Bạn đang xem bài viết Cách Nhận Biết Chim Khướu Trống Mái Theo Ngoại Hình Và Giọng Hót được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi lựa chim thì bạn nên quan sát kỹ về vóc dáng: chim Khướu trống thân dài hơn, chân và đầu đều to hơn Khướu mái. Chim trống thường có dáng vẻ hùng dũng, nét mặt dữ hơn chim mái.
Về sắc lông1. Quan sát chùm lông trên mũi:
Chùm lông trên mũi của Khướu trống rậm, mọc dài và nhô lên cao.
Ngược lại, chùm lông trên mũi Khướu mái nhỏ hơn, mọc thấp và thưa hơn.
Đây là cách chính xác nhất và dễ thấy nhất để phân biệt Khướu trống – Khướu mái.2. Quan sát vệt lông đen ở đuôi mắt: Khi lựa mua Khướu, bạn cần cầm chặt Khướu ở tay, tay còn lại vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt. Lúc đó bạn sẽ thấy:
Đối với Khướu trống thì vệt lông đen ở đuôi mắt lớn, to bản, hơi nhọn khi dần về cuối.
Đối với Khướu mái, đặc điểm này nhỏ hơn, sắc sét hơn, khi về phía cuối thẳng góc, có dạng chữ L chứ không bị nhọn.
Với Khướu, chim mái rất nhanh hót, chỉ nuôi khoảng một hai ngày là sẽ mở miệng kêu ro ro. Còn chim Khướu trống thường phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót. Chim khướu trống khi đã biết hót thì rất siêng hót, hót nhiều và điệu, vang và to. Ngược lại, chim khướu mái kêu khẽ, phát ra tiếng “ro ro…”, âm cuối kéo dài.
Dùng giọng mái thử:Ngoài việc phân biệt qua tiếng kêu, vẻ ngoài, bạn cũng có thể phân biệt Khướu trống – Khướu mái bằng cách thử phản ứng của Khướu khi nghe tiếng bạn tình. Đầu tiên, bạn phải ủ Khướu 2, 3 ngày trong bóng tối, sau đó đem nó ra ngoài chỗ có ánh sáng, bật một đoạn thu âm tiếng của khướu mái đang ro, nếu là chim trống sẽ hót đáp lại. Quan trọng nhất, khi đến mua Khướu bạn tuyệt đối không được vội vàng mà phải kiên nhẫn. Bạn có thể chọn một vài con dựa vào màu lông, dáng vẻ, nhưng sau đó hãy ngồi ra xa một chút để quan sát xem nó có nhanh nhẹn hay không. Nếu có thể bạn hãy giả tiếng hót của Khướu để thử, Khướu có bản năng hót đáp lại để “thể hiện bản thân” và khẳng định vị thế con đầu đàn, vì thế con nào nhanh chóng hót đối lại thì chứng tỏ nó là con khỏe mạnh, siêng hót. Lúc này bạn có thể lại gần và lựa chọn giữa những con Khướu đó. Nếu bạn có quen ai có kinh nghiệm về chơi chim cảnh, hãy mời họ đi cùng để có những lời khuyên đúng đắn và hợp lý.
Theo chúng tôi
Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Bằng Ngoại Hình Và Giọng Hót
Chào mào là một loại chim dễ nuôi, lại có giọng hót hay nên được nhiều người chơi chim cảnh rất ưa chuộng. Tùy vào mục đích nuôi chơi hay nuôi sinh sản mà người ta lựa chọn chim trống hay chim mái. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm phân biệt chim chào mào trống với chào mào mái. Đây cũng là những đặc điểm mà những người sành về chim cảnh thường chú ý phân biệt được giới tính của chim chào mào.
1. Về hình dángChào mào mái thường có thân hình nhỏ, đầu nhỏ, mào thấp, không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng mảnh mai. Bộ lông thường mềm và mịn hơn chim trống. Cặp mắt chim mái tròn vành vạnh. Chim mái ít nhảy nhót, hay đứng một chỗ nhìn ngơ ngác chứ không linh hoạt như chim trống.
Chào mào trống thường có tướng to hơn, cánh dài, đuôi thẳng và hơi chốc về phía trước. Mào của chim trống cao, nhọn với gốc mào to. Mắt to, hơi méo chứ không tròn vành vạnh như chim mái. Đặc biệt, chỉ con trống mới có những cọng lông dài sau gáy. Những chú chim chào mào trống thì có 1 đến 3 cọng lông và trong 3 cọng lông này sẽ có 1 sợi dài hơn mọc thẳng lên trước. Còn chim mái thì 99% là không có.
Ngoài ra người ta còn phân biệt bằng cách xem lưỡi chào mào. Đoạn cuối lưỡi có 2 chấm đen trở lên thì là chim trống. Tuy nhiên cũng có trường hợp chim mái cũng có đến 2, 3 chấm đen nên cách này không chính xác lắm. Hoặc dựa vào tách đỏ của chào mào, con nào tách đỏ to và nhiều lông hơn thì khả năng cao là con trống.
2. Về Giọng hótBạn có thể lắng nghe tiếng hót của chim chào mào để phân biệt trống-mái.
Chim trống sổ giọng dài, khoảng 6-9 âm, giọng to và rõ, có thể đảo giọng và ché xung.
Chim mái hót được những âm ngắn hơn, đơn giản hơn, chỉ chừng 3-4 âm lặp đi lặp lại.
3. Về phản ứng với tác động bên ngoàiBạn cầm chim chào mào trong lòng bàn tay, hướng bụng chim xuống đất. Sau đó các bạn thả lỏng tay rồi bất ngờ lật ngửa bụng nó lên. Lúc này các bạn sẽ nhận biết được chim trống và chim cái khá chính xác dựa vào phản ứng của nó.
Nếu là chào mào mái thì khi bạn bất ngờ lật ngửa bụng nó lên, nó sẽ rụt đầu vào một chút, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn và không phản ứng.
Nếu là chim trống nó sẽ rướn đầu ra, đồng thời khi đó lông đuôi sẽ xòe rộng ra như để lấy thăng bằng.
Cách Nhận Biết Chim Khướu Trống Mái. Nhận Biết Chim Khướu Đực
Về vóc dáng
Khi lựa chim thì bạn nên quan sát kỹ về vóc dáng: chim Khướu trống thân dài hơn, chân và đầu đều to hơn Khướu mái. Chim trống thường có dáng vẻ hùng dũng, nét mặt dữ hơn chim mái.
Về sắc lông 1. Quan sát chùm lông trên mũi:
Chùm lông trên mũi của Khướu trống rậm, mọc dài và nhô lên cao.
Ngược lại, chùm lông trên mũi Khướu mái nhỏ hơn, mọc thấp và thưa hơn.
Đây là cách chính xác nhất và dễ thấy nhất để phân biệt Khướu trống – Khướu mái.
2. Quan sát vệt lông đen ở đuôi mắt:Khi lựa mua Khướu, bạn cần cầm chặt Khướu ở tay, tay còn lại vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt. Lúc đó bạn sẽ thấy:
Đối với Khướu trống thì vệt lông đen ở đuôi mắt lớn, to bản, hơi nhọn khi dần về cuối.
Đối với Khướu mái, đặc điểm này nhỏ hơn, sắc sét hơn, khi về phía cuối thẳng góc, có dạng chữ L chứ không bị nhọn.
Về tiếng kêu (giọng hót)Với Khướu, chim mái rất nhanh hót, chỉ nuôi khoảng một hai ngày là sẽ mở miệng kêu ro ro. Còn chim Khướu trống thường phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót. Chim khướu trống khi đã biết hót thì rất siêng hót, hót nhiều và điệu, vang và to. Ngược lại, chim khướu mái kêu khẽ, phát ra tiếng “ro ro…”, âm cuối kéo dài.
Dùng giọng mái thử:Ngoài việc phân biệt qua tiếng kêu, vẻ ngoài, bạn cũng có thể phân biệt Khướu trống – Khướu mái bằng cách thử phản ứng của Khướu khi nghe tiếng bạn tình. Đầu tiên, bạn phải ủ Khướu 2, 3 ngày trong bóng tối, sau đó đem nó ra ngoài chỗ có ánh sáng, bật một đoạn thu âm tiếng của khướu mái đang ro, nếu là chim trống sẽ hót đáp lại.
Quan trọng nhất, khi đến mua Khướu bạn tuyệt đối không được vội vàng mà phải kiên nhẫn. Bạn có thể chọn một vài con dựa vào màu lông, dáng vẻ, nhưng sau đó hãy ngồi ra xa một chút để quan sát xem nó có nhanh nhẹn hay không.
Nếu có thể bạn hãy giả tiếng hót của Khướu để thử, Khướu có bản năng hót đáp lại để “thể hiện bản thân” và khẳng định vị thế con đầu đàn, vì thế con nào nhanh chóng hót đối lại thì chứng tỏ nó là con khỏe mạnh, siêng hót. Lúc này bạn có thể lại gần và lựa chọn giữa những con Khướu đó. Nếu bạn có quen ai có kinh nghiệm về chơi chim cảnh, hãy mời họ đi cùng để có những lời khuyên đúng đắn và hợp lý.
Cách Phân Biệt Chim Khướu Trống Mái Đơn Giản Và Chính Xác Nhất
Hiện nay, là một trong những loại chim cảnh được ưa chuộng nhất. Tùy theo sở thích của mỗi người và mục đích chơi chim của mỗi người mà có người thích nuôi chim trống hoặc chim mái. Để phân biệt trống mái ở loài chim này thì không quá khó. Và sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số “tip” nhỏ để có thể phân biệt được trống, mái ở loài chim này.
Khi phân biệt chim qua bộ lông của khướu thì người ta thường phân biệt qua 2 điểm chính đó chính là chùm lông trên mũi và lông đen ở đuôi mắt. Trước hết là người ta thường sẽ quan sát đến chùm lông trên mũi. Vì đây là cách để phân biệt chim khướu trống mái một cách chính xác nhất.
Đối với một con chim khướu trống thì chúng sẽ có chùm lông trên mũi rậm hơn. Bên cạnh đó thì chùm lông đó cũng sẽ mọc dài và nhô lên cao. Đặc điểm này bạn rất dễ nhìn để phân biệt được chúng.
Trong khi đó một chú chim mái thì chùm lông trên mũi của chúng sẽ khá là nhỏ. Lông cũng sẽ mọc thấp và thưa hơn của chim trống. Đây là một đặc điểm dễ và độ chính xác cao đê phân biệt chim khướu trống, chim khướu mái.
Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể phân biệt chim khướu trống hoặc mái bằng cách quan sát vệt lông đen ở đuôi mắt. Khi mua khướu thì bạn có thể kiểm tra bằng cách cầm nhẹ con khướu và vuốt lông xuôi theo chiều mí mắt.
Một con chim trống sẽ có vệt lông đen ở đuôi lớn hơn. Đồng thời vệt lông đó cũng sẽ to bản và có xu hướng như vẽ mắt mèo (vệt đen sẽ hơi nhọn khi dần về cuối).
Trong khi đó nhìn mắt của của chim khướu mái thì lại trông có vẻ sắc sảo hơn. Vệt đen ở mắt của chim nhỏ hơn của chim trống và cũng sắc nét hơn. Vệt lông cũng không kéo nhọn khi về cuối như chim trống mà chúng thường có hình chữ L, về cuối sẽ thẳng góc.
Cách phân biệt qua những đặc điểm về lông để phân biệt chim trống hay mái ở loài khướu được khá nhiều người sử dụng. Bởi vì cách này dễ để nhận biết cũng như độ chính xác cao.
Khá giống với đặc điểm của một số loài chim khác, chim khướu trống và chim khướu mái cũng có giọng hót khác nhau. Vì vậy bạn có thể thông qua giọng hót của chúng mà phân biệt chim trống với chim mái.
Một con chim khướu mái nó sẽ nhanh dạn người và nhanh hót so với chim trống. Trong khi chim trống phải mất 2 đến 3 tuần nuôi nó mới chịu hót thì ngược lại, chim mái lại rất nhanh hót. Chỉ cần 1 đến 2 ngày bạn cho chim ăn, chăm sóc chim thì khướu mái đã hót rồi.
Nhưng một khi đã hót thì khướu trống sẽ siêng hót hơn chim mái. Chim trống sẽ hót nhiều, đều, điệu, nhiều giọng hót và tiếng hót của chúng cũng sẽ vang hơn chim mái.
Khác với chim trống thì giọng hót của chim mái sẽ nhỏ, đơn điệu và cũng sẽ không vang bằng. Chim khướu mái thường kêu khẽ, nho nhỏ đủ nghe. Hầu hết thì âm thanh mà chúng phát ra sẽ là “ro ro…”. Giọng hót của chim mái âm cuối của chúng thường sẽ kéo dài. Nếu nghe lần đầu bạn sẽ thấy giọng của nó giống chim con mới tập hót.
Cách này thường những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm sẽ dễ phân biệt hơn. Tuy không có độ chính xác cao bằng cách bạn nhìn lông của chúng nhưng khi bạn kết hợp 2 cách này thì tôi tin rằng bạn sẽ tìm được con chim ưng ý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem tổng quan về loài chim Khướu như cách nuôi, luyện chim hót, cách phòng trị bệnh cho chim Khướu !
Ngoài việc phân biệt bằng cách nhìn qua vẻ ngoài hay bộ lông của chúng thì bạn cũng có thể nhận biết bằng cách thử phản ứng của chim khi gọi bạn tình. Đầu tiên khi mua chim khướu về thì bạn hãy cho chim vào lồng rồi lấy áo lồng trùm kín lại. Sau đó treo lồng nơi thoáng mát, không ồn ào cho chim ổn định.
Sau 2 đến 3 ngày trùm kín áo lồng bạn hãy mở hẳn áo lồng ra cho chim. Tiếp đến bạn có thể lấy một chú chim mái đến để cho nó hót, nếu là chim trống thì nó sẽ đáp trả hót lại. Nếu bạn không có chim mái để thử thì bạn cũng có thể bật một đoạn ghi âm giọng hót của chim mái. Cũng như trên, nếu là chim trống thì chúng sẽ hót lại.
Chim khướu trống chúng có đặc điểm hay thể hiện bản thân cũng như là thể hiện vị trí đầu đàn của chúng. Vì vậy, khi bạn bật tiếng ghi âm chim mái hay cho chim mái hót thì con nào hót đầu tiên chắc chắn đó sẽ là chim trống. Không những thế con chim hót đầu tiên cũng cho ta thấy nó linh hoạt, khỏe mạnh và siêng hót.
Cách Phân Biệt Khướu Trống Mái
Thường thì trong các loài chim thú, xét về vóc dáng bên ngoài, giống đực bao giờ cũng mạnh mẽ và tốt đẹp hơn giống cái. Như gà trống có bộ lông mã và cái mồng tươi đẹp hơn gà mái. Như con chim Trĩ trống trên mình có bộ lông sặc sỡ, trong khi trĩ mái lại mang bộ lông giản dị quê mùa của con gà mái tre. Con Chích Chòe Than, Lửa, chim trống bao giờ cũng có bộ lông tươi đẹp hơn chim mái… Đó là chưa nói đến thân mình giống đực thường lớn hơn giống cái, chỉ nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ…
Điều dễ phân hiệt hơn nữa là tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của con đực hao giờ cũng có khác với con cái. Chẳng hạn như giống chim Chích Chòe Than, trống và mái đều biết hót, nhưng giọng hót của con chim trống hay hơn, dài hơi hơn, trong khi chim mái thì hót nho nhỏ vừa đủ nghe, hơn nữa nó chỉ hót lặp đi lặp lại một giọng, và giọng ngắn ngủn… như giọng chim con mới tập hót lần đầu.
Tóm lại, để phân biệt giới tính của một giống chim nào ta phải xét qua vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hay giọng hót của chúng mới xét đoán đúng được. Thật ra, giữa giới tính đực, cái đều có một hay vài điểm dị biệt nào đó, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên ta mới dễ lầm lẫn mà thôi.
Chẳng hạn như con chim Yến phụng, nếu chi nhìn vào vóc dáng, sắc lông, điệu bộ, kể cả tiếng kêu, ta thấy chim trống mái không khác gì nhau. Thế nhưng, nó vẫn có điểm dị biệt bên cạnh vô số những điểm tương đồng: đó là cục thịt đóng trên mũi của nó, Với chim có lông xanh (xanh lục, xanh nước biển, xanh đọt chuối, màu két, màu tím) Thì mũi chim trống màu xanh, cùn mũi chim mái màu trắng. Còn với chim vàng hay trắng (vàng tuyền, vàng bông, trắng tuyền, trắng bông) thì cục thịt trên mũi Yến Phụng trống màu hồng, còn mũi chim mái vẫn màu trắng…
Về chim hót thì ngoài vóc dáng, sắc lông, điệu bộ ra, ta nên chú trọng đến tiếng kêu, giọng hót của chúng.
Nhưng, không phải giống chim nào cũng giống như giống chim nào, đó là điều ta nên lưu ý. Thí dụ:
Chích Chòe Than trong cũng như mái đều hót.
Chích Chòe Lửa cũng vậy.
Họa Mi thì chim trống hót hay, nhưng chim mái chỉ biết “xũy” tức kêu sè sè, chứ không hề biết hót.
Khướu trống thì hót hay, nhưng Khướu mái thì chỉ biết kêu ro ro…
Với chim Khướu, dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má, nếu chỉ nhìn sơ qua vóc dáng bên ngoài thì khó phân biệt con nào là chim trống, con nào là chim mái được. Nếu chờ mua về một thời gian để phái hiện con nào hót, con nào ro ro thì có khi mất tiền oan uổng vì như quí vị đã biết giá tiền mua một Khướu trống thường đắt gấp ba bốn lần chim Khướu mái!
Tuy vậy, vẫn có cách nhìn sơ qua mà vẫn phân biệt được Khướu trống, Khướu mái một cách chính xác. Đó là cách quan sát chùm lông ở trên mũi của chúng:
Khướu trống, chùm lông mũi này lớn và mọc dài nên nhô cao lên.
Khướu mái thì chùm lông mũi nhỏ hơn, và lông ngắn hơn nên thấp lè lè.
Ngoài ra còn có cách khác để phân biệt Khướu trống mái, là quan sát kỹ vệt lông đen ở đuôi mắt của Khướu:
Khướu trống, vệt lông đen này lớn bản, về phía cuối hơi nhọn.
Khướu mái, vệt lông đen này nhỏ bản hơn, có vẻ sắc nét hơn, về phía cuối không nhọn mà thẳng góc.
Muốn quan sát kỹ vệt lông đen này, quí vị cần phải bắt Khướu cầm chặt ở tay, còn tay kia vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt thì mới nhìn rõ được phần cuối của vệt lông đen đó là nhọn hay vuông góc. Quan sát Khướu Mun thì dễ, nhưng với Khướu Bạc Má thì phải chịu khó vạch phần lông trắng ở má sang một hên thì mới dễ dàng thấy được vệt lông đen hiện ra.
Có người còn quan sát phần yếm đen ở cổ và ngực Khướu, nhưng điều này chúng tôi cho là không mấy chính xác bằng hai cách trên, nhất là quan sát chùm lông mũi, đáng tin cậy nhất.
Về cách phân biệt chim trống mái, và cách chọn lựa con chim có vóc dáng tốt mà nuôi, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề khuyên chúng ta nên quan sát thật nhanh thì mới có thể phát giác ra được những nét tốt mà mình thấy được ở con chim. Tức là phải nhìn một cách toàn diện, chứ đừng kỹ lưỡng quan sát từng phần một. Vì nếu cứ nhởn nha quan sát, hoặc cố tình lại gần mà quan sát kỹ thì thế nào cũng bị… hoa mắt, không còn giúp ta phân hiệt được gì…
Đó là điều con chim khác với con chó. Ở con chó, càng nhìn lâu càng nhận ra được đâu là nét tốt để chọn nuôi. Còn ở con chim, có lẽ nó thường hay nhảy loạn xạ trong lồng nên dễ làm rối mắt, không cho phép ta quan sát được kỹ hơn. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì tốt hơn hết ta nên… bỏ đi đâu đó một lúc rồi sau đó quay lại quan sát tiếp, hy vọng đạt được kết quả mong muốn hơn.
Với Khướu, chim mái rất mau miệng, dù là mái bồi, chỉ nuôi độ một buổi, lâu lắm là một ngày, mái sẽ mở miệng kêu ro ro. Ngược lại, Khướu trống bổi có khi phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót.
Khổ nổi, chim Khướu trống bổi trong những ngày đầu nhốt trong lồng chật chội, do chưa thích hợp với môi trường sống mới, do tâm trí nó còn hoang mang sợ sệt, nên nhiều con trống cũng kêu ro ro như Khướu mái.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được ngay: tiếng kêu ro ro của chim mái vừa to vừa rõ, lại thưa ra. Còn tiếng ro ro vì sợ của chim trống vừa nhỏ lại nhặt, có khi liên hồi như đang run sợ vậy…
Dù sao thì chúng tôi cũng xin có lời khuyên đối với quí vị nào chưa rành rẽ trong việc phân biệt trống mái, mà lỡ mua Khướu bổi về nuôi, cứ nên bình tĩnh nuôi trong vài tuần để biết đích xác đâu là trống mái. Tốt hơn là nhờ những nghệ nhân có kinh nghiệm về Khướu chọn lựa hộ cho.
Chim Hoàng Yến (Yến Hót) Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Cách Chọn Trống, Cách Nuôi?
Chim Hoàng Yến ăn gì ?
Cách phân biệt chim Yến Hót trống mái ?
Cách nuôi chim Hoàng Yến sinh sản ?
Chim Hoàng Yến giá bao nhiêu ?
Chim Hoàng Yến có tên gọi khác như chim yến canary, yến Đại Tây Dương, chim yến hót. Tên khoa học là Serinus canaria domestica, phân bố khắp mọi nơi kể cả Việt Nam. Nguồn gốc của chim cũng là nơi có số lượng nhiều nhất quần đảo Canary, Madeira, Açores.
Chim Hoàng yến có giá trị và giá bán khá cao bởi độ đẹp của chúng. Khi xưa chỉ những ngườ như vua chúa, quý tộc, quan lại có điều kiện mới nuôi chúng. Chim Hoàng Yến có giọng hót cao vút trời mây, khi chúng tập trung lại một chỗ thì như một dàn đồng ca du dương động lòng người.
Loài Hoàng Yến có lông màu vàng
Loài Hồng Yến có lông màu đỏ
Loài Bạch Yến có lông màu trắng
Ngoài những loài trên, người chơi chim vẫn nuôi những loài như
Thanh Yến có màu lông xanh và sọc xám, loài này du nhập từ Trung Quốc
Thạch Yến có lông màu vàng xám, loài này hiện nay khá hiếm
Chim Hoàng Yến vàng vẫn được ưa chuộng hiện nay sau Hồng Yến. Hoàng Yến có thân hình thon gọn không quá 16cm, mỏ ngắn nhưng chắc và khỏe. Mắt đen nhỏ, chân màu đỏ nhạt.
Một sự thật về bộ lông màu đỏ của chim Hoàng Yến đó là: Nếu bạn cho chim Hoàng Yến ăn nhiều ớt dần dần lông của chim sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ cảm. Và tất nhiên là bộ lông màu vàng của chim là do tiếp xúc nhiều dưới ánh mặt trời. Tại sao lại như vậy ?
Bởi vì trong cơ thể chim Yến Hót có nhiều sắc tố tập trung ở cánh, giúp cho chim có khả năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào thức ăn và môi trường sống. Cho chim ăn nhiều ớt không có hại, ớt bổ sung vitamin giúp chim phát triển tốt.
Cũng như bao loài chim khác, chim Hoàng Yến sinh sản theo mùa, thời gian từ giữ tháng một đến cuối tháng ba trong năm. Chim Hoàng Yến mái mỗi mùa đẻ được 4 đến 5 trứng. Chim đực và mái thay nhau ấp trứng và kiếm ăn. 14 ngày sau trứng sẽ nở và chim non lúc này không một sợi lông, màu hơi hồng và suốt ngày đòi ăn.
Lúc này chim bố và mẹ phải mất rất nhiều công sức để có thể kiếm đủ thức ăn cho đàn con và cả chính mình. Một tuần sau khi nở chim con bắt đầu mọc những sợi lông tơ đầu tiên, cứ như vậy dần dần khoảng 45 ngày sau chim non sẽ mọc đầy đủ lông.
Lúc này Hoàng Yến non có thể rời tổ và bắt đầu hành trình theo bố mẹ học cách kiếm ăn. Để sống được trong tự nhiên chim con phải trải qua hành trình đầy nguy hiểm. Khi đã tự lập và được 10 tháng tuổi, chim có thể sinh sản được.
Khi chim non nở được 3 ngày, con nào trống sẽ xuất hiện đường gân ở bụng.
Chim được một tuần tuổi, hãy mang tất cả ra và sắp chúng thành hàng ngan, con nào chạy nhanh và xa là chim trống.
Chim Yến Hót mái sẽ có 3 ngón chân gần bằng nhau, chim trống ngón chân giữa sẽ dài hơn so với hai ngón còn lại.
Lông dọc theo lưng của chim Hoàng Yến non trống sẽ có màu sẫm hơn và cứng hơn so với chim mái.
Quá trình mọc lông bắt đầu, bạn hãy nhìn từ trên xún bầy chim trong tổ. Đầu chim trống sẽ bằng và đầu chim mái sẽ tròn.
Khi chim bắt đầu mở mắt, đối với chim trống phần mắt và mỏ sẽ tạo thành hình bình hành, với chim mái không có.
Khi được cho ăn bạn để ý con nào đứng cao và kêu to hơn thì con đấy là chim trống. Chim mái sẽ có chân ngắn hơn.
Khi chim non được khoảng 1 thàng tuổi, chúng sẽ bắt đầu ríc, lúc này cổ họng của chim trống sẽ rung.
Khi được 5 tháng tuổi thì màu lông của chim Hoàng Yến non đã phát triễn đầy đủ. Lúc này chim trống sẽ có màu lông sáng và trông đẹp hơn chim mái.
Nên chọn chim Hoàng Yến non để nuôi, lúc này chim còn non nên dễ thuần hơn những con trưởng thành. Chăm sóc chúng lúc đầu hơi khó khăn nhưng càng về sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trường hợp bạn mua chim bỗi thì hãy quan sát bộ lông, nếu thấy chim Hoàng Yến có bộ lông rối, xù, không mượt và có lỗ hổng, bạn không nên chọn những chú chim này. Mắt của chúng chỉ mở một nửa hoặc mí mắt bị sưng, di chuyển chậm chạp, đây là biểu hiện của một chú chim yếu. Nên chọn những chú chim có lông mượt, mắt mở hết, bay nhảy nhanh nhẹn.
Một chi tiết nhỏ đó là hãy để ý đến chân của chim Hoàng Yến, hãy chọn những con không bị tróc vảy chân, nếu con nào cũng bị tróc vảy chân thì hãy chọn tróc ít nhất có thể.
Lông cho chim Hoàng Yến không quá quan trọng và không cần chuẩn bị những chiếc lông mắc tiền. Bởi vì sau này, khi đã thuần được chim thì có thể thả chúng ra bay nhảy trong nhà, khi đó chiếc lồng chỉ có tác dụng cho chúng ngủ qua đêm mà thôi.
Lồng nuôi không cần kích thước lớn, chỉ cần vừa, sạch sẽ và không làm tốn quá nhiều diện tích trong nhà. Đôi khi nhỏ nhỏ lại xinh. Trong lồng cần bố trí cóng chứa thức ăn, cóng chứa nước và cầu cho chim Hoàng Yến đậu.
Dưới đấy lồng đặt thêm lớp giấy báo để có thể dễ dàng trong việc vệ sinh phân chim.
Trang bị thêm 1 vài đồ chơi trong lồng như chuông hay xích đu để chim chơi đùa.
Nên đặt lông chim ở nơi an toàn tránh để ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Nên treo lồng trong góc phòng bạn để chim không cảm thấy cô đơn. Không nên để lồng chim dưới đất, tránh khỏi sự quấy rối của những động vật trong nhà như chó, mèo, chuột,…
Thức ăn cho chim rất quan trọng đóng vai trò chất dinh dưỡng cho chim và sự phát triển của chim về sau. Thức ăn chủ yếu của chim Yến Hót như:
Các loại hạt: Kê (vỏ vàng, vỏ đỏ, vỏ trăng), hạt yến mạch, hạt đậu xanh, đậu đen, hạt cải xanh, hạt vừng, hạt mè (đen, vàng), lúa thóc, hạt hướng dương,…
Một số loại rau và trái cây: táo, nho, chuối, dưa hấu, cam, quýt, bông cải xanh, cải, cà rốt,…
Trứng luộc nghiền nát cho ăn 1 lần 1 tuần. Lưu ý trứng phải được luộc đủ 15 phút và không nên dùng nước lạnh để làm mát trứng ngay. Làm như vậy không tốt đến hệ tiêu hóa của chim Hoàng Yến.
Cho chim ăn thêm cám trứng (mua ở cửa hàng chim cảnh), nếu có thể thì nên tự làm để đảm bảo chất lượng.
Trong lồng nên gắn thêm đá khoáng và bột mai mực để chim tự ăn, cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết cho chim Yến Hót.
Ngoài thức ăn thì nước uống cho chim Hoàng Yến cần đảm bảo sạch sẽ và nên thay nước thường xuyên.
Thay phân chim hằng ngày để chim phát triển khỏe mạnh và không mắc bệnh tật.
Nên cho chim tắm thường xuyên nhất là vào mùa hè.
Nước trong cóng trước khi đổ nước mới vào nên rửa sạch cóng trước bằng xà phòng.
Mỗi tuần rửa lồng chim một lần, khi cho chim Hoàng Yến sang lồng tắm, tránh thủ vệ sinh lồng nuôi.
Chim Yến Hót sẽ mất ngủ nếu ban đêm có ánh sáng chiều vào lồng, vì vậy trang bị thêm khăn phủ lồng vào ban đêm.
Tránh không nên cầm chim Yến Hót trên tay quá nhiều vì chúng không thích điều đó. Nên cầm nắm chúng lúc nào cần thiết mà thôi.
Nếu nhà bạn có một chú chim Hoàng Yến thầy rồi thì không cần phải dạy gì nữa, treo hai lồng chim với khoảng cách vừa phải nhưng không để chúng thấy nhau, để như vậy chim thầy sẽ dạy nó hót.
Còn trường hợp bạn chỉ có một con Hoàng Yến, để dạy chim hót được cần chuẩn bị một đoạn ghi âm chim Hoàng Yến hót và mở lên để nó nghe, dần dần chim sẽ bắt chước và hót theo được. Lưu ý chỉ những chim Hoàng Yến tróng mới hót được thôi, còn chim mái chỉ kêu chíp chíp.
Chim xuất hiện thay lông không bình thường như lông rụng không đều, rụng theo từng mảng và đặc biệt lông không mọc lại. Đây là dấu hiệu thay lông bất thường và có thể chim bị bệnh rụng lông.
Trong quá trình nuôi nếu bạn thấy chim có dấu hiệu bất thường có thể đến cơ sở thú ý để khám cho chim và cá biện pháp phòng chữa thích hợp.
Lúc này lồng nuôi chim Yến hót sinh sản cần phải kích thước rộng để chim không bị bí bách và stress. Trong lồng bạn cần làm một chiếc ổ bẳng các vật dụng mềm như chỉ sơ dừa, dăm bào, chỉ bố,… Đảm bảo trong lồng trang bị đầy đủ thức ăn và nước uống. Đặt lồng nuôi chim Yến Hót sinh sản ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để chim có không gian riêng chăm sóc các con.
Cho cả hai chim trống và mái cùng nhau vào một lồng. Cách này thường thì sẽ mất khoảng 3 tháng là lâu nhất, chúng sẽ từ từ làm quen và giao phối với nhau.
Cách thứ hai sẽ rút ngắn được thời gian giao phối của cả hai. Cho chim trống và mái ở hai lồng khác nhau, để hai lồng sát nhau và ngăn chúng bằng bìa caton. Khi chim trống hót sẽ thu hút chim mái, nếu thấy chim mái có biểu hiện như nhướng người lên lắng nghe chim trống hót thì khi ấy chim mái đã chấp nhận chim trống. Tiến hành cho hai con vào chung một lồng, rất nhanh chúng sẽ giao phối với nhau.
Đối với cách thứ hai nếu chim mái không chấp nhận chim trống sẽ có biểu hiện hung hăn, phá tổ. Lúc này bạn cần thây một con chim Hoàng Yến trống khác để thu hút chim mái.
Chim Hoàng Yến hót căng lửa giá khoảng 3.000.000 đồng/con.
Chim Yến hót con non có giá khoảng 1.000.000 – 1.500.000 đồng/con.
Động vật ăn thực vật
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhận Biết Chim Khướu Trống Mái Theo Ngoại Hình Và Giọng Hót trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!