Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt : Đình được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đình, đền, chùa, miếu mạo …là những địa điểm tín ngưỡng , thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai? Khi nào gọi là đình, là đền, là chùa, là miếu? Sau khi tìm hiểu và tham khảo các tư liệu, xin chia sẻ với mọi người :
Đình là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
Ban đầu, đình là điểm quán để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến khoảng giữa thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng bắt đầu là nơi thờ thành hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.
Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã.
Các ngôi đình nổi tiếng như Đình Bảng, đình Thổ Hà, đình Bát Tràng, đình làng Vẽ, đình Hậu Ái…
Chùa là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật, đây là thờ Phật đồng thời là nơi ở sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Đây là nơi những tín đồ đạo Phật lui tới để nghe thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.
Việt Nam có một số chùa lớn như chùa Bái Đính, chùa Trăm Gian, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương…
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.
Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…
Phủ: Thường là nơi thờ Mẫu – phủ Gầy, phủ Tây Hồ… một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ VVII.
Quán: Một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Tùy theo từng thờ mà có các dạng thức thờ tự khác nhau. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như của một ngôi đền thờ vị thần thánh cụ thể.
Như Bích Câu đạo quán thờ Tú Uyên, rồi đền thờ Từ Thức… Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thần Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng) – Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây.
Am: Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Am cũng là nơi yên tĩnh, nơi linh thiêng, nơi thờ thành hoàng làng.
Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).
Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.
Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
Phân Biệt Kinh Doanh Hộ Gia Đình Và Doanh Nghiệp Nhỏ Bạn Nên Biết
Tân Thành Thịnh xin chia sẻ những thông tin về phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ cũng như các vấn đề xoay quanh về hộ kinh doanh cá thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Phân biệt hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp nhỏ
1.1 Hộ kinh doanh gia đình là gì?
Hộ kinh doanh gia đình
hay hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ là một hình thức kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
1.2 Doanh nghiệp nhỏ là gì?
Theo quy định doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ. Doanh nghiệp nhỏ khi thành lập cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp ( công ty TNHH, doanh nghiệp tư, công ty cổ phần) và đăng ký kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế như đối với doanh nghiệp vừa lớn.
1.3 Phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ
Để phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ, chúng ta có thể phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:
a) Thủ tục hành chính
– Doanh nghiệp nhỏ: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/tp nơi đặt trụ sở. Phải có con dấu trong được quản lý cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép. – Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu pháp nhân (con dấu tròn)
b) Sổ sách chứng từ
Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 200 của Bộ Tài chính. Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn… – Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.
c) Thuế phí
Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định. Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài. Hàng tháng, quí phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. – Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN dưới hình thức thế khoán và thuế môn bài khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
d) Tư cách pháp nhân
+ Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ có tư cách pháp nhân, theo đó các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp. + Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân tức là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.
e) Về xuất hóa đơn
+ Doanh nghiệp nhỏ: Dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT. + Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.
f) Số lượng người lao động
+ Doanh nghiệp nhỏ: không giới hạn số lượng lao động, tùy vào điều kiện thực tế của mình sẽ có số lượng lao động phù hợp. + Hộ kinh doanh: Số lượng lao động phải dưới 10 người. Như vậy, tùy vào điều kiện thực tế của mỗi người có thể xem xét phù hợp với quy mô kinh doanh nào, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
2.1 Hộ kinh doanh cá thể phải đóng thuế gì
Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 2 loại thuế sau:
– Thuế môn bài:
Theo quy định mới, hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi, HKD phải nộp lệ phí môn bài, mức thuế môn bài sẽ căn cứ vào mức doanh thu đạt được.
Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: Miễn phí
Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300– 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/ năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
– Thuế khoán:
Thuế khoán là một loại thuế dành cho cá nhân hay còn gọi là loại thuế trọn gói, do mức thuế thấp khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế tương ứng cho cá nhân kinh doanh cần phải nộp. Thuế khoán này tính cho mức tương đương tổng của các loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cộng lại.
2.2 Cách tính thuế khoán của hộ kinh doanh gia đình
Thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể được tính như sau:
a) Quy định về thuế khoán
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNCN. + Đối với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh, cá nhân kinh doanh thường xuyên theo mùa vụ, cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Kinh doanh thực tế bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
b) Cách tính thuế khoán
Căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. – Công thức tính số thuế hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
+ Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN: là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (Đối với trường hợp thuộc diện chịu thuế). Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. + Tỷ lệ thuế tính thuế hộ kinh doanh cá thể trên doanh thu Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu hộ kinh doanh cá thể gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề.
Tỉ lệ thuế GTGT
Tỉ lệ thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa
1%
0,5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
5%
2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
3%
1,5%
Hoạt động kinh doanh khác
2%
1%
– Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. – Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề.
2.3 Vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?
Hiện nay pháp luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD cá thể. Vì thế, hộ kinh doanh cá thể có quyền tự do đăng ký số vốn kinh doanh tùy thuộc vào khả năng của mình cũng như quy mô và ngành nghề mà mình hướng đến.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn. Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký. Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:
Vốn cao hay thấp;
Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.
2.4 Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh?
a) Nội dung của biển hiệu
Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
Tên của hộ kinh doanh cá thể theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Địa chỉ của hộ kinh doanh.
Số điện thoại liên lạc chung của hộ kinh doanh.
b) Hình thức của biển hiệu
Về chữ viết: Chữ viết phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật như chữ viết không thể thay thế bằng tiếng Việt. Ngoài ra nếu sử dụng cả tiếng nước ngoài và tiếng Việt trên cùng một biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không quá ¾ tiếng Việt và phải được đặt dưới chữ tiếng Việt. Về kích thước: đối với từng loại biển hiệu sẽ có quy định cụ thể về kích thước:
Đối với biển hiệu ngang: chiều cao biển hiệu không được quá 02 mét, chiều dài không được quá chiều ngang của mặt tiền nhà.
Đối với biển hiệu dọc: chiều ngang không quá 01 mét, chiều cao không được quá 04 mét và không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi hộ kinh doanh đặt biển hiệu.
Trên biển hiệu thể hiện các logo, biểu tượng của hộ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh và không được vượt quá 20% diện tích của biển hiệu.
c) Nơi đặt biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể
Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể được treo nơi thuận tiện nhất của địa điểm kinh doanh và không được lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng, không được chắn lối thoát hiểm, lối cứu hỏa và không gian chung của hộ kinh doanh. Ngoài ra thì việc treo biển hiệu phải tuân thủ các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2.5 Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp?
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp. Tuy chỉ là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động.
2.6 Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Công ty Tư vấn Thành lập doanh nghiệp Thuế – Kế toán Tân Thành Thịnh tự hào là đơn vị với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi cung cấp đăng ký hộ kinh doanh cá thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.
a) Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh:
Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp nhanh cho quý khách hàng đúng quy định pháp luật;
Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tư vấn, giải đáp và hỗ trợ khách hàng toàn bộ các thắc mắc về pháp lý trong quá trình hoạt động, kinh doanh.
b) Cam kết
Dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
Mọi thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định
Chi phí hợp lý, cạnh tranh
Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình
Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh
Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
Email: lienhe@tanthanhthinh.com
Cách Phân Biệt A, An Và The
1. Cách dùng mạo từ không xác định “a” và “an”
Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. Ví dụ: A ball is round (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng): Quả bóng hình tròn He has seen a girl (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một cô gái.
1.1. Dùng “an” trước: Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o”. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam) Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô) Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng) Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P
1.2. Dùng “a” trước: *Dùng “a” trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h”. Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…
*Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·
*Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)
*Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand. Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)
*Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)
*Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter) Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)
*Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day. Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)
4 Khác Biệt Trong Gia Đình Việt Xưa Và Nay
Ngày nay, vì đủ kiểu lý do, bữa cơm tối đầm ấm, quây quần giữa các thành viên ngày càng bị xao nhãng. 1. Quy mô gia đình
Trước đây, trong một gia đình thường có sự xuất hiện của ông bà, bố mẹ, con cái. “Tứ đại đồng đường” là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt. Điều kiện khó khăn, việc “thoát ly” ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính trên, nhường dưới.
Xã hội ngày nay, những cặp vợ chồng trẻ tuổi thích sự tự do, muốn thể hiện được cái tôi và khả năng độc lập cao, có điều kiện kinh tế. Những lý do đó khiến nhiều người quyết định sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ. Không những thế, người phụ nữ ngày càng bình đẳng, không chấp nhận hy sinh nên khó lòng sống hài hòa với nhà chồng. Lựa chọn sống riêng vì thế ngày càng nhiều.
2. Bữa cơm
Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thành viên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày.
3. Nề nếp sinh hoạt
Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp, gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì. Các cụ luôn dùng những câu răn dạy của người xưa để giúp con cháu giữ được nề nếp như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên, nhường dưới”… Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìn nhau mà sống. Hơn nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của các công nghệ hiện đại, con người ít có sự lựa chọn.
Nhịp sống công nghiệp ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ có nhiều sự tự do hơn khi sống riêng. Khi không thích nấu nướng, họ có thể chọn ăn ngoài hàng hoặc gọi đồ ăn về nhà. Với những gia đình chưa có con, chỉ có hai người thì sự thoải mái càng lớn hơn. Đôi khi, căn bếp cả tuần không “đỏ lửa” và các cặp vợ chồng cũng không lấy đó làm lo lắng.
4. Sự khác biệt giữa hai thế hệ
Giữa một phía quyết giữ bằng được mọi giá trị truyền thống và một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cái mới. Tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi.
Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi con người sống trong đó. Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh và làm mọi thứ để con cái được hạnh phúc.
Lưu ý: Bạn có thể copy bài viết này và lưu ý ghi rõ nguồn
MR WHY – Phạm Ngọc Anh
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt : Đình trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!