Xu Hướng 3/2023 # Các Món Ăn Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày # Top 4 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Món Ăn Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy món ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày gây biến chứng. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống trong tình trạng này chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giúp cung cấp dưỡng chất và ngăn chặn thiếu máu. Vì vậy, người nhà có thể sử dụng các món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày sau đây để khắc phục triệu chứng bệnh.

Chế độ ăn dành riêng cho người bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý cấp tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo các chuyên gia, bệnh hình thành chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày xuất hiện cũng có thể là biến chứng của bệnh ung thư dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc poly,… Ngoài những nguyên nhân này ra, việc uống quá nhiều rượu hoặc lạm dụng thuốc (thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc kháng sinh,…) trong thời gian dài có thể dẫn đến xuất huyết.

Theo các chuyên gia khoa nội tiêu hóa cho biết, bệnh xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách và đúng thời điểm, bệnh có thể chuyển sang mạn tính và để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi gặp phải triệu chứng đau vùng thượng vị, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị sớm.

Thông thường, để điều trị bệnh xuất huyết dạ dày, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng thiếu máu và giúp bệnh nhân mau bình phục, người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn xuất huyết mà phương thức chế biến cũng như chế độ ăn ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh mau bình phục, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đúng cách và hợp lý.

Thực phẩm người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn

Chế độ ăn uống lành mạnh chính là cách tốt nhất giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Vì vậy, trong quá trình ăn uống, bệnh nhân nên lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng chống viêm và chữa lành sau đây:

Thực phẩm chứa protein như thịt nạc, cá, trứng hoặc đậu phụ,…

Thực phẩm, đồ uống không chứa chất kích thích, chất cồn

Trái cây, rau quả, chọn loại không chứa acid và ít chất xơ

Thực phẩm có tác dụng hút niêm mạc dạ dày như gạo nếp, các loại khoai

Thực phẩm giảm tiết dịch dạ dày như bánh mì, mật ong,…

Thực phẩm người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng

Bên cạnh thực phẩm nên ăn, bệnh nhân cũng nên tránh những loại thức ăn sau đây, bởi chúng có thể khiến tình trạng xuất huyết ngày càng nghiêm trọng.

Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

Nước uống hoặc trái cây nhiều acid như cam, bưởi hoặc chanh,…

Đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu, bia,…

Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng

Một số loại thực phẩm khác như thịt dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, cà chua,…

Các món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

1. Sứa biển nấu táo tàu và đường đỏ

Món sứa biển nấu táo tàu và đường đỏ là một trong những món ăn dân gian có tác dụng cầm máu và giảm đau. Món ăn này thường được sử dụng nhằm giúp làm giảm tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Táo tàu: 500 gram

Đường đỏ: 250 gram

Sứa biển: 500 gram

+ Cách thực hiện đơn giản như sau

Sứa biển đem cắt miếng vừa ăn, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha phèn chua (mục đích nhằm giữ nước cho thân sứa). Trong khi ngâm nên thay nước sứa 2 – 3 lần

Khi thịt sứa chuyển sang màu vàng nhạt hoặc đỏ, đem vớt ra và ngâm lại nước lạnh cho nhạt bớt muối.

Táo tàu đem rửa sạch qua 2 -3 lần nước

Cho ba nguyên liệu này vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ và nấu

Khi nước nấu cô đặc lại, tắt bếp, chờ nguội và uống

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa. Sử dụng thường xuyên giúp trị viêm dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày ở giai đoạn nhẹ.

2. Món cháo táo tàu, hạt sen và long nhãn

Món cháo từ táo tàu này có tác dụng an thần dưỡng máu, thích hợp ở bệnh nhân mắc chứng bệnh xuất huyết dạ dày, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ nhiều ác mộng,…

+ Cách làm đơn giản sau đây:

Gạo nếp, táo tàu, hạt sen, đường phèn và long nhãn, mỗi vị chuẩn bị lượng vừa đủ

Đem gạo nếp vo sạch và ngâm khoảng 5 phút

Hạt sen bỏ tâm đem rửa sạch cùng với long nhãn và táo tàu

Cho hạt sen, táo tàu và gạo nếp vào nồi, đổ lượng nước thích hợp và bắt lên nấu

Khi cháo chín, chờ khoảng 3 – 5 phút để cháo mềm và sền sệt, cho long nhãn và đường phèn vào nấu thêm một lúc

Cháo táo đỏ, hạt sen và long nhãn nên ăn khi còn ấm. Mỗi ngày ăn một chén cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

3. Thịt nạc nấu nấm rơm

Thịt nạc nấu nấm rơm là món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho bệnh nhân bị bệnh xuất huyết đường tiêu hóa.

+ Chuẩn bị: + Cách thực hiện như sau:

Dùng dao cao nhẹ phần gốc nấm rơm

Sau đó, cho nấm vào thau nước muối ngâm khoảng 5 phút

Rửa lại nấm bằng nước sạch, vớt để ráo và bổ đôi nấm

Thịt nạc đem rửa sạch, băm nhỏ hoặc thái miếng vừa ăn

Tiếp đó, cho nấm và thịt nạc vào nồi, thêm lượng nước nhất định và đun sôi

Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn

Món thịt nạc nấu nấm rơm giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, món ăn này chỉ phù hợp với người bệnh bị xuất huyết dạ dày đã có dấu hiệu lành.

4. Cháo gạo nếp và nho khô

Cháo gạo nếp và nho khô có tác dụng bổ máu và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Vì vậy, để bệnh xuất huyết dạ dày mau chóng bình phục, người bệnh có thể bổ sung món ăn này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

+ Các thực hiện đơn giản như sau:

Gạo nếp đem vo sạch và ngâm khoảng 3 – 5 phút

Nho khô đem rửa sạch và để ráo

Cho gạo nếp vào nồi, thêm nước và tiến hành nấu cháo

Khi gạo chín, nở đều, cho nho khô vào nấu mềm

Cuối cùng chờ cháo nguội và ăn

Món cháo gạp nếp, nho khô nên ăn vào mỗi buổi xế chiều giúp giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa dịch tiết dạ dày, hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.

5. Cháo kê chữa xuất huyết dạ dày

Theo Đông y, hạt kê có tính hơi hàn và vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ máu và trừ phiền. Ngoài ra, dược liệu này còn chứa nhiều vitamin và các thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng nguyên liệu này nấu cháo dùng mỗi ngày.

+ Cách nấu cháo kê đơn giản như sau:

Gạo nếp đem ngâm mềm

Sau đó cho vào nồi và nấu thành cháo

Khi cháo chín, cho bột hạt kê vào, khuấy đều và sử dụng

6. Trứng gà hấp ngó sen

+ Nguyên liệu cần có: + Cách thực hiện như sau:

Ngó sen thái lát vừa ăn, rửa sạch

Trứng gà đập ra tô có chứa bột tam thất, cho ngó sen vào, thêm gia vị vào và đánh tan

Sau đó đem hấp cách thủy 30 – 40 phút

Sau khi trứng chín, chờ trứng nguội bớt và ăn

7. Nấm mèo hầm đường phèn và hồng táo

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện và sử dụng món nấm mèo hấp đường phèn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

+ Cách thực hiện như sau:

Sử dụng 20 gram nấm mèo và 100 gram hồng táo đem ngâm nước rửa sạch

Sau cho cho vào nồi, thêm 2 lít nước và hầm cho đến khi chín mềm

Cuối cùng thêm 250 gram đường phèn vào, khuấy đều và chia hỗn hợp thành 7 phần

Mỗi ngày sử dụng 1 phần giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày

8. Táo đỏ hấp mộc nhĩ và đường phèn

Táo đỏ hấp mộc nhĩ không chỉ giúp làm đẹp da mà còn hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.

+ Cách làm đơn giản như sau:

Dùng 10 – 12 quả táo đỏ đem ngâm với nước trong vòng 2 tiếng, sau đó vớt để ráo

Mộc nhĩ (15 gram) đem ngâm nước sôi từ 15 – 20 phút. Sau đó, cắt bỏ phần chân và thái lát mỏng

Cho táo đỏ, mộc nhĩ và đường phèn vào nồi, thêm nước và đun sôi khoảng 30 phút

Ăn táo đỏ hấp mộc nhĩ mỗi ngày không chỉ giúp làn da khỏe mạnh mà còn bổ sung máu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu do xuất huyết dạ dày gây nên.

Một số lưu ý khi chế biến và dùng món ăn ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Trong quá trình chế biến và sử dụng món ăn điều trị bệnh xuất huyết dạ dày, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau:

Phương pháp chế biến: Bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp chế biến tốt cho tình trạng bệnh như hấp, luộc hoặc nấu súp. Tránh các món ăn chế biến theo kiểu chiên, xào hoặc nướng. Bởi chúng có thể khiến bệnh thêm phức tạp.

Kế hoạch bữa ăn: Nên có chế độ ăn uống đúng cách. Tốt nhất, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ và ăn nhiều thời điểm trong ngày.

Cách thức ăn: Nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no hoặc để bụng đói.

9 Món Ăn Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày Nên Thử

Bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị xuất huyết dạ dày, những người bị bệnh này cũng cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của mình. Bởi những thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Nếu ăn uống đúng cách, không những giúp dạ dày giảm được áp lực mà còn hỗ trợ các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn. Vết thương ở dạ dày cũng vì thế mà nhanh chóng hồi phục.

1. Cháo gạo nếp nấu với nho khô

Đây là món ăn dễ làm nhưng mang lại mang lại tác dụng rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày. Nó có tác dụng bổ tì, hỗ trợ làm lành các vết thương ở niêm mạc. Vì thế, bệnh xuất huyết dạ dày cũng sẽ mau hồi phục hơn. Để chế biến món ăn này, bạn thực hiện theo cách sau:

Chuẩn bị: Cách thực hiện: Cách dùng:

Mỗi ngày bạn nên ăn cháo gạo nếp nấu với nho khô khoảng 2 – 3 lần. Tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng sớm hoặc khi xế chiều. Thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày – Dạ dày lợn hầm với thịt rùa

Cũng giống như cháo gạo nếp nấu với đậu đỏ, dạ dày lợn hầm thịt rùa cũng là món ăn tốt cho người xuất huyết dạ dày. Tác dụng của món ăn này là nhằm hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau, hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn. Vậy cách chế biến món ăn này như thế nào?

Chuẩn bị: Cách thực hiện: Cách dùng:

Món ăn tốt cho người xuất huyết dạ dày này được dùng để ăn cùng với cơm. Nên chia lượng thức ăn thành 3 lần để ăn trong ngày. Áp dụng thường xuyên để đảm bảo giảm đau hiệu quả.

3. Cháo hạt sen tốt cho người xuất huyết dạ dày

Món ăn này có tác dụng bổ tỳ, mạnh dạ dày. Ngoài ra nó còn có tác dụng thư giãn tinh thần, làm chậm sự tiến triển của bệnh xuất huyết dạ dày nói riêng và các bệnh về dạ dày nói chung. Cách nấu cháo hạt sen như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Cách thực hiện:

4. Hấp trứng gà với ngó sen – món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Nếu chưa biết nên ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày, trứng gà hấp ngó sen là sự lựa chọn tốt cho bạn. Món ăn này có tác dụng cầm máu tốt, giảm các cơn đau ở dạ dày.

Chuẩn bị: Cách chế biến:

5. Cháo hạt kê

Những người bị xuất huyết dạ dày nên ăn cháo hạt kê thường xuyên. Nó sẽ giúp làm giảm tình trạng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng cho người bệnh. Bạn có thể chế biến món ăn này theo cách sau:

Chuẩn bị: Cách thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái bát nước để ngâm qua đêm. Sáng hôm sau vớt chúng ra, bỏ vào nồi và ninh cho nhừ cùng với nước.

Khi thấy các nguyên liệu đã chín, cho đường phèn vào. Đun tiếp cho đến khi thấy cháo tan hết đường thì tắt bếp rồi ăn.

Cách dùng:

Bạn nên ăn cháo hạt kê khi nó còn ấm và dùng hết trong ngày. Thường xuyên thực hiện để đảm bảo các triệu chứng bệnh dạ dày không còn hành hạ nhiều như trước.

6. Món sứa biển và táo tàu hấp đặc

Sứa hấp táo tàu là một món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày nữa mà chúng ta không thể bỏ qua. Nó được biết đến là món ăn vô cùng bổ dưỡng, giúp khắc phục các biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Hơn nữa, ăn sứa biển hấp táo tàu thường xuyên còn làm giảm các triệu chứng xuất huyết dạ dày và giảm đau.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị các nguyên liệu: Cách thực hiện:

7. Dạ dày lợn hấp tiêu

Đây cũng là món ăn mà người bị xuất huyết dạ dày nên ăn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần làm như sau:

Chuẩn bị: Cách chế biến:

Hồ tiêu đem nghiền nhỏ, ướp cùng với dạ dày lợn rồi cho vào nồi.

Băc lên bếp và ninh lên với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy dạ dày mềm là được.

Nên ăn món ăn này 3 ngày 1 lần để chữa bệnh đau dạ dày dạng hàn và cũng tốt cho người bị xuất huyết dạ dày.

8. Thịt bò nấu thảo quả – món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Món thịt bò nấu thảo quả có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tổn thương do bệnh gây ra. Do đó, nếu chưa biết nên ăn món gì khi bị xuất huyết dạ dày, bạn nên chế biến món ăn từ thịt bò và thảo quả theo cách sau đây:

Chuẩn bị: Cách thực hiện:

9. Món cá diếc hầm

Cũng tương tự như các món ăn kể trên, món cá diếc hầm có tác dụng giảm đau, giúp việc điều trị các bệnh lý về dạ dày trở nên hiệu quả. Vì vậy, đây cũng là món ăn nên dùng khi bị xuất huyết dạ dày. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: Cách chế biến:

Cách chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày

Sơ cứu tại chỗ

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nghiêm trọng của đường tiêu hóa. Nếu không kịp thời chữa trị, nó có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân vì mất máu quá nhiều. Do đó, nếu thấy người thân có dấu hiệu bị xuất huyết, cần sơ cứu trước bằng cách:

Giữ cho bệnh nhân nằm ở trên giường với tư thế chân cao, đầu thấp. Mọi sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cần được thực hiện giường. Sau đó, nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở gần nhất để điều trị.

Cho bệnh nhân dùng thuốc cầm máu

Khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được khám, chẩn đoán và có những biện pháp tác động ban đầu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc cầm máu. Điều này rất cần thiết đối với những người đang bị xuất huyết dạ dày, đặc biệt là với những người bị xuất huyết nặng. Nó sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu trong dạ dày, ngăn ngừa biến chứng.

Trong các trường hợp khẩn cấp, ngoài việc bắt buộc dùng thuốc, họ còn phải cầm máu bằng muối. Bác sĩ có thể dùng khoảng 6 – 8gram muối hòa cùng với nước để người bệnh uống từ từ. Uống nước muối có tác dụng cầm máu khá hiệu quả. Do đó, nếu thấy tình trạng sức khỏe của người bệnh sau khi uống nước muối ổn định, tiếp cho họ uống.

Chườm đá vùng thượng vị

Đây là một cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày thường được áp dụng. Chườm đá vùng thượng vị sẽ giúp máu đông lại nhanh hơn, ngăn ngừa việc bệnh nhân bị mất máu quá nhiều. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế cơn đau tại thượng vị do bệnh gây ra.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được rửa dạ dày bằng nước lạnh. Cách này có khả năng làm giảm co bóp, giảm quá trình tiết dịch xảy ra trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm huyết áp và cầm máu

Không để dạ dày rỗng.Vì nếu bụng đói sẽ làm tăng co bóp, tăng tiết dịch bên trong dạ dày. Điều này sẽ làm tăng kích thích, tăng khả năng chảy máu cho người bệnh.

Nên ăn đúng bữa, khuyến khích chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều món ăn nhỏ để không tạo áp lực lên dạ dày.

Tránh ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh, tránh dạ dày bị co bóp mạnh.

Các thực phẩm người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gồm có trứng, sữa, mật ong, dầu thực vật, chuối,táo, cam, quýt, bánh mì, ngô, khoai, thực phẩm ít chất xơ… Chúng là những thực phẩm có khả năng giảm tiết dịch vị acid dạ dày, giúp trung hòa acid, bọc hút niêm mạc.

Tránh sử dụng các thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa như đồ lạnh, thức ăn chiên, rán, nướng, thực phẩm chế biến sẵn… Vì những đồ ăn này sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho bệnh nặng hơn.

Các món ăn nên được nấu chín kỹ, hầm, ninh nhừ. Không nên ăn các thực phẩm khô, cứng để không làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày.

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những chất gây nghiện khác… Thay vào đó, hãy uống nước chè loãng hoặc nước lọc đun sôi.

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày không nên vận động nhiều

Đối với người xuất huyết dạ dày, cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh vận động hoặc đi lại quá nhiều lần. Tốt nhất là người bệnh nên nằm nghỉ ở tư thế nằm nửa ngồi. Nhưng khi đã bị bệnh nặng, tuyệt đối không được di chuyển mà cần nằm yên với tư thế thẳng, đầu thấp. Tránh tình trạng choáng váng do thiếu máu, té ngã.

Trẻ Bị Xuất Huyết Dạ Dày Có Sao Không?

Trẻ bị xuất huyết dạ dày có sao không?

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Trẻ từ 2 tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về dạ dày, trong đó có vết loét ở dạ dày – tá tràng. Những trẻ gặp phải tình trạng này thường do:

Có nhóm máu O

Liên tục hít phải khói thuốc lá

Yếu tố gia đình

Khí hậu

Phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm

Lạm dụng thuốc không steroid

Nhiễm vi khuẩn H.pylori

Viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị sớm sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và gây ra tình trạng xuất huyết.

Trẻ bị xuất huyết do polyp dạ dày

Polyp dạ dày là những khối u nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Hầu hết các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, một số khối u phát triển bất thường và có thể bị vỡ ra. Khi polyp vỡ ra, vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết.

Trẻ em thường gặp phải tình trạng xuất huyết ở đường ruột nhiều hơn ở dạ dày. Xuất huyết dạ dày thường gặp từ trẻ trên 2 tuổi. Hiếm có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ bị xuất huyết dạ dày

Các triệu chứng thông thường bao gồm:

Khi bệnh trở nặng, các dấu hiệu sẽ chuyển thành:

Trẻ nôn dịch màu đỏ hoặc nâu

Phân có màu đen

Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày

Khi tiếp nhận trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mục tiêu điều trị trước khi chỉ định bất cứ phương pháp nào.

Xác định có tình trạng xuất huyết

Xác định tình trạng xuất huyết có đang diễn ra hay không

Xác định vị trí xuất hiện

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân cận huyết. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể di truyền từ bố mẹ sang trẻ.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ ước lượng máu mất để tiến hành truyền máu. Sau đó, sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị từ vấn đề nguyên phát.

Truyền dịch và máu

Bác sĩ sẽ truyền nước biển trước khi truyền máu. Việc này nhằm giúp trẻ phục hồi sức khỏe và thể trạng. Đồng thời giúp các cơ quan có lưu lượng máu tuần hoàn máu ổn định.

Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày bằng thuốc

Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc có khả năng cầm máu để giảm lưu lượng máu chảy ra, đồng thời ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Hàm lượng axit giảm sẽ giúp trẻ giảm đau và khó chịu tại vị trí bị loét/chảy máu.

Thuốc chẹn H2. Đây là nhóm thuốc đối kháng với histamine tại các thụ thể H2, giúp làm giảm bài tiết axit dạ dày. Các loại thuốc chẹn H2 thường được sử dụng như Ranitidine, Famotidine, Nizatidine.

Thuốc ức chế bơm proton. Đây là nhóm thuốc ức chế sản xuất axit trong môi trường dạ dày. Thuốc được đánh giá lành tính nên có thể sử dụng ngắn hạn cho trẻ nhỏ bị xuất huyết dạ dày.

Thuốc Octreotide. Dùng cho trẻ bị chảy máu do giãn tĩnh mạch. thuốc có khả năng co mạch nhằm giảm lưu lượng máu chảy ra.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em được chỉ định trong các trường hợp sau:

Xuất huyết nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Cơ thể không có dấu hiệu phục hồi khi được truyền dịch và truyền máu.

Điều trị nội khoa không đáp ứng được kỳ vọng, tình trạng xuất huyết tái phát thường xuyên.

Chảy máu kéo dài, hàm lượng máu mất chiếm khoảng 50% máu của bệnh nhân.

Đã có tiền sử xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa bệnh tái phát

Trẻ bị xuất huyết dạ dày sau điều trị vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp như:

Sử dụng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng liều cao cho trẻ. Nói với bác sĩ tiền sử xuất huyết dạ dày để được cân nhắc loại thuốc phù hợp.

Theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ, nhằm hạn chế tình trạng trẻ dùng quá liều lượng khuyến cáo.

Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ uống có gas, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ,…

Chế biến món ăn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ ăn thức ăn vỉa hè, thực phẩm sống.

Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn

Không cho trẻ dùng chung đồ dùng với người lớn. Hạn chế để người lớn hôn môi, hôn má trẻ.

Lời kết

Trẻ bị xuất huyết dạ dày dù không phổ biến nhưng cũng không nên chủ quan. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đi khám càng tốt. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tham khảo

Dấu Hiệu Của Xuất Huyết Dạ Dày

Đau bụng, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu… là những dấu hiệu của xuất huyết dạ dày. Người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị. Xuất huyết dạ dày nếu không xử trí đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là một trong số những bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Xuất huyết dạ dày nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày

Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo xuất huyết dạ dày. Người bệnh khi bị xuất huyết dạ dày thường có dấu hiệu đau dữ đội tại vùng thượng vị. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra khắp bụng kèm theo các triệu chứng như cứng bụng, toát mồ hôi, da có tình trạng tái xanh. Người bệnh có thể đau quá không thể chịu được.

Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu. Nôn ra máu thường không báo trước, người bệnh có thể nôn bất cứ lúc nào. Máu nôn thường là đỏ tươi trong trường hợp mới bị xuất huyết dạ dày.

Khi bệnh nặng hơn người bệnh thường nôn ra máu có máu đen lẫn máu cục và thức ăn do máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian.

Một số trường hợp bệnh nhân không nôn mà đại tiện ra phân có màu đen như bã cà phê. Phân có mùi khắm, khó chịu do máu đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày. Người bệnh xuất huyết dạ dày không bị nôn sẽ đi ngoài phân loãng, nước màu đỏ xen lẫn với phân màu đen.

Tùy vào mức độ của các dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày mà bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh. Thông thường, bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhẹ sẽ có lượng máu ra ít. Lúc này người bệnh thường chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó nhận biết sớm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Ngược lại trong trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, người bệnh sẽ có triệu chứng chảy máu cấp tính kèm theo các dấu hiệu khác như chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi chân, lạnh tay chân, da xanh xao do thiếu máu, tụt huyết áp. Một số trường hợp thở dốc và có dấu hiệu sốt nhẹ, tiểu ít.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của xuất huyết dạ dày người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp xử trí phù hợp.

Lưu ý cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh xuất huyết dạ dày cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe và cải thiện sớm bệnh.

Người bệnh nên lưu ý:

Tránh các thực phẩm gây tăng tiết dịch vị như đường, bánh quy, mật ong, dầu thực vật…

Hạn chế thực phẩm cứng, gia vị cay, thức ăn dai, khó tiêu, thức ăn sống, thức ăn chua, thức ăn có nhiều xơ, tránh các thức ăn chiên nhiều chất béo.

Bổ sung thêm các thực phẩm trung hòa axit dịch vị: sữa, trứng…

Nên ăn những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, mềm lỏng dễ nuốt như súp hoặc cháo, sinh tố rau củ

Không để dạ dày quá đói hoặc quá no; không ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm tra quá trình lành bệnh và xử trí kịp thời biến chứng xảy ra (nếu có).

Để tìm hiểu thêm về dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline 0904 97 0909 để được hỗ trợ tốt nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!