Bạn đang xem bài viết Các Dấu Hiệu Nhận Biết Giúp Phát Hiện Ung Thư Dạ Dày Sớm được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc phát hiện ung thư dạ dày sớm là điều cần thiết và vô cùng quan trọng để có thể điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả đối với mọi loại bệnh, trong đó có ung thư dạ dày.
Dấu hiệu phát hiện ung thư dạ dày sớmĐể phát hiện bản thân có nguy cơ mắc ung thư dạ dày hay không, bạn đọc có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
– Chán ăn và giảm cân
Bạn không có cảm giác hứng thú hay thèm ăn bất cứ món nào, kèm với đó là có cảm thấy hơi thở luôn nóng. Đây là những triệu chứng thường xuất hiện sau đó và có thể là một dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư đã nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy đừng chủ quan với những dấu hiệu trên vì chúng có thể là những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.
– Ợ chua, tiêu hóa kém
Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày mà người bệnh có. Biểu hiện này xuất hiện hầu hết ở những ca mắc bệnh.
– Ăn nhanh no
Những người bị ung thư dạ dày luôn có cảm giác ăn nhanh no hơn thường lệ và ăn ít đi trong thời gian dài. Từ đó, sẽ bắt đầu giảm cân và ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.
– Đau bụng
Nếu vùng bụng trên rốn thường xuyên xuất hiện cơn đau bất thường, cơn đau diễn ra từng đợt và sau đó là thường xuyên và nặng hơn thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cũng cần phải cẩn trọng thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh.
– Khó thở
Theo các chuyên gia, bệnh ung thư dạ dày có thể dẫn đến chảy máu vào dạ dày. Mất máu trong một khoảng thời gian có thể làm cho bạn bị thiếu máu do số lượng tế bào máu đỏ của bạn quá thấp. Thiếu máu làm cho bạn trông nhợt nhạt và cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn đang bị thiếu máu trầm trọng, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở.
Như vậy, mỗi người cần có những hiểu biết nhất định về dấu hiệu giúp phát hiện ung thư dạ dày sớm để có thể phát hiện cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh đạt hiệu quả nhất. Tránh tình trạng bệnh quá nặng gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng cũng như kết quả điều trị bệnh.
Theo Thể thao Việt Nam
Dấu Hiệu Nhận Biết Giúp Chị Em Phát Hiện Sớm Ung Thư Vú
Ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính Việt Nam có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú.
Theo GS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, các phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay, đã có những bước tiến lớn trong việc phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Theo các nghiên cứu thì cứ 8 phụ nữ lại có 1 người đang có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các triệu chứng sau:
+ Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay
+ Xuất hiện khối u cứng ở vú
+ Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng
+ Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy
+ Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.
Không giống các loại ung thư khác, ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Ung thư vú được chia làm 4 giai đoạn:
1. Ung thư vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm này, ung thư vú không xâm lấn, có nghĩa là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.
Ở giai đoạn 1A, khối u vẫn có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B sẽ không chỉ có khối u ở vú mà còn tìm thấy khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Ở cả 2 giai đoạn này, nếu được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh.
3. Ung thư vú giai đoạn 2Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước từ 2 – 5cm và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ: 2A và 2B.
+ Giai đoạn 2A: Chưa xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết; Khối u từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.
+ Giai đoạn 2B: Khối u đã phát triển và có kích thước từ 2 đến 4cm, đã tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Cũng có những trường hợp, kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.
Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố sẽ đem lại khả năng thành công tốt nhất.
4. Ung thư vú giai đoạn 3Khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú.
Ở giai đoạn này, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra có khối u nguyên phát lớn, thì bệnh nhân sẽ phải dùng thêm biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.
5. Ung thư vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ung thư vú thường di căn đến xương, não, phổi và gan. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.
Vì sao nên khám, sàng lọc ung thư vú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Đồng Văn?Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa trong điều trị thành công ung thư vú. Hiện nay, bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp tiên tiến khác như: liệu pháp nội tiết tố, sinh học (điều trị nhắm trúng đích), bệnh nhân ung thư vú có thể được cứu sống. Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%.
Khi đến khám và sàng lọc ung thư vú tại bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Đồng Văn, khách hàng sẽ được chỉ định: Khám vú với bác sĩ ung bướu hoặc phụ khoa; Chụp X quang tuyến vú (2 bên); Siêu âm 2D tuyến vú hai bên; Chụp Mammography vú,….
Ưu điểm khi sàng lọc ung thư vú tại Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Đồng Văn:
– Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,
– Bệnh nhân được khám và điều trị với 100% các bác sĩ của bệnh viện K
– Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.
– Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen – tế bào,…
Khám sàng lọc ung thư vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú thường kéo dài từ 8-10 năm. Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Đồng Văn đang triển khai các gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú cho các khách hàng nữ giới đặc biệt là khách hàng nữ trên 40 tuổi.
Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh đã không còn xa lạ với nhiều người bởi mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của nó. Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Do đó việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời và xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào cấu trúc bình thường trong dạ dày phát triển bất thường, tăng sinh một cách mất kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hoặc ở xa thông qua hệ thống hạch bạch huyết, dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Ung thư dạ dày có 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0 (giai đoạn đầu). Đây là giai đoạn ung thư biểu mô, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Đến giai đoạn này, các tế bào ung thư đã đi qua lớp niêm mạc dạ dày và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể cơ hội sống thấp và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày có thể kể đến như:
Đau bụng: Có các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt và tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
Sụt cân nhanh chóng : Đây là một trong những triệu chứng cơ bản của ung thư dạ dày. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển, tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đầy bụng bất thường kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn sau khi ăn.
Chán ăn, nôn ra máu: người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng.
Đi ngoài phân đen: ở những người bị bệnh viêm loét dạ dày thì hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư
3. Chẩn đoán ung thư dạ dày
– Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.
– Khám cận lâm sàng:
Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm.
Siêu âm ổ bụng.
Siêu âm nội soi dạ dày.
Sinh thiết dạ dày.
Chụp cắt lớp vi tính.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.
Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
Xét nghiệm máu.
Ung thư dạ dày là 1 bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nên nếu thấy những triệu chứng trên xuất hiện người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe ngay để được chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.
Tìm Hiểu Dấu Hiệu Giúp Phát Hiện Sớm Ung Thư Đại Tràng
Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, hiện đứng thứ 3 trong tỷ lệ mắc ung thư chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 sau ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60, và tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Ở các phát triển phương Tây, bệnh là nguyên nhân chính thứ 3 gây tử vong. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là bệnh của sự no đủ, do ăn quá nhiều thịt và chất béo. Các thống kê cho thấy tỉ lệ ung thư đại tràng ở Châu Á đang tăng nhanh cùng với sự tăng cao mức sống.
Bệnh phát sinh từ các pôlíp dạng tuyến ở đại tràng (mô phát triển từ tuyến). Những pôlíp này có hình nấm, lúc đầu lành tính nhưng một số đã phát triển thành ung thư, nếu chỉ khu trú, không xâm lấn thì thường phát hiện được bằng phương pháp soi đại tràng. Nếu xâm lấn tới thành đại tràng (di căn giai đoạn I và II) vẫn có thể chữa khỏi bằng can thiệp phẫu thuật. Khi đã di căn tới các hạch lân cận trong khu vực (giai đoạn III) thì khoảng trên 70% có thể chữa khỏi bằng can thiệp ngoại khoa và bằng thuốc. Khi ung thư đại tràng đã di căn xa (giai đoạn IV) thì thường không thể chữa khỏi, tuy có thể kéo dài đời sống bằng thuốc (hay còn gọi là hoá liệu pháp), chỉ một số ít khỏi bệnh nhờ can thiệp ngoại khoa và thuốc. Phương pháp điều trị bằng tia xạ cũng được dùng trong ung thư trực tràng.
Theo thống kê về tuổi tác, giới tính tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nam giới cao hơn so với phụ nữ, sự phân bố tuổi có tỷ lệ mắc tăng nhanh chóng là ở độ tuổi từ 40 – 45 tuổi, bùng phát ở nhóm tuổi từ 75 – 80 tuổi. Do đó, các chuyên gia đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám nội soi ít nhất một lần. Nếu không có bất thường gì có thể kiểm tra lại một lần nữa trong khoảng 5 năm sau đó.
Tỷ lệ tử vong của bệnh cao do có quá nhiều chẩn đoán thiếu chính xác, hoặc bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán nên khi phát hiện ung thư đại tràng đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu nghiên cứu được công bố, tỷ lệ sống sót 5 năm của người bệnh giai đoạn I, II, III, IV của bệnh ung thư trực tràng lần lượt là 94%, 84%, 44% và 8%. Nó cho thấy rằng nếu phát hiện sớm, điều trị sớm là chìa khóa để cải thiện hiệu quả bệnh ung thư ở đường tiêu hóa.
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị, có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ chữa khỏi không chỉ giảm chi phí điều trị, giảm nhiều đau đớn mà có thể sống hơn 30 năm.
Nguy cơ phát triển ung thư đại tràngTiên lượng của ung thư đại tràng phụ thuộc vào việc phát hiện được bệnh sớm hay muộn. Nếu phẫu thuật sớm khi bệnh chưa di căn sang cơ quan khác trong cơ thể, kết quả sẽ khả quan. Tỉ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đă ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng.
Triệu chứng ung thư đại tràng cần cẩn trọngUng thư đại tràng chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương…
Giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư đại tràng có thể dẫn tới tử vong nhưng nếu được phát hiện sớm tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn tỷ lệ sống khỏe trên 5 năm chỉ còn 4%, do đó sàng lọc và phát hiện sớm rất quan trọng.
Tình trạng rối loạn đại tiện kéo dài, táo bón, ỉa chảy, độ quánh của phân kéo dài trong 2 tuần trở lên
Bụng khó chịu, đau bụng, trướng hơi
Đi ngoài ra máu
Cảm giác đi vệ sinh chưa hết, mót rặn, lúc nào cũng muốn đi đại tiện
Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu, không đủ sức khỏe để làm việc
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Phát hiện sớm giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi, không chỉ giảm chi phí điều trị mà còn có thể sống được tới hơn 30 năm.
Cách phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm Dựa vào sự khác biệt tuổi tácUng thư đại tràng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào từ trẻ tới giờ nhưng phổ biến phát sinh ở tuổi trung niên khoảng từ 40 – 60 tuổi. Với nhóm tuổi này nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ví dụ như đi ngoài ra máu thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ ung thư đại tràng.
Người 40 tuổi trở lên
Người 40 tuổi trở lên có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
Quan sát thói quen đại tiện và màu sắc phânHai bệnh lý ung thư đại tràng và bệnh trĩ có dấu hiệu chung là đi ngoài có máu trong phân. Tuy vậy, màu sắc của máu lại hoàn toàn khác nhau.
Với người mắc bệnh trĩ, đi ngoài máu tươi, máu tách rời không trộn lẫn vào phân, máu chảy ra sau khi đã đi ngoài tức là phân ra trước máu chảy ra sau.
Đối với người bị ung thư đại tràng, máu trong phân có màu sẫm hơn, đa phần máu trộn vào phân
Ở giai đoạn cuối, thói quen đại tiện của người bệnh bị thay đổi chẳng hạn như trước kia đi đại tiện mỗi ngày 1 lần thì khi mắc bệnh đa phần máu trộn lẫn vào phân.
Máu trong phân là một triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, nhưng nó cũng có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy dấu hiệu máu lẫn trong phân của mình, bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác.
Kiểm tra hậu mônBạn có thể tự kiểm tra hậu môn của mình một cách hiệu quả để kiểm tra ung thư đại tràng. Khi thò sâu vào bên trong hậu môn, bạn sờ thấy những cục nhỏ nổi lên thì đó là bệnh trĩ. Nhưng nếu sờ thấy những cục cứng như hoa cải hoặc viền mép cao lên nhưng ở giữa lại bị lõm vào như vết loét thì rất có khả năng bạn bị mắc ung thư.
Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe và gây tử vong, vì vậy để biết mình có mắc ung thư đại tràng hay không cần kiểm tra cụ thể.
Những đối tượng cần chủ động tầm soát ung thư đại tràng:
Người có hội chứng đa polyp tuyến
Người mắc các bệnh Crohn, bệnh viêm ruột mạn tính…
Người bị viêm loét đại tràng không được điều trị triệt để
Những người có triệu chứng nghi ngờ ung thư đại trực tràng: có máu trong phân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân hẹp hơn bình thường…
Vì vậy, đối với những người từ 40 tuổi trở lên được khuyến khích nên tầm soát ung thư đại tràng.
Các phương pháp phát hiện ung thư đại tràng
Xét nghiệm máu: Để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA
Xét nghiệm tìm máu trong phân
Nội soi đại tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại tràng xem có sự hiện diện của khối u và các tế bào ung thư
Siêu âm, chụp CT/MRI/PET: Giúp xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, xác định khối u có di căn không để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp
Sinh thiết: Thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng hoặc có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật
Nếu được phát hiện và điều trị sớm từ giai đoạn đầu ung thư đại tràng tỷ lệ chữa khỏi đạt 90%. Vì thế, phát hiện sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa quan trọng.
Ở một số nước trên thế giới tiến hành xét nghiệm máu ẩn trong phân định kỳ ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó tiến hành soi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng để phát hiện sớm UTĐTT. Ở Việt Nam, việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lỵ dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn sàng lọc UTĐTT:
Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng.
Sau 50 tuổi xét nghiệm máu ẩn trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3-5năm/lần.
Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc UTĐTT, hoặc polip, hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm.
Ghi nhận ung thư Hà Nội cho thấy UTĐTT đứng hàng thứ 5 trong các ung thư tiêu hóa. Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam đang thay đổi theo hướng giàu đạm mỡ động vật hơn. Hiểu biết tốt hơn về bệnh học UTĐTT, đặc biệt về những kinh nghiệm phòng bệnh, phát hiện sớm, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh phổ biến này.
Điều trị ung thư đại trực tràngVề điều trị, phẫu thuật là phương pháp cơ bản. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào kể cả Tây y và Đông y được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đă ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng.
Những trường hợp sau không nên mổ: tuổi đời quá cao, hơn 80-90 tuổi; sức khỏe suy sụp, quá yếu; có những bệnh lý tim, phổi hoặc gan; ung thư đã di căn tới một số cơ quan khác, có di căn hoặc cổ trướng.
Ung thư đại tràng có thể ngăn ngừa được không?Ung thư đại tràng có thể được ngăn ngừa bằng cách phát hiện và điều trị bất kỳ polyp (khối u lành tính) nào được tìm thấy trong quá trình nội soi. Các cách để giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả và ít thịt chế biến; duy trì cân nặng hợp lý; hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc lá.
Nếu bạn bị bệnh viêm đại tràng, bạn cần điều trị dứt điểm ngay trong giai đoạn cấp tính. Bởi nếu tình trạng viêm đại tràng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Những người bị béo phì, hút thuốc và uống nhiều rượu cũng có thể bị ung thư đại tràng trong tương lai. Nếu tiền sử gia đình bạn có người thân bị ung thư đại tràng, bạn cần khám sức khỏe định kì thường xuyên để tầm soát ung thư sớm, vì căn bệnh này có tính chất di truyền. Đơn giản thì làm nội soi trực tràng, đại tràng chậu hông, khi cần mới làm nội soi cả đại tràng.
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh có 6 lời khuyến cáo như sau:
Giảm phần calo từ chất béo và tinh bột.
Tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày.
Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói…).
Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm.
Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng.
Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác
Theo khuyến cáo mới của Hội ung thư Mỹ, cả nam lẫn nữ nên đi khám bệnh tổng hợp hằng năm từ tuổi 50. Muốn phát hiện sớm ung thư, cần thử phân xem có chảy máu kín đáo không. Đây là triệu chứng sớm giúp chẩn đoán bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Dấu Hiệu Nhận Biết Giúp Phát Hiện Ung Thư Dạ Dày Sớm trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!