Xu Hướng 12/2023 # Cách Dạy Con Trẻ 2 Tuổi Thông Minh Nhanh Nhẹn # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Dạy Con Trẻ 2 Tuổi Thông Minh Nhanh Nhẹn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở mỗi một giai đoạn, trẻ cần có được sự định hướng, giáo dục thích hợp để có được sự phát triển tối ưu và hiệu quả nhất. Dù trí thông minh của con chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có cả yếu tố di truyền, nhưng vẫn có những cách rất đơn giản lại vô cùng hiệu quả để giúp con phát triển năng lực trí tuệ.

Bố mẹ có biết rằng ở độ tuổi lên 2 trẻ có những nhận thức và sự phát triển nhất định về năng trí tuệ, tinh thần và cả thể chất. Vì thế ngay ở thời điểm này bố mẹ đã có thể áp dụng những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ để con có được sự phát triển tối ưu nhất.

Âm nhạc

Trong nhiều nghiên cứu, âm nhạc được xem là cách kích thích trí não vô cùng tuyệt vời, giúp trẻ thông minh hơn. Âm nhạc còn có tác động rất tích cực đến chỉ số thông minh IQ của trẻ. Ở giai đoạn 2 tuổi, bố mẹ hãy cho bé nhà mình tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên hơn, đặc biệt là những bản hòa tấu có giai điệu đẹp, vui nhộn.

Trò chuyện cùng bé mỗi ngày

Với các trẻ trong giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi, con có thể học và nhớ được 1 từ mới mỗi tuần. Trước khi đón sinh nhật 2 tuổi, con có thể nói được khoảng 50-100 từ. Điều này có nghĩa là bố mẹ càng nói chuyện nhiều với con thì còn sẽ càng học được nhiều từ mới.

Các chuyên gia giáo dục đưa ra một gợi ý về phương pháp “tường thuật hoạt động 1 ngày” để bạn trò chuyện với con. Đó là bạn làm công việc gì thì mô tả chi tiết lại việc đó cho bé nghe, trong câu chuyện bạn cũng nên thể hiện những cảm xúc phù hợp với từng tình huống để thu hút sự chú ý của con.

Bạn hãy tạo cơ hội để con được tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ thường ngày, để tăng sự tương tác cho con. Bằng cách xây dựng những câu chuyện, sử dụng ngôn ngữ sinh động, bạn sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nghe nói đọc viết thật tốt sau này.

Cho con sớm làm quen với sách

Ở độ tuổi lên 2 thì chắc chắn con chưa biết chữ, thậm chí nói còn chưa rõ ràng. Những điều đó không đồng nghĩa với việc không cần cho con được tiếp xúc, làm quen với những quyển sách. Có rất nhiều loại sách được xuất bản dành cho những bạn 2 tuổi với nhiều hình ảnh, bức vẽ sinh động và đáng yêu. Và đây chắc hẳn là bước khởi đầu hoàn hảo cho sự phát triển trí tuệ của bé ở những giai đoạn sau này.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cùng con đọc sách, bạn có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị và cùng con ngắm nhìn những bức vẽ sống động trong đó. Kết hợp với việc đọc bạn hãy chỉ cho con những con vật ngộ nghĩnh, những món đồ xinh xắn… Điều này sẽ giúp nâng cao vốn từ, phát triển nhận thức, kích thích khả năng tưởng tượng cho bé rất hiệu quả.

Chơi trò chơi tư duy

Thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ khiến cho trẻ em hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… Nhưng ở độ tuổi này, bố mẹ hãy dẹp những thiết bị này khỏi cuộc sống sinh động của con.

Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu những trò chơi mang tính kích thích trí não cho con mình và cùng chơi với trẻ. Bạn có thể tham khảo những gợi ý như: chơi nặn đất sét, tô màu, ghép rubik, trò chuyện với gấu bông… Những trò chơi này đóng vai trò âm thâm hỗ trợ trẻ phát triển tư duy logic, năng lực giải quyết tình huống trong tương lai.

Bên cạnh những cách được nhắc đến ở trên, quý phụ huynh còn có thể tìm hiểu thêm về những cách khuyến khích trẻ 2 tuổi vận động, kích thích khả năng tưởng tượng của con hay dành cho con những lời khen ngợi…

Để có thêm nhiều hơn những thông tin về các phương pháp giáo dục trẻ, mời quý phụ huynh thường xuyên theo dõi website: chúng tôi của chúng tôi. Trung tâm tư vấn giáo dục Elite Symbol rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ quý cha mẹ trong hành trình giáo dục, định hướng tương lai cho con.

Phương Pháp Dạy Con 2 Tuổi Thông Minh Của Người Nhật

Trẻ em nhật rất ngoan ngoãn, lễ phép, có khả năng độc lập và quyết đoán rất cao, vì thế phương pháp dạy con của người nhật hiện đang là kim chỉ nam cho các bậc cha mẹ việt nam. Vậy người nhật bản nuôi con như thế nào?

Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều

Người nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách mà họ sử dụng giúp trẻ phát triển trí não của con. Tuy nhiên họ không chỉ để con đi bộ trên đường bằng phẳng mà để con đi trên những con đường gồ ghề một chút hoặc tập lên xuống cầu thang… hoặc họ đứng ở xa ném bóng và để con tự bắt. Đầu tiên, bé sẽ chạy theo quả bóng, sau đó chúng sẽ học được cách quan sát mục tiêu và tìm ra con đường ngắn nhất đến đó. Giai đoạn nhạy cảm nhất để phát triển ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi có nhu cầu vận động cũng như giao tiếp. Đặc biệt ở giai đoạn bập bẹ học nói lúc bắt đầu 2 tuổi, nhưng đến hai tuổi rưỡi có vẻ như nó biến mất. Vì thế thời điểm từ 2 đến 2,5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển ngông ngữ trong cuộc đời trẻ.

Người Nhật dạy con bằng cách nói chuyện với con giọng chuẩn như giao tiếp với người lớn. Ở thời kỳ này, các trò chơi ngôn ngữ nên được khuyến khích. Bạn có thể sử dụng các sách có hình ảnh và đọc chữ thật to cho bé nghe, hoặc đọc thơ cũng rất tốt vì Ở tuổi này ta không cần phải sắp xếp câu đúng trật tự hoặc giải thích ý nghĩa của nó,bạn chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ nhớ.

Nắm bắt đúng thời điểm và khuyến khích con là bí quyết dạy con hiệu quả

Tự rửa tay, cài cúc áo, dọn dẹp đồ chơi… Hãy để con thực hành những kỹ năng này để giúp bé nhanh chóng hình thành tính tự lập từ sớm. Hãy dạy cho con cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Để đồ lên kệ trong tầm với. Đặt đồ chơi đúng nơi quy đinh. Chia các vị trí theo màu sắc ở khu vực cất đồ chơi. Dán màu tương tự lên đồ chơi, trẻ sẽ để đúng chỗ qua việc nhận biết màu sắc. Đừng quên khen ngợi con sau khi chúng hoàn thành công việc. Việc này rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn.

Ở thời kỳ này, bạn phải dạy con cách sử dụng tay thành thạo. Không biết cách dùng tay có thể hạn chế khả năng phát triển của trẻ. Dạy chúng dùng đũa từ 2 tuổi.

Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ

2 tuổi, bắt đầu giai đoạn tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ và tự xoay sở mọi việc, chúng dần có các biểu hiện phản kháng như dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Lúc này hãy đặt mình vào vị trí của con, và dạy chúng cách thể hiện ý kiến. Nếu chúng có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài

Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài nếu cha mẹ thúc đẩy đúng cách, bé sẽ duy trì được khản năng ghi nhớ rất tốt. Và ngược lại, trẻ gặp khó khăn nhớ công thức toán học khi bước vào lớp sáu nếu cha mẹ không giúp con rèn luyện từ nhỏ.

Cách Dạy Trẻ Thông Minh

Phương pháp giáo dục sớm là phương pháp được áp dụng cho trẻ từ 0- 6 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng để khai phá tiềm năng cùa trẻ

Giáo dục sớm là gì? Phương pháp giáo dục sớm là phương pháp được áp dụng cho trẻ từ 0- 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục sớm là phát triển tư duy, rèn tính tự giác, kỹ năng hoà nhập, sự tôn trọng, đánh giá cao ưu điểm của bản thân trẻ. Trọng tâm của phương pháp giaó dục sớm là phát triển tư duy, làm phong phú đời sống tinh thần, xây dựng tính thẩm mỹ, môi trường vận động , … phù hợp cho trẻ.

Dạy trẻ theo phương pháp giáo dục sớm

Tại sao nói giai đoạn từ 0 -6 tuổi là “giai đoạn vàng ” để phát triển trí tuệ? Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: từ bào thai cho tới 4 tuổi, não (trí thông minh) của trẻ phát triển 50%, từ 4 – 8 tuổi phát triển 30% nữa, tất cả các giai đoạn còn lại cho tới trưởng thành chỉ chiếm 20%. Chính vì thế mà người ta nói giai đoạn từ 0 -6 tuổi là “giai đoạn vàng ” để phát triển trí tuệ.Như vậy việc giáo dục sớm có vai trò quyết định đến cuộc đời của trẻ.

0- 6 tuổi : GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG ĐỂ KHAI PHÁ TIỀM NĂNG CỦA TRẺ

Một đứa trẻ khi mới ra đời, có số lượng các tế bào liên kết thần kinh trong não chỉ bằng một phần mười so vói người lớn, thông qua những trải nghiệm phong phú đa dạng trong cuộc sống sau này, các tế bào liên kết sẽ không ngừng gia tăng số lượng, khi trẻ khoảng 2, 3 tuổi, số lượng này đã tăng gấp 20 lần so vói khi mới sinh. Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ trao đổi chất trong não bộ của trẻ vào lúc này rất cao, nên sự phát triển trí lực và khả năng học tập trong giai đoạn này cũng rất nhanh, thậm chí còn vượt xa cả người trưởng thành.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 18 năm đã chỉ ra rằng, năng lực của những đứa trẻ đã từng tiếp xúc vói giáo dục sớm trước 6 tuổi trong lĩnh vực đọc sách và học toán, thậm chí trong cả thành tích học tập ở tiểu học, trung học đều cao hơn những đứa trẻ không được tiếp xúc với giáo dục sớm.

Do đó, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi của trẻ chính là quãng thời gian chính để phát triển trí thông minh. Sự phát triển của não bộ không giống vói sự phát triển của hệ miễn dịch hay phát triển xương, điều đó có nghĩa là phát triển não bộ chỉ có một giai đoạn, khi đã trải qua giai đoạn đỉnh cao này, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cơ bản đã hình thành, nên sau này có muốn bổ sung thêm cũng là điều rất khó khăn.

Chính vì vậy bậc cha mẹ phải nắm bắt được giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi này: phải cung cấp chế độ bồi dưỡng đầy đủ nhất, phong phú nhất, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển toàn diện của não bộ cùng các bộ phận khác trên cơ thể; không chỉ vậy còn phải tạo ra sự kích thích từ môi trường bên ngoài một cách hoàn thiện nhất, để kết cấu và tổ chức bên trong não bộ phát triển nhanh và lành mạnh.

Phương pháp 1: Thường xuyên trò chuyện với trẻ, đừng lo trẻ không hiểu gì

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi mẹ dùng những từ ngữ càng phong phú để nói chuyện vói trẻ, sự kích thích lên các gân thần kinh ở não bộ đạt được càng nhiều. Vì vậy khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic và khả năng lập kế hoạch của trẻ cũng trở nên mạnh hơn.

Mẹ hãy dùng sự cẩn thận, tỉ mỉ và lòng chuyên tâm để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của trẻ, tạo ra một mối quan hệ đáng tin cậy cho trẻ. Dần dần trẻ sẽ có tình cảm yêu thương gắn bó vói mẹ, và có được cảm giác an toàn từ chính người mẹ của mình, điều này còn mang lại cho trẻ dũng khí rất lớn để chúng có thể tự tin khám phá thế giới xung quanh.

Phương pháp 4: Cho trẻ được trải nghiệm tình cảm

Thái độ lịch sự, có thiện ý và nhân văn của cha mẹ đối vói người khác sẽ được ghi lại trong não bộ của trẻ. Theo thời gian những phản ứng tình cảm sẽ tích tụ dần trong não trẻ, điều này không chỉ có lợi cho sự phát triển cảm xúc của trẻ, mà còn có lợi cho quá trình phát triển năng lực nhận thức và ngôn ngữ.

Phần mềm dạy trẻ học tiếng anh, tiếng việt theo phương pháp giáo dục sớm

6 Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Của Người Nhật Cho Trẻ Trên 4 Tuổi

1. Đặc điểm của giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Một mục đích khác của các phương pháp dạy con thông minh của người nhật là giúp trẻ có được điều gì đó mà người khác không có – chính là đóng góp của chính mình vào xây dựng xã hội. Thành tích của trẻ ở trường cao hay thấp không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng nhất là nuôi dưỡng tính cách, nhân cách trẻ hoàn thiện. Để làm được như thế, chúng ta cần dạy các con cách suy nghĩ, sử dụng não bộ của mình giải quyết các tình huống trong cuộc sống một cách hiệu quả và thông minh.

Mục tiêu của giáo dục Nhật Bản là dạy trẻ em trở thành những người sáng tạo. Nếu chỉ dừng lại ở việc dạy con có khả năng ghi nhớ, nói chuyện,… thì trẻ chỉ vượt qua được những tình huống quen thuộc đã được đào tạo. Khi đối diện với các thử thách mới mẻ, các con không đủ chất liệu não bộ để tư duy tìm cách giải quyết tốt nhất. Do đó, các phương pháp dạy con thông minh của người nhật cho trẻ trên 4 tuổi còn nhắm đến mục tiêu dạy trẻ tư duy sáng tạo. Nhờ đó, trẻ học được nhiều cách thức hơn nếu muốn cống hiến khả năng, thành công của mình cho xã hội khi trưởng thành.

2. 6 phương pháp dạy con thông minh của người nhật cho trẻ trên 4 tuổi 2.1 Hãy lắng nghe câu hỏi của con

Khi con hỏi, hãy lắng nghe con một cách nghiêm túc. Hãy giúp con suy nghĩ về câu trả lời, và dạy bé tìm ra giải pháp để giải quyết yêu cầu của bố mẹ. Đây là nguyên tắc giáo dục rất quan trọng mà bố mẹ nào cũng cần phải lưu ý. Nếu trẻ được khuyến khích phát triển tư duy theo cách thực tế, khả năng nhận thức của con cũng được thúc đẩy theo hướng thông minh hơn.

Với trẻ trên 4 tuổi, bố mẹ nên đặt nhiều câu hỏi, hoặc cho bé tham gia chơi đố vui nhiều hơn, khuyến khích bé rèn thói quen tìm giải pháp. Phương pháp dạy con thông minh của người nhật này còn giúp bé hoàn thiện khả năng tập trung và ghi nhớ rất hiệu quả.

2.2 Chọn đồ chơi phát triển trí thông minh cho con

Chọn đồ chơi giúp não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. Bố mẹ không nên chọn đồ chơi đầy màu sắc, hãy chọn món đồ chơi trẻ có thể xây dựng, tháo ra rồi xây dựng và lắp lại được theo cấu trúc khác. Không bao giờ để trẻ ở trong tình trạng “nhàn rỗi”, tạo trò chơi thú vị liên tục cho con tham gia và tư duy.

2.3 Tạo cho bé thói quen đọc sách kiến thức

Điều kiện ưu tiên cho những suy nghĩ mới là kiến ​​thức đa dạng. Hãy để trẻ em đọc rất nhiều, để chúng có thể có nhiều kiến ​​thức. Hãy cung cấp cho trẻ thật nhiều loại sách khoa học khác nhau. Nhưng trẻ không chỉ học những gì được viết trong sách, các em nên được tạo điều kiện để thực hành càng nhiều càng tốt. Đây là một trong những phương pháp dạy con thông minh của người nhật rất hiệu quả và khoa học.

2.4 Tạo điều kiện khuyến khích trẻ sáng tạo

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trí óc sáng tạo sẽ được duy trì khi trẻ đi học tiểu học, đó là một ý nghĩ sai lầm. Khi lên tiểu học, sự sáng tạo sẽ bị hạn chế nhiều hơn và biến mất hoàn toàn, bởi vì trẻ phải tập trung vào công việc nhóm. Trên lớp, các con phải lắng nghe giáo viên giảng bài, bị gò bó vào khuôn khổ bởi các câu hỏi của giáo viên hoặc bài tập. Thế nên, ngay từ nhỏ, nếu phát hiện con có năng khiếu ở bất kì lĩnh vực gì, như vẽ, thể thao,…hãy cho bé tham gia lớp đào tạo ngay để kịp thời uốn nắn và phát triển.

2.6 Phương pháp dạy con thông minh của người nhật học thành công từ thất bại

Đừng khiến trẻ em sợ thất bại. Nhiều bậc cha mẹ không muốn con mình trải qua thất bại, thế nên, các con không tự tin vào tính cá nhân của mình, cũng không dám trải nghiệm cuộc sống.

Các nhà khoa học, nhà phát minh sáng tạo, nghệ sĩ, tiểu thuyết gia,… đều là những người thành công trong việc thách thức những khó khăn. Nếu những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống không diễn ra trong đời mình, thì không có phép màu nào xảy ra trong cuộc đời này.

Phương pháp dạy con thông minh của người nhật cho trẻ trên 4 tuổi rất độc đáo, khoa học. Dựa trên nền tảng sự phát triển óc sáng tạo đột phá ở trẻ 4 tuổi, nền giáo dục Nhật luôn hướng các bé phát triển tư duy sáng tạo để trở thành người hữu ích cho xã hội khi trưởng thành. Đây là điểm đặc biệt mà bố mẹ Việt cần tham khảo để áp dụng giáo dục bé con nhà mình. Gia đình là nền tảng dạy dỗ đầu đời của con. Hãy tạo mọi điều kiện tốt nhất để con hoàn thiện chính mình, cống hiến hết khả năng xây dựng xã hội thịnh vượng, giàu đẹp.

Nguyễn Ngân tổng hợpMẹ – Bé –

Người Nhật Dạy Con Thông Minh Như Thế Nào? (2

Trẻ trong độ tuổi từ 2-3 có rất nhiều thay đổi trong quá trình phát triển, từ biểu lộ cảm xúc, đến các hành động thường ngày. Đây là độ tuổi mà các mẹ thường gọi là “tuổi ẩm ương” nhất. Vì trẻ bắt đầu có mong muốn thể hiện mình, muốn được làm những việc mình thích, cảm xúc của bé lại thay đổi khá thất thường. Để có thể giải quyết khúc mắc làm thế nào để dạy con khoa học trong giai đoạn này. Megamart xin giới thiệu cho các mẹ cách dạy con thông minh của người Nhật giai đoạn 2-3 tuổi.

Các đặc điểm chính trong cách dạy con của người Nhật trong giai đoạn này, hướng đến 3 vấn đề chính đó là khả năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và những kỹ năng cơ bản đầu đời.

Dạy con kiểu Nhật là tập cho trẻ vận động

Tạo cho bé thói quen vận động

Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu phát triển mạnh hơn về hoạt động thể chất, bé có thể tự tin hơn trong những bước đi, di chuyển, do đó các mẹ cần phải rèn cho bé thói quen tập đi, để bé có thể chập chững đi bằng đôi chân của mình. Hằng ngày các mẹ nên cho bé đi bộ nhiều nhất có thể. Nếu bé không được vận động, mà suốt ngày được bế, ngồi xe đẩy thì càng làm cảm giác ức chế vì hạn chế vận động của bé lên cao. Ngoài việc cho bé đi trên đường bằng phẳng như sàn nhà thông thường, các mẹ cần phải tập cho bé đi trên bậc cầu thang, cầu dốc,.. và đương nhiên là có sự dìu đỡ của cha mẹ, tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu bé nhà bạn cứng cáp hơn, có thể cho bé làm quen với trò nhảy trên tấm đệm, cũng rất có tác dụng. Chỉ khi được rèn luyện kỹ năng vận động như thế thì trẻ sau này mới có thể trở thành người có thể chất tốt.

Phát triển khả năng ngôn ngữ

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn này khá đặc biệt. Cũng giống như dấu hiệu về nhu cầu vận động, trẻ bắt đầu phát triển khả năng về ngôn ngữ một cách đột phá. Theo đó, trẻ đã bắt đầu phản ứng được trước những câu hỏi của bố mẹ, người xung quanh. Bé đã có thể nói được một số lượng từ nhất định, thông thường là vào khoảng 500-900 từ. Với số lượng từ vựng nhỏ bé này, bé đã bắt đầu nói được một số câu hoàn chỉnh hơn, từ 2-3 câu có nghĩa. Đặc điểm đó phát sinh nhu cầu giao tiếp trong trẻ, ban đầu có thể nhiều câu người xung quanh không thể hiểu được, thậm chí việc nhầm lần về cách xưng hô vẫn là chuyện thường thấy ở độ tuổi này. Tuy nhiên, đừng vì thế mà trở lên lo lắng vì bé còn đang hoàn thiện ngôn ngữ của mình mà.

Nhận biết về sàu sắc của bé 2-3 tuổi đã hoàn thiện hơn

Bên cạnh khả năng giao tiếp với người xung quanh, bé cũng đã tự đặt khái niệm về các đồ dùng vật dụng trong nhà, đồ chơi xếp hình, biết phân biệt được sự khác nhau về kích thước: dài ngắn, rộng hẹp.

Dựa vào những biểu hiện trong phát triển ngôn ngữ của trẻ mà các mẹ cần có điều chỉnh về phương pháp dạy con mình. Ngôn ngữ, cách nói mà các mẹ thường giao tiếp với con mình thời kỳ trước đó không còn phù hợp nữa. Lúc này, mẹ phải nói với bé bằng giọng chuẩn, như cách chúng ta nói trong cuộc sống hằng ngày, để trẻ không bị hiểu nhầm về cách nói của trẻ sơ sinh với ngôn ngữ sau này, nhiều trẻ trong giai đoạn này thường nói ngọng, các mẹ cần sửa chữa ngay cho con mình, không để tiếp diễn dẫn đến tình trạng nói ngọng của bé sau này.

Đọc sách – phương pháp hữu hiệu phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Để hoàn thiện hơn khả năng ngôn ngữ ở trẻ, các mẹ có thể thực hiện các phương pháp:

Tạo cho bé vốn từ nhất định: Công việc này tưởng như phức tạp, nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản, có thể làm từ những việc hằng ngày như tắm giặt, ăn cơm. Giới thiệu cho bé các bộ phận trên cơ thể, hay đồ vật sử dụng trong bữa ăn và yêu cầu bé nhắc lại theo cách phát âm chuẩn. Sau đó có thể hỏi ngược lại bé, chỉ vào từng bộ phận trong cơ thể “Đây là cái gì? Con muốn mẹ tắm cái gì trước”…

Chơi trò chơi ngôn ngữ: độ tuổi này hoàn toàn thích hợp việc áp dụng trò chơi ngôn ngữ đối với trẻ, trẻ có thể phân biệt được màu sắc, hình dáng nhân vật nên các mẹ hoàn toàn có thể hỏi các câu như: “Con gì là đồ chơi màu vàng, vẫn hay thả trong bồn tắm”, hay “cái gì dùng để lau người sau khi tắm”,…

Đọc sách: trẻ 2-3 tuổi có nhu cầu tiếp thu kiến thức bên ngoài rất cao, do đó các mẹ cần mua thật nhiều sách, truyện, đặc biệt là truyện tranh cho con. Bé không chỉ dừng lại ở việc xem tranh, mà còn cần phải làm quen hơn đến sách và chữ viết, bên cạnh đó, khoảng thời gian trước khi đi ngủ cũng là lúc mẹ cần đọc cho con những câu chuyện hay, những bài học thực tế mà sau này bé có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, các mẹ nên tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với chữ viết càng nhiều càng tốt, như dán tên của bé gần nơi bé ngủ. Viết các sticky note rồi dán lên các đồ vật bé thường sử dụng.

Dạy bé cách làm việc cá nhân

Trẻ từ 2-3 tuổi đã bắt đầu làm được nhiều việc trong nhà, tự đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh, cài khuy áo, buộc dây giầy, thậm chí là tự mặc quần áo,… là những chuyện bình thường đối với trẻ em Nhật Bản, vì bé đã được mẹ hướng dẫn cách làm và bắt đầu học hỏi từ khi lên 2 tuổi, và 3 tuổi đã trở lên thành thạo hơn rất nhiều, mà không cần có sự giúp đỡ của người thân.

Bé đã có thể làm được nhiều việc

Ngoài làm được việc cá nhân, bé còn có thể giúp được cha mẹ làm việc nhà đơn giản, như lau bàn, lấy các vật nhỏ theo lời “sai vặt” của bố mẹ. Trẻ trong độ tuổi này vốn ham học hỏi, lại có khả năng ghi nhớ khá tốt, nên việc làm được một số việc ban đầu sẽ là độc lực lớn giúp bé hoàn thiện hơn.

Để giúp trẻ có động lực thực hiện các công việc đơn giản kia, cần có sự giúp sức cực kỳ quan trọng của các mẹ, từ việc làm mẫu cho bé cách thực hiện, đến hướng dẫn bé cách làm, rồi sử sai khi bé không làm đúng cách. Đặc biệt là người xung quanh không được chê bai, nếu bé làm sai cách. Bởi chỉ vì một câu chê có thể “vùi dập” quyết tâm học hỏi, tìm tòi trong trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin lẫn rào cản thực hiện công việc sau này ở trẻ.

Trẻ 2 tuổi cũng đã biết cách xắp xếp đồ chơi. Do đó các mẹ nên tạo điều kiện để con mình thu dọn lại “chiến trường” sau khi kết thúc thời gian chơi của trẻ. Làm các tủ, giá đựng đồ chơi ở tầm thấp, dễ dàng lấy ra cất vào để trẻ tiện lợi hơn trong quá trình thu dọn của mình.

Hoàn thiện khả năng ghi nhớ

Hoàn thiện trí nhớ cho trẻ ở độ tuổi này

2 tuổi là độ tuổi mà khả năng ghi nhớ có thể làm các bậc phụ huynh sửng sốt. Nếu mẹ nào đã có điều kiện xem chương trình những em bé thiên tài của Nhật Bản thì sẽ thấy rõ được điều đó. Trẻ có thể bộc lộ khả năng này sớm hay muộn còn phụ thuộc vào cách nuôi dạy của gia đình và cơ hội để bé có thể thể hiện điều đó. Theo tác giả Ibuka Masaru – người biên tập ra những cuốn sách về phương pháp dạy con của người Nhật Bản, cũng đồng thời là sáng lập của tập đoàn công nghệ Sony cho rằng: “Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở ở trẻ nhỏ, nếu được dạy đỗ những điều hữu ích, thì sau này bé sẽ có khả năng phát triển toàn diện về mọi mặt”. Và khẳng trẻ 2 tuổi chính là thiên tài. Thế mới hiểu hết được vai trò của giáo dục trẻ 2-3 tuổi đến sự phát triển sau này của bé.

Các mẹ có nhiều trò chơi khác nhau giúp bé phát huy được khả năng này như:

Trò chơi tráo hộp: đặt 5 hộp trên bàn, cho vào 3 hộp vật gì đó, tráo lên sau đó yêu cầu trẻ tìm ra hộp có vật bên trong. Nếu trẻ đã đoán hết được các hộp cần tìm, các mẹ có thể tăng độ khó bằng việc tăng số hộp trống, giảm số hộp có chứa vật.

Trò chơi ghi nhớ lại: Ở độ tuổi này, bé cần được làm quen hơn với môi trường bên ngoài, tìm hiểu thế giới xung quanh, thông qua các cuộc đi chơi, dạo công viên, đường phố bé sẽ có được những trải nghiệm thú vị. Kết thúc hành trình đó nói chuyện lại với bé về những gì đã được quan sát. Mặc dù chỉ có thể kể được những chi tiết đơn giản và khá ít, tuy nhiên nó tác động khá tốt đến khả năng ghi nhớ của trẻ, dựa theo phương pháp ghi nhớ và liên tưởng bằng hình ảnh, mà theo như các chuyên gia giáo dục là hữu ích với mọi đối tượng, kể cả người theo học ngoại ngữ.

Có thể thấy được mẹ Nhật tỷ mỉ thế nào trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục con mình. Đặc biệt là giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tiền đề ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Các mẹ có phương pháp giáo dục nào hợp lý cho con mình hay tham khảo phương pháp giáo dục của mẹ Nhật. Quyết định này cũng chính là lựa chọn cho tương lai của con mình đấy.!

Bật Mí Cho Mẹ Cách Nuôi Dạy Trẻ 3 Tuổi Thông Minh Vượt Bậc

3 Tuổi được xem là thời điểm quan trọng ở cả việc nuôi dưỡng và giáo dục. Những phương pháp giáo dục trong thời điểm nay cũng không mấy dễ dàng bởi bé có sự thay đổi rất nhiều. Con sẽ bướng bỉnh hơn, thích làm mọi thứ theo ý mình hay không nghe lời bố mẹ… Điều này khiến các bậc phụ hunh khá buồn phiền.

3 Tuổi là thời điểm vàng dạy con thông minh, ngoan ngoãn

Các bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 3 tuổi chắc hẳn thường tìm hiểu khá nhiều về sự phát triển não bộ của con để có cách nuôi dạy hợp lý. Vậy bạn có biết rằng khi con 3 tuổi cũng là lúc bộ não phát triển vượt bậc nhất. Giai đoạn này nếu bố mẹ có cách giáo dục khoa học thì sẽ giúp kích thích khả năng tư duy và nhận thức tối ưu nhất. Bên cạnh đó, thời điểm này giáo dục cũng sẽ có sự ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con sau này.

Do đó, bố mẹ hãy tận dụng thời điểm vàng này để giáo dục con nhằm hướng đứa trẻ sự phát triển toàn diện về trí tuệ và kỹ năng. Tuy nhiên dạy dỗ con thế nào lại là băn khoăn mà hầu hết cha mẹ nào cùng băn khoăn. Bởi nếu dạy con không đúng cách rất dễ bị phản tác dụng làm bé bị chai lỳ, ít nói và khó bảo.

– Thời gian này, bố mẹ khuyến khích và tạo điều kiện cho con vừa chơi vừa học một cách hợp lý. Đặc biệt lưu ý là không nên áp đặt bé về việc học bất cứ điều gì.

– Hãy là một người bạn, người đồng hành cùng con trong cả việc chơi và việc học. Bởi với các bé thời gian tập trung chỉ khoảng 3 đến 5 phút, sau đó bé sẽ chán ngay, vì thế hãy kịp thời bên cạnh để cùng bé tiếp tục hoạt động theo một hình thức khác.

– Đồng thời với đó, bố mẹ nên hạn chế sự tiếp xúc của bé với tivi và điện thoại. Bởi chính điều này là nguyên nhân chính khiến trẻ ít nói, thụ động và tự kỷ.

– Khuyến khích bé đi lại nhiều hơn và thoải mái khám phá môi trường xung quanh. Việc di chuyển nhiều, tò mò khám phá mọi thứ sẽ là cơ hội tốt để các bé mở rộng khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin từ nhiều phía.

– Tôn trọng quyền lựa chọn của con vì đây là cách hữu hiệu nhất để bé luôn nghe lời mẹ. Tuy nhiên bạn nên đặt ra phạm vi của những yêu cầu của bé.

– Bắt đầu có những bài học đầu tiên cho bé 3 tuổi về khả năng tự lập. Ví dụ cho bé lựa chọn những bộ đồ mình yêu thích, cho bé tự ăn, cho bé tự vẽ hay hướng dẫn con một số việc nhà đơn giản…

– Hãy dạy bé cách giao tiếp từ ngữ điệu tới thái độ phù hợp, rõ ràng. Giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách kể cho con nghe những điều thú vị trong cuộc sống.

Những điều bố mẹ nên tập cho bé 3 tuổi

Để cho quá trình nuôi dạy con 3 tuổi được hiệu quả và thành công hơn, bố mẹ cần hiểu được khả năng của con đến đâu. Những thông tin có được sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hỗ trợ con.

Đây là những điều bố mẹ nên tập cho bé 3 tuổi:

– Bé cũng đã tự biết tắm. Mẹ hãy chuẩn bị cho bé một chậu nước ấm, một chiếc khăn tắm và hướng dẫn cho bé.

– Bé đã biết tự kết bạn với những người bạn hàng xóm. Đây cũng là cách để giúp con bạn không tự tin, mạnh dạn hơn nữa.

– Cùng với đó, hãy hướng dẫn bé một vài công việc nhà đơn giản như cất đồ chơi, để dép đúng chỗ, cất hay lau bát đĩa…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Dạy Con Trẻ 2 Tuổi Thông Minh Nhanh Nhẹn trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!