Bạn đang xem bài viết Cách Dùng Can Và Could Trong Các Trường Hợp Đưa Ra Yêu Cầu, Xin Phép được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Khi xin phép và cho phép – Chúng ta thường dùng can khi xin phép hoặc cho phép ai đó làm gì. Ví dụ: Can I ask you something? ~ Yes, of course you can. (Tớ có thể hỏi cậu điều này được không? ~ Được chứ, đương nhiên là được rồi.) You can go now if you want. (Giờ cậu có thể đi nếu cậu muốn.)
– Can’t thường được dùng khi từ chối không cho ai làm gì. (Thường đi kèm các cụm từ khác để giảm mức độ gay gắt.) Ví dụ: Can I have some more cake? (Tớ ăn thêm bánh được không?) No, I’m afraid you can’t. (Không, tớ e là không được đâu.)
– Chúng ta cũng có thể dùng could khi xin phép, cách dùng này lịch sự hơn và trang trọng hơn so với dùng can. Tuy nhiên chúng ta không dùng could khi cho phép hoặc từ chối không cho ai làm gì. Ví dụ: Could I ask you something? ~ Yes, of course you can. (Tớ có thể hỏi cậu điều này được không? ~ Được chứ, đương nhiên là được rồi.) KHÔNG DÙNG: Yes, of course you could.
– May và might cũng được dùng khi xin phép hoặc cho phép ai làm gì. Chúng mang tính trang trọng hơn so với can và could.
2. Can và Could khi nói về các quy định Can và could cũng được dùng để nói về sự cho phép hoặc cấm đoán đã được quy định sẵn, và về những điều được phép làm hoặc không được phép làm theo luật. (Lưu ý may và might thường không được dùng khi nói về luật lệ.) Ví dụ: She said I could come as often as I liked. (Cô ấy nói tớ có thể đến thường xuyên theo ý tớ.) Can everybody park here? (Mọi người có được phép đỗ xe ở đây không?) KHÔNG DÙNG: May everybody park here?
3. Các trường hợp không dùng could trong quá khứ Khi nói về các sự kiện trong quá khứ, chúng ta dùng could khi nói về việc ai đó được phép làm gì bất kể lúc nào, nhưng không dùng could khi nói về việc ai đó có thể làm gì trong một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: When I was a kid, I could watch TV whenever I wanted to. (Khi tớ còn nhỏ, tớ có thể xem TV lúc nào tớ thích.) Yesterday evening, Peter was allowed to watch TV for an hour. (Tối qua, Peter được phép xem TV 1 tiếng.) KHÔNG DÙNG: Peter could watch TV for an hour.
-Tuy nhiên, couldn’t có thể được dùng để nói về việc ai đó không thể làm gì trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: Peter couldn’t watch TV yesterday because he was naughty. (Peter không được phép xem TV ngày hôm qua vì cậu bé quá nghịch ngợm.)
– Sự khác biệt giữa could và was/were allowed cũng tương tự như sự khác biệt giữa could và was/were able to.
4. Could trong câu điều kiện Could có thể được dùng trong câu điều kiện với nghĩa tương tự như would be allowed. Ví dụ: He could borrow my car if he asked. (Anh ấy có thể mượn xe của tớ nếu anh ấy hỏi mượn.)
Could have + phân từ quá khứ thì có nghĩa tương tự như would have been allowed. Ví dụ: I could have kissed her if I had wanted to. (Tớ đã có thể hôn cô ấy nếu tớ muốn.)
5. Cách dùng can và could khi đưa ra đề nghị Chúng ta có thể dùng can khi đề nghị muốn làm gì đó cho ai. Ví dụ: I can baby-sit for you this evening if you like. ~ No, it’s alright, thanks. (Tớ có thể trông con cho cậu tối nay nếu cậu muốn. ~ Không cần đâu, cám ơn cậu.)
Chúng ta cũng có thể dùng could nếu muốn làm cho lời đề nghị nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: I could mend your bycile for you, if that would help. (Bác có thể sửa xe cho cháu, nếu như điều đó có thể giúp được phần nào.)
6. Cách dùng can và could khi đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, gợi ý Chúng ta có thể dùng can và could để yêu cầu hoặc bảo ai đó làm gì. Could thì mang tính trang trọng hơn, lịch sự và nhẹ nhàng hơn, và thường được dùng để đưa ra gợi ý. Ví dụ: Can you put the children to bed? (Anh cho lũ trẻ đi ngủ được không?) Could you lend me five pounds until tomorrow? (Cậu cho tớ vay 5 pao đến mai được không?) Do you think you could help me for a few minutes? (Cậu xem có thể giúp tớ vài phút được không?) When you’ve finished the washing-up you can clean the kitchen. Then you could iron the clothes if you like. (Sau khi giặt đồ xong con có thể lau bếp. Sau đó có thể ủi đồ nếu con muốn.) If you haven’t got anything to do you could sort out your photos. (Nếu cậu không có gì để làm thì cậu có thể sắp xếp lại những bức ảnh.)
7. Cách dùng could khi phê phán, chỉ trích Could có thể được dùng để phê phán, chỉ trích ai đó vì đã không làm gì. Ví dụ: You could ask before you borrow my car. (Cậu nhẽ ra nên hỏi trước khi mượn xe của tớ.) Could have + phân từ quá khứ có thể được dùng để phê phán, chỉ trích những hành động trong quá khứ. Ví dụ: You could have told me you were getting married. (Cậu nhẽ ra nên nói với tớ là cậu sắp kết hôn chứ.)
8. Could trong câu gián tiếp Could được dùng trong câu gián tiếp ở quá khứ, khi can được dùng trong câu trực tiếp. Ví dụ: A: Can you give me a hand? (Cậu có thể giúp tớ 1 tay không?) B: What? ( Gì cơ?) A: I asked if you could give me a hand? (Tớ hỏi xem liệu cậu có thể giúp tớ một tay được không?)
Cách Dùng May/Might Và Can/Could
May/might thường được dùng theo cách tương tự như can/could. Có một số sự khác biệt chính như sau.
1. Xin phép
Can/could thường được dùng thông dụng hơn may/might. Might/may chủ yếu được dùng trong văn phong trang trọng. Hãy so sánh: Can I look at your paper? (Tôi có thể xem báo của anh được không? Excuse me, may I look at your newspaper for a moment? (Xin lỗi, tôi xem báo của anh một lúc được không?)
Có một niềm tin xưa cho rằng dùng may/might thường đúng hơn can/could trong những trường hợp này nhưng nó không phản ánh cách dùng thông dụng.
2. Khả năng nói chung
Chúng ta thường dùng can/could để nói rằng điều gì đó là có thể: mọi người có thể làm nó, tình huống khiến nó trở nên có thể; hay không gì có thể ngăn được nó. May/might không được dùng trong trường hợp này. Ví dụ: She’s lived in France, that’s why she can speak French. (Cô ấy sống ở Pháp, đó là lý do tại sao cô ấy có thể nói tiếng Pháp.) KHÔNG DÙNG: …that’s why she may speak French. These roses can grow anywhere. (Những bông hoa hồng này có thể phát triển ở bất cứ đâu.) KHÔNG DÙNG: These roses may grow anywhere. Can gases freeze? (Khí có thể đóng băng không?) KHÔNG DÙNG: May gases freeze? In those days, everybody could find a job. (Ngày xưa, ai cũng có thể tìm được một công việc.) KHÔNG DÙNG: …everybody might find a job.
3. Cơ hội
Để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó có thể xảy ra hay thành sự thật, chúng ta dùng may, might, hay could nhưng không dùng can. Ví dụ: Whare’s Sarah? ~ She may be with Joe. (Sarah đâu? ~ Cô ấy có thể đang ở với Joe.) KHÔNG DÙNG: She can be… We may go to the Alps next summer. (Chúng ta có thể sẽ đi dãy núi Alps mùa hè tới.) KHÔNG DÙNG: We can chúng tôi summer.
Might và could để nói về một khả năng yếu hơn. Ví dụ: It might/could rain this evening, but I think it probably won’t. (Trời có thể mưa tối nay nhưng tôi nghĩ cũng có thể không mưa.)
Không dùng may trong câu hỏi trực tiếp với nghĩa trên. Ví dụ: Do you think you’ll go to the Alps? (Cậu có nghĩ cậu sẽ đi đến dãy Alps không?) KHÔNG DÙNG: May you go…?
4. Câu phủ định
May/might not có nghĩa là ‘có thể không’. Can/could not có nghĩa là ‘chắn chắn là không’. Hãy so sánh: – It may/might not rain tomorrrow. (Ngày mai trời có thể không mưa.) (=Có thể trời sẽ không mưa.) It can’t/couldn’t possible rain tomorrow. (Ngày mai trời không thể mưa.) (=Trời chắc chắn sẽ không mưa.) – It may not be true. (Điều đó có thể không đúng.) It can’t be true. (Điều đó chắn chắn không đúng.) – He may/might not have understood. (Có thể anh ấy không hiểu.) He can’t/couldn’t have understood. (Anh ấy chắc chắn không hiểu.)
Can Và Could Khác Nhau Ở Điểm Nào? Cách Dùng Ra Sao?
Can và could đều được dịch ra nghĩa tiếng Việt là ‘có thể’. Nhiều người vẫn luôn cho rằng đây chỉ là những từ căn bản, không khó khăn nhưng thực tế khi sử dụng, ghép vào các mẫu câu thì vẫn lúng túng. Mỗi một từ lại có nhiệm vụ riêng của mình và cách dùng phân biệt không giống nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó.
1. Phân biệt can và could
Can và Could là gì? Can và could là hai trong những động từ khuyết thiếu thường gặ p trong tiếng Anh thực tiễn. Nghĩa cơ bản của chúng đều là “có thể”. Rất nhiều người nghĩ rằng can là thì hiện tại, còn could đơn giản là thì quá khứ của can. Thế nhưng sự thật không hẳn là như vậy mà chúng ta nên học một bài riêng để phân biệt can và could. Về cấu trúc thì không có gì đáng bàn, cách dùng can could may might đều là S + động từ khiếm khuyết + V nguyên thể.
Xét về chức năng sử dụng từ can và could vừa có điểm chung lại vừa có sự khác biệt. Cụ thể cả 2 động từ khuyết thiếu này đều dùng để chỉ khả năng xảy ra sự việc (possibility) và thể hiện sự xin phép (permission), yêu cầu hoặc đề nghị ai đó làm gì (request). Tuy nhiên sắc thái biểu đạt và mức độ của 2 từ này lại khác nhau.
Cụ thể, với chức năng dự đoán khả năng xảy ra sự việc, can dùng để miêu tả sự thật hiển nhiên, tất yếu, với độ tin tưởng và chắc chắn cao. Khi dùng could chỉ là dự đoán tin tưởng bởi người nói, không chắc chắn về sự vật.
Thứ hai, khi hỏi xin phép làm gì đó, nếu dùng could thì mức độ trang trọng sẽ cao hơn can. Còn khi muốn yêu cầu ai đó làm gì, bạn đều có thể dùng can hoặc could, nhưng could thường được sử dụng nhiều hơn trong trường hợp này bởi sắc thái nghĩa lịch sử hơn so với can. Nhìn chung 2 từ can và could đều mang những sắc thái nghĩa riêng, nên lưu ý sử dụng đúng mục đích và ngữ cảnh để thể hiện sự trang trọng với người giao tiếp đối diện, tránh lạm dụng sắc thái nghĩa có mạnh.
1.1. Nói về khả năng làm được một việc gì đó của chủ ngữ
→ dùng CAN cho ngữ cảnh ở hiện tại, COULD cho ngữ cảnh ở quá khứ. Ở trong cách dùng này, could có thể được dùng như của động từ can. thì quá khứ đơn cơ bản
Ví dụ: I can speak Japanese.
I could speak Japanese when I was 7. Can you swim? Fish can’t climb trees. My bike can run very fast. She said he could help me
1.2. Nói về khả năng xảy ra của một việc
→ chỉ dùng COULD, không dùng CAN. Theo cách dùng này, could chính là mang ý nghĩa phỏng đoán một sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai – cách dùng mà can không có. Bên cạnh 2 động từ khuyết thiếu chỉ khả năng là can và could, bạn cũng có thể sử dụng từ might. Cách dùng might cũng tương tự như 2 từ trên nhưng mức độ dự đoán khả năng xảy ra yếu hơn rất nhiều, yếu hơn cả “may” .
It could snow tomorrow. (Sai: It can snow tomorrow.)
“Where’s Megan?” “I don’t know. She could be with Dan.”
1.3. Nói về khả năng mà hoàn cảnh cho phép
→ dùng CAN nếu bạn khá chắc chắn rằng sẽ có, dùng COULD nếu không chắc chắn lắm, không chắc chắn bằng. Đây là một cách dùng tạo nên sự khác biệt của can và could mà không phải ai cũng biết. Lưu ý rằng khả năng của hoàn cảnh ở đây tức là điều kiện khách quan bên ngoài cho phép, khác với khả năng chủ quan của chúng ta như cách dùng số 1.
We can go to the mountains this weekend.
→ Khi dùng ‘can’, người nói dường như đã lên kế hoạch cho chuyến đi.
We could go to the beach this weekend. Or if you like, we could go to the mountains.
→ Khi dùng ‘could’, người nói chỉ đưa ra giả thiết, ví dụ như một lời gợi ý.
1.4. Yêu cầu, nhờ vả ai đó làm việc gì một cách lịch sự
→ dùng CAN YOU hoặc COULD YOU đều được ( cách dùng COULD YOU lịch sự hơn một chút, nhưng cơ bản thì cũng như CAN YOU)
Can you help me, please?
Could you do me a favor, please?
→ dùng CAN I hoặc COULD I. Can và could trong câu hỏi xin phép đều mang ý nghĩa sắc thái hỏi lịch sự nhưng could có phần nghiêm trang hơn một chút.
Can/Could I ask you about this matter?
Can/Could I have some more coffee?
Trong câu trả lời cho câu hỏi xin phép, chúng ta luôn luôn dùng ‘can’.
Can/Could I ask you something? -Yes, of course you can.
Với mẫu Can I/Could I, chúng ta cũng có thể nói để đề nghị làm gì cho người khác
Can/Could I help you?
Be able to là cụm từ chỉ khả năng chủ quan, có thể thay thế can và could trong cách dùng số 1. Điểm khác biệt là nó có thể được dùng ở cả 3 ngữ cảnh hiện tại, quá khứ và tương lai và chúng ta có thể chia động từ ở bất kỳ thì nào.
I am able to work under pressure.
I will be able to help you soon.
3. Bài tập can, could, be able to
Maybe the Parkers………… a new villa next year. (can/ to build)
If you try hard, you………… your test. (can/ to pass)
When I was seven, I…………. (not/ can/ to swim)
William…………the piano after four months. (can/ to play)
I…………to her on the phone for three month. (not/ can/ to speak)
Selena…………her homework when her desk is in such a mess. (not/ can/ to do)
The car fell into the river. The passenger….. get it out but the driver was dead.
Despite the arrival of the rain, they……. finish the tennis match.
After her car crashes he was so confused that she …. tell the police who she was or where she was going.
You haven’t …. concentrate recently at work.
Đáp án:
Phía trên chỉ là các bài tập, còn nếu bạn muốn thực hành sử dụng can và could cũng như mọi mẫu câu tiếng Anh khác, hãy đến với môi trường 100% tiếng Anh của English Town. Bạn không chỉ được học những kiến thức ngữ pháp chuẩn chỉnh mà còn được tham gia khóa học giao tiếp ứng dụng hiệu quả kiến thức đã học. Tại đây, tất cả mọi người đều phải nói tiếng Anh một cách chủ động và tự nhiên. Cùng với các , năng động và đội ngũ giáo viên nhiệt tình, việc chinh phục tiếng Anh chưa bao giờ nhẹ nhàng hơn thế!
Trong Trường Hợp Nào Trẻ Em Cần Đưa Vào Trường Giáo Dưỡng?
Trường giáo dưỡng là nơi tập trung của những trẻ em phạm tội tuổi thành niên chưa cấu thành tội phạm được đưa vào nhằm giáo dục văn hóa, lao động, sinh hoạt cho các em để trở thành công dân tốt khi trưởng thành.
1. Tìm hiểu khái niệm về trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Nhưng do yếu tố thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó thấy cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.
Đó sẽ là nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên. Đây là biện pháp xử lý hành chính áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điều 92 của luật này dành cho những trẻ em tuổi tuổi vị thành niên phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần thiết để áp dụng hình phạt. Mục đích đưa những trẻ em phạm tội vào trường giáo dưỡng nhằm trang bị văn hóa, sinh hoạt, lao động và học nghề dưới sự giáo dục và quản lý của nhà trường.
Về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp Tư pháp ngoài các hình phạt do Tòa án áp dụng cho người phạm tội, theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường giáo dưỡng là nơi dành cho những người vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn xã hội và trật tự áp dụng đối với người chưa thành niên nhưng chưa phải là tội phạm với hình thức xử lý hành chính theo Luật của Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, chỉ có những trẻ em phạm tội mà không cần áp dụng hình phạt, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hay những trẻ em vi phạm phát luật hành chính mới đủ điều kiện vào trường giáo dưỡng. Còn những trẻ em hư hỏng chưa phạm tội sẽ không đủ điều kiện theo quy định để vào trường giáo dưỡng theo luật. Trường hợp trẻ em nước ngoài phạm tôi không áp dụng hình thức này ở Việt Nam.
2. Những trường hợp trẻ em phạm tội đưa vào trường giáo dưỡng
Khi xét một trẻ vị thành niên nào có được đưa vào trường giáo dưỡng hay không, người ta sẽ phải xác định em đó có nằm trong trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã quy định chưa đầu tiên mới có thể thực hiện bước tiếp theo. Những trường hợp cần áp dụng biện áp đưa vào trường giáo dưỡng đối với những trẻ vị thành niên phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự như sau:
a. Trẻ em đủ tuổi từ 12 đến dưới 14 tuổi có dấu hiệu phạm tội qua hành vi của mình một cách cố ý đã được áp dụng các biện pháp giáo dục tại phường, thị trấn hay xã.
b. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với hành vi do cố ý thực hiện được quy định tại Bộ luật hình sự.
c. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiệm trọng với việc thực hiện hành vi vô ý theo quy định tại Bộ luật hình sự đã ban hành.
d. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trong do cố ý thực hiện hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự đã ban.
e. Trẻ em tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội nghiệm trọng do cố ý thực hiện hành vi được quy định tại Bộ luật hình sự khi đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã hay thị trấn sở tại.
f. Trẻ em đủ 14 tuổi cho đến dưới 18 tuổi thực hiện các hành vi lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc hay gây rối trật tự công cộng từ 02 lần trở lên trong khoảng thời gian 6 tháng, đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, thị trấn hoặc xã sở tại. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của hành vi chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
g. Những trường hợp sau không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
+ Trẻ em trong độ tuổi quy định không có năng lực trách nhiệm hành chính.
+ Trẻ em gái đang mang thai với chứng nhận xác thực của bệnh viện.
+ Phụ nữ trên 55 tuổi, nam giới trên 60 tuổi.
+ Phụ nữ hoặc đang là người duy nhất nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã được Ủy ban nhân dân cấp xã theo hộ khẩu thường trú của người đó cư trú xác nhận sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 2012, nằm trong điều 92.
Do đó, nếu những gia đình, cha mẹ nào muốn gửi con vào trường giáo dưỡng để mong muốn con tốt hơn lên, không hư hỏng, dấn sâu vào các tệ nạn xã hội cần hiểu các trường hợp ở trên xem trường hợp của con mình có đủ điều kiện hay không đã.
3. Trình tự thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng
Áp dụng một trẻ em phạm tội cần đưa vào trường giáo dưỡng, bạn cần biết một số nội dung cần thiết như sau.
3.1. Những văn bản, hồ sơ cần thiết để đưa trẻ em phạm tội vào trường giáo dưỡng
Nếu trẻ đủ điều kiện để đưa vào trường giáo dưỡng như nằm trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, có hành vi phạm tội do cố ý hoặc vô ý theo quy định của Bộ luật hình sự nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gia đình có thể làm các thủ tục sau để đưa con em mình vào trường giáo dưỡng qua hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch
+ Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó
+ Các văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng
+ Nhận xét của cơ quan công an, Ủy ban MTTQ , ý kiến của nhà trường mà người chưa thành niên phạm tội học tập, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở cấp xã phường.
+ Nhận xét của người giám hộ hoặc cha mẹ của người đó.
3.2. Những cơ quan nào có trách nhiệm đưa trẻ phạm tội vào trường giáo dưỡng?
Đưa trẻ vị thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND quận, huyện hay thành phố, thị xã thuộc tỉnh quyết định cho người chưa thành niên phạm tội để vào trường tập trung học giao dục hướng nghiệp, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt và lao động với sự giáo dục, quản lý của trường.
Trường hợp trẻ em phạm tội do cơ quan Công an cấp tỉnh, huyện trực tiếp thụ lý, điều tra, phát hiện sẽ do nơi này tiến hành lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng. Sau đó, cơ quan lập hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho trẻ phạm tội, gia đình, người đại diện của họ về việc này và gửi tới Trưởng phòng ta pháp cấp quận, huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ sau đó gửi Trưởng công an quận, huyện cùng cấp. Trưởng công an sẽ rà soát lại và quyết định chuyển hồ sơ đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Tóm lại, trong quy trình đưa trẻ vị thành niên phạm tội chưa cần áp dụng hình phạt vào trường giáo dưỡng sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện đưa ra Quyết định và Công an cấp huyện sẽ thực hiện đưa đối tượng đó vào trường giáo dưỡng theo đúng quy định.
Theo đó, gia đình không thể tự nguyện xin cho con em mình vào trường giáo dưỡng nếu trẻ không đủ điều kiện nêu ở trên, không nằm trong đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
4. Những điều cần lưu ý về trường giáo dưỡng
* Đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng đối với trẻ vị thành niên từ độ tuổi 12 đến dưới 18 tuổi. Nằm ngoài độ tuổi này, không được áp dụng quy định này.
* Những trẻ em phạm tội được xem xét đưa vào trường giáo dưỡng có hành vị phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần áp dụng hình phạt mà cần thời gian giáo dục, cải tạo.
* Đưa trẻ phạm tội vào trường giáo dưỡng không phải là hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự nên điều này không bị coi là người có tiền án theo khoản 2 điều 77 của Bộ luật hình sự.
* Đối tượng phạm tội được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khác với đối tượng phạm tội được đưa vào trường giáo dưỡng. Theo điều 94 luật xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị đưa vào cơ sở bắt buộc là người phạm tội xâm phạm tài sản của tổ chức trong hay ngoài nước, xâm phạm sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người khác hay vi phạm an toàn xã hội, trật tự từ 02 lần trở lên trong vòng 06 tháng, có mức độ phạm pháp chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Họ đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn hoặc chưa hay là người không có nơi ở ổn định.
Nói chung, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng biện pháp giáo dục đặc biệt đối với những trẻ em tuổi vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa áp dụng hình phạt mà cần giáo dục lại để các em có thể trở thành người công dân tốt, có ích trong xã hội, người yêu lao động và làm việc lương thiện.
Qua nội dung ở trên, bạn đã hiểu thế nào là trường giáo dưỡng và trường hợp nào cần đưa vào trường giáo dưỡng đối với các em phạm tội tuổi vị thành niên để nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành tốt hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dùng Can Và Could Trong Các Trường Hợp Đưa Ra Yêu Cầu, Xin Phép trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!