Bạn đang xem bài viết Các Cặp Động Từ Dễ Nhầm Lẫn Thường Gặp Trong Ielts được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giới thiệu
Trong quá trình học tiếng Anh, có thể đã không ít lần người học gặp bối rối hay sử dụng nhầm những cặp từ tưởng chừng như giống nhau nhưng lại có nghĩa và chức năng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn này là một điều nên tránh trong bài thi IELTS, khi mà thí sinh sẽ bị trừ điểm ở tiêu chí từ vựng (Lexical Resource) nếu điều đó xảy ra trong bài thi nói hoặc viết của họ. Vì thế, bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những định nghĩa, ví dụ ngữ cảnh và phân tích cụ thể của các cặp động từ dễ nhầm lẫn nhất để bản thân có thể phân biệt các cặp từ đó và tránh trường hợp bị mất điểm một cách đáng tiếc trong bài thi IELTS.
Các cặp động từ dễ nhầm lẫn trong IELTS
Định nghĩa: Cả hai từ này khi dịch sang tiếng Việt thì đều có nghĩa là “tăng”, tuy nhiên điểm khác biệt của hai động từ dễ nhầm lẫn này nằm ở chức năng của chúng khi ở trong câu.
To Rise là nội động từ, cho nên sau Rise không cần có một tân ngữ. Rise là động từ bất quy tắc (Rise, Rose, Risen).
To Raise là ngoại động từ, cho nên sau Raise cần có một tân ngữ. Raise là động từ có quy tắc (Raise, Raised, Raised).
Nói cách khác, khi một người/vật “rise” (tăng lên) thì người đó/vật đó sẽ tự phát triển hoặc tăng mà không cần đối tượng khác tác động. Ví dụ: The sun rises in the east – mặt trời tự mọc lên, không chịu tác động từ đối tượng khác.
Trong khi đó, một người/ vật chỉ có thể được “raise” (nuôi lớn, đưa lên) dưới sự tác động của đối tượng khác. Ví dụ: My mom raised me up – đối tượng “tôi” không tự lớn lên mà do người mẹ nuôi lớn. Câu “My mom raised up” không có nghĩa.
Ví dụ:
The number of people riding bikes in Russia has
risen
over the last 10 years. (Số lượng người đi xe đạp ở Nga đã tăng trong 10 năm qua.) ⇒
Số lượng người đi xe đạp ở Nga
tự tăng
mà không cần sự tác động của đối tượng khác.
The government needs to
raise
taxes to reduce its reliance on debt. (Chính phủ cần tăng thuế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ.) ⇒
nếu chính phủ không tăng thuế, thì thuế không tăng. Thuế
không tự tăng
; vì vậy cần dùng động từ “raise”
To Study và To Learn
Định nghĩa: cả hai động từ này khi dịch sang tiếng Anh thì đều mang nghĩa là “Học”, nhưng hai từ này có sự khác biệt về bản chất.
To Study: là hành động cố gắng học thuộc hay ghi nhớ một loại kiến thức nào đó, thường là thông qua sách vở. Do đó, động từ này hay thường được sử dụng với các từ như “school” hoặc “university”.
To Learn: là hành động tiếp thu kiến thức hoặc kỹ năng một cách tự nhiên, thấm dần vào tiềm thức mà không phải quá cố gắng hay nỗ lực ghi nhớ thông qua sách vở. Động từ này còn mang nghĩa là người học đã hiểu, tiếp nhận và rút ra được kiến thức hay kỹ năng cho bản thân.
Ví dụ:
Many students want to study at one of the world’s most prestigious universities, such as Havard.
Learning new skills, such as swimming and dancing, can be incredibly challenging.
Phân tích: Ở câu ví dụ đầu tiên, bởi vì nghĩa của câu đang nói đến việc học ở trường đại học, cho nên người viết phải sử dụng từ “study” thay vì “learn”. Trong khi đó, ở câu ví dụ thứ hai, nghĩa của câu lại đang nói đến việc học các kỹ năng như bơi và nhảy (không cần thiết phải tiếp thu qua sách vở), vì thế sự lựa chọn hợp lý ở đây sẽ là động từ “learn”.
To Memorise và To Remember
Định nghĩa: cả hai động từ này khi dịch sang tiếng Anh thì đều mang tầng nghĩa là “nhớ”, nhưng về bản chất của cả hai từ này lại có sự khác biệt đáng kể.
To Memorise: là hành động đưa thông tin vào trí nhớ. Hay dịch một cách ngắn gọn hơn là “ghi nhớ”. Tức là thông tin này chưa hề có trong bộ nhớ của người nói/viết.
To Remember: là hành động nghĩ về một kỷ niệm, một sự việc xảy ra trong quá khứ hay người nói/viết tự nhiên nhớ ra một điều gì đó. Tức là kỷ niệm, sự việc này đã ở trong trí nhớ của người nói/viết và giờ người này chỉ việc lấy nó ra mà thôi.
Ví dụ:
It is crucial for all of us to
remember
the great sacrifices which previous generations made for us.
To Ensure và To Assure
Định nghĩa: có một bộ phận người học tiếng Anh hay nhầm lẫn giữa hai động từ này bởi vì không những cách viết và cách phát âm của chúng tương đối giống nhau, mà kể cả khi dịch sang tiếng Việt cũng khá tương đồng khi hai động từ dễ nhầm lẫn này đều mang nghĩa là “đảm bảo”. Tuy nhiên, bản chất của hai động từ này lại có sự khác biệt đáng kể.
To Ensure: là hành động thực hiện tất cả biện pháp cần thiết hoặc có đủ các phương tiện cần thiết để đảm bảo rằng một việc sẽ xảy ra.
To Assure: là lời nói cam đoan hay bảo đảm với một người nào đó rằng một sự việc là thật hoặc chắc chắn xảy ra, nhằm mục đích trấn an người nghe giúp họ không lo lắng về việc đó nữa.
Ví dụ:
It is vitally important that parents
ensure
the safety and welfare of their children.
The police have
assured
the public that the situation is now under control and there is no further danger.
Phân tích: Ở câu ví dụ đầu tiên, người viết muốn nói rằng các bậc phụ huynh cần thực hiện tất cả các biện pháp có thể để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của con em mình, cho nên từ “ensure” được sử dụng ở đây là chính xác. Trong khi đó, câu ví dụ tiếp theo thì lại muốn truyền tải thông điệp là cảnh sát chấn an dư luận rằng tình huống bây giờ đã nằm trong tầm kiểm soát và đảm bảo sẽ không có thêm bất kỳ mối nguy hiểm nào nữa, vì vậy người viết đã chính xác khi dùng động từ “assure”.
To Join và To Attend
Định nghĩa: cả hai động từ này khi dịch sang tiếng Anh thì đều mang nghĩa là “tham gia/tham dự”. Tuy nhiên, bản chất của hai động từ này lại có sự khác biệt.
To Join: là hành động một người tham gia và trở thành thành viên của một câu lạc bộ hay một tổ chức bất kỳ. Người này sẽ phải tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ hay tổ chức đó với những thành viên khác.
To Attend: động từ này được sử dụng khi muốn diễn tả một người có mặt tham gia một cuộc họp, sự kiện hay một hoạt động nào đó hoặc khi muốn diễn tả sự kiện, hoạt động diễn ra một cách thường xuyên ở một nơi nào đó (lớp học, trường học, nhà thờ,…). Người này không nhất thiết phải tham gia vào bất kỳ hoạt động nào cả, mà chỉ đơn thuần là có sự hiện diện ở đó.
Ví dụ:
At university, many students are encouraged to
join
clubs, which allows them to develop their talents and widen their social circle.
In Vietnam, all children are required to
attend
school.
Phân tích: Ở câu ví dụ đầu tiên, đơn giản bởi vì ý của câu là tham gia những câu lạc bộ ở trường đại học, cho nên sử dụng động từ “join” ở đây là một sự lựa chọn chính xác. Trong khi đó, nghĩa của ví dụ thứ hai này là về việc tất cả các trẻ em ở Việt Nam đều yêu cầu tham gia việc học trên trường, vì vậy động từ thích hợp với danh từ “school” ở đây sẽ phải là “attend”.
To Access và To Assess
Định nghĩa: Đây là hai động từ mà có một số người học tiếng Anh vẫn hay nhầm lẫn bởi vì cách viết khá giống nhau, tuy nhiên nghĩa của hai từ này thì lại hoàn toàn khác biệt.
To Access: là hành động truy cập vào một nơi, một dịch vụ hoặc dữ liệu trên máy tính.
To Assess: là hành động đánh giá hoặc ước tính bản chất, khả năng hoặc chất lượng của một thứ gì đó.
Ví dụ:
Nowadays, most people can use their phones to
access
the internet.
The public should be given the opportunity to
assess
the quality of these products.
Phân tích: Ở câu ví dụ đầu tiên, nghĩa cần truyền đạt của câu là về việc hầu hết mọi người hiện nay đều có thể sử dụng điện thoại của họ để truy cập internet, cho nên sử dụng động từ “access” ở đây là chính xác. Trong khi đó, câu ví dụ tiếp theo thì lại nói về việc người dân nên được trao cơ hội đánh giá chất lượng sản phẩm, vì vậy người viết phải dùng động từ “assess”. Một điểm khác biệt thấy rõ nữa giữa hai động từ này là đối với từ “truy cập” thì sẽ có hai chữ “c” đằng sau chữ “a” (aCCess), còn từ “đánh giá” thì lại không có chữ “c” nào mà thay vào đó là hai chữ “s” ngay sau chữ “a” (aSSess).
To Affect và An Effect
Định nghĩa: tuy đây không phải là một cặp động từ nhưng nhiều người học tiếng Anh vẫn hay nhầm lẫn bởi vì không những cách viết của cả hai từ này khá tương đồng nhau (chỉ khác nhau ở chữ cái đầu tiên), mà còn về mặt nghĩa khi dịch sang tiếng Việt của cả hai.
To Affect (Động từ): là hành động ảnh hưởng hoặc gây ra sự thay đổi đến ai đó hoặc điều gì đó.
An Effect (Danh từ): là kết quả của một ảnh hưởng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
Children nowadays tend to spend most of their time watching TV, which negatively
affects
their health in the long term.
Children nowadays tend to spend most of their time watching TV, which has negative
effects
on their health in the long term.
Phân tích: Ở câu ví dụ đầu tiên, sau đại từ quan hệ “which” là trạng từ “negatively”, cho nên sẽ cần một động từ ngay sau đó và người viết đã đúng khi sử dụng động từ “affect”. Trong khi đó, ở câu ví dụ tiếp theo thì sau đại từ quan hệ “which” đã có động từ “has” rồi, hơn nữa sau đó là tính từ “negative”, vì vậy ở đây sẽ phải sử dụng danh từ “effect”.
Kết luận
Cũng như bao ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Anh là một ngôn ngữ đa dạng, phong phú với nhiều cặp từ mang ý nghĩa tương đồng với nhau nhưng lại có bản chất khác nhau. Nếu người học tiếng Anh không nắm rõ được bản chất các cặp từ vựng này mà chỉ đơn thuần dịch từ tiếng Việt sang khi sử dụng thì khả năng nhầm lẫn sẽ là rất cao – một điều nên tránh khi tham dự kỳ thi IELTS bởi vì sự nhầm lẫn này sẽ làm sụt giảm điểm của thí sinh đáng kể, nhất là ở phần thi nói và viết. Vì vậy, bài viết này đã cung cấp cho người đọc 7 cặp động từ dễ nhầm lẫn hay gặp trong bài thi IELTS cũng như với các định nghĩa, ví dụ và phân tích cụ thể để bản thân người học có thể hiểu rõ, phân biệt và tránh được sự nhầm lẫn khi sử dụng các cặp động từ này.
Lê Hoàng Tùng
10 Cặp Từ Dễ Gây Nhầm Lẫn (Phần 1)
Trước hết, để phân biệt được các cặp từ, bạn phải biết rõ từ đó thuộc loại từ nào (danh từ, động từ, tính từ, giới từ…). Và bạn cũng nên nhớ rằng một từ thì có thể giữ nhiều chức năng trong câu.
Để phân biệt sự khác nhau giữa bring và take thì bạn nên dựa vào hành động được thực hiện so với vị trí của người nói.
nghĩa là ” to carry to a nearer place from a more distant one.” (mang một vật, người từ một khoảng cách xa đến gần người nói hơn)
thì trái lại ” to carry to a more distant place from a nearer one.” (mang một vật, người từ vị trí gần người nói ra xa phía người nói.)
Mời các bạn phân biệt qua những ví dụ đúng và sai sau đây:
Incorrect: Bring this package to the post office.
Incorrect: I am still waiting for you. Don’t forget to take my book.
2. As / Like
Khi mang nghĩa là giống như, như , like và as gây không ít bối rối cho người học. Quy tắc dễ nhớ nhất là chúng ta hay dùng like như là một giới từ chứ không phải là liên từ. Khi like được dùng như giới từ, thì không có động từ đi sau like . Nếu có động từ thì chúng ta phải dùng as if . Liên từ as nên dùng để giới thiệu một mệnh đề. Hãy xem những ví dụ đúng và sai sau:
Incorrect: It sounds like he is speaking Spanish.
Correct: It sounds he is speaking Spanish as if . (Nghe có vẻ như anh ta đang nói tiếng Tây Ban Nha.)
Correct: You play the game you practice as . (Cậu chơi trận này hệt như cậu thực hành nó vậy)
Incorrect: The money will be divided between Sam, Bill, and Ted.
Correct: The money will be divided among Sam, Bill, and Ted. (Tiền sẽ được chia cho Sam, Bill và Ted.)
Chúng ta dùng farther khi nói đến khoảng cách có thể đo đạc được về mặt địa lý, trong khi đó further dùng trong những tình huống không thể đo đạc được.
5. Lay / l ie?
Lay có nhiều nghĩa nhưng nghĩa phổ biến là tương đương với cụm từ: put something down ( đặt, để cái gì xuống).
your book on the table. Wash the dishes. Come on! Lay (Hãy đặt sách lên trên bàn. Đi rửa bát. Mau lên nào!)
Thousands of turtles drag themselves onto the beach and lay their eggs in the sand. (Hàng ngàn con rùa kéo nhau lên bãi biển và đẻ trứng trên cát.)
lie in bed (nằm trên giường)
lay down on the couch. (Nằm trên ghế dài)
lie on a beach (Nằm trên bãi biển)
I suspect he lies about his age. (Tôi nghi ngờ là anh ta nói dối về tuổi của anh ta.)
Lí do mà người học tiếng Anh hay nhầm lẫn giữa lay và là bởi dạng quá khứ và quá khứ phân từ của chúng khá giống nhau. lie
Huyen (Theo chúng tôi )
Lê Thị Phương Mai @ 16:51 22/10/2009 Số lượt xem: 201
11 Từ Dễ Nhầm Lẫn Khi Sử Dụng Trong Tiếng Anh.
1. Everyday và Every day
Every day là cụm từ được sử dụng thể hiện độ thường xuyên, nghĩa là mỗi ngày.
Ví dụ: Anna leaves office at 5 every day. (Mỗi ngày Anna đi làm về lúc 5h)
Còn Everyday là một tính từ, nghĩa là thông thường, quen thuộc, thường ngày. Với ý nghĩa và loại từ này, everyday thể hiện một việc thường hay xảy ra, không nhất thiết phải xảy ra mỗi ngày như cụm từ trên.
Ví dụ: I decided to wear my everyday clothes to her party. (Tôi đã quyết định mặc trang phục ngày thường của tôi đến bữa tiệc của cô ấy)
2. Between và Among
Between và Among đều có thể dịch là “giữa” khi muốn đưa ra sự tương quan giữa các chủ thể.
Between được dùng trong tương quan của 2 chủ thể.
Ví dụ: Children must attend school between 5 and 16.
Ngoài ra, between còn có thể sử dụng đối với 3 chủ thể trở lên, nếu bạn có thể liệt kê rõ ràng các chủ thể với nhau.
Ví dụ: The teacher will decide between Elsa, Sarah and Chuck when he scores the test result.
Among cũng được sử dụng để đề cập tương quan đối với 3 chủ thể trở lên, nhưng trong trường hợp này bạn không thể liệt kê rõ ràng các đối tượng này.
Ví dụ: The teacher will decide among students when he scores the test result.
3. Impact và Affect và Effect (động từ)
Với ý nghĩa khá tương tự nhau, 3 từ này gây khá nhiều khó khăn để lựa chọn từ sử dụng phù hợp với ngữ cảnh nhất cho người sử dụng tiếng Anh, kể cả người bản địa.
Affect nghĩa là ảnh hưởng.
Ví dụ: The global warming has affected the climate.(Sự nóng lên của trái đất đã và đang ảnh hưởng đến khí hậu.)
Impact hoàn toàn không có nghĩa là ảnh hưởng, bạn có thể hiểu từ này với nghĩa là tác động. Tức là khi một động thái, hành động cụ thể nào đó có khả năng gây ra sự thay đổi cho một sự vật, sự việc; lúc đó ta sử dụng từ impact.
Ví dụ: Her speech strongly impacted on everyone. (Bài phát biểu của cô ấy tác động mạnh đến mọi người)
Và để chúng ta thêm khó khăn trong việc lựa chọn từ, tiếng Anh tiếp tục có từ effect với từ loại là động từ, nghĩa là thực hiện, làm cho điều gì đó xảy ra. Từ này được dùng để diễn tả rằng chủ thể của câu thực hiện hành động nhằm tạo ra một kết quả nào đó.
Ví dụ: The board of management effects the change of policies for the company. (Ban quản lý đang thực hiện thay đổi chính sách cho công ty)
4. Then và Than
Đây là 2 từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau, và được sử dụng trong những cấu trúc ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên vì có cách viết gần giống nhau và cách đọc tương tự, cũng đôi khi gây khó khăn cho người mới bắt đầu sử dụng tiếng Anh.
Ví dụ: They agreed to gather at Susan’s house, then hold the party to celebrate New Year’s Eve.
Than là từ sử dụng trong so sánh, có thể dịch là hơn
Ví dụ: Nobody understands the situation better than you.
Ví dụ: You are good.
You do well. (trạng từ được sử dụng khi động từ chính mà nó bổ nghĩa là động từ thường)
Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ nhận thấy good được sử dụng cùng với động từ thường như feel, look, seem, sound (hay còn gọi là động từ cảm giác). Trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại từ trên.
Ví dụ: I don’t feel well = I don’t feel good.
CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
Sử dụng mạo từ ( a – an – the ) trong tiếng anh thế nào cho chính xác?
10 quy tắc biến ngữ điệu tiếng anh của bạn thành 1 giai điệu tuyệt vời! ( Phần 1)
Chúc mừng năm mới bằng tiếng anh thì nói thế nào?
Antoree English được thành lập tại Singapore bởi Antoree International chúng tôi với mô hình học trực tuyến 1 kèm 1 có sứ mệnh kết nối người học và người dạy tiếng anh trên toàn thế giới.
Các Bệnh Sốt Phát Ban: Dễ Nhầm Lẫn!
Bệnh thủy đậu: nốt đỏ có bóng nước
Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng… Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy. Chỉ cần giữ gìn kỹ lưỡng trong vòng 7 – 10 ngày, các mụn này sẽ khô nước, teo dần rồi mất dạng. Tuy nhiên, nếu không giữ gìn vệ sinh, các mụn vỡ ra, nhiễm trùng, để lại sẹo xấu trên da hoặc phải nhập viện điều trị. Với thai phụ, thủy đậu có thể gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi. Bệnh thường “rộ” từ tháng Hai đến tháng Sáu, phòng bệnh bằng vắc-xin.
Tay-chân-miệng: hồng ban có gờ
Bệnh tay-chân-miệng thường gặp ở các bé dưới ba tuổi, triệu chứng ban dễ nhầm lẫn với thủy đậu. Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Phụ huynh cần cho bé ăn nhiều bữa, thức ăn cần mềm, lỏng như: xúp, sữa, sữa chua, phô mai… Sau khi ăn, cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Trong điều trị, bác sĩ sẽ cho bé dùng thêm sinh tố C, D, A để mau lành vết loét.
Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó “lặn”, có thể để lại vết thâm.
Song, điều đáng ngại là bệnh tay-chân-miệng lại còn có những thể bệnh không phát ban, thường do nhiễm Enterovirut 71 và có thể gây nên những biến chứng: viêm não, suy tim, viêm phổi gây suy hô hấp… Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu: sốt, khó ngủ, giật mình lúc đang thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, chới với, quấy khóc liên tục… nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh sởi: ban nổi dày đặc, kèm viêm kết mạc
Bệnh sởi cũng gây sốt, phát ban nhưng còn có thêm những dấu hiệu để nhận biết như: ho có đờm, tiêu chảy… Điều dễ nhận dạng là đa số bé bị sởi đều đỏ hai mắt, sợ ánh sáng (viêm kết mạc mắt)… Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và cánh tay. Sau đó, ban lan nhanh ra lưng, xuống hông và chân. Chỉ trong thời gian hai đến ba ngày, ban lan ra toàn thân. Trường hợp nặng, ban dày đặc che kín toàn bộ bề mặt da. Khi ban xuất hiện, nhiệt độ cơ thể tăng, ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Khi ban “bay” sẽ để lại vết thâm trên da.
Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh. Chích ngừa là cách phòng bệnh hiệu quả. Mũi đầu, chích cho bé trong khoảng từ 9 đến 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai lúc bé 18 tháng tuổi. Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sẩy thai, đẻ non.
‘ Ban mọc khi mắc bệnh sởi.
Sốt phát ban Rubella: nốt ban màu hồng mịn
Sốt phát ban Rubella cũng giống các bệnh trên. Sau khi giảm sốt, những nốt ban màu hồng mịn bắt đầu từ mặt sẽ lan nhanh xuống bụng và tay chân. Ban lưu lại trên cơ thể trong khoảng từ ba-năm ngày. Ban nổi nhẹ nhàng nên khi hết không để lại dấu vết như sởi. Đây là bệnh sốt phát ban lành tính, không gây chết người nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, vì có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Phụ nữ cao tuổi mắc bệnh Rubella có thể bị biến chứng đau, viêm khớp. Bệnh xuất hiện mùa trước và sau Tết Nguyên đán. Bệnh này dễ bị nhầm với bệnh sởi vì cũng gây tiêu chảy nhẹ, mí mắt sưng… Nhưng bệnh sởi thường gây bệnh cho trẻ từ một tuổi trở lên, còn Rubella thì đủ mọi lứa tuổi. Đã có vắc-xin ngừa ba bệnh sởi – quai bị – Rubella cho cả trẻ em và người lớn. Mũi đầu chích khi bé tròn một tuổi, mũi thứ hai chích trong khoảng bốn-sáu tuổi. Phụ nữ chỉ nên mang thai sau khi chích ngừa ba tháng.
‘ Hình ảnh ban mọc khi mắc Rubella.
Phòng bệnh
Bác sĩ Đinh Tấn Phương – Trưởng khối Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 chúng tôi hướng dẫn cách phòng các bệnh sốt phát ban nêu trên như sau: “Ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sạch và tránh tiếp xúc với người bệnh”.
Cần chú trọng vệ sinh cá nhân, dùng riêng khăn lau mặt, ly, chén… Bệnh sởi, thủy đậu, Rubella lây qua đường hô hấp, vì thế trong mùa dịch nên vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi trong nhà có người bệnh, cần vệ sinh phòng, các đồ vật trong phòng bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
Bệnh nhân cần nghỉ học, nghỉ làm cho đến khi hết ban, cơ thể khỏe mạnh, để không lây nhiễm cho cộng đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Cặp Động Từ Dễ Nhầm Lẫn Thường Gặp Trong Ielts trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!