Bạn đang xem bài viết Các Phương Pháp, Kỹ Năng Và Cách Thức Giảng Dạy được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những câu hỏi [5.1]Một trong những kỹ năng quan trọng nhất một giảng viên có thể phát triển là đặt ra những câu hỏi hữu hiệu. Những câu hỏi này có thể khuyến khích các học viên trong tiến trình thông hiểu thánh thư và giúp họ nhận ra và hiểu các lẽ thật quan trọng của phúc âm. Những câu hỏi này cũng giúp các học viên suy nghĩ về cách phúc âm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cân nhắc cách họ có thể áp dụng các nguyên tắc phúc âm bây giờ và trong tương lai như thế nào. Việc đặt ra những câu hỏi hữu hiệu có thể khuyến khích các học viên mời Đức Thánh Linh vào kinh nghiệm học hỏi của họ qua việc sử dụng quyền tự quyết và làm tròn vai trò của họ trong tiến trình học hỏi.
Việc đưa ra những câu hỏi cặn kẽ trong lúc chuẩn bị bài học để dẫn đến việc hiểu và làm cho các học viên tập trung tâm trí trong khi học là điều rất đáng bỏ ra nhiều nỗ lực. Khi hoạch định những câu hỏi, trước hết một giảng viên nên xác định mục đích để đặt ra một câu hỏi cụ thể (ví dụ, một giảng viên có thể mong muốn các học viên khám phá ra thông tin ở bên trong một đoạn thánh thư, để nghĩ về ý nghĩa của một đoạn thánh thư, hoặc chia sẻ chứng ngôn về lẽ trung thực của một nguyên tắc). Sau đó giảng viên nên thận trọng phác thảo câu hỏi với mục đích đó trong tâm trí. Việc chọn lựa kỹ một số từ có thể tạo ra một sự khác biệt lớn để biết một câu hỏi có đưa đến kết quả mong muốn hay không.
Các giảng viên nên cố gắng chuẩn bị và đặt ra những câu hỏi nhằm khơi dậy suy nghĩ và cảm nghĩ. Nói chung, họ nên tránh những câu hỏi có thể trả lời là “có” hay “không,” hoặc khi câu trả lời hiển nhiên đến nỗi các học viên không được thúc đẩy để suy nghĩ về câu trả lời đó. Các giảng viên cũng nên tránh những câu hỏi có thể gây ra tranh luận vì điều này có thể làm cho các học viên khó chịu và tạo ra tranh cãi trong lớp học, điều này sẽ làm Thánh Linh buồn phiền (xin xem 3 Nê Phi 11:29).
Khi đặt ra những câu hỏi trong lớp học, thì điều quan trọng là các giảng viên phải cho các học viên thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của họ. Đôi khi các giảng viên đặt ra một câu hỏi, ngừng lại trong một hoặc hai giây, và rồi khi không có ai trả lời ngay thì hốt hoảng và tự mình đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, những câu hỏi hữu hiệu thường đòi hỏi phải suy nghĩ và ngẫm nghĩ, và các học viên có thể cần thời gian để tìm ra câu trả lời trong thánh thư hoặc trình bày rõ ràng một câu trả lời. Thỉnh thoảng có thể hữu ích để cho các học viên thời gian viết xuống câu trả lời của họ trước khi trả lời.
Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Chủ Tể, đã sử dụng nhiều loại câu hỏi để khuyến khích những người khác suy ngẫm và áp dụng các nguyên tắc Ngài đã giảng dạy. Những câu hỏi của Ngài đều khác nhau tùy theo điều gì Ngài đang tìm cách để mang vào cuộc sống của những người Ngài giảng dạy. Một số câu hỏi khuyến khích những người lắng nghe Ngài phải suy nghĩ và tham khảo thánh thư để có được câu trả lời, chẳng hạn như khi Ngài hỏi: “Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó?” Lu Ca 10:26). Những câu hỏi khác nhằm mời gọi sự cam kết, như khi Ngài hỏi: “Các ngươi nên là những người như thế nào?” (3 Nê Phi 27:27).
Mặc dù một giảng viên có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau, nhưng có bốn loại câu hỏi tổng quát đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm:
Những câu hỏi mời các học viên phải tìm kiếm thông tin
Những câu hỏi dẫn dắt các học viên phải phân tích để hiểu
Những câu hỏi mời gọi những cảm nghĩ và chứng ngôn
Những câu hỏi khuyến khích việc áp dụng
Những Câu Hỏi Mời Gọi Các Học Viên phải Tìm Kiếm Thông Tin [5.1.1]Tìm kiếm những câu hỏi giúp các học viên xây đắp sự hiểu biết cơ bản của họ về thánh thư bằng cách mời họ tìm kiếm những chi tiết quan trọng về nội dung của nhóm thánh thư. Vì những câu hỏi tìm kiếm đều khuyến khích các học viên tìm kiếm thông tin ở trong các câu văn thánh thư, nên việc đặt ra những câu hỏi như vậy trước khi đọc các câu thánh thư là nơi có thể tìm thấy các câu trả lời là điều rất hữu ích. Điều này tập trung vào sự chú ý của các học viên và cho phép họ khám phá ra các câu trả lời ở bên trong câu chuyện thánh thư.
Những câu hỏi tìm kiếm thường gồm có những từ như ai, điều gì, khi nào, bằng cách nào, nơi nào và tại sao. Một số ví dụ về những câu hỏi nhằm mục đích mời các học viên tìm kiếm thông tin gồm có:
Những câu trả lời cho những câu hỏi tìm kiếm nên thiết lập một nền tảng về sự hiểu biết cơ bản để các loại câu hỏi khác có thể xây dựng trên đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và áp dụng nhiều hơn. Câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi: “Theo lời người ta nói thì Con người là ai?” ( Ma Thi Ơ 16:13) đem lại một quá trình về thông tin. Các câu trả lời do các môn đồ của Ngài đưa ra đã chuẩn bị họ cho câu hỏi sâu sắc và thấm thía hơn: “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” ( Ma Thi Ơ 16:15).
Các Câu Hỏi Dẫn Dắt Các Học Viên đến việc Phân Tích để Hiểu [5.1.2]Phân tích những câu hỏi thường được đặt ra sau khi các học viên đã trở nên quen thuộc với các câu thánh thư họ đang nghiên cứu. Các câu hỏi này có thể mời các học viên tìm kiếm một sự hiểu biết sâu rộng và sâu sắc hơn về thánh thư. Các câu hỏi này có thể giúp các học viên xem xét mối quan hệ và mẫu mực hoặc khám phá ra những điều tương phản ở bên trong thánh thư. Phân tích những câu hỏi hầu như luôn luôn có thể có hơn một câu trả lời.
Phân tích những câu hỏi thường đáp ứng ít nhất cho một trong số ba mục đích. Họ có thể giúp các học viên:
Hiểu rõ hơn văn cảnh và nội dung của thánh thư.
Nhận ra các nguyên tắc và giáo lý phúc âm.
Phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các nguyên tắc và giáo lý đó.
Giúp các học viên hiểu rõ hơn văn cảnh và nội dung của thánh thư. Phân tích những câu hỏi có thể giúp các học viên mở rộng sự hiểu biết về thánh thư và những sự kiện bằng cách giúp họ xem xét các đoạn thánh thư trong văn cảnh của quá trình lịch sử và văn hóa, hoặc theo quan điểm của các đoạn thánh thư khác. Những câu hỏi như vậy cũng có thể giúp các học viên làm sáng tỏ ý nghĩa của những từ hay cụm từ và giúp họ phân tích các chi tiết của cốt truyện cho có ý nghĩa hơn. Tiến trình này chuẩn bị cho các học viên có thể nhận ra các nguyên tắc và giáo lý.
Ví dụ về những loại câu hỏi này gồm có:
Lời giải thích của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 13:18-23 giúp chúng ta hiểu những lời giảng dạy của Ngài trong câu 3 đến câu 8?
Các anh chị em thấy những khác biệt nào giữa câu trả lời của La Man và Lê Mu Ên về lời hướng dẫn của thiên sứ với câu trả lời của Nê Phi? (xin xem 1 Nê Phi 3:31; 4:1-7).
Điều gì dẫn đến việc đánh mất 116 trang mà đã thúc giục Chúa phải khuyên dạy Joseph Smith rằng ông “không nên sợ loài người hơn sợ Thượng Đế”? ( GLGƯ 3:7).
Giúp đỡ các học viên nhận ra các nguyên tắc và giáo lý của phúc âm. Khi các học viên phát triển sự hiểu biết của mình về văn cảnh và nội dung của thánh thư, thì họ có thể nhận ra các nguyên tắc và giáo lý chứa đựng trong văn cảnh và nội dung đó một cách dễ dàng hơn. Phân tích những câu hỏi có thể giúp các học viên rút ra kết luận và giải thích rõ ràng các nguyên tắc hoặc giáo lý được tìm thấy trong nhóm thánh thư (xin xem phần 2.5.1, “Nhận Ra Các Giáo Lý và Nguyên Tắc” ở trang 30).
Một số ví dụ về các câu hỏi này gồm có:
Thành công của Nê Phi minh họa cho nguyên tắc nào trong việc lấy được các bảng khắc bằng đồng mặc dù gặp nhiều khó khăn? (xin xem 1 Nê Phi 3-4).
Chúng ta có thể học được các giáo lý nào từ Khải Tượng Thứ Nhất về thiên tính của Thượng Đế? (xin xem JS-LS 1:15-20).
Chúng ta có thể học được bài học nào từ nỗ lực của người đàn bà bị bệnh về huyết để chạm tay vào Đấng Cứu Rỗi, và do đó đưa đến câu trả lời của Ngài dành cho bà? (xin xem Mác 5:24-34).
Bằng chứng nào cho thấy rằng chúng ta yêu mến Thượng Đế với tất cả “năng lực, tâm trí và sức mạnh?” ( Mô Rô Ni 10:32).
Tại sao việc luôn luôn cầu nguyện sẽ giúp các anh chị em đạt được sức mạnh thuộc linh cần thiết để khắc phục những cám dỗ như nói chuyện không tử tế với những người khác hoặc tham gia vào trò giải trí làm xúc phạm đến Thánh Linh? (xin xem GLGƯ 10:5).
Các anh chị em thường thấy những hành vi và cá tính nào trong cuộc sống của một người nào đó được xây đắp trên nền móng của Đấng Ky Tô? (xin xem Hê La Man 5:1-14).
Bằng cách sử dụng điều chúng ta đã học được trong An Ma 40, các anh chị em sẽ giải thích giáo lý về sự phục sinh như thế nào cho một người bạn không thuộc vào tín ngưỡng của chúng ta?
Các Câu Hỏi Mời Gọi Những Cảm Nghĩ và Chứng Ngôn [5.1.3]Một số câu hỏi giúp các học viên suy nghĩ và hiểu các nguyên tắc và giáo lý của phúc âm, trong khi các nguyên tắc và giáo lý khác có thể làm cho họ suy ngẫm về những kinh nghiệm thuộc linh và dẫn dắt các học viên đến việc cảm nhận sâu sắc hơn lẽ trung thực và ý nghĩa của một nguyên tắc hay giáo lý trong cuộc sống của họ. Nhiều khi những cảm nghĩ đó đem đến một ước muốn mãnh liệt hơn trong lòng của các học viên để sống theo một nguyên tắc phúc âm một cách trung tín hơn. Trong một bài ngỏ cùng các nhà giáo dục tôn giáo CES, Anh Cả Henry B. Eyring đã nhắc đến những loại câu hỏi này khi ông nói:
“Một số câu hỏi mời gọi sự soi dẫn. Các giảng viên giỏi sẽ đặt ra những câu hỏi đó. … Đây là một câu hỏi có thể không mang đến sự soi dẫn: ‛Làm thế nào để nhận ra một vị tiên tri chân chính?’ Câu hỏi đó dẫn đến một bản liệt kê gồm có các câu trả lời rút ra từ việc thuộc lòng các câu thánh thư và những lời của các vị tiên tri tại thế. Nhiều học viên có thể tham gia trả lời. Hầu hết có thể đưa ra ít nhất một lời đề nghị về một đoạn thánh thư. Và tâm trí thường được kích động.
“Nhưng chúng ta cũng có thể đặt ra câu hỏi theo cách này, với chỉ một điều khác biệt nhỏ: ‛Các anh chị em đã cảm thấy mình ở nơi hiện diện của một vị tiên tri vào lúc nào?’ Điều đó sẽ mời gọi các cá nhân lục tìm trong ký ức của họ những cảm nghĩ đó. Sau khi đặt ra câu hỏi, chúng ta có thể khôn ngoan chờ đợi một giây lát trước khi mời một người nào đó đưa ra câu trả lời. Ngay cả những người không nói gì cũng sẽ suy nghĩ về những kinh nghiệm thuộc linh. Điều đó sẽ mời Đức Thánh Linh đến” (“The Lord Will Multiply the Harvest,” 6).
Đây là một số ví dụ về những câu hỏi có thể khuyến khích cảm nghĩ và mời gọi chứng ngôn:
Các anh chị em đã cảm thấy được bình an và niềm vui đến từ việc tha thứ một người nào đó vào lúc nào?
Hãy nghĩ về lúc Chúa hướng dẫn những quyết định của các anh chị em vì các anh chị em tin cậy nơi Ngài thay vì trông cậy vào sự hiểu biết riêng của mình (xin xem Châm Ngôn 3:5-6). Các anh chị em đã được ban phước như thế nào khi làm như vậy?
Nếu có thể đích thân bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Đấng Cứu Rỗi vì sự hy sinh của Ngài dành cho các anh chị em thì các anh chị em sẽ thưa gì với Ngài?
Cuộc sống của các anh chị em khác biệt như thế nào vì điều đã xảy ra trong Khu Rừng Thiêng Liêng?
Các anh chị em đã thấy những người khác đối phó với những thử thách một cách trung tín là khi nào? Điều đó đã ảnh hưởng đến các anh chị em như thế nào?
Một lời cảnh báo: Những câu trả lời cho các câu hỏi về tính chất này có thể là đặc biệt riêng tư và nhạy cảm. Các giảng viên cần phải bảo đảm rằng các học viên không bao giờ cảm thấy bắt buộc phải trả lời một câu hỏi, chia sẻ những cảm nghĩ hay kinh nghiệm của họ, hoặc chia sẻ chứng ngôn. Ngoài ra, các giảng viên nên giúp các học viên hiểu tính chất thiêng liêng của những kinh nghiệm thuộc linh cá nhân và khuyến khích họ chia sẻ các kinh nghiệm đó vào lúc thích hợp (xin xem GLGƯ 63:64).
Các Câu Hỏi Khuyến Khích Việc Áp Dụng [5.1.4]Cuối cùng, mục đích của việc giảng dạy phúc âm là giúp các học viên áp dụng các nguyên tắc và giáo lý được tìm thấy trong thánh thư và hội đủ điều kiện để nhận được các phước lành đã được hứa với những người trung tín và biết vâng lời. Các học viên nào có thể thấy cách họ đã được ban phước vì sống theo các nguyên tắc phúc âm trong quá khứ thì sẽ ước ao nhiều hơn và chuẩn bị kỹ hơn để áp dụng các nguyên tắc này một cách thành công trong tương lai. Những câu hỏi có thể đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp các học viên thấy cách họ có thể áp dụng các nguyên tắc này trong hoàn cảnh hiện tại của họ và cân nhắc cách họ có thể áp dụng các nguyên tắc này trong tương lai.
Các anh chị em cần có những thay đổi nào nhằm mục đích giữ ngày Sa Bát được thánh một cách tốt hơn để có thể hoàn toàn không bị tì vết của thế gian? (xin xem GLGƯ 59:9-13).
Vị tiên tri đã khuyên dạy mà các anh chị em có thể tuân theo điều gì một cách chính xác hơn? (xin xem An Ma 57:1-27).
Làm thế nào nguyên tắc nếu chúng ta tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trước hết, thì chúng ta sẽ được phước trong các phương diện khác của cuộc sống của mình có thể giúp các anh chị em ưu tiên cho các mục tiêu và sinh hoạt của mình cho hai hoặc ba năm kế tiếp? (xin xem Ma Thi Ơ 6:33).
Gọi các học viên bằng tên. Việc gọi tên học viên để trả lời một câu hỏi hoặc đưa ra lời góp ý giúp khuyến khích một môi trường học hỏi đầy yêu thương và kính trọng.
Đừng sợ sự im lặng. Đôi lúc, khi được hỏi với một câu hỏi hữu hiệu, các học viên có thể không trả lời ngay. Giảng viên chớ lo lắng nếu có sự im lặng miễn là điều đó không kéo dài quá lâu. Đôi khi, các học viên cần một cơ hội để suy ngẫm về điều họ được hỏi và cách họ có thể trả lời câu hỏi đó. Việc suy ngẫm như vậy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh.
Lặp lại câu hỏi cho rõ nghĩa. Đôi khi các học viên có thể gặp khó khăn để trả lời một câu hỏi vì câu hỏi không rõ ràng. Giảng viên có thể cần phải nhắc lại câu hỏi cho rõ nghĩa hoặc hỏi các học viên xem họ có hiểu điều được hỏi không. Các giảng viên nên tránh liên tiếp đặt ra một loạt câu hỏi mà không để cho các học viên có đủ thời gian suy nghĩ cặn kẽ để trình bày rõ ràng những câu trả lời thích hợp.
Ghi nhận câu trả lời trong một cách tích cực. Khi học viên đưa ra một câu trả lời, giảng viên cần phải ghi nhận trong một cách nào đó. Cách này có thể là một lời cám ơn giản dị hoặc một lời góp ý về câu trả lời đó. Khi một câu trả lời không đúng được đưa ra, giảng viên cần phải cẩn thận để không làm cho học viên đó cảm thấy ngượng nghịu. Một giảng viên hữu hiệu có thể nói thêm về phần góp ý đúng của học viên hoặc đặt ra một câu hỏi tiếp theo câu hỏi trước để cho phép một học viên suy nghĩ lại câu trả lời của mình.
Cùng Đọc Thánh Thư Với Nhau trong Lớp [5.3]Việc đọc thánh thư trong lớp có thể giúp các học viên trở nên quen thuộc với thánh thư và hiểu rõ hơn các câu họ đang học. Điều đó cũng có thể giúp họ trở nên tin tưởng hơn trong khả năng để tự mình đọc thánh thư. Các giảng viên cần phải cẩn thận để không làm cho những người không đọc giỏi hoặc những người quá nhút nhát cảm thấy ngượng nghịu. Các học viên không thích đọc to thì không nên bị bắt buộc phải làm như vậy, nhưng các giảng viên có thể khuyến khích họ tham gia trong những cách nào họ cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ, việc chỉ định trước một đoạn thánh thư ngắn cho một học viên để học viên đó có thể tập đọc thì có thể là một cách thích hợp để học viên đó tham gia vào lớp học.
Có nhiều cách để cùng đọc thánh thư với nhau trong lớp:
Bảo các học viên đọc to, hoặc là từng người đọc hoặc là cùng đọc chung với nhau.
Bảo các học viên đọc cho nhau nghe.
Bảo các học viên im lặng đọc một đoạn.
Chỉ định các học viên khác nhau đọc những lời nói của nhiều nhân vật khác nhau trong một câu chuyện.
Đọc to cho các học viên nghe khi họ dò theo trong quyển thánh thư của họ.
Phần Trình Bày của Giảng Viên [5.4]Mặc dù việc học viên đóng một vai trò tích cực trong tiến trình học hỏi là quan trọng đối với việc họ hiểu và áp dụng thánh thư, nhưng điều này không thay thế việc một giảng viên cần phải trình bày bài học một cách thích hợp vào những lúc khác nhau trong khi các học viên lắng nghe. Vì mục đích của quyển sách hướng dẫn này, những lúc một giảng viên nói chuyện và các học viên lắng nghe sẽ được gọi là “phần trình bày của giảng viên.” Khi được sử dụng một cách thích hợp, phần trình bày của giảng viên có thể nâng cao các phương pháp giảng dạy khác. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, thì sinh họat tập trung vào giảng viên này có thể làm giảm bớt hiệu quả của việc giảng dạy cũng như giới hạn cơ hội học hỏi bằng cách nghiên cứu và bằng đức tin của một học viên.
Phần trình bày của giảng viên có thể rất hữu hiệu khi tóm lược nhiều tài liệu, trình bày thông tin mới mẻ đối với các học viên, đưa ra phần chuyển tiếp giữa những phần khác nhau của bài học, hoặc rút ra kết luận. Một giảng viên có thể cần giải thích, làm sáng tỏ, và dẫn giải để các học viên có thể hiểu rõ ràng hơn văn cảnh của một nhóm thánh thư. Một giảng viên cũng có thể nhấn mạnh đến các giáo lý và nguyên tắc chính yếu cũng như khuyến khích các học viên nên áp dụng các giáo lý và nguyên tắc này. Có lẽ quan trọng hơn hết là các giảng viên có thể làm chứng về các lẽ thật phúc âm và bày tỏ tình yêu thương của họ đối với Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài.
Khi sử dụng phần trình bày của giảng viên, cũng như khi sử dụng bất cứ phương pháp giảng dạy nào, các giảng viên nên liên tục đánh giá mức độ tiếp thu bài học của các học viên bằng cách tự đặt ra những câu hỏi như: “Các học viên của tôi có thích thú và tập trung không?” và “Họ có hiểu điều đang được trình bày không?” Cuối cùng, phương pháp giảng dạy này hoặc bất cứ phương pháp giảng dạy nào khác hữu hiệu như thế nào đều được xác định qua việc các học viên có đang học hỏi bởi Thánh Linh, hiểu thánh thư và mong muốn áp dụng điều họ đang học hỏi không.
Những ý kiến sau đây có thể giúp một giảng viên sử dụng phương pháp này một cách hữu hiệu hơn.
Hoạch định các phần trình bày của giảng viên về bài học. Thỉnh thoảng, các giảng viên chuẩn bị kỹ các phần khác của bài học nhưng không có cùng một chú ý như thế cho những phần của bài học mà họ sẽ nói hầu hết thời gian. Một trong những mối quan tâm về phần trình bày của giảng viên là các học viên có thể dễ dàng trở thành những người chỉ tham dự một cách thờ ơ trong khi họ học hỏi. Do đó, phần trình bày của giảng viên cũng cần phải có việc hoạch định và chuẩn bị kỹ bao gồm việc quyết định cách bắt đầu và cách khai triển việc giảng dạy một cách hợp lý.
Sử dụng nhiều cách thích hợp. Có những cách để giới thiệu phần trình bày phong phú của giảng viên. Các giảng viên có thể tránh tình trạng đơn điệu chán ngắt bằng cách thay đổi cách chuyển giọng, tiếng nói và âm lượng và bằng cách đi quanh phòng trong khi đang trình bày bài học. Nhiều loại tài liệu khác nhau cũng có thể được trình bày. Ví dụ, các giảng viên có thể kể những câu chuyện, sử dụng óc hài hước thích hợp, nói đến những bức hình hoặc những đồ vật trưng bày khác, đọc những lời trích dẫn, sử dụng bảng phấn hoặc phần trình bày với dụng cụ thính thị, và chia sẻ chứng ngôn. Phần trình bày của giảng viên một cách đa dạng và thích hợp đều luôn luôn nâng cao khả năng hiểu biết và áp dụng thánh thư của học viên.
Anh Cả Bruce R. McConkie dạy: “Dĩ nhiên không có gì sai khi kể một câu chuyện hiện đại khuyến khích đức tin, một câu chuyện đã xảy ra trong gian kỳ của chúng ta. … Thật vậy, việc này cần phải được khuyến khích mạnh mẽ. Chúng ta cần phải bỏ ra nhiều nỗ lực để cho thấy rằng những điều đang xảy ra trong cuộc sống của Các Thánh Hữu ngày nay cũng giống như đã xảy ra trong số những người trung tín thời xưa. …
“Có lẽ mẫu mực hoàn hảo trong việc trình bày những câu chuyện khuyến khích đức tin là giảng dạy điều được tìm thấy trong thánh thư rồi đưa ra lời xác nhận sự thật sống động về điều đó bằng cách cho biết một điều tương tự và tương đương đã xảy ra trong gian kỳ của chúng ta cũng như đã xảy đến cho các tín hữu của chúng ta và -một cách lý tưởng nhất- cho cá nhân chúng ta” (“The How and Why of Faith-Promoting Stories,” New Era, tháng Bảy năm 1978, 4-5).
Các giảng viên có thể chia sẻ những câu chuyện từ cuộc sống của các vị tiên tri và từ lịch sử Giáo Hội, cũng như các câu chuyện được tìm thấy trong các bài nói chuyện tại đại hội trung ương và các tạp chí Giáo Hội. Họ cũng có thể chia sẻ những câu chuyện có thật từ kinh nghiệm của họ. Một số kinh nghiệm học hỏi có ý nghĩa và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất xảy ra khi các giảng viên mời các học viên chia sẻ câu chuyện từ cuộc sống của họ có giải thích về họ được phước nhờ vào việc sống theo một nguyên tắc phúc âm như thế nào.
Cần phải lưu ý đến một số lời cảnh báo và khuyên dạy về việc sử dụng các câu chuyện.
Nếu việc kể chuyện trở thành phương pháp hay kỹ thuật chi phối việc giảng dạy, thì chính các câu chuyện đó có thể trở thành điểm tập trung của bài học, làm giảm bớt thời gian thật sự dành ra cho việc đọc thánh thư và làm phai mờ các giáo lý và nguyên tắc họ giảng dạy.
Việc sử dụng quá nhiều câu chuyện từ cuộc sống của các giảng viên có thể đưa đến sự phô trương cá nhân và các giảng viên “trưng mình làm ánh sáng cho thế gian để họ có thể tìm lợi lộc và sự ca tụng của thế gian” ( 2 Nê Phi 26:29).
Mặc dù các câu chuyện có thể soi sáng và làm cho việc giảng dạy thánh thư được sinh động và giúp các học viên cảm nhận được quyền năng của Thánh Linh, nhưng đừng bao giờ sử dụng các câu chuyện này để khai thác mối cảm xúc.
Các giảng viên nên cẩn thận đừng thêm thắt những sự kiện về một câu chuyện có thật để làm cho câu chuyện gây xúc động hay tác động mạnh mẽ hơn.
Nếu một câu chuyện không có thật, chẳng hạn như một câu chuyện cười minh họa một quan điểm, thì nên nói rõ từ lúc bắt đầu rằng câu chuyện đó không có thật.
Khi cho các học viên làm việc từng cặp hoặc trong các nhóm nhỏ, thì có thể hữu ích để nhớ những điều sau đây:
Trước khi chia các học viên ra thành các nhóm nhỏ, các giảng viên nên đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về điều các học viên sẽ được kỳ vọng để làm trong sinh hoạt đó. Thường thường là điều hữu ích để viết những chỉ dẫn này lên trên bảng hoặc in ra trên một tờ giấy để phân phát, và cho phép các học viên tham khảo lại những chỉ dẫn này trong lúc sinh hoạt.
Các sinh hoạt học hỏi trong nhóm nào quan trọng đối với cuộc sống và hoàn cảnh của các học viên thường làm cho họ cảm thấy thích thú và tham gia nhiều hơn.
Việc chỉ định một học viên làm người lãnh đạo của mỗi nhóm cũng như một thời gian giới hạn cụ thể sẽ giúp nhóm đó tập trung vào nhiệm vụ. Các sinh hoạt nhóm quá dài thường đưa đến việc các nhóm hoàn tất vào những lúc khác nhau và có thể đưa đến cảnh rối loạn trong lớp học.
Thường thường các học viên tham gia vào sinh hoạt một cách thích thú hơn nếu giảng viên mời họ trước để chuẩn bị chia sẻ với lớp học hoặc giảng dạy cho lớp học một điều mà họ đã học được từ sinh hoạt đó. Điều này cũng tạo cơ hội cho các học viên để tập giảng dạy phúc âm cho những người khác.
Các học viên thường làm việc giỏi hơn trong nhóm khi họ tra cứu thánh thư, đọc một lời trích dẫn, hoặc làm tròn một nhiệm vụ nào khác riêng rẽ trước khi họ quy tụ lại với nhau.
Trong các nhóm có năm hay nhiều học viên hơn, việc mỗi cá nhân tham gia một cách có ý nghĩa có thể trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, các nhóm lớn hơn thường gặp khó khăn hơn để tập trung vào nhiệm vụ.
Việc làm việc trong các nhóm nhỏ có thể không phải là phương pháp tốt nhất để trả lời những câu hỏi giản dị vì phải có thời gian để tổ chức các học viên thành các nhóm.
Khi bị lạm dụng thì các sinh hoạt học hỏi nhóm có thể trở nên kém hữu hiệu.
Viết Bài Tập [5.7]Các giảng viên nên mời các học viên tham gia viết bài tập như ghi chép, viết nhật ký, giấy liệt kê những việc cần làm, sự suy ngẫm cá nhân, và các bài tiểu luận. Thỉnh thoảng, việc mời các học viên trả lời cho một câu hỏi gợi ý nghĩ bằng cách viết xuống sẽ giúp gia tăng và làm sáng tỏ suy nghĩ của họ. Việc mời các học viên trả lời một câu hỏi bằng cách viết xuống trước khi chia sẻ những ý nghĩ của họ với lớp học sẽ cho họ thời giờ để sắp xếp ý kiến của họ và nhận được ấn tượng từ Đức Thánh Linh. Các học viên có thể sẵn sàng hơn khi chia sẻ những ý nghĩ của họ nếu đã viết xuống trước, và điều họ chia sẻ sẽ thường có ý nghĩa hơn. Trong số những điều khác, các bài tập viết sẽ tạo cơ hội cho các học viên tham gia riêng, nhận được sự soi dẫn, chuẩn bị để giảng dạy và chia sẻ những cảm nghĩ của họ với những người khác, nhận ra bàn tay của Chúa trong cuộc sống của họ và bày tỏ chứng ngôn. Khi các giảng viên quyết định bài tập nào để viết là thích hợp cho một kinh nghiệm học hỏi, thì họ nên cân nhắc nguyên tắc này đã được Anh Cả David A. Bednar chia sẻ: “Việc viết xuống điều chúng ta học, suy nghĩ, và cảm nhận trong khi học thánh thư là một hình thức khác của việc suy ngẫm và một lời mời mạnh mẽ đến Đức Thánh Linh để được liên tục chỉ dạy” (“Because We Have Them before Our Eyes, New Era, tháng Tư năm 2006, 6-7).
Việc viết bài tập dành cho các học viên nhỏ hơn hoặc những người có khả năng giới hạn hơn cần phải được đơn giản hóa để giúp họ thành công. Ví dụ, một giảng viên có thể chuẩn bị một bài tập điền vào chỗ trống trong đó học viên được cung cấp thêm chi tiết và sẽ hỏi ít hơn. Các giảng viên có thể giúp các học viên này bằng cách tập trung vào bài tập viết về những đoạn thánh thư ngắn hoặc những câu hỏi cụ thể và bằng cách cho họ đủ thời giờ để hoàn tất bài tập đó.
Các học viên thường hưởng được lợi ích nhiều hơn từ sinh hoạt viết khi:
Các giảng viên cung cấp những chỉ dẫn được viết ra rõ ràng để các học viên có thể tiếp tục tham khảo trong suốt bài tập đó.
Sinh hoạt này giúp họ trong việc áp dụng các lẽ thật đó vào bản thân họ.
Các học viên được giảng viên của họ hỗ trợ và phụ giúp trong suốt sinh hoạt viết bài.
Việc định ra khoảng thời gian giới hạn thích hợp tùy thuộc vào mức độ khó của bài tập.
Các học viên được mời giải thích, chia sẻ, hoặc làm chứng về một điều gì đó mà họ đã học được từ sinh hoạt đó.
Các học viên được bảo đảm rằng các sinh hoạt viết bài tập trung vào những cảm nghĩ hay cam kết của cá nhân sẽ không được chia sẻ với những người khác, kể cả giảng viên, nếu không có sự cho phép của học viên.
Sinh hoạt đó là một phần đầy ý nghĩa của kế hoạch bài học và không được đưa ra với tính cách là “công việc bận rộn” hoặc là một hình phạt vì có hạnh kiểm xấu.
Các phương pháp tùy chọn nhằm ghi lại các ý nghĩ và ý kiến được cung ứng cho những người có khó khăn về khả năng viết. Những phương pháp này có thể gồm có việc bảo một học viên khác làm người ghi chép, thu băng, và vân vân.
Đừng lạm dụng sinh hoạt viết bài.
Bảng Phấn hay Bảng Trắng [5.8]Một bảng phấn hay bảng trắng được chuẩn bị kỹ có thể là bằng chứng về sự chuẩn bị của giảng viên và thêm vào một cảm nghĩ về mục đích trong lớp học. Việc sử dụng bảng một cách hữu hiệu trong khi dạy bài học có thể chuẩn bị cho các học viên học hỏi và mời gọi một sự tham gia đầy ý nghĩa, nhất là đối với những người có khuynh hướng học bằng cách nhìn vào hình ảnh. Khi sử dụng bảng, các giảng viên nên nhớ phải viết cho rõ ràng và viết chữ to đủ để mọi người đều thấy, chắc chắn rằng tài liệu phải có khoảng cách đều nhau giữa các chữ, có thứ tự và dễ đọc. Nơi nào không có sẵn bảng phấn hay bảng trắng, thì một tờ giấy lớn hay tấm bích chương cũng có thể làm tròn mục đích đó.
Trên bảng, một giảng viên có thể vạch ra những điểm hay nguyên tắc chính yếu của bài học, vẽ sơ đồ một giáo lý hay một sự kiện, vẽ bản đồ, trình bày một biểu đồ phát triển, trưng bày hay vẽ hình những điều được tìm thấy trong thánh thư, tạo ra các sơ đồ cho thấy những sự kiện lịch sử, liệt kê những điều từ thánh thư như các học viên tìm ra, hoặc làm nhiều sinh hoạt khác nhằm sẽ nâng cao việc học hỏi.
Đồ Vật và Hình Ảnh [5.9]Thường rất khó để giảng dạy những khía cạnh mơ hồ của phúc âm. Việc sử dụng các đồ vật và hình ảnh có thể là một cách hữu hiệu để các giảng viên giúp học viên hiểu những nguyên tắc thuộc linh. Ví dụ, một đồ vật quen thuộc giống như xà bông có thể giúp các học viên hiểu một nguyên tắc trừu tượng hơn giống như sự hối cải. Đấng Cứu Rỗi thường nhắc đến những vật chất thế gian (như bánh, nước, đèn cầy và cái đấu) để giúp những người nghe Ngài hiểu các nguyên tắc thuộc linh.
Các đồ vật và hình ảnh có thể được sử dụng để giúp các học viên hình dung ra các nhân vật, nơi chốn, sự kiện, đồ vật và biểu tượng trong thánh thư trông giống như thế nào. Thay vì chỉ nói về những cái ách (xin xem Ma Thi Ơ 11:28-30), giảng viên có thể mang một cái ách vào lớp, cho thấy một tấm hình về cái ách hoặc vẽ nó lên trên bảng. Các học viên có thể ngửi và chạm tay vào một đóa hoa trong khi họ đọc về “hoa huệ ngoài đồng” ( Ma Thi Ơ 6:28-29). Họ có thể nếm bánh không men.
Những Phần Trình Bày bằng Dụng Cụ Trợ Huấn để Nghe và Nhìn và Máy Vi Tính [5.10]Các thánh thư chứa đầy những câu chuyện về việc Chúa giúp con cái của Ngài hiểu những lời giảng dạy của Ngài qua cảnh tượng và âm thanh (xin xem 1 Nê Phi 11-14; GLGƯ 76; Môi Se 1:7-8, 27-29). Các phương tiện để nghe và nhìn và công nghệ, khi được sử dụng một cách thích hợp và hữu hiệu, có thể giúp các học viên hiểu rõ thánh thư hơn và học tập cùng áp dụng các lẽ thật phúc âm.
Các phương tiện để nghe và nhìn có thể mô tả những sự kiện quan trọng từ thánh thư và có thể giúp các học viên hình dung và đạt được kinh nghiệm từ những sự kiện này. Các nguồn phương tiện này có thể giúp đóng diễn cách người ta áp dụng các nguyên tắc phúc âm để khắc phục những thử thách và vấn đề của họ cũng như có thể cung ứng các cơ hội để Thánh Linh làm chứng về lẽ thật.
Công nghệ vi tính cho phép các giảng viên chiếu các đoạn phim video; trưng bày những câu hỏi quan trọng, hình ảnh hoặc lời trích dẫn từ Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương; hoặc tô đậm các nguyên tắc và giáo lý đã được nhận ra trong một bài học. Những phần trình bày của máy vi tính cũng có thể được sử dụng khá giống như cách một tấm bảng phấn hay bảng trắng có thể được sử dụng-để phác thảo những điểm chính yếu của bài học, trưng bày các phần tham khảo thánh thư, và đưa ra những chỉ dẫn trực quan cho các sinh hoạt học hỏi của một cặp, một nhóm hay một cá nhân. Việc sử dụng công nghệ trong những cách này có thể hữu ích cho các học viên là những người học bằng cách nhìn vào hình ảnh cũng như có thể giúp các học viên sắp xếp và hiểu rõ hơn điều họ đang học.
Việc sử dụng các phương tiện để nghe và nhìn, máy vi tính, hoặc công nghệ khác nên giúp làm cho các bài học được rõ ràng, thú vị, đáng nhớ và không nên làm cho các học viên bị xao lãng đến mức không cảm nhận được các ấn tượng của Thánh Linh.
Khi sử dụng các phương tiện để nghe và nhìn hoặc công nghệ vi tính trong một bài học, các giảng viên nên bố trí thiết bị trước khi lớp bắt đầu và chắc chắn rằng thiết bị đó vận hành tốt. Họ cũng nên chắc chắn rằng tất cả các học viên sẽ có thể nghe và thấy được phần trình bày từ chỗ ngồi của họ. Trước khi lớp học bắt đầu, các giảng viên nên chuẩn bị phương tiện để nghe và nhìn hoặc máy vi tính để bắt đầu đúng chỗ khi cần đến trong bài học. Cũng có thể là một ý kiến hay cho các giảng viên để tập sử dụng công nghệ cho phần trình bày trước khi sử dụng công nghệ này trong bài học.
Những hướng dẫn [5.10.1]Việc sử dụng các phương tiện thính thị và công nghệ đi kèm với một số thử thách vốn có và những trở ngại có lẽ xảy ra nhiều hơn so với bất cứ phương pháp giảng dạy nào khác. Các giảng viên nên sáng suốt khi quyết định nếu phần trình bày với dụng cụ để nghe và nhìn hoặc máy vi tính có thích hợp và hữu ích cho kinh nghiệm học hỏi không. Việc trông cậy quá nhiều vào công nghệ có thể dẫn đến những bài học dựa vào công nghệ và phương tiện truyền thông thay vì các bài học dựa vào thánh thư và tập trung vào học viên. Những câu hỏi sau đây có thể phụ giúp các giảng viên trong việc chọn những quyết định khôn ngoan để sử dụng các phương tiện để nghe và nhìn và máy vi tính:
Phương tiện này có giúp các học viên học về điều gì là quan trọng không? Những phần trình bày bằng phương tiện để nghe và nhìn có thể rất thú vị và gây ấn tượng sâu sắc cho các học viên, nhưng điều này có đóng góp trực tiếp vào các mục đích của bài học và vào những gì các học viên cần phải học không? Việc sử dụng các phương tiện này để giải trí hoặc chiếm hết thời giờ trống còn lại đều không có đủ lý do để sử dụng các phương tiện đó. Các giảng viên nên xem hoặc lắng nghe bất cứ phần trình bày nào trước khi sử dụng trong lớp và chắc chắn rằng phần trình bày đó củng cố hoặc hỗ trợ thánh thư cũng như các giáo lý và nguyên tắc được giảng dạy trong bài học.
Đây là một phương tiện cho bài học hay là điểm tập trung chính của bài học? Anh Cả Boyd K. Packer dạy: “Những dụng cụ trợ huấn để nghe và nhìn trong một lớp học có thể là một phước lành hay một tai họa, tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Các dụng cụ này có thể được so sánh với đồ gia vị và hương vị đi kèm theo bữa ăn. Nên sử dụng các dụng cụ này một cách có giới hạn để làm nổi bật một bài học hoặc làm cho bài học được thú vị” ( Teach Ye Diligently, duyệt lại hiệu đính 1991, 265).
Phương tiện đó có thích hợp và phù hợp với các tiêu chuẩn của Giáo Hội không? Phương tiện đó có tính cách gây dựng không? Nhiều sản phẩm được làm ra trên thế giới có thể chứa đựng một thông điệp hay nhưng thường đi kèm theo một nội dung đáng chê trách mà có thể xúc phạm đến Thánh Linh hoặc hỗ trợ những ý kiến không phù hợp với những điều giảng dạy của phúc âm. Một đoạn video hoặc băng thu thanh, cho dù có thích hợp đi chăng nữa, cũng không nên được sử dụng nếu đến từ một nguồn chứa đựng tài liệu không thích hợp mà ra. Các sản phẩm gây ra tranh luận hoặc làm náo động dư luận thường thường không xây đắp đức tin và chứng ngôn.
Phương tiện này có vi phạm bản quyền hoặc các luật pháp có thể áp dụng khác không? Nhiều băng video, bài hát, và các tư liệu thính thị khác đều được hạn chế sử dụng bởi luật bản quyền hoặc thỏa thuận với người dùng. Rất quan trọng để tất cả các giảng viên và các vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý phải tuân theo các luật bản quyền của quốc gia nơi họ đang giảng dạy cũng như làm đúng theo các luật pháp và nghĩa vụ có thể áp dụng để họ cũng như Giáo Hội không bị dính líu đến các vụ tố tụng pháp lý.
Những chỉ dẫn sau đây áp dụng cho các giảng viên và các vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý trong tất cả các quốc gia.
Sử Dụng Tài Liệu do Giáo Hội Xuất Bản [5.10.2]Trừ khi được nói khác trên tài liệu do Giáo Hội xuất bản, các giảng viên và các vị lãnh đạo có thể sao chụp và cho xem phim, băng video, hình ảnh và những phần thu thanh và thu hình nhạc do Giáo Hội sản xuất dành cho Giáo Hội, còn lớp giáo lý và viện giáo lý sử dụng với mục đích không thương mại. Nhạc từ Sách Thánh Ca, Sách Hát của Thiếu Nhi, và các tạp chí Giáo Hội có thể được Giáo Hội và lớp giáo lý và viện giáo lý sử dụng với mục đích không thương mại, ngoại trừ chỗ nào có ghi rõ điều gì hạn chế trên bài thánh ca hoặc bài ca đó. Giảng viên và các vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý có thể tải xuống và cho lớp học xem các tài liệu do Giáo Hội xuất bản, trừ khi những tài liệu như vậy có điều hạn chế được ghi khác.
Sử Dụng Tài Liệu Không-Do Giáo Hội Xuất Bản [5.10.3]Theo quy tắc chung, không nên tải xuống từ Internet các chương trình, phần mềm của máy vi tính và các tài liệu thính thị hoặc cho lớp học xem từ Internet trừ khi đã mua giấy phép thích hợp rồi. Trừ khi một băng video, bài hát hay tài liệu để nhìn và nghe khác do Giáo Hội sở hữu, thì sẽ có rủi ro đáng kể khi việc cho xem tài liệu như vậy trong lớp học có thể vi phạm luật bản quyền, trong bất cứ quốc gia nào. Do đó, theo quy tắc chung, các giảng viên và các vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý trên khắp thế giới không nên cho lớp học của mình xem các tài liệu không do Giáo Hội xuất bản.
Việc sao chụp tài liệu phương tiện truyền thông chứa đựng bản quyền về âm nhạc (chẳng hạn như bản nhạc hay băng thu thanh, thu hình nhạc) là một sự vi phạm trực tiếp đến luật bản quyền trừ khi có sự cho phép bằng văn bản do người sở hữu bản quyền cung cấp. Việc sao chụp lời của bài ca do tác giả giữ bản quyền cũng là bất hợp pháp nếu không được cho phép.
Những chỉ dẫn sau đây phác thảo một cách cụ thể một số ngoại lệ đối với luật bản quyền ở Hoa Kỳ mà sẽ cho phép các giảng viên và các vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý ở Hoa Kỳ cho lớp học xem các đoạn video mà không cần phải nhận được trước giấy phép từ người sở hữu bản quyền của băng video đó. Mặc dù có những ngoại lệ tương tự trong các quốc gia khác, các giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý nên liên lạc với văn phòng Intellectual Property Office để xác định các luật pháp và ngoại lệ cụ thể áp dụng riêng cho quốc gia của họ trước khi cho lớp học xem các đoạn video từ các băng video hay chương trình đã được xuất bản và được thu lại từ truyền hình hoặc từ Internet với mục đích thương mại.
Sử dụng các chương trình thu lại từ truyền hình. Ở Hoa Kỳ, một chương trình truyền hình được cho công chúng xem mà không phải trả tiền và được thu lại từ truyền hình, hoặc từ hệ thống dây cáp, thì chỉ có thể được sử dụng trong lớp học mà thôi nếu hội đủ những điều kiện sau đây: (a) Đoạn phim của chương trình đó được giữ lại không quá 45 ngày, và rồi phải xóa đi ngay. {b) Đoạn phim của chương trình đó chỉ được sử dụng trong lớp học trong vòng 10 ngày đầu tiên tiếp theo ngày thu đoạn phim đó (tiếp theo 10 ngày đầu tiên, nhưng vẫn ở trong vòng 45 ngày, bản sao đó chỉ có thể được sử dụng để đánh giá giảng viên hoặc xác định chương trình đó có nên được sử dụng trong các bài học tương lai không). (c) Bản sao đó chỉ có thể được cho xem một lần mà thôi (chỉ được sử dụng hai lần nếu cần phải nhấn mạnh việc giảng dạy). (d) Bản sao đó chỉ được cho xem trong một lớp học hoặc chỗ tương tự dành để giảng dạy mà thôi. (e) Toàn bộ thông điệp hay nội dung của chương trình đều không được sửa đổi. (f) Không được sao chụp bản sao đó để chia sẻ với những người khác. (g) Bất cứ bản sao nào cũng phải gồm có thông báo về bản quyền cho chương trình khi được thu lại. (h) Chương trình không được sát nhập vào các chương trình khác (về mặt hình thức hoặc điện tử) để tạo ra một sản phẩm giảng dạy hay sản phẩm khác.
Nếu các giảng viên hay vị lãnh đạo lớp giáo lý và viện giáo lý có thắc mắc mà không được giải đáp bằng những chỉ dẫn này, thì xin tham khảo 21.1.12, “Copyrighted Materials” trong sách hướng dẫn của Giáo Hội ( Handbook 2: Administering the Church 2010, 21.1.12). Sau đó, nếu cần, xin liên lạc với:
Intellectual Property Office50 E. North Temple Street, Room 1888Salt Lake City, UT 84150-0018Số điện thoại: 1-801-240-3959 hoặc 1-800-453-3860, số máy nhánh 2-3959Số Fax: 1-801-240-1187E-mail: [email protected]
Âm Nhạc [5.11]Âm nhạc, nhất là những bài thánh ca của Giáo Hội, có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc giúp các học viên cảm nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong kinh nghiệm học hỏi phúc âm. Trong lời nói đầu của quyển thánh ca của Giáo Hội, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Âm nhạc đầy soi dẫn là một phần thiết yếu của các buổi họp trong nhà thờ của chúng ta. Các bài thánh ca mời gọi Thánh Linh của Chúa, tạo ra một cảm giác nghiêm túc, đoàn kết chúng ta với tư cách là các tín hữu, và cung ứng một phương tiện để cho chúng ta dâng lên lời ngợi khen Chúa.
“Một số bài giảng tuyệt vời nhất được rao giảng bằng cách hát các bài thánh ca. Các bài thánh ca mang chúng ta đến sự hối cải và công việc thiện lành, xây đắp chứng ngôn và đức tin, an ủi người mệt mỏi, khuyên giải người đau buồn, và soi dẫn chúng ta để kiên trì đến cùng” ( Hymns, ix). Anh Cả Dallin H. Oaks dạy: “Tôi tự hỏi chúng ta có đang sử dụng đủ phương tiện đã được Thượng Đế ban cho không trong những buổi họp, trong các lớp học và trong nhà của chúng ta không. …
“Âm nhạc thiêng liêng của chúng ta là một sự chuẩn bị mạnh mẽ để cầu nguyện và giảng dạy phúc âm” (“Worship through Music,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 10, 12). Các giảng viên nên giúp các học viên hiểu tầm quan trọng của âm nhạc trong việc thờ phượng và âm nhạc có thể giúp tạo ra một môi trường như thế nào để Thánh Linh có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Chơi nhạc đầy soi dẫn trong khi các học viên đến lớp học hoặc trong lớp học trong khi họ đang làm bài tập viết đã được chỉ định.
Mời và khuyến khích các học viên tham gia một cách có ý nghĩa khi cả lớp cùng nhau hát bài thánh ca.
Hãy tạo cơ hội để việc đọc lời của các bài thánh ca có thể giúp các học viên xây đắp cũng như bày tỏ chứng ngôn về các giáo lý và nguyên tắc của phúc âm.
Mời các học viên trình bày những bài hát thích hợp trong lớp.
Lời Khuyên và Lời Cảnh Giác Tổng Quát [5.12]Mặc dù một ước muốn để xây đắp mối quan hệ tốt đẹp với các học viên là thích hợp, nhưng ước muốn được khen ngợi, nếu không được thừa nhận hoặc không kiểm tra, thì có thể khiến cho các giảng viên phải bận tâm hơn đến điều họ nghĩ về mình thay vì nghĩ về việc giúp đỡ các học viên học hỏi và tiến triển. Điều này thường dẫn các giảng viên đến việc thay thế các phương pháp nhằm làm gia tăng hình ảnh của họ trong mắt các học viên cho các phương pháp nhằm mục đích mời Đức Thánh Linh đến. Các giảng viên sa vào bẫy lưới này đều phạm tội mưu chước tăng tế vì họ “trưng mình làm ánh sáng cho thế gian để họ có thể tìm lợi lộc và sự ca tụng của thế gian” ( 2 Nê Phi 2:26). Các giảng viên nên thận trọng rằng việc họ sử dụng óc hài hước, những câu chuyện cá nhân hoặc bất cứ phương pháp giảng dạy nào đều không được thực hiện với chủ ý để giải trí, gây ấn tượng hay nhận được lời khen ngợi của các học viên. Thay vì thế, tất cả các nhà giáo dục tôn giáo đều tập trung vào việc phải làm vinh hiển Cha Thiên Thượng và dẫn các học viên đến với Chúa Giê Su Ky Tô.
Chủ Tịch Howard W. Hunter dạy: “Tôi chắc rằng các anh chị em đều nhận ra cơ nguy có thể có về các học viên của các anh chị em bị ảnh hưởng và thuyết phục nhiều đến nỗi họ xây đắp lòng trung thành với các anh chị em thay vì với phúc âm. Giờ đây đó là một vấn đề tuyệt diệu để đối phó, và chúng tôi chỉ hy vọng rằng tất cả các anh chị em đều là các giảng viên có sức thuyết phục như vậy. Nhưng có một điều nguy hiểm thật sự ở đây. Đó là lý do tại sao các anh chị em phải mời các học viên của mình tự học thánh thư chứ không phải chỉ đưa ra lời giải thích và phần trình bày thánh thư của mình. Đó là lý do tại sao các anh chị em cần phải mời các học viên cảm nhận Thánh Linh của Chúa, chứ không phải chỉ đưa ra cho họ suy nghĩ riêng của mình về Thánh Linh. Cuối cùng đó là lý do tại sao các anh chị em cần phải mời các học viên đến thẳng với Đấng Ky Tô, chứ không phải chỉ đến với một người giảng dạy các giáo lý của Ngài, dù người đó có tài giỏi đến đâu đi nữa. Các anh chị em sẽ không phải lúc nào cũng ở bên cạnh các học viên này. Các anh chị em không thể nào nắm tay họ sau khi họ đã tốt nghiệp trung học hay đại học. Và các anh chị em không cần các môn đồ riêng” (“Eternal Investments” [một buổi họp tối với Chủ Tịch Howard W. Hunter, ngày 10 tháng Hai năm 1989], 2).
Ngoài ra, lời khuyên dạy và những lời cảnh giác sau đây cũng áp dụng cho nhiều phương pháp và tình huống giảng dạy khác nhau:
Sử dụng sự tranh đua. Các giảng viên nên cẩn thận trong việc sử dụng sự tranh đua trong lớp học, nhất là khi các học viên ganh đua với nhau. Sự tranh đua có thể đưa đến vấn đề tranh chấp, làm nản lòng, nhạo báng hay ngượng ngùng và làm cho Thánh Linh phải rút lui.
Củng cố tình trạng tiêu cực. Các giảng viên nên sáng suốt trong việc bày tỏ nỗi thất vọng với lớp học hoặc với riêng một học viên. Hầu hết các học viên cảm thấy không thích đáng tới một mức độ nào đó và cần phải được xây dựng và khuyến khích thay vì củng cố những khiếm khuyết của họ.
Lời Mỉa Mai. Cho dù được biểu lộ bởi một giảng viên với một học viên hoặc từ một học viên này với một học viên khác, thì lời mỉa mai hầu như luôn luôn là tiêu cực và gây tổn thương cũng như có thể dẫn đến việc nhạo báng và mất Thánh Linh.
Sự truyền đạt và lời lẽ không thích hợp. Các giảng viên nên tránh la hét hoặc tranh cãi với các học viên. Lời báng bổ và thô tục không có chỗ đứng trong một môi trường giáo dục tôn giáo.
Sử dụng sức mạnh thể chất. Các giảng viên không bao giờ được sử dụng vóc dáng và sức mạnh của mình để hăm dọa hay bắt buộc một học viên phải có hạnh kiểm tốt. Ngay cả những lúc đùa giỡn bằng sức mạnh cũng có thể bị hiểu lầm hoặc gia tăng trở thành một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Các giảng viên nên dùng sức mạnh với một học viên chỉ khi nào sự bảo vệ một học viên khác là lý do chính đáng mà thôi.
Lời lẽ cụ thể về phái tính. Các giảng viên nên nhận thức và nhạy cảm với lời lẽ cụ thể về phái tính trong thánh thư. Một số thánh thư được diễn tả bằng lời lẽ thuộc giống đực vì tính chất của ngôn ngữ được bắt nguồn từ các câu thánh thư này. Các giảng viên nên nhắc nhở các học viên rằng một số từ ngữ giống đực đều dùng để chỉ cả nam giới lẫn nữ giới. Khi A Đam được phán bảo rằng “tất cả mọi người bất cứ ở đâu cũng phải hối cải” ( Môi Se 6:57), chắc chắn là Chúa phán bảo với cả nam lẫn nữ. Có những lúc các hình thức giống đực là cụ thể và chính xác. Ví dụ, Các Đấng trong Thiên Chủ Đoàn đều thuộc nam giới, và những điều nói về các bổn phận chức tư tế áp dụng cho các anh em.
Workshop: Kỹ Năng Và Phương Pháp Giảng Dạy Yoga
WORKSHOP: KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY YOGA
Thời gian
9h30 Thứ 7 ngày 14/4/18
Địa điểm
Cơ sở 1: Lầu 4, Số 2 Nguyễn Thế Lộc, P.12, Q. Tân Bình, HCM
Người hướng dẫn:
Chủ nhiệm CLB – Nguyễn Hoàng Anh
Nội dung:
Kỹ năng đứng lớp
Đối với một người giáo viên giỏi, ngoài việc biểu diễn các tư thế yoga (asanas) chuẩn và đẹp ra, cần phải có kỹ năng giảng dạy chuyên nghiệp, cách truyền đạt tự tin, ngắn gọn, dễ hiểu để lớp học đạt hiệu quả cao. Việc hướng dẫn kỹ thuật vào thế đúng cách, chỉnh sửa tư thế an toàn cho học viên cũng là một trong những kỹ năng mà người giáo viên chuyên nghiệp cần có.
Một giáo viên Yoga có thể là người hướng dẫn theo rất nhiều cách. Có thể đó là sự nhiệt tình tuyệt vời, trung thực, năng lượng dồi dào, sự an bình, khả năng trong asana, kỹ năng giao tiếp, tham gia cộng đồng hoặc sự thay đổi trong lối sống cũng khiến bạn muốn trở thành một giáo viên yoga.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Để được tư vấn tốt nhất xin vui lòng liên hệ: 0908.390.377 Mr Hoàng Anh – 0907.584.423 Mr Quý
Để chúng tôi có cơ hội phục vụ hãy liên hệ với chúng tôi:
YOGA HƯƠNG TRE
Tâm An Vạn Sự An
☎️ Hotline: 0908.390.377 Mr Hoàng Anh – 0907.584.423 Mr Quý ? :? :? :? :? :
– TTC: 140 đường A4, P12, Q.Tân Bình, HCM (Khu K300 Cộng hoà, gần chợ Hoàng Hoa thám)
– CS1: Lầu 4, Số 2 Nguyễn Thế Lộc, P.12, Q. Tân Bình, HCM
– CS2: Nhà Thiếu nhi Quận Tân Phú, 213 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kì, Q.Tân Phú, HCM
– CS3: Nhà văn hoá Lao Động, 27 CN6, P. Sơn Kì, Q. Tân Phú, HCM
– CS4: Số 7 Đường S11, Tây Thạnh, Tân Phú, HCM
– CS5: 1014/88/5 Tân Kỳ Tân Qúy, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM
Facebook Shop Yoga hương tre: Shop Yoga Huong Tre
Facebook CLB Yoga huong Tre: CLB Yoga Huong Tre
Một địa chỉ đáng tin cậy để trải nghiệm sự thăng hoa của Yoga – Yoga Hương Tre
Bạn muốn tìm hiểu thêm một số thông tin: Lợi ích tuyệt vời mà Yoga mang lại
Lịch học các cơ sở: Lịch học yoga tại TTC, Lịch học yoga tại CS1, Lịch học yoga tại CS2, Lịch học yoga tại CS3 Lịch học Yoga tại CS4
Thông tin các lớp học: Yoga căn bản, Yoga trung cấp, Yoga nâng cao, Yoga sắc đẹp, Yoga trị liệu
CLB Yoga Hương Tre xin chân thành cảm ơn quý học viên
Kính chúc quý học viên nhiều sức khỏe, bình an, và hạnh phúc
Bồi Dưỡng Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Năng Sống
Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục kỹ năng sống là việc hết sức quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống cần bắt đầu từ tiểu học, thậm chí là ở tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Để đào tạo nguồn nhân lực cho cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục. Công ty CP Giáo dục và Công nghệ Việt tổ chức lớp “Bồi dưỡng Phương pháp giáo dục kỹ năng sống” như sau:
MỤC TIÊU: Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, học viên sẽ có những kiến thức cơ bản về nội dung giáo dục kỹ năng sống, các phương pháp giáo dục kỹ năng sống, phương tiện giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non và học sinh trong các cơ sở giáo dục.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống – Những vấn đề chung về giáo dục kỹ năng sống – Nội dung giáo dục Kỹ năng sống – Thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đối tượng giáo dục
2. Kỹ thuật sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng sống – Kỹ thuật sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống – Kỹ thuật sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực – Thực hành vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống
3. Phương tiện giáo dục kỹ năng sống – Các phương tiện giáo dục kỹ năng sống truyền thống và hiện đại – Thực hành vận dụng các phương tiện giáo dục kỹ năng sống
4. Thiết kế giáo án bài dạy kỹ năng sống – Phân tích cấu trúc giáo án bài dạy kỹ năng sống – Thực hành thiết kế giáo án bài dạy kỹ năng sống – Thực hành tổ chức thực hiện bài dạy kỹ năng sống
Khóa Học Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Năng Sống
Khóa học phương pháp giảng dạy kỹ năng sống – Trường ĐHSPHN. Chương trình phù hợp cho giáo viên các trường Mầm non, tiểu học, THCS, THPT và phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giảng dạy kỹ năng sống.
Kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong xã hội hiện đại. Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào?
Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy cá nhân và xã hội, ngăn ngừa được các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề lệch chuẩn. Người có kỹ năng sống biết cách bảo về mình trước những yếu tố bất lợi của cuộc sống, biết xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, nhân văn và từ đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, làm cho xã hội phát triển, văn minh.
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết mà các bậc cha mẹ cần trang bị cho con cái của mình, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.
Từ những nhu cầu thiết yếu trên, Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm Quốc Gia tổ chức khóa học: Năng lực, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
* Đối tượng tham gia khóa học:
– Các đối tượng có nhu cầu
– Những người mong muốn trở thành giáo viên/giảng viên kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong các trường mầm non, cấp 1, cấp 2, cấp 3, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học và Các trung tâm đào tạo kỹ năng sống.
* Thời gian học: Học thứ 7, CN
* Học phí khóa học: 2.000.000đ/ người/ khóa.
Lệ phí cấp chứng nhận: 100.000đ/ 01 người
* Giảng viên giảng dạy: Giảng viên chính của trường ĐH Sư phạm Hà Nội trực tiếp giảng dạy
* Học viên được cấp chứng nhận “Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống” do Viện nghiên cứu sư phạm trực thuộc trường Đại học sư phạm Hà Nội cấp theo đúng quy định. Liên hệ đăng ký học:
Điện thoại: 024 6296 8515
Hotline: 09 7878 4589 – 09 0407 4589
Email: [email protected]
Giáo dục, hình thành, phát triển KNS cho HS như thế nào, bằng cách nào ?
HS sống chủ động, tích cực
HS có hoài bão, ước mơ, có niềm tin, lẽ sống
Xác định các giá trị chuẩn mực, thực hành KNS phù hợp để thích nghi, hòa nhập và phát triển toàn diện
Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Tự tin, biết làm chủ khi giao tiếp, thể hiện năng lực, giá trị của bản thân.
Biết phòng ngừa hành vi có hại, thực hiện các hành vi tích cực
Rèn luyện cách sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng, phù hợp với chuẩn mực XH
Module 1. Người giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng sống: năng lực, phương pháp và nghệ thuật
Module 2. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
Module 3. Ứng dụng thực hành thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN, CẦN THIẾT GIÁO DỤC CHO HỌC SINH MẦM NON
CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN, CẦN THIẾT GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
HỆ THỐNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
HỆ THỐNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGUYÊN TẮC VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG
CÁCH THỨC/PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG
…
Hãy đăng ký ngay Khóa học phương pháp giảng dạy kỹ năng sống – Trường ĐHSPHN để bồi dưỡng kiến thức cho bản thân!
Mở Lớp Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Năng Sống Tháng 10
Mở lớp Phương pháp giảng dạy Kỹ năng sống tháng 10-2023. Cấp chứng nhận cuối khóa học, có giá trị trên toàn quốc và vô thời hạn.
Khai giảng lớp PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ NĂNG SỐNG dành cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, giáo viên dạy ở các trung tâm, các cá nhân có nhu cầu, lớp mở tại Hà Nội:
– Địa điểm học: Số 2, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội– Khai giảng: 12/10/2023 (học cả sáng và chiều)
Học 02 ngày 12,13/10/2023
– Thời gian học: 04 buổi
Học thứ 7 và chủ nhật
Sáng từ: 08h15-11h15; Chiều từ 13h30-16h30
– Học phí: 2.000.000đ/ 01 người (Bao gồm học phí, lệ phí thi, lệ phí cấp chứng nhận)
– Thời gian, địa điểm nộp học phí: Học viên nộp học phí từ ngày 04/10/2023 đến hết ngày 09/10/2023 tại:
Số 2, đường Mai Dịch, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Hồ sơ nộp bao gồm: 2 ảnh 3×4 hoặc 4×6 và 1 chứng minh thư phô tô
– Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học ” PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ NĂNG SỐNG” do Viện Nghiên cứu sư phạm trực thuộc trường Đại học sư phạm Hà Nội cấp theo đúng quy định, có giá trị trên toàn quốc.Học viên liên hệ đăng ký học: 024 6296 8515 – 09 7878 4589 – 09 0407 4589 – 0982 7878 95
Danh sách đăng ký gửi qua Email: [email protected]
ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC NHẬP HỌC:
Đ/c: Số 2, đường Mai Dịch, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (gặp Cô Hảo quản lý lớp – ĐT/Zalo: 09 7878 4589)
– Chủ tài khoản: Phan Thị Bích Hảo
+ Ngân hàng Viettinbank: 105005400338 – chi nhánh Tây Hà Nội
+ Ngân hàng Agribank: 3100205474404 – chi nhánh Từ Liêm
Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại người nộp tiền + họ tên, nộp học phí KNS
Tổng quan về kỹ năng sống
Sự cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho học sinh Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT
Phân loại kỹ năng sống
Các con đường giáo dục kỹ năng sống
Các nguyên tắc trong giảng dạy kỹ năng sống
Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống
Xây dựng mục tiêu giảng dạy kỹ năng sống
Các bước triển khai giảng dạy kỹ năng sống thông qua trải nghiệm
Một số PP và kỹ thuật dạy học kỹ năng sống cụ thể
Thiết kế kịch bản giảng dạy kỹ năng sống
Thực hành
Thực hành thiết kế kịch bản giảng dạy kỹ năng sống
Thực hành giảng dạy các kỹ năng sống cụ thể
Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Các Kĩ Năng Giao Tiếp
Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng nếu thiếu năng lực ngoại ngữ, các nhà chuyên môn trong nhiều khu vực của xã hội sẽ gặp rất nhiều hạn chế trong phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu có những cán bộ giỏi về chuyên môn và thông thạo về một hoặc hai ngoại ngữ đang là một nhu cầu bức thiết của toàn xã hội. Thế nhưng, giáo dục ngoại ngữ ở trung học phổ thông Việt Nam dường như đang gặp phải một thách thức lớn do sự chi phối của phương pháp giảng dạy truyền thống trong đó người thày được cho là người toàn trí, người có quyền lực tối cao trong mọi hoạt động dạy học và môitrường học tập chủ yếu vẫn là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Có thể có ý kiến cho rằng trong lớp học lấy người dạy làm trung tâm một số học sinh vẫn có động cơ học tập tốt và hiệu quả học tập vẫn cao. Điều này là có sự thực. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ khoa học [4], [Tudor 1993, 1996] để tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu môi trường lấy người học làm trung tâm được tạo ra.
Tạo môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm là cách làm được tạo ra khi phong cách học của học sinh không ăn khớp với phong cách dạy của giáo viên. Cách thức giáo viên dạy một vấn đề có thể mâu thuẫn với cách suy nghĩ của học sinh về vấn đề được dạy như thế nào. Những sự không ăn khớp về quan niệm này thường dẫn đến kết quả là học sinh bị hoang mang và có thể chán không thích học môn học nữa. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là phải tôn trọng những khác biệt của từng cá nhân học sinh và giúp đỡ các em tìm ra những quá trình và những sở thích học tập được ưa chuộng riêng của các em. Điều này yêu cầu giáo viên phải tổ chức lại lớp học, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tôn trọng các nhu cầu, phong cách và chiến lược học của từng cá nhân học sinh.
Trong môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm, học sinh được dạy để trở thành những thực thể độc lập. Trong học tiếng Anh, môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm là môi trường giao tiếp đích thực. Trong môi trường này học sinh được giao làm việc theo cặp hay theo các nhóm nhỏ và được hướng dẫn cách đàm phán để hiểu ý nghĩa trong một ngôn cảnh rộng lớn. Đàm phán ý nghĩa phát triển năng lực giao tiếp của học sinh và cung cấp cho các em ngôn ngữ đầu vào có thể hiểu được. Hai nhà giáo dục học ngoại ngữ Crookes và Chaudron đã rất đúng khi họ viết:
Lớp học bị giáo viên chi phối (giáo viên đứng trước lớp) được đặc trưng bởi việc giáo viên nói hầu hết thời gian trên lớp, dẫn dắt các hoạt động, và thường xuyên nhận xét đánh giá học sinh, trong khi trong một lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ được quan sát làm việc theo cá nhân hay theo các cặp và các nhóm nhỏ, mỗi người, mỗi nhóm có những nhiệm vụ hay công việc cụ thể [1, tr.57]
Đặt môi trường lấy người học làm trung tâm vào lớp học vốn mang đặc điểm “lấy người dạy làm trung tâm” yêu cầu phải thực hiện các biện pháp thích nghi. Chúng ta biết rằng chuyển từ việc dạy cấu trúc ngôn ngữ sang việc dạy các ý nghĩa ngôn ngữ lấy cấu trúc ngôn ngữ làm phương tiện, từ việc sản sinh ngôn ngữ có kiểm soát sang việc sản sinh ngôn ngữ tự do yêu cầu phải thực hiện nhiều sự thay đổi. Các thủ thuật được lựa chọn sẽ phải hỗ trợ sự phát triển của môi trường lấy người học làm trung tâm trong khi vẫn duy trì được việc kiểm soát lớp học và cung cấp cho học sinh biết lí do của những sự thay đổi. Nói chung, giáo viên cố gắng sử dụng các hoạt động tương tác của đường hướng giao tiếp, tạo cho học sinh những cơ hội sử dụng ngôn ngữ đích tối đa. Giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh góp phần vào việc trình bày lập kế hoạch bài học. Và cuối cùng giáo viên phải giao cho học sinh đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn đối với việc học tập của mình.
Mục đích của việc dạy hai kĩ năng nghe-nói (tùy theo mức độ) là giúp học sinh hiểu được người khác và làm chongười khác hiểu được những ý tưởng của mình bằng tiếng Anh với tốc độ nói bình thường. Chúng tôi chủ trương xây dựng môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm để phát triển hai kĩ năng nghe-nói theo bốn nội dung dưới đây:
i) Xác định rõ các mục đích và mục tiêu của từng bài học trong cả hai hình thức nói và viết.
ii) Sử dụng các hoạt động giao tiếp có kiểm soát, các hoạt động giao tiếp có hướng dẫn và các hoạt động giao tiếp tự do theo trình tự tiến dần.
iii) Thu hút học sinh vào việc xác định nội dung của bài học ở nơi nào có thể.
iiii) Đánh giá tác dụng của các nhiệm vụ giáo dục thông qua các câu hỏi thăm dò.
Nội dung hai bao gồm việc giáo viên chuyển các hoạt động giao tiếp từ có kiểm soát sang các hoạt động giao tiếp có hướng dẫn sang các hoạt động giao tiếp tự do theo trình tự tiến dần đều. Các nhiệm vụ và hoạt động giao tiếp mang nhiều hình thức khác nhau, việc làm này giúp học sinh với các khả năng nghe nói khác nhau tham gia tích cực hơn vào quá trình giao tiếp khẩu ngữ.
Các hoạt động giao tiếp có kiểm soát của giáo viên được kết cấu chặt chẽ, có hệ thống, thu hút sự tham gia của học sinh ở trình độ thấp và trong những lớp học đông học sinh. Những hoạt động giao tiếp có kiểm soát điển hình là:
Các hoạt động động giao tiếp có hướng dẫn tạo được sức hấp dẫn đối với học sinh ở giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là những học sinh lớp 11. Ví dụ:
Các hoạt động giao tiếp tự do cuốn hút được sự tham gia của học sinh ở giai đoạn sau chuyển tiếp, đặc biệt là những học sinh lớp 12. Một số hoạt động giao tiếp tự do điển hình được chúng tôi sử dụng là:
Nâng cao ý thức về các chiến lược và phong cách học của học sinh cũng là một khía cạnh quan trọng trong đổi mới phương pháp học tập. Chiến lược học ngoại ngữ là các hành vi có ý thức được học sinh sử dụng để tăng cường khả năng thụ đắc, tích luỹ, ghi nhớ, nhớ lại, và sử dụng thông tin [6]. Sử dụng các chiến lược này nâng cao được tính tự chủ và khả năng tự học của học sinh. Theo Oxford ( Ibid.), phong cách học cụ thể là một kênh cảm giác nhạy cảm. Ý thức về phong cách học quyết định các kênh mà học sinh ưa chuộng, khớp nối phong cách học của các em với phong cách dạy của giáo viên, và khuyến khích các em phát triển các khu vực còn yếu kém. Để tạo môi trường lấy người học làm trung tâm, chúng tôi nâng cao ý thức của học sinh về các chiến lược và phong cách học theo ba bước:
(ii) Sử dụng bảng liệt kê về các chiếnlược học tập để giúp học sinh hiểu được các chiến lược và phong cách học tập riêng của các em, và chiến lược và phong cách học nào phù hợp với các em nhất.
(iii) Cho học sinh biết các chiến lược và phong cách học tập sử dụng cách phân loại sáu thành phần của Oxford: ghi nhớ, nhận thức, bù đắp, siêu nhận thức, tình cảm, xã hội và ba kênh thu nhận: thị giác, thính giác, xúc giác. Các cách phân loại nàyđược nói rõ để học sinh hiểu kỹ thêm về các chiến lược và phong cách học của mình.
Một khía cạnh quan trọng nữa của việc tạo môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm trong dạy kĩ năng viết là tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với cộng đồng ngôn bản rộng lớn hơn bên ngoài lớp học bằng cách công bố các bài viết của các em trên báo tường, và nếu điều kiện cho phép, trên các trang web của nhà trường. (Công bố các bài viết trên trang web là một hiện thực cõ lẽ không còn xa nữa đối với học sinh các trường trung học phổ thông Việt Nam).
Để học sinh có thể đánh giá được bài viết của các bạn trong lớp, chúng tôi thu tất cả các bài viết đã được biên tập lại, sau đó photocpy và giao cho một số học sinh khá và giỏi đem về nhà đọc để tìm ra bài mà mọi người cho là hay nhất (trong quá trình đánh giá, tên của tác giả bài viết được xoá đi để việc lựa chọn được dựa chủ yếu vào nội dung bài viết chứ không phải vào từng con người cá nhân cụ thể). Sau đó những bài viết tốt nhất được lựa chọn và công bố trên báo tường để các bạn trong và ngoài khối tham khảo. Những hoạt động này tạo động cơ học tập của học sinh. Nó chứng tỏ được ưu thế của phương pháp dạy viết theo quá trình so với phương pháp dạy viết truyền thống tập trung vào sản phẩm.
Một điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là để thay đổi phương pháp giảng dạy ngoại ngữ một cách triệt để giáo viên nên từ bỏ một phần kiểm soát lớp học, tạo cho học sinh nhiều cơ hội chủ động và tự chủ hơn để các em có thể “làm chủ” được mình trong các hoạt động giao tiếp. Chúng ta phải giúp học sinh của chúng ta, những người đã quen với môi trường lớp học lấy người dạy làm trung tâm, chấp nhận sự thay đổi về phương pháp giảng dạy và tổ chức lớp học, thấy được những lợi ích của việc đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, để khi bước vào môi trường đại học các em thực sự là những “người học độc lập” theo đúng nghĩa của cụm từ này.
1.Crookes, G. & C. Chaudron., Guidelines for Classroom Language Teaching, In Teaching English as a Second or Foreign Language (2nd ed.). M. Celce-Murcia (ed.), Boston, Mass: Heinle and Heinle, 1991.
2.Phạm Minh Hiền, Phạm Mai Hương, Dạy đọc hiểu theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, Đặc san Ngoại ngữ số 1, tr 8-12, 1999.
3.Johnson, K.., Understanding Communication in Second Language Classrooms, New York: Cambridge University Press, 1995.
4.Nunan, D., The Learner-centered Currculum, Cambridge: CUP, 1988.
5.Nunan, D., Closing the Gaps between Learning and Instruction, TESOL Quarterly, 29, 1, pp. 133-58, 1995.
6.Oxford, R. J., Language Learning Strategies: What Every Teacher should Know, Boston, Mass.: Heinle and Heinle, 1990.
7.Slavin, J. W., Cooperative Learning. New York: Longman, 1983.
8.Hoàng Văn Vân, Đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy-học ngoại ng ữ, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 2, 2000, tr37 – 50,
9.Hoàng Văn Vân, Nghiên cứu giảng dạy các kĩ năng lời nói tiếng Anh ở giai đoạn nâng cao theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia (2000 – 2001), Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, 2001.
RENOVATING THE ENGLISH LANGUAGE TEACHING METHODOLOGY
IN VIETNAMESE SCHOOLS: FROM TEACHER-CENTEREDNESS
Among the various aims of education in schools, there is an important one; that is, educate students so that they will become autonomous learners. In schools, the foreign language curricula in general and the English language teaching curriculum in particular have been continuously improved and updated in order to meet the pressing needs of the country in the process of regional and international integration. Because learners are educated to serve this aim, it is essential that they should be taught so as to be aware of the notion “learner-centeredness” in foreign language education. This notion implies that the teacher should use new methods and techniques of teaching and re-organize the classroom in a way that the students will have more opportunities to learn independently, to participate more actively in the teaching-learning process, and to interact more effectively in communications. This is the key concept in the renovation of the English teaching methodology in Vietnamese upper-secondary schools. Details of this will be addressed throughout the paper.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phương Pháp, Kỹ Năng Và Cách Thức Giảng Dạy trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!