Bạn đang xem bài viết Bs Bệnh Viện Nhi Khuyến Cáo Có Thể Là Dấu Hiệu Tay được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé Nguyễn Diệu Linh (25 tháng tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương khi bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 4. Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi 2 bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay-chân-miệng độ 2a.
Nhập viện cùng phòng với bé Linh là bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội). Gia đình cho biết, 4 ngày trước khi vào viện, bé Nam bỗng dưng nôn và đi ngoài nhiều. 2 hôm sau, khi thay quần áo cho bé, bố mẹ phát hiện chân và tay con nổi rất nhiều nốt phỏng.
Nghi ngờ con mắc tay-chân-miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc tay-chân-miệng mức độ 2a.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương bệnh tay-chân-miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Các dấu hiệu của tay chân miệng
Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 – 50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, bệnh tay-chân-miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:
– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn sau:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Theo Trí thức trẻ
#Bệnh #viện #Nhi #khuyến #cáo #có #thể #là #dấu #hiệu #taychânmiệng #nặng.
Nguồn: giadinh.net.vn.
7 Dấu Hiệu “Tố Cáo” Có Thể Bạn Đang Mắc Phải Bệnh Trĩ Nội
Có thể bạn sẽ quan tâm:
[GIẢI ĐÁP] Người bệnh trĩ nội ăn gì và nên kiêng gì? 8 cách phòng tránh bệnh trĩ nội mà bạn cần phải biết [ĐIỂM DANH] Top 5 thuốc chữa bệnh trĩ nội tốt nhất hiện nay
Tại sao lại cần phải biết những dấu hiệu bệnh trĩ nội?. Bởi lẽ nếu bạn nắm được những biểu hiện của bệnh trĩ nội thì bạn có thể biết được bệnh ngay khi bệnh mới chớm nở từ đó tạo cơ hội chữa trị dứt điểm mà tiết kiệm chi phí, công sức mà không để lại những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Bệnh trĩ nội là gì và có nguy hiểm không?
Hiểu nôm na, trĩ có nghĩa là chúng ta đang mắc triệu chứng giãn tĩnh mạch ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Khi cơ dưới hậu môn và trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực không đáng có từ bên ngoài hoặc chính cơ thể chúng ta tạo nên sẽ gây ra hiện tượng máu không được lưu thông mà ứ đọng lại. Ngày qua ngày, tĩnh mạch ở cơ dưới này ngày một nở ra và phồng lên tạo thành các búi trĩ lòi ra ngoài. Hay trong dân gian gọi là lòi dom.
Cũng như nhiều căn bệnh khác, bệnh trĩ nội là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ nội không giống như bệnh trĩ ngoại bởi vì các búi trĩ nội không có dây thần kinh. Vì vậy, các giai đoạn bệnh sẽ xuất hiện ít hoặc không xuất hiện cảm giác đau nhói nặng nề. Tuy nhiên không vì đó mà chủ quan. Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ sinh ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tính mạng. Phải kể đến như: khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, ngoại tử hậu môn, ung thư trực tràng… Vì vậy, phát hiện và điều trị kịp thời là điều kiện kiên quyết đẩy lùi trĩ một cách tốt nhất. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh trĩ nội?.
7 dấu hiệu thường gặp của người mới mắc bệnh trĩ nội
Có lẽ vì những dấu hiệu bệnh trĩ nội không được rõ ràng như trĩ ngoại nên người bệnh dễ bị đánh lừa, xao nhãng bệnh. Đến lúc phát hiện thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xấu, chữa trị nặng nề, tốn kém. Điều kiện kiên quyết là luôn luôn cần phải lắng nghe cơ thể mình để giúp cho mình luôn luôn khỏe mạnh, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ngứa hậu môn – dấu hiệu bệnh trĩ nội
Mặc dù không phải là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ nội nhưng trong quá trình hình thành các búi trĩ, cơ thể sẽ ít nhiều gửi tín hiệu đến các dây thần kinh và truyền đến bộ não của bạn bởi sự vướng víu mà những búi trĩ tạo ra. Bên cạnh đó, búi trĩ làm gián đoạn hàng rào hậu môn khiến các chất thải, dịch nhầy của viêm bị ứ lại gây cảm giác ngứa ngáy.
Khi tình trạng bệnh xảy ra theo phản ứng tự nhiên bạn sẽ gãi hoặc chà xát để hiện tượng trở nên dễ chịu hơn. Nhưng không may, đây lại là cách khiến cho bệnh tình trĩ nội trở nên nặng hơn. Để giảm thiểu hiện tượng này bạn nên rửa lại vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng với nước muối ấm và khăn mềm.
Sưng đau hậu môn
Dấu hiệu căng tức, sưng đau ở hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu nếu bạn bị trĩ dòm ngó. Nguyên nhân của việc này do người bệnh vô tình hoặc cố ý tạo áp lực lên thành hậu môn khiến nó “nổi giận” và phình to ra.
Việc này xảy ra khi người bệnh quá căng thẳng, gặp áp lực trong cuộc sống, đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài hoặc mất nhiều thời gian khi đi đại tiện khi phải cố rặn để tống khứ phân. Dù vô tình hay cố ý, những áp lực này đề không tốt đến tĩnh mạch của hậu môn khiến chúng bị kích thích quá độ gây sưng đau, căng tức.
Xuất hiện những vết bẩn tại đáy quần
Những vết bẩn này có thể được lý giải là máu chảy ra từ hậu môn, vết bẩn vẫn chưa vệ sinh sạch sẽ ở búi trĩ. Hoặc trong một số trường hợp, búi trĩ hình thành và xuất hiện ở hậu môn khiến chức năng cơ học của nó suy giảm, khó để đóng lại. Từ đó xảy ra tình trạng những chất dịch nhầy ở trong hậu môn thoát ra ngoài, đọng trên đáy quần người bệnh hoặc hiện tượng són phân.
Dù nặng hay nhẹ, nhiều hay ít nhưng hiện tượng này gây không ít phiền phức cho người bệnh trong công việc và giao tiếp hằng ngày.
Chảy máu tại hậu môn
Máu sẽ xuất hiện ở trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành từng giọt, từng tia đọng lại ở trên thành bồn cầu. Ngoài ra máu xuất hiện khi bạn ngồi xổm lâu hoặc cố rặn để tống khứ phân. Tuy không có cảm giác quá đau đớn nhưng nếu lượng máu quá nhiều cần phải được thăm khám gấp.
Táo bón hoặc hoặc luôn có cảm giác đi đại tiện không hết
Khó khăn mỗi khi vệ sinh hậu môn
Mỗi khi vệ sinh hậu môn bạn đều thấy đau đớn và rát thì có lẽ bạn đang mắc bệnh trĩ nội. Giải thích hiện tượng này là do bản chất mô trĩ được cấu tạo rất mỏng, rất nhạy cảm và tổn thương nên rất dễ làm đau nó nếu không biết vệ sinh đúng cách. Vô hình trung, nó làm cho việc vệ sinh hậu môn hàng ngày gặp khó khăn hơn.
Nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý đồng hành với một chiếc khăn mềm, thấm hút là lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc vùng da nhạy cảm đó vào thời điểm này.
Xuất hiện búi trĩ tại hậu môn – dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh trĩ nội
Đây có lẽ việc xuất hiện những búi trĩ tại hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ nội rõ ràng nhất khi bạn mắc bệnh trĩ nội. Nếu bạn phát hiện ra bệnh thì có lẽ bệnh đang đến giai đoạn 3 hoặc 4 – giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội và bắt buộc phải tiến hành cắt trĩ bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Những búi trĩ này gây ra hiện tượng vướng víu trong mọi hoạt động sống và công việc hàng ngày. Gây ít nhiều khó chịu cho người bệnh.
Nếu bạn nhận thấy có một khối thịt thừa sa ra ngoài, khó đẩy lên cả khi hoạt động bình thường lẫn khi đi đại tiện thì chắc chắn rằng bạn đang mắc bệnh trĩ nội. Đừng lo lắng, hãy bình tĩnh mà đến với các cơ sở y tế uy tín gần với bạn để thăm khám và chữa trị kịp thời. Không có việc gì khó nếu ta biết cách xử trí.
Làm như thế nào để không bị bệnh trĩ nhòm ngó
Với tiêu chí: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sau đây chúng tôi sẽ mách bạn những mẹo nhỏ để bạn có thể né mặt bệnh trĩ mãi mãi về sau này:
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu.
Tăng cường hoạt động và tập thể dục hàng ngày.
Bổ sung nhiều chất xơ và chất khoáng: rau củ, uống đủ nước… trong thực đơn hàng ngày giúp cơ thể nhuận tràng
Không nhịn, rặn khi đi đại tiện. Nếu cần thiết dùng thuốc làm mềm phân.
Hạn chế quan hệ bằng cửa sau.
Thấy Con Có 3 Dấu Hiệu Này, Phụ Huynh Hãy Đưa Con Tới Bệnh Viện Nhi Ngay Lập Tức!
Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 dấu hiệu báo động nguy cơ bệnh tay chân miệng trở nặng mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu kể trên, phụ huynh nhất định phải cho trẻ tới cơ sở y tế ngay.
Tỷ lệ bệnh tay chân miệng gia tăng báo động
Số lượng ca bệnh truyền nhiễm Tay chân miệng gia tăng nhanh trong tháng 9 tháng 10, mức độ diễn biến của các ca bệnh cũng phức tạp hơn gây ra một số trường hợp trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn, hầu hết trường hợp bệnh Tay chân miệng xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi.
Chính vì vậy, không chỉ các chuyên mà, chính các bậc phụ huynh cũng cần phải nâng cao ý thức về căn bệnh này.
Theo chúng tôi Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay – chân – miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng như: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương trên da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu này.
Chị Hà, mẹ bé Nguyễn Thu Linh (14 tháng, ở Hải Dương) cho biết, trước đây vài ngày, cháu sốt cao 39-40 độ liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti . Gia đình đưa bé đi khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống. Tuy nhiên sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên bệnh viện Nhi Trung Ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc bệnh Tay chân miệng.
Hay trường hợp cháu Đỗ Thùy Minh (22 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cũng phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng do cháu đột nhiên sốt cao 39-40 độ, quấy khóc liên tục. “Sau khi vào viện 1 ngày, cháu mới nổi các nốt mụn bé ở cổ họng, khe bẹn, nếu không để ý kĩ, rất khó nhìn thấy” – bố cháu Minh cho hay.
Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng diễn biến nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ:Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng chế phẩm có chứa Ibuprofen để hạ sốt.
Giật mình:đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở chuyên khoa nhi uy tín để được xử trí kịp thời.
Điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh, niêm mạc miệng tổn thương gây đau khiến cho trẻ chán ăn, gây suy nhược cơ thể, giảm đường máu, giảm đề kháng. Các biện pháp khắc phục như:
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa, nước trái cây…
Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt, lá khế chua, lá cây mảnh cộng… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng sử dụng các chế phẩm bổ sung, các loại vitamin khoáng chất từ rau củ quả, thực phẩm bổ sung.
Giữ vệ sinh cho trẻ, để quần áo thông thoáng, thay đồ thường xuyên cho trẻ.
Để phòng bệnh tay chân miệng, các biện pháp vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh là biện pháp ưu tiên hàng đầu.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ đi lớp, trẻ chơi nơi công cộng không có nước, nên sử dụng Xịt rửa tay khô kháng khuẩn chứa nano bạc để vệ sinh tay, kháng khuẩn, kháng virus phòng bệnh hiệu quả.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng các chất sát khuẩn, kháng khuẩn hoặc xà phòng.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Móng Tay Xuất Hiện Dấu Hiệu Này, Bạn Có Thể Bị Bệnh Tiểu Đường Hoặc Bệnh Về Máu
Thường ngày, bạn không mấy để ý đến các móng tay nhưng đây lại là dấu hiệu cho biết rất nhiều về tình hình sức khỏe. Nào, bạn hãy nhìn ngắm đôi bàn tay của mình và đối chiếu!
Bàn tay tiết lộ rất nhiều về sức khỏe, đặc biệt là móng tay. Các nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều các vấn đề sức khỏe xảy ra và sẽ làm thay đổi tình trạng bình thường của móng.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt mịn màng, không có gờ rãnh hay sự đổi màu khác lạ.
Nếu vết lõm xuất hiện cùng với tình trạng đổi màu và móng bị khuyết vào, bạn có thể bị mắc bệnh vẩy nến. Ngoài ra,bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất cũng có dấu hiệu này, đó là một tác dụng phụ của hóa trị.
2. Móng tay có đường sậm màu
” Bạn đừng bao giờ bỏ qua đường màu nâu hoặc đen xuất hiện theo chiều dọc móng tay. Đó là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đặc trưng của khối u ác tính, đòi hỏi phải phát hiện và điều trị sớm”, bác sĩ Shilpi Agarwal ở Los Angeles-based physician (Mỹ) cảnh báo.
Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu thấy trên móng tay xuất hiện các đường sậm màu, đặc biệt nếu chúng chỉ xảy ra ở trên một ngón.
3. Móng tay bị lõm thành hình chiếc muỗng
Móng tay bị cong lõm xuống như chiếc muỗng gọi là chứng móng lòng thuyền. Đây thường là biểu hiện của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Nhưng nếu triệu chứng này đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi liên tục hoặc da và móng tay nhợt nhạt, bạn nên đi khám xem có bị thiếu huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu.
Những móng tay màu vàng là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng nếu điều đó đi kèm với mùi khó chịu và bong tróc, bạn có thể bị nhiễm nấm. Bệnh này đã có thuốc để điều trị nhưng bạn có thể thực hiện các bước đơn giản để ngăn ngừa nhiễm trùng.
” Dầu cây trà pha loãng với Vitamin E hoặc dầu hạt nho, bôi hỗn hợp này lên móng tay sẽ rất tốt, đặc biệt là ngăn ngừa nấm tay ” Danielle Candido, một chuyên gia móng tay từ Gelish khuyên.
Nếu bạn thường xuyên làm móng, dấu hiệu móng tay bị ố vàng cảnh báo việc lạm dụng acrylic. Thói quen hút thuốc cũng dẫn đến tình trạng này.
Mochi, theo Trí Thức Trẻ, Soha
Cập nhật thông tin chi tiết về Bs Bệnh Viện Nhi Khuyến Cáo Có Thể Là Dấu Hiệu Tay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!