống ở quán nên bạn sẽ phải đầu tư chỉnh chu về mọi mặt.
Ngoài tiêu chí về thiết kế quán cafe thì để khách hàng cảm thấy dễ chịu, hài lòng với quán, bạn nên tuyển thêm nhân viên để luôn phục vụ thêm nước mát cho khách, kiên nhẫn khi khách gọi đồ, dắt xe cho khách khi khách ra về và đặc biệt là nhớ tên của khách hàng thân thiết.
Việc quản lí quán cà phê hiệu quả là đào tạo và xây dựng một hệ thống phục vụ tốt luôn lấy khách hàng làm trung tâm sẽ giúp ghi điểm tốt hơn trong mắt khách hàng và nâng cao khả năng khách quay trở lại quán của mình nhiều hơn.
6. Cách quản lý quán cà phê từ xa với phần mềm quản lý quán cà phê BIGBUY Res 160R
Khi bắt đầu kinh doanh một quán cà phê, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và bạn không thể nào ở quán để kiểm soát và quản lý quán cà phê 24/7. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ giúp bạn quản lý quán cafe mình từ xa. Trong đó BIGBUY Res 160R là một ứng dụng nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội.
Mời bạn tham khảo một vài tính năng nổi bật của công cụ này. Liên hệ BIGBUY để được tư vấn
Giao diên hiện đại, đơn giản,dễ dùng với máy tính, tablet, smartphone
Báo cáo để quản lý tình hình công việckinh doanh cafe từ xa thông qua smartphone
Quản lý mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu cùng nhiểu tính năng khác,…
Ứng dụng quản lý quán cà phê từ xa
7. Một số kinh nghiệm quản lý quán cà phê hiệu quả thu hút khách
7.1 Tạo các chương trình tri ân, khuyến mãi
Tâm lý của khách hàng ở mọi lĩnh vực kinh doanh đó là luôn thích ưu đãi, khuyến mãi. Chính vì thế, việc tạo các chương trình tri ân, khuyến mãi vào các dịp lễ đặc biệt hoặc các món ăn pha chế đặc biệt cũng là một cách quản lý quán cafe hiệu quả để khiến khách hàng có thêm động lực đến quán cafe của mình nhiều hơn.
Tạo các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng
7.2 Cập nhập nhiều công thức nước uống mới
Nhiều quán cafe kinh doanh vào thời gian đầu rất đông khách, tuy nhiên về lâu về dài, khi cạnh tranh cùng những quán mới mở thì không còn đủ sức hút nữa. Nguyên nhân một phần do menu của quán không có nhiều sự lựa chọn món đồ uống mới mẻ, nguyên liệu đa dạng, khiến khách hàng không hứng thú và không muốn đến quán của bạn.
Việc nắm bắt những xu hướng đồ uống, nguyên liệu đang hot sẽ giúp thu hút khách hàng mới cho quán tốt hơn. Ngoài ra, đối với những khách hàng quen thuộc thì cách một khoảng thời gian có thêm món đồ uống mới sẽ giúp họ có thêm sự lựa chọn và không có thấy quán của bạn nhàm chán.
Thường xuyên cập nhật xu hướng pha chế đồ uống mới
Thêm một cách để quảng bá thương hiệu đồ uống của bạn là cộng tác với các bên thứ 3 trong việc review, cung cấp dịch vụ đồ uống, món ăn, vận chuyển đồ ăn như: Grap, Go-viet, Now, Foody,…
7.4 Vận hành quản lý quán cafe theo cách chuyên nghiệp
Kinh nghiệm quản lý cafe hiệu quả, thông minh và đem lại doanh thu cho quán, bạn nên vận hành quán hướng tới sự chuyên nghiệp để làm hài lòng khách hàng. Vậy chuyên nghiệp ở đây có nghĩa là gì?
Đảm bảo vệ sinh quán cà phê: Trong ngành phục vụ đồ uống thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Những nguyên liệu được dùng để chế biến đồ uống hàng ngày phải được đảm bảo độ tươi ngon, chất lượng.
Ngoài ra, các dụng cụ pha chế, phục vụ đồ uống cũng phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần khách sử dụng. Những chiếc đĩa, cốc, thìa,… phải được thay mới để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái khi dùng đồ uống. Khi khách đã sử dụng xong đồ uống thì việc đầu tiên nên rửa sạch và sắp xếp ngay ngắn lên các kệ để không gian quán luôn ngăn nắp, gọn gàng, không được bừa bộn.
Giữ vệ sinh cho quán cafe luôn được sạch sẽ
Phục vụ với thái độ niềm nở: Thái độ là yếu tố đầu tiên quyết định khiến khách hàng cảm thấy hài lòng với quán của bạn. Chính vì thế, mọi nhân viên phục vụ trong quán đều phải làm việc với thái độ chuyên nghiệp, niềm nở. Luôn thân thiện và nhiệt tình khi khách đến, cảm ơn và cúi chào khi khách rời đi. Những hành động này tuy nhỏ nhưng lại khẳng định văn hóa ứng xử chuyên nghiệp khiến khách hàng cảm thấy được chào đón, tôn trọng mỗi khi đến quán.
Thanh toán nhanh và chính xác: Để gây ấn tượng đầu tiên với khách thì bạn nên hoàn thành việc thanh toán nhanh chóng, chính xác bởi vì trong lúc thanh toán nếu có xảy ra trục trặc khách sẽ khó chịu và dễ có ấn tượng xấu với quán.
Để hoạt động thanh toán nhanh và chính xác, quản lí tài chính cho quán cà phê tốt, bạn có thể đầu tư cho quán các thiết bị để quản lý cafe, thu ngân như máy tính tiền, máy in bill,… giúp tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian mà cong mang lại độ chính xác cao khi sử dụng.
Tìm chọn các gói “combo cashier” tại Bigbuy.vn
Nếu quán cafe của bạn đang có nhu cầu sắm các thiết bị, phần mềm quản lý quán cà phê hiệu quả bạn có thể xem qua các sản phẩm trên chúng tôi đảm bảo độ bền tuyệt đối, dễ sử dụng ở mọi loại sản phẩm. Ngoài ra Bigbuy còn đang cung cấp các gói “combo cashier” tối ưu hóa đơn hàng , bạn có thể xem qua và liên hệ để được tư vấn.
Kinh Nghiệm Quản Lý Quán Cafe Đông Khách Mỗi Ngày
Mở quán cà phê đã gian nan, để quản lý quán cafe khi đi vào hoạt động lại càng khó trăm lần. Nghe qua tưởng dễ, nhưng quản lý quán cà phê là bạn sẽ phải quản lý cả nguyên liệu quá cafe, tài chính, nhân sự…
Có được một cái quán nho nhỏ, bán gì cũng được, mỗi ngày có khoảng trăm khách ra vào là ước mơ mà tôi đã ấp ủ từ thời còn sinh viên. Chắc hẳn rằng các bạn cũng như tôi, chẳng ai muốn mình đi làm công cả đời cả, kinh doanh riêng là cách mình tự chủ tài chính cho cuộc sống tốt nhất.
Chỉ mới 27 tuổi mà anh Hưng đã làm chủ một quán cà phê với quy mô không hầm hố hay hoành tráng nhưng lúc nào quán cũng đông khách nườm nượp, cứ hễ tối đến là anh phải kê thêm gần chục cái bàn nữa để khách ngồi.
1. Đầu tiên là việc quản lý thu chi nội bộ
Anh bảo rằng khi mở quán thì quan trọng hơn hết là lợi nhuận, nên anh phải quản lý thu chi nội bộ một cách chặc chẽ để không phải hao hụt tiền bạc. Bởi lẽ nói tới lui thì tiền cũng vẫn là trung tâm đầu não của quán, không tiền thì không thể duy trì hoạt động quán được.
1.1. Quản lý thu – nghiệp vụ quản lý quán cafe
“Khi quản lý quán cà phê, anh quản lý thu của cửa tiệm như thế nào?” – tôi hỏi. Anh nói về việc thu của quán thì có rất nhiều trường hợp xảy ra, lúc đầu thì anh cũng không rõ nguyên nhân tại sao có những ngày lại hụt tiền so với tổng bill cuối ngày, có khi lại dư. Sau nhiều lần thì anh đã tìm hiểu được lý do như sau:
Nhân viên thu ngân không trung thực: trường hợp này mặc dù chưa xảy ra ở quán anh. Nhưng để quản lý quán cafe hiệu quả thì cần lưu ý kỹ vấn đề này, khi tuyển chọn nhân viên thu ngân thì phải cẩn thận. Sẽ rất dễ xảy ra việc nhân viên thu ngân lấy cắp tiền của quán nếu lựa chọn một thu ngân một cách hời hợt.
Quán quá đông nên thu nhầm tiền, thu thừa tiền , quên thu tiền của khách: Trường hợp này quán của anh cũng đã xảy ra trong những ngày đầu mở quán do dùng phương pháp thanh toán bằng thủ công.
Từ đó anh chuyển sang dùng phần mềm tính tiền quán cafe để khắc phục những trường hợp đó. Từ ngày có máy thì anh không còn phải ôm đầu mà suy nghĩ tại sao lại hụt tiền tại sao lại mất bill hay là mất bàn nữa.
1.2. Quản lý chi – cách quản lý tài chính quán cà phê
Tôi đang thầm thắc mắc: “Vậy cách quản lý chi nội bộ của quán như thế nào ta?” Nhìn thấy vẻ mặt đăm chiêu của tôi, anh ấy cũng hiểu tôi đang nghĩ gì bởi lẽ đã quán thân với nhau rồi. Anh nói: về việc chi của quán anh luôn kiểm soát chặt chẽ phải làm sao để chi tiêu cho hợp lý nhất, tính toán các khoản chi sao cho phù hợp và luôn ổn định nguồn vốn.
Cụ thể, mỗi ngày thu ngân sẽ kết ca cuối ngày và làm báo cáo doanh thu hàng ngày để biết hôm nay thu vào bao nhiêu và chi ra bao nhiêu. Sau đó anh sẽ đối soát lại từng con số để xem có trừng khớp không. Về phần quản lý nguyên liệu quán cafe để pha chế, chẳng hạn như những trái cây để làm thức uống nước ép hay là sinh tố sẽ order một cách hợp lý để không phải thừa hay thiếu.
2. Tiếp đến là cách quản lý nguyên liệu quán cafe
Tôi ngơ ngác hỏi: “Anh có cách quản lý nguyên liệu quán cafe như thế nào để tiết kiệm được chi phí không anh?”
Anh cười rồi nói tiếp: Về cách quản lý nguyên liệu quán cafe phải nói là vấn đề tương đối khó kiểm soát với mô hình kinh doanh đồ uống. Vì nếu bản thân em là người chủ nếu không có kiến thức và kinh nghiệm về pha chế thì sẽ dễ xảy ra trường hợp đặt mua thiếu hoặc dư nguyên liệu.
Ví dụ: một ly sinh tố dâu có định lượng là 200g dâu, và trung bình 1 kg dâu sẽ được 5 ly sinh tố. Một ngày trung bình sẽ bán được 5 ly sinh tố mà em đi đặt tận 2kg dâu thì sẽ dư.
Khi đặt hàng nguyên liệu thì nên cân nhắc việc món nào bán chạy và món nào bán chậm. Những món được nhiều người dùng thì sẽ đặt trái cây nhiều, những món bán chậm thì đặt ít thôi. Mỗi cuối ngày kiểm tra lại quầy bar xem món nào thiếu thì đặt để kịp có hàng bán.
Những ngày thứ 7 và Chủ nhật sẽ đông khách hơn ngày thường, nên tính toán sao cho hợp lý để đặt nhiều nguyên liệu cho 2 ngày cuối tuần đó.
Trái cây nên luôn luôn được bảo quản trong tủ mát và để những nơi thoáng mát mà cao. Tránh trường hợp có gián và chuột.
Cuối mỗi ca làm, pha chế phải kiểm tra lại số lượng hàng hóa.
“Nhớ kỹ là vấn đề nguyên vật liệu ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu chi nội bộ của quán, cách quản lý nguyên liệu quán cafe của em sẽ nói lên được rằng em có trách nhiệm với quán của mình hay không” – anh dặn dò.
Bỗng nhiên có một khách bước vào, tất cả nhân viên trong quán đều cúi đầu và chào “Em chào anh ạ!”, một bạn nhân viên phục vụ hướng dẫn khách đến quầy order món một cách rất sang trọng, sự thật cách quản lý nhân viên phục của anh khiến người ta chỉ muốn quay lại quán nhiều lần nữa.
Tôi đưa mắt quan sát thấy mỗi nhân viên đều làm việc rất chuyên nghiệp và đặc biệt là luôn luôn mỉm cười với khách. Chính bản thân tôi còn phải say lòng với những nụ cười ấy.
Vì vậy hãy đặt ra một bản nội quy, yêu cầu và trách nhiệm thật chặt chẽ và chi tiết cho từng bộ phận, những bộ phân như thu ngân, pha chế, phục vụ, bảo vệ… đều cần có một bản nội quy quyền hạn của mình trong nghiệp vụ quản lý quán cà phê.
Việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận, từng người sẽ khiến mình có thể dễ dàng nhận ra điểm mạnh điểm yếu của từng nhân viên, từ đó có những sắp xếp phù hợp hơn.
Và đừng quên có những chương trình đánh giá nhân viên định kỳ theo tháng, theo quý để khen thưởng, tăng lương và xử phạt công minh để thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm làm việc của mỗi cá nhân.
Đối xử công bằng với từng người, hãy coi đây là một gia đình. Những lúc nhân viên làm sai thay vì la mắng và dùng hình thức trừng phạt thì hãy nhẹ nhàng nói chuyện và cho cơ hội rút kinh nghiệm. Đó là cách quản lý nhân sự quán cà phê vừa có tâm và đức” – anh khuyên.
4. Cách quản lý quán cafe từ xa với phần mềm quản lý quán cafe
Làm chủ quả thật không dễ dàng, phải lo toan chu toàn cho cái quán, vậy là tôi đã hiểu dù đã 27 tuổi nhưng ông anh già này của tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Cũng phải thôi, chỉ mỗi việc quản lý quán cafe nhỏ của mình thì còn đâu thời gian để ý đến chuyện đôi lứa.
Nhưng chẳng lẽ cứ ở quán suốt để quản lý quán cafe của mình hay sao. Thế thì nhàm chán mất, đôi lúc cũng cần dành thời gian để tận hưởng cuộc sống hơn là công việc. Vậy phải làm sao để chu toàn giữa công việc và cuộc sống?
Nên mỗi khi anh đi đâu xa thì anh không còn lo lắng như trước đây, mỗi khi muốn kiểm tra tình hình hoạt động của quán thì anh chỉ cần mở điện thoại lên và check, sau đó cứ an tâm tận hưởng. Anh hay dùng phần mềm quán cafe vì nó dễ thao tác và sử dụng ngay với cả người mù công nghệ, có nhiều báo cáo chi tiết…
Còn bán hàng tại quán, thì lúc đầu anh chỉ dùng excel và sổ sách thôi. Nhưng rất tồn thời gian còn bị nhầm bill, nhầm bàn, không biết bill này đã tính tiền chưa…
Dùng thử miễn phí
Nên sau này anh mạnh dạn sắm luôn cho mình cái máy tính tiền quán cà phê, từ khi có máy thì việc order diễn ra nhanh chóng, khách không còn phải đợi lâu nữa. Mỗi bạn phục vụ đều được một cái máy tính tiền quán cà phê cầm tay, nên cũng tránh được tình trạng không biết còn bàn không, món này còn hay hết.
Bỗng có tiếng chao: “Xin chào anh chị ạ!”, tôi giật mình, tiếng chào như thức tỉnh tôi trong cuộc trò chuyện say sưa của 2 anh em. Tôi nhìn ra cửa thì trời đã chiều tà, một buổi chiều nhẹ như nhung buông xuống. Tôi đang tính từ giã anh ra về để anh chuẩn bị “hốt bạc” cho buổi tối.
Anh bất chợt bảo: “Khoan hãy về, anh còn một vài kinh nghiệm quản lý quán cà phê muốn chỉ em, nghe xong rồi về cũng không muộn”.
Để tạo ấn tượng với khách hàng và khiến khách hàng quay lại với quán thì cần nhớ những kinh nghiệm quản lý quán cà phê sau đây, tuy nhỏ nhặt nhưng sẽ để lại ấn tượng mạnh cho khách đó.
Quán café là nơi để khách hàng trải nghiệm, thư giãn. Vì vậy đừng tỏ ra sốt ruột khi khách gọi đồ lâu. Thay vì thế, hãy gợi ý đồ uống cho khách, tư vấn cho họ đâu là món đặc trưng của quán, món nào phù hợp với nhu cầu của họ. Không những giúp khách hàng chọn được đồ uống nhanh hơn mà cách này còn giúp người quản lý quán cafe thể hiện sự chu đáo và nhiệt tình.
Thông thường, quán nên có bảo vệ để trông giữ xe và dắt xe cho khách. Tuy nhiên, nếu quán chưa có bảo vệ và mình đang rảnh rỗi, mình có thể tự tay dắt xe cho khách.
Khi một nhân viên nhớ tên khách hàng, thậm chí là sở thích, thói quen của họ, vị khách sẽ cảm thấy được coi trọng và gắn bó với quán lâu hơn. Chẳng hạn: “Chào chị Lan, chị vẫn dùng sinh tố bơ như mọi lần chứ ạ?” Họ sẽ cảm thấy mình quan trọng và được quan tâm nên mới được nhớ tên và sở thích như vậy. Họ sẽ chẳng ngại giới thiệu quán cafe của mình cho bạn bè, người thân.
Nếu chỉ sử dụng duy nhất một menu cho quán thôi thì lâu dài sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho khách hàng. Để quản lý quán cà phê hiệu quả, mình cần refresh cho quán bằng cách thường xuyên cập nhật các đồ uống mới, hoặc có thể thử pha chế món uống cũ theo một phong cách mới, cách trang trí món ăn mới để níu chân họ ở lại quán.
Nội dung đăng tải cần đa dạng: bài viết về sản phẩm, không gian quán, review của khách hàng, nội dung giải trí vui vẻ, các chương trình khuyến mãi hoặc hoạt động của quán.
Không gian quán cafe như bàn ghế cũng phải luôn được lau chùi và sắp xếp gọn gàng. Đây là nghiệp vụ quản lý quán cafe căn bản cần nắm vững.
Hãy luôn thân thiện, nhiệt tình khi khách đến, cúi chào, nói lời cảm ơn khi khách rời đi, chỉ là những hành động nhỏ nhưng thể hiện cách ứng xử có văn hóa của quán.
Hãy đầu tư thêm máy tính tiền quán cafe để giúp cho việc thanh toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Và mình cũng quản lý quán cafe dễ dàng, tránh hao hụt thất thoát nữa.
Tôi từ giã anh ra về, trong đầu đã tường tận mọi vấn đề vê nghiệp vụ quản lý quán cafe. Phố đêm cũng đã bắt đầu lên đèn, hai bên đường những quán cafe cũng đã dần đông khách, trước đây tôi suy nghĩ rằng mở quán cafe là một vốn bốn lời nên người ta cứ rần rần đua nhau mở quán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Quản Lý Quán Cafe Hiệu Quả Dành Cho Người Mới Kinh Doanh trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!