Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống Mái Chuẩn 100% Mà Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều cách để phân biệt Chim Vành Khuyên trống và chim Vành Khuyên mái, nhưng sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách đơn giản và dễ phân biệt nhất.
Để phân biệt trống mai của loài này chúng ta có thể nhận biết qua tiếng kêu của chúng. Vành Khuyên trống và Vành Khuyên mái có tiếng kêu hoàn toàn khác nhau. Khi nghe chúng kêu bạn có thể phân biệt được.
Đối với chim Vành Khuyên trống thì chúng có rất nhiều tiếng kêu khác nhau như: Gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Và khi gọi, âm của chim Vành Khuyên trống thường sẽ đanh hơn, âm cuối sẽ cao lên. Hơn nữa chú chim nào hót chuyện thì chắc chắn đó sẽ là một chú chim trống.
Khác với chim trống, Vành Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Tiếng kêu của chim mái cũng thường nhỏ hơn, tiếng kêu tắt dần và kéo dài. Tiếng kêu của chim mái thường rất đục, âm trầm và đặc biệt chim mái cũng rất ít kêu.
Cách phân biệt Vành Khuyên qua tiếng hót có tỷ lệ đúng rất cao, lên đến 95%. Vì vậy cách này được rất nhiều người lựa chọn để phân biệt Vành Khuyên trống, Vành Khuyên mái.
Nhìn vẻ bề ngoài của loài Vành Khuyên bạn cũng có thể nhận biết được Vành Khuyên trống và Vành Khuyên mái. Đối với chim trống bạn sẽ thấy chim có mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và đôi chân cao hơn. Chim mái lại khác hoàn toàn, nó có đôi chân ngắn và vẻ ngoài khá là bầu bĩnh, dễ thương.
Theo những người có kinh nghiệm chơi chim lâu năm chia sẻ, chim trống sẽ có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra trong khi chân của chim mái gần như là tư thế đứng song song.
Hơn nữa, một chú chim trống chúng sẽ thường hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn so với chim mái. Nếu bạn là một người hay chăm sóc những chú chim của mình thì điều này sẽ giúp bạn nhận biệt được chim trống và chim mái dễ dàng hơn.
Nếu chim Vành khuyên nhà bạn đang ở thời kỳ thay lông thì hãy tham khảo ngay bài viết cách chăm sóc chim Khuyên thay lông. Bởi giai đoạn này chim rất yếu và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để chuẩn bị cho giai đoạn kích lửa sau này.
Tu là phần lông vàng ở chỗ đít chim. Bạn có thể chọn phương pháp này để phân biệt nhưng điều này chỉ phân biệt được theo mùa.
Đầu mùa xuân là thời điểm của những chú chim Vành Khuyên ghép đôi, bạn không nên thực hiện phương pháp phân biệt bằng cách xem tu của chim vào lúc này.
Sau khi ghép đôi và sinh sản xong thì tu của chim mái sẽ to gần bằng tu của chim đực. Lúc này bạn xem nên cẩn thận vì rất khó để phân biệt đâu là Vành Khuyên trống và đâu là Vành Khuyên mái.
Khi mùa thu đến thì đây là lúc thích hợp để phân biệt bằng phương pháp xem tu của chim. Lúc này, tu của con mái sẽ nhỏ lại, ngắn. và thấp hơn so với con đực. Bình thường, ở chim Vành Khuyên thì tu của con trống sẽ cao nhọn và xuôi về phía đuôi hơn. và nếu hai bên lườn chim, nếu có lông tơ mọc nhiều thì đa phần là chim trống.
Việc phân biệt chim trống và chim mái qua tu thì điều này có tỷ lệ đúng thấp hơn, khoảng 60%. Dù có tỷ lệ thấp hơn nhưng đây cũng là một trong những cách hay để phân biệt trống, mái ở loài chim Vành Khuyên.
Khi phân biệt Vành Khuyên trống và Vành Khuyên mái theo màu lông thì bạn cần chú ý những điểm sau: lông trên lưng, lông cổ, lông sườn và lông bụng. Đây là những điểm mà sự khác biệt về màu lông của chim trống và chim mái thể hiện rõ nhất.
Vành Khuyên trống có màu lông tươi và đẹp hơn so với chim mái. Lông trên lưng của chim trống sẽ có màu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, lông cổ cũng sẽ vàng tươi hơn.
Bên cạnh đó thi chim mái thì lông trên lưng sẽ có màu xanh xỉn hơn và trông có vẻ không được tươi sáng bằng chim trống. Vùng ở cổ, lông của chim mái cũng sẽ có màu vàng nhạt hơn so với chim trống.
Ở phần đuôi, lông của chim trống sẽ có màu vàng tươi và sáng hơn. Còn với chim mái, lông đuôi của chúng sẽ có màu vàng nhạt giống với màu nõn chuối. Khi nhìn bạn có thể thấy lông đuôi của chim mái có vẻ sẽ kém sắc hơn so với chim trống.
Lông bụng cũng là một đặc điểm cần chú chú ý khi phân biệt Vành Khuyên trống, mái qua màu lông. Nhìn từ xa, lông bụng của chim tống sẽ giống như cục bông hơn. Lông bụng của chim trống sẽ có màu trắng sáng, còn chim mái thì là màu trắng xỉn.
Đặc điểm cuối cùng về bộ lông là lông sườn của Vành Khuyên. Lông sườn của chim trống sẽ đậm hơn chim mái nhiều. Bên cạnh đó chim trống thường sẽ có vạch vàng ở dưới bụng. Tuy nhiên, ở một số con chim mái cúng có vạch vàng này nhưng không được to và đậm như chim trống.
Có một đặc điểm cần chú ý là về họa của Vành Khuyên. Họa của những chú Vành Khuyên trống sẽ thường to và dầy có màu trắng sáng. Còn chim mái thì sẽ có họa nhỏ hơn và màu cũng xỉn, tối màu hơn.
Nhìn tổng thể, chú Vành Khuyên nào có màu lông sáng hơn, lông mượt, lông đuôi có bản to thì sẽ có tỷ lệ là chim trống cao hơn. Chọn Vành Khuyên trống, Vành Khuyên mái theo cách này có tỷ lệ đúng không cao. Tỷ lệ đúng theo cách thường chỉ khoảng 70%.
Cách Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống
1. Phân biệt khuyên theo tiếng kêu
– Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.
– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
– Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…
+ Chim hót chuyện là chim trống (100%).
2. Phân biệt theo vóc dáng
– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
3. Phân biệt theo phong thái
Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình (/), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
4. Phân biệt bằng cách xem tu: (Tu là : phần lông vàng ở hậu môn). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.
Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.
5. Phân biệt theo màu lông
Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
– Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.
6. Cách phân biệt chim trống và chim mái của Trung Quốc
Bí Quyết Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống Và Mái Chính Xác Nhất
Chim Vành khuyên trống thường hót hay và líu nhiều hơn chim mái, do đó chim khuyên trống là sự lựa chọn số một của những người chơi khuyên. Vậy làm sao để lựa chọn được những chú chim trống ưng ý, trong bài này chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm phân biệt chim trống, chim mái đơn giản nhất.
Với cách phân biệt này chúng ta lưu ý về mùa của chim khuyên. Vào đầu mùa xuân, là thời gian chim đang ghép đôi và thời kỳ rất căng của chim, nên tu của chim mái cũng khá to không thua kém con đực là bao nhiêu. Do đó nếu phân biệt tu vào thời gian này thì tỷ lệ chính xác rất thấp.
Vào mùa thu là thời điểm phân biệt chim khuyên trống, mái tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn. Lúc này tu của chim mái thấp và bé hơn chim trống.
Tuy tu của chim trống cao hơn chim mái, tuy nhiên theo đánh giá của những người chơi chim thì lựa chọn trống mái bằng cách này tỷ lệ chính xác cũng không được cao lắm, chỉ khoảng 60%.
Phân biệt chim vành khuyên trống mái qua màu lông
Chim khuyên trống thường có màu lông đẹp và tươi hơn chim mái. Trên lưng chim mái có màu lông xanh xỉn và không được tươi, con chim trống lông lưng có màu xanh tươi, trên đầu lông có ánh vàng.
Lông bụng chim vành khuyên chim mái có màu trắng hơi xỉn còn chim trống có màu trắng sáng trông như cục bông rất đẹp.
Lông đuôi cũng là một trong những điểm đáng lưu ý trong kinh nghiệm lựa chọn chim khuyên trống, mái. Nếu lông dưới đuôi và lông cổ chim trống có màu vàng tươi thì chim mái lại có màu lông vàng nhạt, gần giống màu của nõn chuối.
Lưu ý: Họa của chim trống to và dày hơn chim mái. Tuy nhiên phân biệt chim trống mái thông qua cách này tỷ lệ chính xác cũng không được tuyệt đối, chỉ khoảng 70%.
Đây là cách phân biệt chim khuyên trống mái thường được áp dụng nhất hiện nay, với tỷ lệ chính xác cao lên tới 95%.
Chim khuyên trống có thể gọi bằng nhiều tiếng như: Gọi đơn, gọi đôi và gọi giật trong khi chim mái.
Khuyên trống với tiếng hót đanh, cao và sắc hơn, khuyên mái nghe tiếng không được đanh như chim trống và tiếng nghe khá cộc. Về độ siêng hót thì chim trống siêng gấp 2 lần chim mái.
Bí Quyết Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Chính Xác 100% Bạn Cần Biết
Khi bắt hoặc mua chim Chào mào non về bạn có thể dễ dàng phân biệt trống mái bằng các cách như sau:
Đối với chim non cùng tổ, tỷ lệ chim trống sẽ cao hơn, khoảng 95%. Chào mào mẹ thường đẻ 2 đến 3 trứng. Đối với tổ Chào mào có 2 trứng, con mái sẽ thường là cái trứng nở đầu tiên. Nhưng đối với tổ 3 trứng thì lại khác, trứng nở thứ 2 lại là con cái và 2 trứng còn lại thường là chim trống.
Nếu bạn không quan sát từ khi chim mẹ đẻ trứng mà chỉ bắt được tổ có chim non thì bạn chỉ cần nhìn hình dạng của nó. Chim non trống thường người của chúng sẽ to, đầu to và có mắt méo hơn những con chim cái.
Sau đó, bạn hãy để ý đến lông đuôi và lông chân của chú Chào mào. Lúc xòe đuôi ra, lông đuôi của chú chim Chào mào trống sẽ dài hơn, do con mái sẽ phát triển chậm hơn. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt được Chào mào trống và Chào mào cái đúng lên đến 99%.
Đối với chim non khác tổ thì cách chọn này sẽ hơi khó hơn. Vì lúc này, ngày con chim nở sớm muộn sẽ khác nhau. Nếu muốn mua một chú chim Chào mào trống thì bạn có thể chọn 1 chú Chào mào có đầu to, mình to, mào của nó có màu sẫm hơn.
Tiếp đến, bạn hãy nhìn lông đuôi của chú Chào mào. Lông đuôi nào dài hơn, ôm gọn hơn và có mắt méo thì sẽ là chim trống. Hơn nữa, một chú chim Chào mào trống thường vẫy cánh và rất hay đòi ăn. Cách này có thể giúp bạn chọn được Chào mào trống với tỷ lệ cao hơn.
2. Phân biệt Chào mào bổi trống máiChào mào trống thường sẽ có thân hình to và dài, mào cao, khuôn mặt hung dữ. Nhưng Chào mào cái thì ngược lại. Chúng có cái đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp và đôi chân mảnh mai. Bên cạnh đó bạn có thể so sánh một số yếu tố sau để chọn được chú chim chuẩn xác nhất.
Chim Chào mào trống sẽ thường xổ bọng từ âm 5 trở lên. Nếu lúc đánh nhau, chú chim Chào mào nào bổ giọng từ 5-12 âm thì chắc chắn đó chính là chú chim trống. Nghe âm vang nó cũng sẽ khác hẳn, giọng chim trống thường sẽ to, vang và gắt hơn. Giọng chim trống khi hót âm cuối thường cao lên.
Đối với chim mái thì lại khác, Chào mào mái thường xổ bọng từ 3-4 âm. Cũng có một số com chim mái đặc biệt bổ giọng đến 5 âm, nhưng điều này rất hiếm. Khác với chim trống, tiếng hót của chim mái âm cuối thường trầm xuống, nhỏ lại và kéo dài ra.
Nếu bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng, thì xác suất bạn tuyển chọn được chim trống sẽ là 90%. Bạn hãy lấy một chú chim trống chơi tốt lại gần chú chim bạn muốn thử. Nếu chú chim kia chớp cánh, xù lông hay hót đấu thì chắc chắn đó là Chào mào trống.
Hoặc khi bạn bỏ một chú chim Chào mào cái vào lồng. Nếu chú chim kia không có thái độ gì mà có vẻ ngơ ngác thì nó cũng chính là Chào mào trống.
Nếu bạn không thể nghe được chim hót hay đặt bẫy như cách tên thì bạn có thể kiểm tra bộ mặt của Chào mào. Bạn chỉ cần chú ý một số đặc điểm về đầu, mào, mắt, tách đỏ thì có thể nhận biết được.
Đối với một chú Chào mào trống, đầu của nó sẽ to hơn, khuôn mặt cũng có vẻ hung dữ hơn nhiều phần. Mào của chim trống cũng sẽ cao hơn, mỏ dài hơn và đặc biệt tách đỏ sẽ có nhiều lông hơn và dài hơn chim mái. Đây là một tiêu chí cao nhất khi bạn phân biệt Chào mào trống và Chào mào cái.
Khác với vẻ mặt hung tợn của Chào mào trống, Chào mào cái có vẻ hiền lành hơn. Chào mào cái có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào sẽ thường ngắn và cụp xuống. Bên cạnh đó, lông ở má của Chào mào cái thường ửng màu đỏ tươi và rất ít.
Ngoài những đặc điểm như đã nói trên thì Chào mào cái cũng có màu lông nhạt hơn so với chim trống. Bên cạnh đó lông cánh của Chào mào trống cũng dài hơn so với Chào mào cái. Chào mào trống trông cũng sẽ nhanh nhẹn hơn con cái.
Nhìn lông mao sau gáy của loài chim này bạn cũng có thể phân biệt được con trống và con mái. Ở chim trống, chúng sẽ thường có 1-3 cọng lông mao và có một sợi dài nhất trong khi chim mái thì sẽ không có.
Nếu có cơ hội được cầm chim trên tay thì bạn có thể dễ phân biệt hơn nhờ cách sau. Bạn cầm nhẹ con chim trên tay sau đó để phần bụng chú chim quay xuống dưới đất, thả lỏng nhẹ nhàng nhưng nhớ cẩn thận kẻo chú chim bay mất. Tiếp đến bạn quay chú chim ngược lại và cho bụng chim lên trời.
Bạn hãy quan sát thật kỹ khi làm việc này. Vì nếu là một con chim trống thì đầu của chúng thường rướn về phía trước và xòe lông đuôi ra trong khi chim mái thì rụt đầu lại, không xòe lông đuôi và 2 chân sẽ dạng ra.
Cách Phân Biệt Chim Yến Phụng Trống Mái Để Phối Giống Chuẩn
Người nuôi cần phải biết cách nhận biết chim Yến Phụng trống và mái để không gặp khó khăn gì trong quá trình ghép cặp, phối giống.
Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái để phối giống Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái dựa trên màu sắc mũi!1. Đặc điểm nhận dạng của chim Yến Phụng trống
Chim Yến Phụng trống là những chú chim có mũi màu hồng hoặc xanh biếc:
Mũi hồng thường gặp ở loài chim trắng mắt đỏ, chim vàng mắt đỏ, chim màu trắng bông hoặc màu vàng bông.
Mũi xanh biếc thường gặp ở loài chim màu xanh dương, xanh két, màu xám, màu tím hay màu xanh đọt chuối.
Chim Yến Phụng trống thường có mũi màu hồng hoặc màu xanh
Tuy nhiên, với những chú chim trống có mũi màu xanh biếc thì màu sắc này chỉ lộ rõ khi chim được trên 2 tháng tuổi. Trước đó, mũi của chúng sẽ có màu hồng khiến những người không giỏi về chuyên môn thường hay bị nhầm lẫn.
2. Đặc điểm nhận dạng của chim Yến Phụng mái
Không giống như chim trống, chim Yến Phụng mái luôn luôn có mũi màu trắng cho dù mang trên mình bất cứ màu lông nào đi chăng nữa. Do đó, người nuôi có thể nhận ra chim mái một cách dễ dàng nhất.
Chim Yến Phụng mái có mũi màu trắng
3. Cách ghép đôi chim Yến Phụng trống mái trong quá trình nuôi
Ghép đôi chim Yến Phụng để sinh sản
Một số lưu ý trong quá trình ghép cặp:
Tuyệt đối là không nuôi một trống hai mái trong cùng một ngăn vì hiệu quả và chất lượng sinh sản sẽ không cao.
Nên ghép đôi chim tơ thay vì chim già. Đặc biệt là loại bỏ những chú chim đã tham gia sinh sản được 5, 6 năm vì khi đó, chúng đẻ không sai, trứng vừa nhỏ vừa ít cồ lại nở không đều, chim con sinh ra cũng có chất lượng không tốt.
Bạn có thể chọn ghép cặp giữa trống già với mái tơ hoặc mái già với trống tơ cũng được.
Cách Phân Biệt Chim Họa Mi Trống Mái
Thường thì trời phú cho con trống có bộ lông sặc sỡ, tươi tắn hơn; có con đuôi dài hơn, hoặc trên đầu còn có mào, có chóp lông đẹp đẽ. Con trống vóc dáng cũng cao to hơn con mái, trông hùng dũng hơn, oai phong hơn.
Trong khi đó con mái thân mình thường nhỏ nhắn, vừa tròn trịa vừa thấp; bộ lông lại quê kệch tối tăm, xấu xí, dáng vẻ lại lù đù trông chẳng hấp dẫn chút nào cả.
Sự thiên vị đó của đấng cao xanh thật ra có chủ đích rất đáng khâm phục, phải nói là có sự an bài, sắp xếp vô cùng khéo léo và thần tình. Thật ra, bộ lông con mái trời sinh xấu xí, tiệp với màu cây cỏ trong rừng lại rất có lợi cho sự sống còn của nó và cho nòi giống nó. Con mái phải ấp trứng, phải nuôi con, mà mẹ con nó là những miếng mồi ngon của không biết bao nhiêu kẻ thù đang chực chờ rình rập. Chính nhờ vào bộ lông tăm tối đó nó mới lẩn tránh được vào cây cỏ, bờ bụi, thoát được nanh vuốt của kẻ thù để sống mà sinh con đẻ cái bảo tồn nòi giống.
Thế nhưng, cũng có những giống chim mà trống mái lại giống nhau… như hai giọt nước, nhìn qua khó lòng phân biệt được. Chẳng hạn như chim Yến Phụng, yến Hót, Nhồng, Sáo Sậu, Khướu …và cả Hoạ Mi nữa!
Tất nhiên, chúng phải có những điểm dị biệt, nếu không lộ ra bên ngoài thì cũng lộ ra ở tiếng kêu giọng hót.
Điểm khác biệt lộ ra bên ngoài như của Yến Phụng chẳng hạn là cục thịt nhỏ đóng trên hai lỗ mũi của chim có sự khác màu. Yến Phụng trống màu lông xanh dương, xanh két, xanh đọt chuối thì cục thịt ở mũi màu xanh. Còn Yến Phụng lông vàng tuyền, trắng tuyền (mắt hột lựu) thì mũi chim trống màu hồng. Trong khi tất cả chim Yến Phụng mái dù màu gì, cục thịt mũi vẫn màu trắng ngà.
Còn điểm khác biệt lộ ra bên trong là ở tiếng kêu hay giọng hót. Thường thì giọng chim trống trong, dài, và siêng kêu siêng hót hơn con mái… Như chim vành Khuyên chẳng hạn.
Riêng chim Họa Mi, nếu nhìn vóc dáng bên ngoài để phân biệt giới tính e rằng dễ bị lầm, vì trong hai con trống mái chẳng khác gì hai giọt nước: chúng giống nhau như đúc từ màu lông đến vóc dáng!
Ngay những nghệ nhân đã nuôi chim Họa Mi lâu năm nếu nhìn vào vóc dáng bên ngoài của chim, cũng ít người dám đoán chắc đúng cả mười phần, đâu chính xác là chim trống, đâu là chim mái…
Thường thì Họa Mi trống lớn con, mỏ to, hàm bạnh, chân to và thân hình cao rắn. Còn chim Họa Mi mái thì đầu nhỏ, mỏ nhỏ, hàm không bạnh, mình tròn trịa lại ngắn đòn, chân cũng mảnh khảnh, yếu ớt và thường thì Họa Mi mái chỉ to một tám một mười so với chim trống.
Thế nhưng, cũng có những con Họa Mi mái có thân mình to lớn, đứng gần bên chim trống nó chẳng chịu thua kém một chút nào. Gặp trường hợp này thì ai tài nào mà phân biệt được?
Kinh nghiệm cho thấy, nếu chỉ nhìn vóc dáng bên ngoài mà phán đoán được trống, mái, thì nên nhìn sơ qua một lượt có thể biệt được ngay. Giống chim mà nhìn chăm chú mãi thì dễ bị hoa mắt, mà khi đã hoa mắt thì trông con nào cũng giống như con nào không sao phân biệt được!
Tốt hơn hết và chính xác hơn hết là phân biệt tiếng kêu và giọng hót của mỗi con.
Họa Mi trống có tiếng kêu trong trẻo, còn Họa Mi mái tiếng kêu khàn hơn. Giọng hót của Họa Mi trống thì lảnh lót, êm tai, lại có bài bản hẳn hoi, trong khi chim mái chỉ biết kêu sè…sè…sè mà người trong nghề gọi là xùy. Tiếng xùy của chim mái mang ý nghĩa mời gọi chim trống, cho nên hễ trống mà thoáng nghe tiếng mái thì luýnh quýnh lên hót như điên dại..
Được cái may là chim mái rất mau mồm mau miệng.
Dù là chim bổi mới bắt về đang nhát, thế mà khi thoáng nghe có giọng Họa Mi trống hót là chim mái xùy ngay. Trong khi đó Họa Mi trống bổi nếu chịu mở miệng hót cũng phải nuôi đến vài ba tháng trở lên, chứ ít con chịu hót ngay. Chim nào chịu hót ngay là do nó còn lửa rừng nên hăng hái không biết sợ…
Chim Họa Mi mái tính tình cũng dữ dằn chẳng khác gì chim trống. Gặp chim mái đồng loại là nó sáp lại sân si đòi đá cho bằng được. Tuy vậy, xưa nay chưa ai nuôi Họa Mi mái để đá cả. Chính vì cái tính hung dữ này mà nhiều Họa Mi mái mới bị sa vào lưới lục. Trên thị trường, giá bán Họa Mi mái bổi cũng khá cao thường bằng một phần tư giá bán chim trống bổi. Mua chim Họa Mi mái người ta cũng coi tướng chim, chỉ chuộng những con nào to khỏe, lanh lợi, và nếu nghe được tiếng xùy để chọn lại càng tốt.
Nghệ nhân nuôi chim Họa Mi trống dù để hót hay để đá cũng đều phải nuôi một hai chim mái trong nhà để mái xùy thúc trống hót hoặc thúc trống hăng hái lên để lăng lực mà đấu đá.
Nếu mục đích nuôi mái để thúc trống hót căng, thì nuôi một mái có thể dùng được cho ba bốn trống, còn nếu nuôi để đá thì mỗi trống mỗi mái mới vừa. Tất nhiên là trống nào phải đi với mái đó, như vậy nó mới “ăn ý với nhau được”.
Họa Mi mái cũng có con hay con dở, con khôn con dại. Nói cách khác, không phải bất cứ con Họa Mi mái nào cũng biết xùy giỏi, thường thì nuôi vài ba con mới lựa ra được một con mà nuôi. Nếu dùng cho Họa Mi nuôi hót thì chỉ cần mái siêng xùy là được.
Mái dùng cho Họa Mi đá lại còn phải lựa kỹ hơn, nhiều khi mười con chưa lựa được một con! vì lẽ mái xùy hay là một chuyện, nhưng mái đó có hợp với trống không lại là một chuyện khác. Và điều này mới là chuyện quan trọng rất cần.
Mái và trống Họa Mi dùng để đá cần phải hợp với nhau mới tốt. Hợp ở đây có nghĩa là “đồng vợ đồng chồng”, là “đồng tâm nhất trí” với nhau, như khi chim trống lâm trận thì chim mái rối rít xùy liên hồi với giọng thúc giục để cổ vũ tái đá…
Với những Họa Mi mái khôn ngoan như vậy ai cũng quí giá cả, nếu trả giá cao vài ba chỉ vàng chưa chắc người ta đã chịu bán. Còn những con mái khôn nhà dại chợ, ở nhà thì miệng lanh chanh xùy liên hồi, nhưng khi ra trường không những câm miệng hến mà còn lơ đãng nhảy lồng trông thật vô tích sự. Những con mái bất tài này chỉ còn cách thả chúng về rừng mà sinh sản đẻ lưu truyền nòi giống lại có lợi hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống Mái Chuẩn 100% Mà Bạn Cần Biết trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!